5.- MỘT
CON NGƯỜI TỰ CHỦ
Khuynh hướng
tự nhiên đầu tiên liên quan đến phẩm cách của
con người, đó là tính đ̣i hỏi, tham lam, nhơng
nhẽo, ỷ nại trong thời kỳ ấu nhi. Bởi
thế, để làm người, dù mới là một con người
ấu nhi chưa biết sử dụng trí khôn và chưa đủ
lư trí, chúng cũng cần phải biết tự chủ, đức
tính căn bản làm cho con người có thể tác hành
không c̣n giống như một con vật, loài chỉ
biết sống động và phản ứng hoàn toàn theo
bản năng mù quáng. Thế nhưng, làm thế nào để
một con người ấu nhi chưa biết ǵ có
thể tự chủ, tác hành như một con người,
nếu chúng không được chỉ giáo nhân giáo dục
cho ngay từ khi chúng c̣n dễ uốn nắn đó. Và,
một khi biết tự chủ, con người ấu nhi
sẽ tỏ ra một tinh thần dễ dậy đối
với chỉ giáo nhân, để rồi, chính nhờ tinh
thần dễ dậy này nơi thụ giáo nhân mà chỉ
giáo nhân mới có thể dễ dàng tiếp tục giáo dục
chúng trong những thời kỳ thiếu nhi, thiếu niên
và thành niên sau này, cho đến lúc chúng thành toàn để được
sinh vào đời.Đối với con người ấu
nhi, để
có thể dễ
dậy, một đức tính vốn đi ngược với
khuynh hướng đ̣i hỏi, tham lam, nhơng nhẽo và
ỷ nại của chúng, chỉ giáo nhân có thể giáo dục
chúng tùy theo tính chất mạnh yếu của khuynh hướng
này nơi chúng, cũng tùy theo tŕnh độ cao thấp của
đức tính dễ dậy đă có sẵn nơi con người
ấu nhi của chúng.
Về tŕnh độ
của đức tính dễ dậy nơi con người
ấu nhi có thể được chia làm năm bậc.
-Tŕnh độ
dễ dậy thứ nhất nơi con người ấu
nhi, đó là tŕnh độ thụ giáo nhân luôn luôn nghe theo lời
chỉ bảo và mệnh lệnh của chỉ giáo nhân
một cách hoàn toàn, bất kể là dễ hay khó, thích hay
không.
-Tŕnh độ
dễ dậy thứ hai nơi con người ấu nhi, đó
là tŕnh độ thụ giáo nhân chỉ nghe theo lời
chỉ bảo và mệnh lệnh của chỉ giáo nhân khi
dễ thi hành hay hợp với ḿnh, bằng không, phải được
dỗ dành bằng t́nh cảm mới được.-Tŕnh độ
dễ dậy thứ ba nơi con người ấu nhi, đó
là tŕnh độ thụ giáo nhân cần phải có phần
thưởng tương xứng mới thi hành những lời
chỉ bảo và mệnh lệnh khó hay không hợp với
ḿnh.
-Tŕnh độ
dễ dậy thứ bốn nơi con người ấu
nhi, đó là tŕnh độ thụ giáo nhân phải bị đe
dọa bằng h́nh phạt mới chịu nghe
lời.
-Tŕnh độ
dễ dậy thứ năm nơi thụ giáo nhân, đó là
tŕnh độ thụ giáo nhân phải chịu phạt
rồi mới chịu thi hành lời chỉ bảo
và mệnh lệnh của
chỉ giáo nhân.Ngoài ra, c̣n hai trường hợp ngoại
lệ, thái qúa và bất cập, trong việc nghe lời của
thụ giáo nhân. Trường hợp nghe lời thái qúa
nơi thụ giáo nhân, ở chỗ, thụ giáo nhân
tuyệt đối vâng lời chỉ giáo nhân trong mọi
sự, chẳng khác ǵ một con người máy, không có
một mảy may ư riêng, sở thích hay phản ứng ǵ bao
giờ. Ngược lại, trường
hợp bất
cập trong việc vâng lời của thụ giáo nhân, ở
chỗ, dù có bị sửa phạt và trừng trị đến
đâu đi nữa, thụ giáo nhân cũng không bao giờ
chịu tùng phục chỉ giáo nhân một tí nào cả.
