CHỈ GIÁO NHÂN 

 

Công việc giáo dục, tự nó, đă là một vấn đề khó khăn, bởi v́ ba lư do sau đây:Thứ nhất, đối với chỉ giáo nhân, nó là một nghệ thuật, chứ không phải là một việc yêu thương tự nhiên của chỉ giáo nhân đối với thụ giáo nhân, muốn làm sao th́ làm, tùy theo ḷng của ḿnh. Nên nó đ̣i hỏi chỉ giáo nhân chẳng những phải có ḷng, c̣n phải có khả năng xứng hợp và thích hợp nữa, với công việc giáo dục vô cùng tinh tế và linh thiêng mà họ đang đảm trách.Thứ hai, đối với thụ giáo nhân, nó đụng chạm đến chính tinh thần, tự do và quyền hạn của con người thụ giáo nhân, lănh vực rất tinh tế và linh thiêng của thụ giáo nhân mà chỉ có một ḿnh thụ giáo nhân mới được vào và mới có quyền định đoạt dứt khoát cho ḿnh, ngoài ra, tất cả, kể cả cha mẹ sinh ra họ, cũng chỉ là thành phần ngoại nhân, một thành phần ngoại nhân đặc biệt với tư cách bảo hộ khi chúng c̣n vị thành niên và cố vấn khi chúng thành niên.Thứ ba, đối với tác dụng và công hiệu của chính việc giáo dục, nó phải làm sao cho thụ giáo nhân khám phá ra chính ḿnh và trở nên chính ḿnh, chứ không phải chỉ nhận biết chỉ giáo nhân và nên như chỉ giáo nhân, những người có trách nhiệm trực tiếp giáo dục chúng, uốn nắn chúng thành nhân, theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn thích đáng với phẩm cách của chung con người.

Bởi thế,Nếu không khéo giáo dục, nghĩa là, không biết cách giáo dục thụ giáo nhân, những con người cao trọng như ḿnh và là những đứa con qúi trọng của ḿnh, th́ chỉ giáo nhân đă làm cho chính việc giáo dục thật là hệ trọng và tốt lành lại trở

nên căn cớ ngược ngạo và phương tiện phũ phàng tác hại thành phần thụ giáo nhân là những đối tượng của nó, thậm chí, có thể làm cho thụ giáo nhân hoàn toàn băng hoại, không thể cứu văn được nữa...

Thật vậy,

Đặt trường hợp một chỉ huấn nhân thiếu uy tín giáo dục, tức là, nói thực tế hơn, chỉ giáo nhân ấy không biết, hay có biết cũng không theo, không giữ, không thực hiện những tính cách thiết yếu của công việc giáo dục là Công Bằng, Nhất Trí, Tin Tưởng và Thông Cảm, th́, những ǵ sẽ xẩy ra nơi thụ giáo nhân, hay nói ngược lại, th́ phản ứng của thụ giáo nhân sẽ ra sao?


Nếu không phải:

Là bất tuân, nếu chỉ giáo nhân tỏ ra bất công;

Là bất măn, nếu chỉ giáo nhân tỏ ra bất nhất;

Là bất cần, nếu chỉ giáo nhân tỏ ra không biết tin tưởng;

Là bất kính, nếu chỉ giáo nhân tỏ ra không biết thông cảm.


Ngược lại,

Nếu chỉ giáo nhân biết khéo léo sống với thụ giáo nhân đúng với vai tṛ là một nhà giáo dục

làm cha làm mẹ của ḿnh, biết tôn trọng chúng v́ chúng cũng là một con người như ḿnh, biết thông cảm với chúng v́ chúng là hậu sinh của ḿnh, biết yêu thương chúng v́ chúng là máu mủ ruột thịt của ḿnh, làm ǵ cũng chỉ làm v́ yêu thương chúng

và cho ích lợi của chúng mà thôi, chứ không phải v́ ḿnh thích hay hợp với ḿnh, và cho ḿnh thỏa hay theo chủ quan của ḿnh, th́, đối với họ, thụ giáo nhân không thể nào không có những thái độ tích cực sau đây:

Tín phục, v́ chỉ giáo nhân công bằng;

Kính phục, v́ chỉ giáo nhân nhất trí;

Mến phục, v́ chỉ giáo nhân biết tin tưởng;

Vâng phục, v́ chỉ giáo nhân biết thông cảm.

