7- CON NGƯỜI
KHÔN NGOAN
Phải
Theo tâm lư tự nhiên,
thời kỳ thiếu niên là giai đoạn phát triển
tâm trí của con người, do đó, con người
bắt đầu đi vào giai
đoạn bên trong
th́ lư luận, bên ngoài th́ lư sự, mà toàn là những lư
lẽ chủ quan theo t́nh cảm của ḿnh mà thôi. Cái ǵ ḿnh
nghĩ ra cũng là đúng, v́ chưa có kinh nghiệm
bản thân để trắc nghiệm tính cách đúng sai,
tốt xấu, lợi hại những ư nghĩ của
ḿnh, và v́ chưa được học hiểu kỹ lưỡng
những nguyên tắc và đường lối nghị
luận vững chắc theo khoa học ở học đường.
Để rồi, từ
cái tật chủ quan này, con người thiếu niên
tự nhiên làm sao tránh được cái tật thứ hai
phải có, đó là tật mơ mộng theo những ǵ chúng
nghĩ là đúng, là hay, là lợi, về ḿnh và về cuộc
đời. Ngoài tật mơ mộng ra, tính cách chủ quan
nơi con người thiếu niên c̣n làm cho chúng mắc
phải hai tật khác nữa, đó là bồng bột và
quanh quéo. Bồng bột bởi v́ chúng hành động theo
những lư luận nông cạn, mà lại cho rằng hay và
phải thực hiện ngay. Và, quanh quéo bởi v́ chúng sợ
bị ngăn cản và chống đối từ chỉ
giáo nhân vốn là những người có những phản ứng
bất lợi đối với những ư nghĩ nông
cạn và ước muốn
không thực tế của
chúng theo kinh nghiệm người lớn của họ. Với
những khuynh hướng tự nhiên chủ quan, mơ mộng,
bồng bột và quanh quéo như thế của con người
ở trong thiếu niên này, hơn ai hết và hơn bao giờ
hết, chúng cần phải được giáo dục để
làm sao biết sống một cách khôn ngoan, một tinh
thần làm nên và thể hiện phẩm cách con người
của chúng cũng như của mọi người,
bằng những đức tính chín chắn và chân thành.
Trước hết,
về đức tính chín chắn, so với đức tính
thận trọng là đức tính đặc biệt
cần thiết cho con người khi c̣n ở trong thời
kỳ thiếu nhi, cả hai có tính cách tương dị, tương
đồng và tương trợ nhau. Hai đức tính này
tương dị nhau ở đối tượng, trong
khi thận trọng chỉ có tác dụng trên những hành động
ngoại tại của con người, th́ chín chắn
lại có tác dụng trên những tác động nội tâm
của con người. Chúng tương đồng với
nhau ở mục đích, bởi v́ cả hai đều
nhắm đến việc pḥng ngừa những thái qúa và
bất chính của con người, như tật háo
thắng, ẩu tả và cẩu thả của con người
trong thời kỳ thiếu nhi, hay tật chủ quan, mơ
mộng và bồng bột của con người trong thời
kỳ thiếu niên. Và, chúng tương trợ cho nhau ở
mối liên hệ trước sau, nhờ thận trọng
giữ con người ở trong một thế quân b́nh mà
chín chắn có đủ điều kiện thuận lợi
để làm cho con người càng làm chủ ḿnh hơn, để
rồi, nhờ càng làm chủ ḿnh bởi chín chắn, con người
càng thận trọng hơn trong hành động và trong cách đối
xử với nhau.Thế rồi, nhờ đức tính chín
chắn này, con người thiếu niên chẳng những
biết khôn ngoan trong những cách suy tư, lại c̣n biết
khôn ngoan trong cả những điều suy tư cũng như
chọn lựa những điều suy tư ấy cho hợp
với lẽ phải, với đạo làm người.
Và, càng nghĩ được và chọn được một
cách đúng đắn như thế, khuynh hướng mơ
mộng và quanh quéo tự nhiên của con người trong thời
kỳ thiếu niên sẽ dần dần được
chế ngự bởi đức tính chân thành. Với đức
tính chân thành này, con người thiếu niên sẽ sống
rất chân thực với ḿnh và thành thực với đời.