Thật ra, trên thực tế, khó có thể có những trường
hợp dễ dậy thái qúa, dù đối với những
con người chậm trí khôn, ngớ ngẩn như không
biết ǵ, v́, dầu sao đi nữa, ít nhất, một
khi c̣n cảm giác, họ vẫn c̣n có thể tỏ ra
những phản ứng, không trước th́ sau, khi thi hành
mệnh lệnh hay chỉ dẫn của chỉ giáo nhân. Cũng
thế, khó ḷng xẩy ra những trường hợp tuân
phục một cách bất cập trong thời kỳ
ấu nhi là thời kỳ thụ giáo nhân c̣n non nớt,
rất dễ uốn nắn. Tuy nhiên, chúng rất có thể
xẩy ra ở thời kỳ thiếu niên và thành niên của
con người, tùy theo tŕnh độ dễ dậy nơi
thụ giáo nhân và phương cách giáo dục tương xứng
của chỉ giáo nhân.
Dầu sao, đối
với một con người ấu nhi ở tŕnh độ
khó dậy nhất trong thời kỳ phát triển đầu
tiên của con người, cũng không đáng lo ngại
cho lắm, nếu chỉ giáo nhân nắm được
yếu điểm và nhược điểm của chúng
và nhờ đó giáo dục chúng, bằng không, chúng sẽ trở
thành mất dậy ở tuổi thiếu nhi, nổi
loạn ở tuổi thiếu niên và độc ác ở
tuổi thành niên, rất tai hại cho riêng bản thân chúng,
cho gia đ́nh chúng, và cho xă hội của chúng sau này. Nhưng,
về phần chỉ giáo nhân, phải làm sao giáo dục thụ
giáo nhân, để chúng có thể tự chủ trong một
tư thế dung ḥa, ở chỗ, vẫn c̣n là ḿnh mà
vẫn dễ dậy đối với chỉ giáo nhân?
Dễ dậy, tuy
không phải là chủ đích, là đối tượng, là
trọng tâm của công cuộc giáo dục thành nhân một
con người, cũng là một điều kiện căn
bản, một điều kiện nền tảng, một
điều kiện nồng cốt không thể thiếu
nơi thụ giáo nhân để có thể dễ dàng, nhanh
chóng và chắc chắn hiệu qủa hóa công cuộc giáo dục
vô cùng hệ trọng và cao trọng này. Tuy nhiên, cũng không
thể qúa lợi dụng yếu điểm của thụ
giáo nhân là tính ỷ nại, tham lam và đ̣i hỏi của
chúng mà nắm đầu chúng, đến độ, chúng có
thể trở thành ủy mị, v́ sống dựa vào t́nh
cảm của chỉ giáo nhân, hay vị kỷ chỉ làm để
được chỉ giáo nhân ban thưởng, hoặc sợ
sệt chỉ v́ nếu không làm sẽ bị chỉ giáo
nhân sửa phạt.
Muốn thành công trong
việc làm cho một con người ấu nhi trở nên
dễ dậy, ngoài kỹ thuật bất đắc dĩ
phải áp đảo yếu điểm của thụ giáo
nhân một cách thích đáng tùy theo tŕnh độ dễ
dậy của mỗi đứa, chỉ giáo nhân cũng nên
xét lại hai điểm chính yếu liên quan đến
việc chỉ bảo của ḿnh đối với thụ
giáo nhân. Hai điểm chính yếu đó là: những điều
truyền dậy và cách thức truyền dậy.-Về
những điều truyền dậy, chỉ giáo nhân có
bảo thụ giáo nhân làm, tránh hay chịu những điều
ǵ qúa sức chúng không, hay những điều đó chỉ
có lợi cho chỉ giáo nhân hơn là cho chính thụ giáo nhân,
hoặc những điều đó chỉ giáo nhân chỉ
biết dậy chứ không biết làm?
