SINH HẠ TUỔI TRẺ
Phải,
Mục đích của
giáo dục là làm cho con người trẻ thành nhân, hay nói cách
khác, là sinh hạ tuổi trẻ vào đời cũng vậy.Tuy
nhiên,Theo thể lư, dù muốn dù không, khi thời gian đă măn,
tuổi trẻ cũng sẽ vào đời. Thế nhưng,
chúng sẽ vào đời với một con người như
thế nào? Phải chăng:
* Như một quái
thai với đủ mọi h́nh thức dị h́nh dị tướng
về phẩm cách làm người của chúng?
* Như một thai
nhi tật nguyền bẩm sinh v́ di truyền bởi những
tính hư nết xấu từ những chỉ giáo nhân làm
cha, làm mẹ của chúng?
* Như một thai
nhi yếu ớt v́ thời gian được cưu mang
trong sự giáo dục của mẹ cha, chúng không được
dinh dưỡng đầy đủ?
* Như một thai
nhi lành mạnh, không bị yếu ớt, tật nguyền
hay dị dạng, trái lại, hoàn toàn mập mạnh và tốt
tướng, dễ thương?
Đối với trường
hợp tuổi trẻ được chỉ giáo nhân sinh vào
đời như một quái thai, phải chăng, nguyên nhân
gây ra những dị h́nh dị tướng nơi phẩm
cách làm người của chúng là v́ tính cách giáo dục, dậy
dỗ của cha mẹ là những chỉ giáo nhân của chúng.
Những thái độ dễ bất măn và nổi loạn của
chúng, phải chăng được bắt nguồn từ
những đối xử bất công của cha mẹ chúng
đối với chúng?
Đối với trường
hợp những thai nhi bẩm sinh bị tật nguyền,
phải chăng, là v́ cha mẹ dậy một đàng lại
làm một nẻo, hay cha mẹ đă nhồi sọ cho chúng
những thành kiến, thiên kiến chủ quan, không tốt
của ḿnh về cuộc đời. Những hành động
ghen ghét và chia rẽ của chúng đối với tha nhân không
phải một phần lớn là do ảnh hưởng của
những cuộc căi vă nhau, bất b́nh nhau giữa cha mẹ
của chúng, trong đó, có cả những bất nhất với
nhau về việc giáo dục chúng, nhiều khi đi đến
ly dị, đổ vỡ cả gia đ́nh mà chúng là một
nạn nhân vô tội, hay sao?
Đối với trường
hợp những thai nhi được sinh ra yếu ớt,
phải chăng, trong khi được giáo dục, chúng không
được cha mẹ tin tưởng và thông cảm cho lắm,
dù các ngài yêu thương chúng, song chỉ yêu thương chúng
theo kiểu của các ngài và cho các ngài hơn là cho chúng, nên,
chẳng lạ ǵ, được dinh dưỡng với một
t́nh yêu chỉ hợp cho cha mẹ của chúng hơn là hợp
với con người của chúng như thế, chúng làm
sao có thể béo tốt được. Những tính cách vị
kỷ và ích kỷ của chúng trong đời sống không
phải là phản ảnh những ǵ chúng được
cha mẹ chúng truyền sang cho chúng trong khi cưu mang chúng
hay sao?
Đối với trường
hợp những thai nhi lành mạnh, phải chăng, là nhờ
cha mẹ chỉ giáo nhân của chúng, đă kiêng cữ đủ
thứ thèm khát theo bản chất của ḿnh có thể nguy
hại cho những ǵ mà ḿnh đang cưu mang trong ḷng yêu của
ḿnh là con cái, ngược lại, đă chịu khó ăn những
đồ ăn bổ hay uống những thuốc bổ,
dù những thứ bổ béo này vốn không hợp với ḿnh,
song miễn là có lợi cho bào thai trong ḷng của ḿnh, là đủ.
Những hành động tự chủ, khắc phục, khôn
ngoan và lương thiện của tuổi trẻ vào đời
này không phải là tinh hoa, là kết qủa từ thời
gian chúng được cưu mang trong t́nh yêu vô vị lợi
và được dinh dưỡng bằng tinh thần công bằng,
nhất trí, tin tưởng và thông cảm của cha mẹ
chúng hay sao?
Tinh thần của
chung con người và của riêng tuổi trẻ gồm có
hai phần, khách quan và chủ quan. Tinh thần khách quan của
con người không ǵ khác hơn chính là linh hồn thiêng liêng
của con người, tức phần thượng của
con người, một phần được linh động
với hai tài năng là trí khôn và ḷng muốn. C̣n tinh thần
chủ quan của con người chính là con người hiện
thể của
họ, một con người
hiện thể được thể hiện qua ba thành phần
duy nhất trong cùng một nhân tính của con người, đó
là chủ thể, bản ngă và tâm linh của con người.
Đối với sự liên hệ và tương quan giữa
hai phần chủ quan và khách quan nơi tinh thần của
con người này, cơ sở của tinh thần chủ
quan là chính tinh thần khách quan, hay nói cách khác, tinh thần chủ
quan hiện hữu và sống động nhờ và qua tinh
thần khách quan, tức nhờ và qua trí khôn và ḷng muốn của
linh hồn con người. Như thế, khi giáo dục tuổi
trẻ là giáo dục tinh thần khách quan của chúng, chứ
không phải tinh thần chủ quan, bởi v́, chính tuổi
trẻ, nhờ được
giáo dục, trí khôn của chúng ư thức được bản
thân và cuộc đời của chúng, cũng như tha nhân
và xă hội quanh chúng, với những ư thức này soi sáng và
hướng dẫn, ḷng muốn của chúng sẽ biết
khôn ngoan chọn lựa và thi hành những ǵ xứng hợp
với luân lư phổ quát của chung con người và với
lương tâm đặc thù của riêng bản thân họ.