Chân thực với ḿnh để không c̣n mơ mộng hăo
huyền, vớ vẩn theo như những ǵ không đúng với
thực tế do chúng nghĩ ra mà chúng lại tưởng
là chân lư không thể sai lầm, thiện ích không thể nào bỏ
qua, đến nỗi nếu không chiếm được
thật là uổng phí. Nhờ thành thực với ḿnh như
vậy, con người thiếu niên sẽ không c̣n sợ người
ta, nhất là sợ chỉ giáo nhân của chúng, những người
có thẩm quyền chống đối, cản ngăn và
phá hủy những ước mộng hoàn toàn chân thực
và thiện hảo tuyệt vời do chúng nghĩ ra nữa.
Đó là sự chân thực của con người
thiếu nhi từ chính bản thân ḿnh đến sự
thành thực với cuộc đời của chúng là như
thế. Hơn nữa, cũng nhờ đức tính chân
thành (chân thực và thành thực) với ḿnh và với người
này, khi bước vào thời kỳ thành niên, con người
sẽ dễ dàng thực hiện tinh thần lương thiện,
qua việc ăn ở và đối xử một cách công
bằng với đời.
Như thế,
Hai đức tính
thiết yếu, tức chín chắn và chân thành, cho thời
kỳ thiếu niên là giai đoạn chủ quan, mơ mộng,
bồng bột và quanh quéo của con người, đă không
phản ảnh một tầm mức khôn ngoan hơn nơi
con người thiếu niên là ǵ? Thật vậy, chỉ nhờ
có tinh thần khôn ngoan đặc biệt hướng
dẫn, con người mới có thể hiểu biết
ngoại vật và chính ḿnh một cách sâu xa, phán đoán tính
chất và giá trị của tất cả mọi sự bao
gồm cả chính bản thân một cách chính xác, và, nhờ
đó, chọn lựa những ǵ cần có cũng như
phải làm theo lương tâm và trách nhiệm để hoàn
tất chức phận của ḿnh một cách chính đáng.
Tuy nhiên, khôn ngoan không phải là một tài năng bẩm
sinh nơi con người, như trí khôn và ḷng muốn, là
những ǵ tự chúng
sẽ hiện
thực theo đà phát triển thể lư của con người,
khi gặp hoàn cảnh thích hợp với chúng. Trái lại,
tinh thần khôn ngoan tự nhiên chỉ đến với
con người bằng đường lối học hành
mà thôi, học hành nhờ được chỉ dậy và học
hành nhờ kinh nghiệm bản thân.Về đường
lối thứ nhất để con người thiếu
niên có thể nên khôn ngoan hơn, đó là chịu khó học
hành theo những lời chỉ dậy của những người
đi trước, nhất là của chỉ giáo nhân là
những người có trách nhiệm yêu thương và giáo
dục chúng. Tất cả những ǵ chỉ giáo nhân
chỉ dậy cho thụ giáo nhân thiếu niên của họ,
không khách quan th́ chủ quan, đều tốt lành, không
nhiều th́ ít, đều
ích lợi và thích hợp với thụ giáo nhân. Bởi v́, trước
hết, lư do chỉ giáo nhân chỉ dậy cho thụ giáo
nhân là v́ yêu thương thụ giáo nhân, nên không thể nào
muốn dậy cho thụ giáo nhân những điều
xấu xa và bất lợi cho chúng bao giờ. Sau nữa, đối
với chính những điều chỉ giáo nhân muốn đem
ra chỉ dậy cho thụ giáo nhân, đều là những của
cải tinh thần quí báu mà chỉ giáo nhân đă sắm được
bằng cả kinh nghiệm mồ hôi máu của đời
ḿnh, quí báu và giá trị đến nỗi, chỉ giáo nhân
chỉ truyền lại cho những người yêu quí
nhất của ḿnh là con cháu máu mủ ruột thịt mà thôi.
Nhờ những chỉ dậy khôn ngoan theo kinh nghiệm của
chỉ giáo nhân như thế, phần thụ giáo nhân,
nếu có được hay tập được đức
tính dễ dậy ngay từ thời kỳ ấu nhi, chúng
sẽ đốt giai đoạn trong việc trở thành
những con người khôn ngoan như người lớn,
qua việc làm theo những điều chỉ dậy của
người lớn, thế thôi. Với những kinh
nghiệm của người lớn mà chúng đă coi như
và nhận như của ḿnh đó, ít nhất, chúng sẽ
dễ dàng tránh khỏi những cạm bẫy nguy hại
trên đường đời, mà, chưa có dịp
trải qua chúng sẽ không thể nào biết được.
