14- TIN TƯỞNG
Tin Tưởng là một
trong hai tính cách giáo dục tích cực và theo t́nh của chỉ
giáo nhân đối với thụ giáo nhân. Đối với
thông cảm cũng là tính cách giáo dục tích cực và theo t́nh
của chỉ giáo nhân, Tin Tưởng là tinh thần làm cho
chỉ giáo nhân ở trong thụ giáo nhân, trong khi Thông Cảm
là tinh thần làm cho chỉ giáo nhân ḥa hợp và nên một với
thụ giáo nhân. Bởi thế, để có thể ở
trong thụ giáo nhân bằng tinh thần Tin Tưởng chúng,
chỉ giáo nhân phải làm sao vào được bên trong tinh
thần của thụ giáo nhân trước đă. Và, chỉ
giáo nhân không thể nào vào được nội tâm của
thụ giáo nhân, nếu không có tinh thần công bằng và nhất
trí, những tinh thần làm cho thụ giáo nhân chấp nhận
và kính phục các ngài như thực sự và xứng đáng
là chỉ giáo nhân của chúng. Như thế, Tin Tưởng
là một tinh thần tiếp nối hai tinh thần công bằng
và nhất trí, và là tinh thần tiên quyết cho tinh thần
Thông Cảm, để rồi, cùng với tinh thần Thông
Cảm, cả hai tinh thần này, Tin Tưởng và Thông Cảm,
sẽ làm cho thụ
giáo nhân, từ chấp nhận và kính phục chỉ giáo nhân
v́ các ngài công bằng và nhất trí, đến vâng phục và
nên một với các ngài. Riêng Tin Tưởng là một tính
cách giáo dục trực tiếp nhắm thẳng vào trọng
tâm của công việc giáo dục, đó là sự ư thức
và tinh thần tự lập của thụ giáo nhân. Một
khi áp dụng tính cách giáo dục này đối với thụ
giáo nhân, tức là chỉ giáo nhân coi thụ giáo nhân như trưởng
thành rồi vậy, trưởng thành cả về ba phương
diện khả năng, trách nhiệm và thiện chí. Hay, nói
cách khác, chỉ giáo nhân:
* Tin Tưởng vào
khả năng của thu giáo nhân;
* Tin Tưởng vào
trách nhiệm của thụ giáo nhân; và,
* Tin Tưởng vào
thiện chí của thụ giáo nhân.
TIN TƯỞNG VÀO KHẢ NĂNG CỦA THỤ GIÁO
NHÂN
Tin Tưởng
vào khả năng của thụ giáo nhân, tức là chỉ
giáo nhân thừa nhận rằng thụ giáo nhân có thể thực
hiện được những
ǵ họ đă bảo
chúng làm hoặc tự chúng nghĩ ra làm, mà không cần chỉ
bảo thêm hay huấn luyện nữa. Chính nhờ được
chỉgiáo nhân tin tưởng như thế, thụ giáo nhân
sẽ tỏ ra tự tin bằng những hành động
sau đây:
-Thụ giáo nhân cảm
thấy hăng hái để bắt tay làm những việc
được chỉ định, dù khó khăn và khó nhọc
đối với chúng đi nữa,
như nắm chắc
thành công trong tay, và, dù có thất bại, thụ giáo nhân cũng
không nản, v́ biết chắc rằng, chỉ giáo nhân vẫn
không mất tin tưởng nơi ḿnh, trái lại, c̣n rút
kinh nghiệm cho ḿnh và nâng đỡ ḿnh, cho đến khi làm
được những ǵ phải
làm, cần làm, thích làm
mới thôi.
-Thụ giáo nhân sẽ
biết tự động tháo vát và xoay sở mỗi khi gặp
những trở ngại và thử thách xuất hiện trên
con đường hoạt
động, nếu
cần, chúng sẽ vận dụng toàn lực để hy
sinh và chịu đựng, cho đến khi đạt được
những ǵ chúng phải là và phải làm theo như chỉ giáo
nhân dặn bảo hay tự chúng nghĩ ra.
-Thụ giáo nhân sẽ
chú ư và chuyên chăm trau dồi cũng như luyện tập
những năng khiếu bẩm sinh cùng những khả năng
thực dụng, nhất là khi được chỉ giáo nhân
cho phép và khích lệ, để có thể trở thành một
con người đa năng, đa dụng trong việc
phát triển bản
thân, trả ơn gia đ́nh và phục vụ xă hội.
-Thụ giáo nhân sẵn
sàng chấp nhận vạn sự khởi đầu nan, cố
gắng lợi dụng cái khó bó cái khôn, kể cả thất
bại là mẹ thành công, để không thành công cũng thành
nhân, không anh hùng tạo thời thế th́ thời thế tạo
anh hùng, v́ chúng đă ư thức được, qua giáo huấn
và gương sáng của các bậc chỉ giáo nhân của
chúng, rằng: Nếu phải đường đời bằng
phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai.
-v.v. và v.v.
