13- NHẤT
TRÍ
Tính cách thứ hai
trong bốn tính cách của công việc giáo dục, có tính cách
tiêu cực, như tính cách công bằng, đó là tính cách nhất
trí.
Tính cách nhất trí này
cũng được chia ra làm ba vấn đề khác
nhau, như sau:
* Nhất trí giữa
chỉ giáo nhân và chỉ giáo nhân với nhau.
* Nhất trí giữa
việc trước với việc sau của chỉ giáo
nhân.
* Nhất trí giữa
chỉ giáo nhân với việc giáo dục thụ huấn nhân.
NHẤT TRÍ GIỮA CHỈ GIÁO NHÂN VỚI CHỈ GIÁO
NHÂN
Một trong những
việc làm có tính cách phản giáo dục nhất, đó là sự
bất nhất giữa hai chỉ giáo nhân, nhất là khi hai
chỉ giáo nhân đó lại là cha mẹ ruột của thụ
giáo nhân. Bởi v́, sự bất nhất giữa hai chỉ
giáo nhân sẽ chẳng khác ǵ một lỗ hổng để
chúng thoát thân hay trốn tránh, khi cần, nếu chúng khôn lanh
tỉnh táo; bằng không, sự bất nhất này sẽ làm
chúng choáng váng, không biết đâu mà ṃ, mà theo, đâm ra lưỡng
lự, lừng khừng, ba phải v.v. Do đó, đối
với thụ giáo nhân cùng ở dưới quyền trách
nhiệm của ḿnh, các chỉ giáo nhân phải cố gắng
làm sao để có thể, dù phải hy sinh cá nhân đến
mấy đi nữa, cả trong lẫn ngoài, đồng tâm,
nhất ư, hiệp lực với nhau, ít nhất về nguyên
tắc, nếu không thể cùng một đường lối
hay một phương pháp, trong việc giáo dục thụ
giáo nhân, bằng những thực thi sau đây:
-Không nên tỏ ra bất
đồng quan điểm với nhau về bất cứ
một sự ǵ đó, dù lớn hay bé, có liên quan đến
thụ giáo nhân, ngay trước mặt thụ giáo nhân, hay để
cho thụ giáo nhân nghe được, biết được
cách nào đó, do lỗi của một trong các chỉ giáo nhân
hay của mọi chỉ giáo nhân.
-Không nên tỏ ra bất
măn với nhau, dù trắng trợn hay tế nhị đến
mấy đi nữa, trước mặt thụ giáo nhân, có
ǵ, hăy từ từ và kín đáo bàn lại riêng với nhau vào
một lúc nào và ở một nơi nào đó thuận tiện
cho cả hai người mà thôi.
-Không nên tỏ ra bênh
vực một thụ giáo nhân, dù nó có thật sự oan ức
đi nữa, đến nỗi, làm mất mặt chỉ
giáo nhân đang hành sự trên nó. Nếu thật sự cần
can thiệp gấp, hăy làm cách nào cho chỉ giáo nhân kia biết
sự thật, để chính chỉ giáo nhân đó tự
khéo léo điều chỉnh vấn đề với thụ
giáo nhân kia.
-Không nên a dua, tán đồng,
dù chỉ im lặng, không chịu lên tiếng, khi trực tiếp
nghe thấy những điều không tốt về vị
chỉ giáo nhân có đồng trách nhiệm với ḿnh bị
thụ giáo nhân ta thán, phê b́nh, chỉ trích, nói xấu v.v. Ngược
lại, hăy cố gắng
chữa lỗi cho
nhau, cắt nghĩa tốt cho nhau, để giữ thế
giá và uy tín của nhau trước mặt thụ giáo nhân;
song cũng không quên khéo léo cho nhau biết những phản ứng
không tốt về nhau từ thụ giáo nhân.