Nhờ thế, phần nào hay tất cả, khi thực
sự chạm trán với những thực tại như trường
hợp từng trải của chỉ giáo nhân đă
truyền lại cho ḿnh, chúng có thể tự ḿnh vượt
thoát được những hoạn nạn bất
hạnh hay vấp phạm phũ phàng đă được
chính chỉ giáo nhân đă bảo trước ấy.Thế
nhưng,Bởi v́ tâm trạng khác nhau giữa hai thế
hệ, nhất là v́ tâm tính từ hai thời kỳ ấu
nhi và thiếu nhi chưa được thuần thục, dù
ở một mức độ tối thiểu nhất, con
người thiếu niên không mấy khi am hợp với người
lớn nói chung, chỉ giáo nhân của chúng nói riêng, kể
cả những người mà chúng cảm nhận được
t́nh thương của họ đối với chúng.
Thậm chí, nhiều khi chúng c̣n tin vào chúng bạn, vào bản
thân là những ǵ thích hợp với chúng nhất, hơn vào
cha mẹ, thầy giáo hay anh chị của chúng, đến
nỗi, chúng có thể cho những ǵ chỉ giáo nhân
dậy bảo chúng là không thực tế, khó tin, thần
thoại, hoang đường, lạc hậu, lỗi thời
v.v.
Thế nên,
H́nh như, đă ở
vào giai đoạn phát triển tâm trí, con người
thiếu niên, dù nam hay nữ, không nhiều th́ ít, chỉ có
thể trở nên khôn ngoan hơn bằng chính kinh nghiệm
bản thân của ḿnh, hơn là bằng giáo huấn đầy
kinh nghiệm của những người có trách nhiệm
v́ yêu thương chỉ bảo cho chúng. Mà thật, theo kinh
nghiệm chung chung cũng như của mỗi cá nhân đă
hơn một lần trải qua thời kỳ thiếu
niên này, chỉ sau khi con người đang trong tuổi
dậy th́ thực sự trực tiếp đụng
chạm với đời, chúng
mới hiểu
thế nào là thực tế, một thực tế không
phải là và không như là những ǵ chúng mơ mộng, tưởng
thật và tưởng bở. Thế rồi, tất nhiên,
sau đó và nhờ đó, không cần phải dài ḍng văn
tự, phải khuyên lơn năn nỉ, chúng cũng
tự động nhận ra
sự thật,
mặc dù, nhiều khi chúng đă phải trả bằng một
gía qúa mắc cho những kinh nghiệm vô giá để đời
của chúng. Những kinh nghiệm vô gía để đời
của con người trải qua thời kỳ thiếu
niên phải trả giá cho cái tính bồng bột nông nổi đầy
chủquan, mơ mộng lại quanh quéo đến ngông cuồng
và ngang tàng của con người thiếu niên, đó là,
về mặt tiêu cực, chúng dần dần thoát khỏi
những ảo tưởng về bản thân, ảo
ảnh về sự vật, và ảo vọng về sự
việc của ḿnh hay có liên quan đến ḿnh; về
mặt tích cực, chúng sẽ có một nhận định
chính đáng và xác thực hơn về con người cũng
như về cuộc đời, nhất là, có một tâm
t́nh thông cảm hơn đối với người khác
trong việc chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh cho họ và
lắng nghe kinh nghiệm của họ
cho ḿnh.