TIN
TƯỞNG VÀO TRÁCH NHIỆM CỦA THỤ GIÁO NHÂN.
Khả năng là để
hoạt động, hay để làm việc cũng vậy.
Thế nhưng, mỗi một hành động cũng như
mọi việc làm của chung con người và của riêng
thụ giáo nhân là những chủ thể có lư trí để
suy xét, có ḷng muốn để chọn quyết, nhất là
có lương tâm để phân biệt đúng sai và thiện
ác, là những ǵ trực tiếp đến đời sống
xă hội mà chúng đang sống, một xă hội được
cấu kết với nhau bằng nhiều liên hệ và hoàn
cảnh khác nhau bởi tất cả mọi cá nhân làm nên xă
hội của chúng. Vậy, nếu chỉ giáo nhân
đă tin tưởng
vào khả năng hoạt động của thụ giáo nhân,
một cách gián tiếp, thụ giáo nhân cũng được
chỉ giáo nhân tin tưởng vào trách nhiệm của thụ
giáo nhân khi chúng thi hành những việc làm theo khả năng
của chúng nữa. Được chỉ giáo nhân tin tưởng
vào trách nhiệm của ḿnh như thế, thụ giáo nhân sẽ
thoát khỏi những ép buộc, thôi thúc, dọa nạt, khiêu
dụ v.v. bên ngoài, trái lại, hoàn toàn phấn khởi và thoải
mái để tự sống động:
-Thụ huấn nhân
sẽ tự động ư thức và dễ dàng biết đâu
là việc ḿnh phải làm, đâu là lănh vực và phạm vi
ḿnh được phép
vùng vẫy tự do,
tuy nhiên, chúng vẫn có thể phân biệt được đâu
là tư lợi phải hy sinh nếu cần, và đâu là công
lư phải tôn trọng cũng như công ích phải hết
ḿnh phục vụ.
-Thụ huấn nhân
có thể tự giải quyết những vấn đề
liên quan đến lương tâm của chúng, dựa vào những
nguyên tắc và đường
lối chung chung mà chỉ
giáo nhân vốn dạy bảo chúng, không cần sự hiện
diện hay nhắc nhở của chỉ giáo nhân, bằng một
phán đoán hoàn toàn chân thành và vô tư, nhỡ chẳng may có
sai hay không được đúng ư của chỉ giáo nhân,
chúng cũng sẵn sàng nhận lỗi và sửa sai.
-Thụ giáo nhân dần
dần sẽ biết dung ḥa một cách khéo léo giữa quyền
lợi mà chúng được hưởng với bổn phận
mà chúng phải hoàn thành theo thân phận của chúng, mỗi
khi phải chọn lựa giữa hơn và kém, lợi và
thiệt đối với chúng, cho hợp lư, hợp t́nh và
hợp cảnh của chúng.
-Thụ giáo nhân sẽ
chu toàn mọi huấn lệnh và mệnh lệnh của chỉ
giáo nhân, mọi bổn phận phải thi hành và mọi kỷ
luật mà chúng phải giữ, một cách chủ động,
tỉ mỉ, cẩn thận, và trọn hảo hết sức;
nếu bị nhỡ nhàng hay lỡ lầm cách nào, chúng cũng
không giấu diếm chỉ giáo nhân, trái lại, c̣n tự
thú để được chỉ bảo và chịu sửa
hạt, để cải tiến và thăng tiến hơn.
-v.v. và v.v.
TIN TƯỞNG VÀO THIỆN CHÍ CỦA THỤ GIÁO NHÂN
Không phải hễ
có tài (khả năng) và ư thức (trách nhiệm) th́ hành động
và việc làm của con người nói chung, và của thụ
giáo nhân nói riêng, sẽ không có hoặc không c̣n những sơ
hở, sơ xuất hay khiếm khuyết, là những ǵ mà
chỉ có thiện chí của mỗi người mới có
thể lấp đầy, có thể bù đắp cho trọn
vẹn, hầu tiếp tục tạo được sự
tin tưởng nơi người khác. Những hành động
tỏ ra thiện chícủa thụ giáo nhân đáng được
chỉ giáo nhân tin tưởng, đó là:
-Thụ giáo nhân sẽ
không v́ tự ái, chẳng hạn, sợ chỉ giáo nhân chê
bai hay mắng trách, tránh né những bàn hỏi cần thiết
mà chúng chưa biết hay chưa rơ hoặc phải giải
quyết với các ngài, để hậu qủa tai hại
của việc chúng làm không xẩy ra cho chúng hay cho gia đ́nh
cũng như cho những người chung quanh của chúng
phải hứng chịu.
-Thụ giáo nhân sẽ
không nản chí trước những thất bại về
thể lư, như bệnh nạn, tật nguyền, về tâm
lư, như ngu dốt, nông nổi, hay về luân lư, như khuyết
điểm, lỗi lầm do chúng gây ra, trực tiếp hay
không, cố t́nh hay vô ư, cho khỏi bị đè bẹp bởi
những bất hạnh đó, ngược lại, chúng c̣n
lợi dụng những sự khó và kém cỏi này như cái
đà để nhẩy xa hơn trước.