Không một ai trong thành phần chỉ giáo nhân, dù v́ nghề nghiệp, như dạy học hay cố vấn tâm lư, hoặc v́ bổn phận, như làm cha, làm mẹ của thụ giáo nhân, lại thoát được giai đoạn đă một thời là thụ giáo nhân của ḿnh. Bởi thế, giờ đây, đứng trong vai tṛ là một nhà giáo dục, dù theo quyền hạn làm cha làm mẹ tự nhiên, hay theo khả năng của những nhà giáo chuyên nghiệp, cũng không thể nào phủ nhận được cái lợi khí của tính chất dễ dậy và suy phục nơi thụ giáo nhân.

Bởi v́, chỉ khi nào thụ giáo nhân biết dễ dậy và suy phục ḿnh, chỉ giáo nhân mới có thể dễ dàng huấn luyện họ, và họ cũng mới có thể mau chóng nên người mà thôi. Hai yếu tố dễ dậy và suy phục nơi thụ giáo nhân này, không phải là những mục tiêu chính yếu mà công việc giáo dục nhắm đến như nhân phẩm và nhân cách của con người thụ giáo nhân, bởi v́, một khi thụ giáo nhân thực sự đă thành nhân theo đúng tiêu chuẩn của việc giáo dục, hay, ít nhất, trên phương diện pháp lư không c̣n bị lệ thuộc cha mẹ nữa, đặc biệt là khi họ đă lập gia đ́nh, dù c̣n nhỏ tuổi, bấy giờ, hai yếu tố này, đối với cả thụ giáo nhân và chỉ giáo nhân, theo lư, sẽ không c̣n cần thiết nữa. Tuy nhiên, hai yếu tố tối khẩn này, bao lâu chỉ giáo nhân c̣n trách nhiệm đối với tiến tŕnh giáo dục, tiến tŕnh làm người của thụ giáo nhân, lại là những điều kiện tiên quyết, nếu không muốn nói là những bí quyết để thành công.


Thế nhưng,

Hai yếu tố dễ dậy và suy phục này nơi con người của thụ giáo nhân, tự chúng, không phải là những mầm mống tự bẩm sinh, như t́nh yêu và lư trí, nơi con người. Thế nhưng, theo kinh nghiệm, một khi lư trí và t́nh yêu nơi con người thụ giáo nhân phát triển, trong thành phần những hoa trái được trổ sinh từ sự phát triển của t́nh yêu và lư trí đó, có hai yếu tố dễ dậy và suy phục nơi con người của thụ giáo nhân. Nghiă là, hai yếu tố dễ dậy và suy phục này, đối với lư trí và t́nh yêu của con người, chẳng khác ǵ những mầm mống được gieo vào trong lư trí và t́nh yêu của họ. Mà, tác nhân gieo những mầm mống dễ dậy và suy phục này nơi con người thụ giáo nhân, không phải là chính con người thụ giáo nhân, mà là con người chỉ giáo nhân.