Đạt tới mức
độ khôn ngoan để có thể thông cảm được
với đời như thế, con người bắt đầu
có khả năng và tư cách sống tinh thần lương
thiện của thời kỳ thành niên. Nghĩa là, nếu
biết lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi của
ḿnh, con người thiếu niên sẽ đạt được
tinh thần khôn ngoan cần có, thường vào khúc kết của
giai đoạn phát triển tâm trí.Về phía chỉ giáo
nhân, đối với con em thiếu niên đang sống
trong tâm trạng chủ quan, bồng bột, mơ mộng
và quanh quéo lại đầy cố chấp này, họ không
nên và không thể giáo dục chúng bằng một tinh
thần nghiêm thẳng như khi chúng c̣n ở trong thời
kỳ ấu nhi hay thiếu nhi nữa, mà bằng một
tinh thần cởi mở hơn khi chúng bắt đầu
bước vào hai thời kỳ phát triển tâm trí của
một thiếu niên và phát triển lương tri của một
con người thành niên. Chỉ giáo nhân có cởi mở hơn
trong thời kỳ phát triển tâm trí với con em thiếu
niên của ḿnh, chúng mới dễ dàng bộc lộ tâm
sự của chúng cho ḿnh bằng lời nói, hay chúng mới
giữ được tính cách tự nhiên trước
mặt ḿnh bằng những hành vi, cử chỉ hoặc
thái độ dạn dĩ mà, nếu không, chúng thường
có khuynh hướng muốn giấu giếm đi v́ sợ
bị chống đối và lén lút thực hiện một
cách quanh quéo v́ sợ bị ngăn cản.Chỉ giáo nhân có
thể thực thi tinh thần cởi mở này bằng
cách, tự động đến với con em của ḿnh
trước chứ không bắt chúng nó phải đến với
ḿnh. Khi xích lại gần chúng nó như thế, chỉ giáo
nhân tỏ ra săn đón, hỏi thăm và tỏ ra thông
cảm cũng như nâng đỡ chúng bao nhiêu có thể và
trong những ǵ có thể. Để rồi, nhờ tính cách
cởi mở, không xa cách của ḿnh như thế, chỉ
giáo nhân biết rơ những biến
chuyển của con
em thiếu niên của ḿnh hơn, nhất là, biết được
những chủ quan và mơ mộng của chúng về cuộc
đời, để có thể giúp chúng biết nhận định
một cách khách quan và thực tế hơn. Một khi chúng đă
biết nhận định một cách khách quan và thực
tế hơn, chúng cũng sẽ tự động bớt đi
dần dần cái tính nông nổi, bồng bột của chúng
bằng những hành động và phản
ứng chín chắn
như người lớn hơn.
Tuy nhiên,
Để chúng không
cảm thấy chúng bị mắc lừa, bị vào
bẫy, bị ṭ ṃ theo dơi, đến nỗi, chúng cảm
thấy lo âu, hồi hộp, ngờ vực và cuối
cùng bỏ chạy
mất luôn, và rồi sẽ không bao giờ trở về với
ánh mắt và ṿng tay yêu thương của chỉ giáo nhân
nữa, chỉ giáo nhân phải hết sức khéo léo,
tế nhị và cẩn trọng khi được chúng cởi
mở con người của chúng ra cho, để họ có
thể tự nhiên và đàng hoàng tiến sâu vào vùng tâm tư
cấm địa của chúng, nơi mà chỉ có bạn bè
tâm giao của chúng mới được thường xuyên
lui tới. Khi đă lọt được vào trong lâu đài
tâm tư của chúng, chỉ giáo nhân nên ngắm ngía chung
quanh bằng thái độ nhẫn nại lắng nghe chúng,
hơn là, động một tí, vừa thấy trái tai gai
mắt của ḿnh, nhiều khi chỉ theo chủ quan của
ḿnh mà thôi, đă phê b́nh, chỉ trích, quát mắng chúng. Và, cũng
chỉ sau khi nghe từng tâm tư của chúng một cách trọn
vẹn, chỉ giáo nhân mới có thể hiểu chúng một
cách chính xác, trước khi ra tay giúp chúng, nếu thấy
cần sửa sai hay bổ khuyết, bằng một
cách nào cho hợp lư,
hợp t́nh và hợp cảnh.Nên nhớ, khi bắt đầu
ra tay giúp chúng, chỉ giáo nhân nên đứng về phía chúng
mà nghĩ tưởng và lấy chúng là đích điểm để
mà nhắm tới, chứ đừng giải quyết hay
thông cảm một cách chủ quan theo ư ḿnh và cho chính ḿnh.