-Về cách thức
truyền dậy, chỉ giáo nhân có dậy bảo thụ
giáo nhân một cách yêu thương chúng, thông cảm với
tâm lư lứa tuổi cũng như tâm trạng từng lúc của
chúng, nhất là có tạo ra những thuận lợi để
chúng có thể dễ dàng hoàn tất những đ̣i hỏi
của ḿnh hay không?
Bằng không, công
phản và hậu qủa do sự thất sách từ
những điều truyền dạy và cách thức
truyền dậy thụ giáo nhân, không nặng th́ nhẹ,
không sớm th́ muộn, sẽ xẩy ra rất là tội
nghiệp nơi con người thụ giáo nhân. Một là chúng
sẽ trở thành những đứa trẻ ba phải,
thiếu chủ hướng, chủ trương, chủ định.
Hai là chúng trở thành những đứa trẻ nhút nhát,
lén lút, lo âu, sợ sệt. Ba là chúng trở thành những đứa
trẻ ĺ lợm, bất chấp, bất cần, bất
kể mọi sự v.v.
Trong khi dễ
dậy là một điều kiện thiết yếu và
tối khẩn nơi thụ giáo nhân để có thể
vững chắc giáo dục họ thành nhân; tiết độ
sẽ là mục tiêu đầu tiên mà công việc giáo dục
con người ta phải nhắm tới. Cả hai, dễ
dậy và tiết độ, đều là những đặc
tính phản ảnh tinh thần tự chủ nơi con người,
và là những đức tính cốt yếu làm nên con người
thành nhân của thụ giáo nhân ngay từ thời kỳ
ấu nhi cũng như những thời kỳ sau này. Sở
dĩ tiết độ là mục tiêu đầu tiên
phải nhắm tới trong việc giáo dục thụ giáo
nhân là v́, tham lam là một trong những khuynh hướng
tự nhiên nổi bật ngay trong thời kỳ ấu nhi,
nhất là nó dần dần sẽ là ước muốn chủ
động chi phối đời sống của con người
khi lớn lên. Bởi đó, giáo dục con người làm
sao biết sống tiết độ, th́ chẳng khác ǵ người
ta nắm được giây cương để có
thể điều khiển cả con ngựa khỏi đi
hoang hay chạy loạn một cách ngông cuồng khi cưỡi
nó. Thế nhưng, đâu là mẹo mực, là phương
cách hiệu nghiệm để có thể giáo dục thụ
giáo nhân bắt
đầu và từ
từ biết sống tiết độ, xứng với
phẩm cách của con vật có trí khôn như chúng?
Trước hết,
để có thể tiết độ con người
ấu nhi, cần lưu ư đến năm điểm
sau đây.
-Điểm thứ
nhất, chỉ dậy cho chúng tiết độ lại
những tham lam qúa đáng và bất chính mà thôi, chứ không
phải bất cứ một tham lam nào, bởi v́, nhiều
khi chính tham lam mới làm cho con người ham sống và
thiết sống, lại nữa, biết đâu, nhờ co
những đam mê mặc h́nh thức tham lam đó mà con người
mới có thể thắng vượt mọi thách đố
để đạt thành mộng ước chính
yếu làm nên
cuộc đời của ḿnh.
-Điểm thứ
hai, đừng để cho chúng qúa thiếu thốn hay
luôn luôn thiếu thốn, nhất là về những nhu
cầu tối cần như ăn và mặc, hay những
nhu cầu tâm lư như đồ chơi, kẻo những đ̣i
hỏi theo nhu cầu và những thèm thuồng theo sở
thích sẽ trở thành những đam mê điên cuồng có
thể làm mờ mắt mọi người, nhất là chúng,
những con người đang ở trong giai đoạn
sống theo phản ứng của bản năng hơn là
lư trí.