-Không nên tranh giành ảnh
hưởng của nhau nơi các thụ giáo nhân, dù tức
với nhau hay không hợp với nhau mấy đi nữa,
bằng bất cứ cách nào, nhất là bằng cách rao rêu
những điều không tốt của nhau, thậm chí những
điều đó không có thật, cho thụ giáo nhân biết,
miễn là hạ được nhau trước mặt chúng.
Nên nhớ rằng, dù bên thắng cuộc, cũng chưa chắc
đă làm cho thụ giáo nhân cảm phục, hay lại càng làm
cho chúng khinh thường họ hơn v́ những hành vi người
lớn mà c̣n đê tiện, trẻ con của các ngài.
-Không nên tự cao và
coi thường nhau v́ ḿnh có khả năng giáo dục hơn,
có thế giá hơn đối với thụ giáo nhân, được
thụ giáo nhân mến phục và nghe lời hơn. Trái lại,
nếu được, nên chia sẻ kinh nghiệm và hiểu
biết về giáo dục của ḿnh cho nhau, để cùng
nhau giúp thụ giáo nhân cho có kết qủa hơn.
-Không nên khoái chí khi thấy
nhau làm một điều ǵ mất cảm t́nh và uy tín với
thụ giáo nhân, nhất là, v́ thế ḿnh lại càng được
cảm t́nh và uy tín với thụ giáo nhân hơn. Trái lại,
hăy t́m hiểu nguyên do của vấn đề cho cặn kẽ
và khéo léo cho nhau biết hay giúp nhau tránh chữa những hậu
qủa tai hại đó bao nhiêu có thể và càng sớm càng tốt.
-Không nên ṭ ṃ tọc
mạch những chuyện riêng tư của nhau đối
với thụ giáo nhân hay nơi thụ giáo nhân, nếu không
v́ ích lợi thật sự cho việc giáo dục chúng, mà chỉ
v́ muốn biết tầm mức ảnh hưởng của
nhau trên chúng như thế nào, ai hơn ai, để c̣n có những
hành động tranh giành cảm t́nh nơi thụ giáo nhân. Và,
một khi biết được ảnh hưởng của
nhau nơi thụ giáo nhân chỉ v́ ṭ ṃ, chắc chắn vị
chỉ giáo nhân đang làm cuộc điều tra đó sẽ
cảm thấy buồn nếu biết được ḿnh
không bằng người kia, hay vui v́ ḿnh hơn được
người kia.
-Không nên t́m cách lấy
cảm t́nh của thụ giáo nhân khi thấy rằng ḿnh
thua kém nhau nơi thụ giáo nhân. Trái lại, hăy vui mừng
v́ thấy nhau được thụ giáo nhân mến phục
hơn ḿnh, rồi hăy cố gắng học hỏi thêm những
điều hay nơi nhau, để cải tiến việc
giáo dục thụ giáo nhân của ḿnh, cho chúng được
ích lợi hơn, chứ không phải để được
chúng mến thương như nhau hay hơn nhau.
-Không nên dẵm chân
hay qua mặt nhau trong khi thi hành nhiệm vụ riêng của
mỗi người đối với thụ giáo nhân. Dù ḿnh
có quyền hơn nhau, cũng không nên tỏ ra hống hách,
trịch thượng, sai khiến, lấn át nhau, nhất là
thị oai nhau trước mặt thụ giáo nhân.
-Không nên ngăn trở
hay chọc gậy bánh xe làm ngăn trở hay giảm thiểu
hiệu năng giáo dục của nhau nơi thụ giáo nhân,
chỉ v́ ghen tức nhau, trả đũa nhau. Đừng
v́ tự ái cá nhân mà thiệt hại cả đến những
thụ giáo nhân vô tội và làm vô hiệu hóa việc giáo dục
cao qúi.