-Thụ giáo nhân sẵn
sàng lắng nghe và chấp nhận những sửa sai của
mọi người, nhất là của chỉ giáo nhân, về
những tội lỗi, hay lầm lẫn của ḿnh, kể
cả những lời khuyên không buộc như là mệnh lệnh
của các ngài, đến nỗi, dù những lời khuyên ấy
có làm cho tính tự nhiên của chúng khó chịu, có qúa tầm
hiểu biết khôn ngoan của chúng, có bắt chúng phải
hy sinh quyền lợi và phải chịu khó đến đâu
đi nữa, chúng vẫn cố gắng đem ra thực
hiện, miễn là không phản lại với lương
tâm của chúng.
-Thụ giáo nhân sẽ
không sợ bị chê cười hay phê phán của bất kỳ
ai, kể cả chỉ giáo nhân, về những việc lành
theo lương tâm ngay chính và tấm ḷng chân thành của chúng,
mà, chỉ v́ ích kỷ hay thành kiến họ đă sợ làm
và tránh làm, lại c̣n cản người khác làm bao nhiêu có thể,
kẻo chân tướng không ra ǵ của họ bị việc
làm vô tư của chúng tố giác một cách xấu hổ.
-Thụ giáo nhân cũng
không sợ bị chỉ giáo nhân trách móc hay nạt nộ
khi cảm thấy, theo lương tâm của ḿnh, nếu không
nói th́ áy náy, và theo công ích, nếu không làm th́ có hại, cần
phải tŕnh bày với chỉ giáo nhân những ǵ có tính cách
xây dựng, dù phải đụng chạm đến con người
đáng kính của chỉ giáo nhân hay đến những ǵ
liên hệ mật thiết với chỉ giáo nhân.
-Thụ giáo nhân sẽ
chỉ trả lời một cách hết sức chân thành và
khách quan về tất cả những sự kiện chúng biết,
khi được chỉ
giáo nhân hỏi đến,
về việc làm, công lênh hay lầm lỗi của chúng cũng
như của bất cứ một ai, đặc biệt của
những thụ giáo nhân khác như chúng, bất chấp mọi
đe loi, dọa dẫm, dụ dỗ có thể làm sai lạc
sự thật theo lương tâm của chúng.
Tóm lại,
Về phía thụ giáo
nhân, muốn được chung mọi người, cách riêng
chỉ giáo nhân tin tưởng ḿnh, chúng phải tỏ ra đảm
đang về Khả Năng (tự lập), ư thức lănh
Trách Nhiệm (chín chắn), và chân thành trong Thiện Chí (ngay
thẳng) của ḿnh. C̣n, về phía chỉ giáo nhân, không phải
chỉ có những thụ giáo nhân nào hội đủ những
điều kiện như thế mới tỏ ra tin tưởng
chúng, bằng không, chỉ tin tưởng chúng một phần
nào thôi hay không nên tin tưởng chúng.
Thế nhưng,
Chính v́ sự bất
toàn của những thụ giáo nhân này mới cần đến
sự tin tưởng của chỉ giáo nhân hơn bao giờ
hết và hơn ai hết. Thật vậy, những đứa
coi như tốt lành đối với chỉ giáo nhân hay hợp
với chỉ giáo nhân, chúng đáng được chỉ
giáo nhân tin tưởng là phải. Ở trong trường hợp
của những thụ giáo nhân c̣n yếu kém những điều
kiện để được hoàn toàn tin tưởng bởi
chỉ giáo nhân này, sự tin tưởng của chỉ giáo
nhân lại chính là một phương thế cần thiết,
một điều kiện xứng hợp, một kích thích
mạnh mẽ và một môi trường thuận lợi nhất
để thụ giáo nhân phát triển và trưởng thành.
Bằng không, càng sống trong sự coi thường khả
năng của ḿnh bởi chỉ giáo nhân, càng sống với
sự canh chừng trách nhiệm của ḿnh bởi các ngài,
và càng sống dưới sự nghi ngờ thiện chí của
ḿnh bởi họ, thụ giáo nhân sẽ chẳng khác ǵ con
chim bị nhốt trong lồng, dù được yêu thương,
chiều chuộng, ăn ngon, ve vuốt, ngắm nghía bởi
chỉ giáo nhân, chúng cũng không thể nào sống đúng với
bản tính bay nhẩy của chúng. Như thế, cuộc đời
của chúng hoàn toàn mất ư nghĩa, một cuộc đời
chỉ sống để mua vui cho người hơn là để
được sống là ḿnh và sống cho ḿnh, theo như
quyền lợi của chúng và như mục đích của
công việc giáo dục (mà chỉ giáo nhân chỉ là thừa
tác viên), đó là sự hoàn toàn tự lập và độc lập
của thụ giáo nhân.