-Điểm thứ
ba, ngược lại, cũng đừng để cho chúng
đ̣i ǵ được nấy, và để cho chúng thụ
hưởng một cách hết sức thỏa măn th́ thôi,
kẻo chúng lại đ̣i. Bởi v́, một khi đă đ̣i
là được, con người sẽ quen thói đ̣i
hỏi bất cứ cái ǵ và bất cứ lúc nào, và,
một khi đă no thoả, con người sẽ trở
thành nghiện ngập, không có không được. Thế
là, cộng với thói quen đ̣i hỏi, chứng nghiện
ngập mọi sự sẽ khó ḷng, nếu không muốn nói
là không thể nào chừa và chữa được nữa.
Do đó, không phải cứ chiều con là thương con,
hay là lại giết hại con ḿnh, càng làm cho chúng oán
hận ḿnh sau này, một khi chúng biết được
chỉ v́ ḿnh mà đời
chúng qúa ư là bạc nhược và tiều tụy trong
cảnh tham lam nghiện ngập như vậy.
-Điểm thứ
bốn, tiêu chuẩn để giúp thụ giáo nhân có thể
sống tiết độ, đó là: tiết độ
về phẩm lượng được phép sử dụng
hay hưởng dụng; tiết độ về thời
gian được phép sử dụng hay hưởng dụng;
và tiết độ về không gian được phép
sử dụng hay hưởng dụng của chúng.
-Điểm thứ
năm, những phương diện cần phải giáo dục
con người thụ giáo nhân sống một cách tiết độ,
đó là: phương diện nhu cầu và sở thích của
chúng.
Sau đây là những
áp dụng thực hành được rút ra từ năm
tiêu điểm vừa được nêu lên.
* Về phương
diện nhu cầu, như ăn uống, ngủ nghỉ,
chơi đùa v.v.
-Đối với
thời gian, hăy tập cho chúng điều độ ở
chỗ làm theo giờ giấc, tới giờ là ăn và mới
được ăn, tới giờ là ngủ và hết giờ
phải dậy, tới giờ là chơi và hết giờ
là thôi. Tất nhiên, không kể đến những trường
hợp ngoại lệ, như ốm đau hay có những
ǵ bất thường xẩy ra ngoài ư muốn.
-Đối với
không gian, chúng c̣n phải ngủ cho đúng chỗ, ăn cho
đúng nơi, chơi ở đúng vị trí được
phép, chứ không phải ăn trong pḥng ngủ hoặc trên
giường ngủ, la ḥ cười phá ở những
nơi tôn nghiêm thờ phượng, hay vứt đồ
chơi lăn lóc khắp mọi nơi mọi chỗ,
hoặc vừa ăn vừa chơi không bao giờ hết
bữa v.v.
-Đối với
số lượng, tập cho chúng ăn uống vừa
phải, đừng cái ǵ thích th́ ăn cho cứng bụng,
cái ǵ không thích (trừ không hợp t́ vị) th́ lắc đầu
hay nếm bỏ, hoặc cái ǵ bắt mắt th́ lấy cho
nhiều lại ăn không hết; đồ chơi cũng
vậy, không phải chúng đ̣i cái ǵ cũng mua cho chúng,
bất kể có lợi cho việc học hiểu hay có hợp
với phái tính của chúng hay không, có thể
gây ra nguy hiểm hay
không, và khi chơi các đồ chơi phải biết
giữ đồ chơi, chứ không được vừa
chơi vừa phá v.v.
* Về phương
diện sở thích, đối với đồ chơi, như
thích con búp-bê hay khẩu súng, đối với đi
chơi, như đi du ngoạn hay đi mua đồ, đối
với việc chơi, như coi truyền h́nh hay chơi
tṛ chơi điện tử v.v.:
-Đối với
thời gian, không nên cho ngay bất cứ cái ǵ chúng đ̣i để
cầm hăm tốc độ ham muốn của chúng lại.
Tuy nhiên, hăy lưu ư đến những cái chúng thích đó, để
có thể cho chúng vào những dịp đặc biệt
của chúng, như ngày sinh nhật, hoặc cho chúng như một
tưởng thưởng v́ chúng ngoan ngoăn, dễ bảo
v.v. Thêm vào đó, hăy tập cho chúng biết chấp nhận
một cách biết ơn những tặng vật mà chúng
không thích, biết chia sẻ những đồ chơi hay đồ
dùng mà chúng thích nhất cho anh em hay đồng bạn của
chúng, nhất là biết tôn trọng những ǵ của người
khác mà chúng không có lại hợp với thị hiếu của
chúng.