-Không nên phá hủy
hay băi bỏ tất cả những ǵ mà thụ giáo nhân đă
được hấp thụ bởi một chỉ giáo nhân
đến trước ḿnh
hay đang cộng tác
với ḿnh, chỉ v́ những điều ấy không hợp
với ḿnh mà thôi, chứ tự chúng, khách quan mà xét, vẫn
hợp lư, hợp t́nh và hợp cảnh với chính thụ
giáo nhân cũng như với chung xă hội
loài người.
NHẤT
TRÍ GIỮA VIỆC TRƯỚC VÀ VIỆC SAU CỦA CHỈ
GIÁO NHÂN
Nếu sự bất
nhất giữa các chỉ giáo nhân làm cho thụ giáo nhân dễ
tránh né những vị chỉ giáo nhân khó bằng cách nấp
vào những chỉ giáo nhân dễ dăi với chúng thế nào,
th́ sự bất nhất của chỉ giáo nhân nơi việc
trước với việc sau của các ngài, đối với
chúng, cũng là một lỗ hổng khác để chúng chặn
đầu các ngài hay bắt chẹt các ngài. Bởi thế,
những việc giáo dục thụ giáo nhân phải làm sao có
tính cách dứt khoát, chắc chắn, vững bền, dù có
phải thích nghi với con người cũng như môi
sinh của thụ giáo
nhân đi nữa. Do đó, khi thực hiện những việc
giáo dục thụ giáo nhân, chỉ giáo nhân cần chú ư đến
những vấn đề sau đây:
-Không nên dễ dàng
thay đổi ư định, chỉ định, huấn lệnh
hay mệnh lệnh của ḿnh đối với thụ giáo
nhân một cách thường xuyên, như thể chỉ giáo
nhân chưa hoàn toàn chín chắn và chắc chắn về những
ǵ cần phải giáo dục thụ giáo nhân, hay về chính
con người thụ giáo nhân, hoặc về môi sinh của
thụ giáo nhân, thậm chí, như thể giỡn chơi với
thụ giáo nhân và với công việc giáo dục thụ giáo
nhân. Trái lại, hăy cẩn thận suy xét một cách khách
quan về những vấn đề cần phải giáo dục
thụ giáo nhân, dựa trên ưu tiên về nhu cầu của
chúng trước hết, sau đó mới tới khả năng,
cuối cùng mới tới sở thích của chúng, chứ
không phải chỉ nhắm vào lợi ích của con người
chỉ giáo nhân.
-Không nên hứa cuội
với thụ giáo nhân, nghĩa là, hứa mà không làm khi không
có ǵ ngăn trở hay có lư do chính đáng để băi bỏ
hay tŕ hoăn hoặc giảm thiểu lời hứa đó. Ngoài
ra, cũng không nên dọa ma thụ giáo nhân, tức là dọa
những ǵ không có thật hay sẽ không xẩy ra bao giờ,
nếu chúng cứ khăng khăng không chịu làm theo ư của
chỉ giáo nhân, bất chấp cả những dọa dẫm
của chỉ giáo nhân.
-Không nên mẫu thuẫn
khi khuyên bảo hay chỉ dẫn thụ giáo nhân trong những
điều mà chúng phải, cần, hay nên giữ, tránh hoặc
chịu. Chẳng hạn, lúc này nói vật này hay việc này
hoặc người này là hại, là sai, là xấu, lúc khác, cũng
những vật,
những việc, những
người ấy, lại nói là lợi, là đúng, là tốt,
trong khi đó, không có một yếu tố nào khác xẩy ra
cho những sự
ấy hay cho thụ
giáo nhân, mà chỉ là những thay đổi nơi phán đoán
và ư thích của chỉ giáo nhân th́ đúng hơn.