Muốn thế, hăy đặt ra những câu hỏi, như
tại sao?, để làm ǵ?, phải làm sao? v.v., tùy theo từng
tâm trạng của
chúng, bởi v́, khi tŕnh bày và tâm sự với chỉ giáo
nhân, thụ giáo nhân thường có khuynh hướng đề
cập đến
chính diện của
vấn đề hơn là đào sâu vào vấn đề,
(bởi thế, chúng mới nông nỗi). Nhờ những
câu hỏi được chỉ giáo nhân đặt ra đó,
thụ giáo nhân sẽ có dịp nh́n kỹ và phản
tỉnh về con người tâm linh của chúng hơn. Và,
với những lư lẽ rất thực
tế, (xin nhớ,
không phải là lư lẽ của riêng chỉ giáo nhân), rất
xác đáng mà chúng không thể nào chối căi, được
chứng minh bằng những trường hợp điển
h́nh có thật trong lịch sử hoặc trong đời
sống chúng có dịp học qua hay biết được,
để so sánh và áp dụng vào tâm tư của chúng,
tự chúng, chúng sẽ nhận định được đâu
là phải, đâu là trái, đâu là tốt, đâu là xấu, đâu
là lợi, đâu là hại, đối với những ǵ chúng
đang nghĩ và ôm ấp trong ḷng, trong trí của chúng.Khi
phân tách những tâm tư của con em thiếu niên của
ḿnh, chỉ giáo nhân nên nêu lên những ưu điểm của
những tâm tư đó đă, trước khi đề
cập đến những khuyết điểm của chúng
và những vấn nạn cùng khó khăn trong việc
thực hiện hay thực hành.
Khi thấy con em
thiếu niên của ḿnh có những tâm tư, những ước
vọng thật sự tốt đẹp, hay ho, hăy hết
sức khuyến khích và nâng đỡ những tâm tư,
những ước vọng ấy cho đến cùng.
Nếu những tâm tư, những ước vọng của
chúng ở mức độ trung dung, vô thưởng vô
phạt, không tốt hẳn mà cũng không xấu hẳn,
không có lợi mà cũng chẳng có hại, không đúng mà cũng
chẳng sai lạc ǵ, hăy chỉ đường mách nước
cho thụ giáo nhân hướng đến những ǵ tích
cực hơn; nếu thấy chúng có vẻ khăng khăng
muốn tiến tới với những ǵ chúng đă
nghĩ, đă muốn, đừng trực tiếp ra
mặt cản trở chúng, hăy ầm thầm theo dơi để
đề pḥng những bất trắc có thể xẩy ra
cho chúng, hay cũng có thể xin chúng, trong khi thực
hiện tâm tư của chúng, hăy giữ một số điều
nào đó để tự pḥng thân v.v.
C̣n đối với
những tâm tư thật sự và hoàn toàn có tính cách tiêu
cực hay huyền ảo, không bao giờ có thể xẩy
ra hay không thích hợp đối với chúng, thậm chí,
chắc chắn sẽ bất lợi cho chúng, nếu chúng
nhất định không nghe lời khuyên can hết sức
chân thành và thích đáng của ḿnh, chỉ giáo nhân cũng đừng
đe dọa chúng, hơn là cố gắng làm một cuộc
trao đổi hay mặc cả với chúng, căn cứ
vào những ǵ thích nhất, hợp nhất, cần nhất
mà chỉ giáo nhân biết được nơi chúng.
Nhiều khi, v́ thấy được ḷng của chỉ
giáo nhân qúa tốt đối với ḿnh, chẳng những
không ngăn cản như chúng vốn lo sợ, trái lại,
c̣n được các ngài chăm sóc và chú ư cho như
thế, nhất là, v́ thấy được lợi lộc
trước mắt, chúng sẽ thay đổi ư định
của chúng, không hoàn toàn th́ cũng một phần nào, ít
nhất cũng giảm bớt cơn sốt chủ quan của
chúng. Để rồi, nếu có lầm đường lỡ
bước,
cũng là một cái
lợi cho chúng, ở tại, chúng sẽ nhận ra lỗi
lầm đă được chỉ giáo nhân bảo trước
mà tin cẩn vào chỉ giáo nhân hơn, và, nhất là, chúng
sẽ không e ngại t́m về với người mà chúng
biết chắc rằng không bao giờ bỏ rơi hay từ
khước chúng.
Sau khi con người
thiếu niên đă được chỉ giáo nhân khéo léo
dậy khôn và có dịp được học khôn nhờ
tinh thần cởi mở của chỉ giáo nhân như
thế, không sớm th́ muộn, không nhiều th́ ít, chúng
sẽ trở thành một con người khôn ngoan, để
có thể tiến vào giai đoạn phát triển cuối cùng
của cuộc đời làm người là thời kỳ
thành niên, sống một cách lương thiện.