Chính nơi và qua những ư thức của trí khôn, chọn lựa
của ḷng muốn và thi hành của thân xác này, mà tinh thần
chủ quan của con người được dần dần
h́nh thành và thể hiện, cho đến khi chúng hoàn toàn đạt
được và trung thực phản ảnh đối
tượng tối cao của chúng là Chân Thiện Mỹ.
Vâng,
Tinh thần khách quan
của con người là phần được giáo dục,
được cưu mang, nhưng, phần được
sinh ra, được thành nhân, lại là tinh thần chủ
quan của con người. Với tinh thần chủ quan
thành nhân này của con người, con người chẳng
những thực sự là người đúng với nhân tính
và nhân vị của ḿnh, mà c̣n làm người hoàn toàn đúng
với nhân phẩm và nhân cách của con người. Với
Tinh Thần Chủ Quan sống đúng với nhân phẩm và
nhân cách của con người như thế, tuổi trẻ
vào đời sẽ là:* Một Chủ Thể Chân Thật,
với lư trí phán đoán mọi sự một cách công chính;
* Một Bản Ngă
Thiện Hảo, với ư chí luôn ham muốn những sự
tốt lành; và
* Một Tâm Linh Mỹ
Lệ, với tinh thần hoạt động một cách hết
sức khôn ngoan.
Đó là con người
lư tưởng để được và phải được
sinh VÀO ĐỜI.
Thế nhưng,
Về phần chỉ
giáo nhân, thành phần cưu mang và sinh hạ tuổi trẻ
vào đời, vẫn biết, trong việc giáo dục tuổi
trẻ, phải làm sao được chúng mến phục mới
có thể giáo dục chúng và làm cho chúng nên người. Dầu
vậy, giáo dục, tự bản chất, không phải
là một nghệ thuật
đắc nhân tâm thuần túy, mà là nghệ thuật sống
với tuổi trẻ và sống cho tuổi trẻ.
Bởi v́,Nếu chỉ
là nghệ thuật đắc nhân tâm thuần túy mà thôi, giáo
dục sẽ là một dịch vụ phục vụ thành
phần giáo dục hơn là thành phần được giáo
dục, tức thành phần tuổi trẻ. Lại nữa,
nếu thực sự giáo dục chỉ là một nghệ
thuật đắc nhân tâm thuần túy, đường lối
sư phạm của nó sẽ là những cách thức tinh vi
nhất, khôn khéo nhất và hiệu nghiệm nhất để
lấy được ḷng tuổi trẻ, thế thôi, kể
cả việc chiều chuộng và nịnh vuốt tuổi
trẻ là những cách dễ lấy được ḷng chúng
nhất mà lại nhàn hạ nhất. Trong khi đó, đối
tượng của việc giáo dục, đúng hơn, của
sứ mạng giáo dục, lại là chính tuổi trẻ, nên,
nó phải hướng về và phục vụ tuổi trẻ
mới thể hiện được ư nghĩa của nó và
đạt được mục đích cuối cùng của
nó.
Và, một khi đă
thuần túy phục
vụ tuổi trẻ, những nhà giáo dục chuyên chính sẽ
là thành phần được tuổi trẻ tin yêu và kính
phục nhất, v́ các ngài là người đă biết sống
với chúng và, nhất là, đă biết sống cho chúng.
Các ngài biết sống
với chúng ở chỗ:
* Đă tự động
t́m đến với chúng hơn là bắt chúng phải đến
với các ngài; và, một khi đă đến với chúng, các
ngài lại c̣n cải lăo hoàn đồng để có thể
sống ḥa hợp với chúng hơn. Nhờ sự hoà hợp
thân t́nh mật thiết này của các ngài đối với
chúng, chúng tự nhiên sẽ được hấp thụ
những tinh túy làm người của các ngài, như một
bào thai tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chất
thể của thai mẫu, vốn cần thiết cho sự
phát triển thành nhân của chúng, cho đến khi hoàn bị
để có thể sinh Vào Đời.
Hơn thế,
Các ngài c̣n biết sống
cho chúng ở chỗ:
* Hết sức tôn
trọng nhân vị và nhân quyền của chúng; đặt
quyền lợi và phúc lợi của chúng lên trên hết, mà
không cần chúng biết ơn, kể cả khi chúng chẳng
những vô ơn lại c̣n bất nghĩa với các ngài nữa,
miễn là chúng thành nhân. Đối với các ngài, hy sinh cho
tuổi trẻ chưa đủ, các ngài c̣n cảm thấy
cần phải chịu đau khổ bởi chúng nữa, bởi
những biến động bất thường về tâm
tính cũng như tâm sự của chúng qua các thời kỳ
phát triển, những biến động trực tiếp
phạm đến t́nh yêu của
các ngài, như nhưng
dẫy đạp vô tư theo đà phát triển của một
bào thai đạp vào thành bụng của thai mẫu, không thể
nào không có, cho tới khi các ngài chịu đựng đến
cực độ là lúc thai nhi của các ngài đă thành nhân để
được sinh hạ Vào Đời
Vậy,
Khi sống với tuổi
trẻ, chính là lúc các nhà giáo dục chuyên chính đang cưu
mang tuổi trẻ trong tinh thần hy sinh chia sẻ của
ḿnh, và, khi sống cho tuổi trẻ, chính là lúc họ tỏ
ra khả năng chịu đựng đoạn trường,
theo thân phận làm cha mẹ của toàn thể con người
tuổi trẻ là con cái của họ, để có thể
hạ sinh tuổi trẻ tốt lành và hoàn mỹ Vào Đời!