NHẤT
TRÍ GIỮA CHỈ GIÁO NHÂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC THỤ
HUẤN NHÂN
Tính cách nhất trí nơi
việc giáo dục thành phần thụ giáo nhân chẳng những
liên quan đến người với người, đó là
giữa chỉ giáo nhân và chỉ giáo nhân với nhau, đến
việc với việc, đó là giữa việc trước
và việc sau của chỉ giáo nhân, mà c̣n liên quan đến
người với việc nữa, đó là giữa chỉ
giáo nhân và công việc của chỉ giáo nhân. Tính cách bất
nhất nơi liên quan nào cũng vậy, đều có thể
gây ra những hậu qủa phản giáo dục rất tai
hại cho thụ giáo nhân. Những sự bất nhất này
chẳng khác nào như những kẽ hở nơi việc
giáo dục của chỉ giáo nhân, làm cho tất cả những
ǵ qúi hóa mà chỉ giáo nhân dồn đổ cho thụ giáo nhân
dấu ái của ḿnh, không nhiều th́ ít, bị lọt ra ngoài
như thể chúng được đựng trong một cái
bao thủng, hay trong một thùng nước có lỗ dưới
đáy, nhiều khi chúng như được thổi vào một
qủa bóng hay một trái banh bị thủng, không thể phồng
lên theo nỗ lực bơm khí truyền sinh giáo dục của
chỉ giáo nhân. Thế nên, đối với việc giáo dục
thụ giáo nhân, để tránh những lỗ thoát hơi phản
giáo dục này nơi thụ giáo nhân, con người của
chỉ giáo nhân cần phải ăn khớp với việc
giáo dục
của ḿnh, cả về
tinh thần, phẩm chất lẫn mức độ giữa
việc làm, tức việc giáo dục, và người làm, tức
chỉ giáo nhân. Do đó,
trên thực hành, chỉ
giáo nhân nên chú ư đến những vấn đề sau đây:
-Cương quyết.
Đă nói là làm.
Nói sao làm vậy. Không
tơ lơ mơ. Không nể nang chỉ giáo nhân khác. Không sợ
bị thụ giáo nhân oán ghét. Không rút lại. Không hoăn lại.
Không bỏ qua. Trừ trường hợp sai quấy, hay dù
có đúng nhưng thái qúa của ḿnh trong việc giáo dục
thụ giáo nhân mà thôi. Chứ không phải chỉ v́ sợ bất
cứ một cái ǵ bất lợi cho cá nhân của ḿnh mà không
dám làm hay không làm một cách đúng đắn như phải
làm cho thụ giáo nhân.
-Dứt khoát. Không do
dự hay lưỡng lự khi phải quyết định
thực hiện cho thụ giáo nhân hay phải truyền khiến
thụ giáo nhân một điều ǵ mà chỉ giáo nhân, theo lương
tâm chân chính và khôn ngoan hết sức của ḿnh, thấy rằng
có lợi cho việc phát triển toàn diện con người,
nhất là phẩm cách, của thụ giáo nhân, dù có tỏ ra
như bắt tội chúng, và v́ thế, chúng có thể oán trách
ḿnh, hiểu lầm ḿnh, xa tránh ḿnh theo cảm nghĩ chủ
quan nông nổi của chúng.
-Ḥa hợp. Dậy
thụ huấn nhân thế nào, chỉ giáo nhân cũng phải
làm như vậy, nhất là những điều thuộc về
phẩm cách làm người mà ai cũng phải sống, chứ
không riêng ǵ thụ giáo nhân. Không nên nói một đàng làm một
nẻo, như thể chỉ giáo nhân là nhà lập luật,
nên được chước luật, c̣n thụ giáo nhân mới
là thành phần mà luật được lập nên cho phải
tuân giữ và thi hành luật.
-Chân thành. Tất cả
những ǵ chỉ giáo nhân làm cho thụ giáo nhân đều
phát xuất từ ḷng yêu thương chính đáng và chí t́nh
của chỉ giáo nhân hoàn toàn hướng về một ḿnh
thụ giáo nhân mà thôi, chứ không phải qui về con người
cá nhân của chỉ giáo nhân. Nên, không thể có những gượng
gạo, những mưu mẹo, những mánh khóe, những tính
cách không thật nơi công
việc giáo dục của
chỉ giáo nhân.