-Đối với
số lượng, không nên mua nhiều đồ vật,
chẳng hạn đồ chơi hay đồ dùng, cho chúng
một lúc, đến nỗi chúng không c̣n biết thiếu
thốn là ǵ và hễ bị thiếu thốn th́ không
thể chịu được. Cả về phẩm
chất của đồ vật sắm cho chúng cũng
vậy, dù có tiền của, cũng không nên mua toàn đồ
sang, đồ quí, trừ một vài thứ cần dùng vào
những dịp đặc biệt, kẻo sau này có
muốn rút lại cũng không được và không c̣n
kịp nữa, một khi chúng đă quen thói trưởng
gỉa làm sang.
-Đối với
không gian, không nên để cho chúng dính líu và quyến
luyến một cái ǵ qúa, đến nỗi, đi đâu cũng
mang theo kè kè bên ḿnh, kẻo sợ ai lấy mất của
chúng.Một phương pháp và đường lối để
có thể vừa tập luyện lại vừa trắc
nghiệm tinh thần tự chủ cũng như hai đức
tính dễ dậy và tiết độ nơi con người
thụ giáo nhân ấu nhi của ḿnh, đặc biệt từ
ba tuổi trở lên, đó là thử thách chúng một cách
tin tưởng theo kỹ thuật sau đây (hay tương
tự như vậy). Đó là, hăy cho chúng hẳn một hộp
kẹo hay bánh mà chúng thích nhất, không cần đ̣i
hỏi điều kiện chúng có ngoan hay không. Hộp
kẹo hay bánh này có đủ số kẹo hay bánh theo
dự tính của chỉ giáo nhân, chẳng hạn, đủ
cho một tuần, tính theo mỗi ngày trung b́nh là bao nhiêu đấy.
Có thể đưa cho chúng vào buổi tối Thứ
Bảy trước khi chúng đi ngủ, hay vào buổi sáng
Chuá Nhật sau khi chúng thức dậy. Rồi giao hẹn rơ
ràng với chúng rằng: hộp bánh hay kẹo đó là để
cho chúng ăn trong cả một tuần, chúng không được
ăn hết một lúc; mỗi ngày chỉ được
phép ăn một (hai hay ba) cái sau mỗi bữa ăn mà thôi
(hoặc lúc nào đó tùy chỉ giáo nhân ấn định
cho chúng dễ nhớ). Ngược lại, nếu một
lúc nào đó chúng không ngoan ngoăn nghe lời, hay ăn qúa
số được ấn định, tùy theo trường
hợp nặng hay nhẹ, chúng sẽ phải tự
lấy một (hai hay ba) cục kẹo hay cái bánh của chúng
đang có đó mà cho một trong những anh chị em hay đồng
bạn của chúng là những đứa không có những
kẹo bánh như chúng hoặc ngoan hơn chúng, tùy theo
sự chỉ định của chỉ giáo nhân. Sau đúng
một tuần, kiểm lại, nếu thấy chúng đă
giữ được hoàn toàn giao ước ngay từ đầu
với chỉ giáo nhân, th́ kể như chúng là những
ấu nhi đă bắt đầu biết tự chủ. Ngược
lại, nếu kết qủa không được như ư
của chỉ giáo nhân, căn cứ vào t́nh trạng hết
nhanh hay chậm, nhiều hay ít của hộp bánh hay kẹo
đó trong tuần qua, cũng là một dịp để
chỉ giáo nhân có thể kiểm lại phương cách
giáo dục hay nổ lực giáo dục của ḿnh trong
việc làm cho thụ giáo nhân ấu nhi của ḿnh sống
theo tinh thần tự chủ, xứng với nhân cách làm người.
Thế rồi, với
tinh thần tự chủ vững mạnh này, con người
ấu nhi mới có đủ khả năng bước vào
thời kỳ thiếu niên để thực tập và
thực hiện tinh thần khắc phục.