Bởi v́, muốn gieo giống, phải có vị thế thuận lợi, gọi là lợi thế, th́ không ǵ hợp cho bằng địa vị và vai tṛ của chỉ giáo nhân đối với thụ giáo nhân. Để rồi, nếu việc gieo giống thành công, kể như vụ mùa giáo dục đă thành qủa được một nửa, c̣n một nửa sau đó, chỉ giáo nhân chỉ việc chăm bón cho cây thụ giáo nhân khỏi bị sâu ăn bất ngờ và được phát triển tối đa theo đà trưởng thành của nó. Việc gieo giống vô cùng khẩn thiết này cũng giống như việc đặt nền móng cho việc xây cất lâu đài phẩm cách nơi con người thụ giáo nhân, mà, thiếu chúng, chẳng những việc xây cất sẽ khó ḷng, nếu không muốn nói là bất khả, thành tựu, mà c̣n thiệt hại, chẳng những cho riêng thụ giáo nhân, mà c̣n cho chính chỉ giáo nhân là người đầu

tư cả công hy sinh lẫn của yêu thương vào việc thành nhân nơi con người thụ giáo nhân, con em của họ.


Thế nên,

Trong công việc giáo dục con người thụ giáo nhân, quan trọng nhất và khẩn thiết nhất, đối với chỉ giáo nhân, không phải ở chỗ thông suốt những nguyên tắc và phương pháp giáo dục, cho bằng làm sao tạo được lợi thế cho ḿnh trong tâm trí của

thụ giáo nhân, để công việc giáo dục đạt được tối đa công lực và hiệu lực của nó, thế thôi.


Thế nhưng,

Chỉ giáo nhân phải làm sao có thể tạo được lợi thế trong tâm trí của con người thụ giáo nhân, để thụ giáo nhân tự động làm theo sự dẫn dắt khôn ngoan chân chính của chỉ giáo nhân, một cách dễ dàng và dạn dĩ, không gượng ép và bỏ dở, mà không cần đến sự can thiệp bất đắc dĩ của những biện pháp tích cực hay tiêu cực là thưởng phạt?


Trước hết,

Về phương diện tinh thần, chỉ giáo nhân phải làm sao để thụ giáo nhân có thể chân nhận rằng, chúng luôn luôn được chỉ giáo nhân tận t́nh và tận lực yêu thương, yêu thương một cách hoàn toàn chỉ v́ chúng và cho chúng mà thôi, không bao giờ chúng bị chỉ giáo nhân coi thường hay lợi dụng bởi quyền hành và quyền lợi của các ngài, dù ít hay nhiều, dù kín đáo hay rơ ràng, dù vô ư hay chủ ư, dù mau hay lâu, dù hữu sự hay vô sự; ngược lại, chúng cảm thấy chúng được ưu tiên trong cuộc đời của chỉ giáo nhân, quyền lợi, ích lợi và phúc lợi của chúng được chỉ giáo nhân quan tâm trước hết và trên hết, và, nếu có thể, dù tốn công, tốn của, tốn giờ, các ngài cũng t́m mọi cách để hết ḿnh phục vụ chúng cho đến cùng.


Sau nữa,

Về phương diện thực hiện, chỉ giáo nhân, trong lời nói và việc làm, phải liên lỉ trung thực phản ảnh tinh thần yêu thương thụ giáo nhân một cách vô vị lợi và phục vụ chúng hết sức của ḿnh, bằng tư cách của một con người giáo dục chân chính, như công bằng, nhất trí, tin tưởng và thông cảm đối với thụ giáo nhân, được thể hiện qua những thái độ sau đây:

 

Trung thực, không mâu thuẫn;

Chính trực, không bất công;

Dứt Khoát, không thay đổi;

Thực tế, không mập mờ;

Tôn trọng, không thất hứa;

Tích cực, không tiêu cực;

Thích ứng, không chủ quan;

Cương quyết, không nhu nhược;

Thông cảm, không chấp nhất;

Tin tưởng, không áp lực;

Hy sinh, không vụ lợi;

Nâng đỡ, không đ̣i hỏi;

Kiên nhẫn, không chán nản;

Sáng suốt, không nóng nẩy;

B́nh dân, không trịch thượng;

Nghiêm chỉnh, không nuông chiều;

Khích lệ, không dọa nạt;

Cởi mở, không giới hạn;

Nhiệt tâm, không vô t́nh;

Lạc quan, không yên trí.