11
BỘ MẶT
TRÁI ĐẤT
BỘ MẶT TRÁI ĐẤT LÀ VĂN HÓA CON NGƯỜI
"Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần
Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất”. Câu đáp ca của ngày
lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống này có một ư nghĩa
rất sâu xa, không phải v́ lời khẩn nguyện này chứa
đựng một niềm xác tín là chỉ có Thánh Thần
Chúa mới là nguyên lư tối cao và là tác nhân chủ động
trong việc “canh tân bộ mặt trái đất” nhờ
Giáo Hội truyền bá phúc âm, mà c̣n v́ câu này nói lên một ư
nghĩa sâu xa huyền diệu của đối tượng
cần phải được Thánh Thần Chúa “canh tân”, đó
là “bộ mặt trái đất” nữa.
Phải chăng “Bộ
mặt trái đất” là chính văn hóa con người?
Đúng thế. Nếu “từ
khởi nguyên Thiên Chúa bắt đầu dựng nên trời
đất” (Gen.1:1) th́ có thể hiểu là từ ban đầu
“Thiên Chúa là Cha toàn năng” đă dựng nên “muôn vật
hữu h́nh và vô h́nh”, như tín điều đầu tiên của
Kinh Tin Kính được Kitô hữu chúng ta vẫn tuyên xưng
từ trước đến nay. Nếu “trời” là
biểu hiệu cho “vật vô h́nh” th́ “đất” là biểu
hiệu cho “vật hữu h́nh”. Tuy nhiên, trong “muôn vật
hữu h́nh” được dựng nên này, chỉ có tạo
vật “được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa
và tương tự như Thiên Chúa” (Gen.1:27) mới
thật sự là và xứng đáng là “bộ mặt trái đất”
mà thôi. Con người là “bộ mặt trái đất”, tức
là đại diện, là thay mặt cho “muôn
vật hữu h́nh” trước nhan Thiên Chúa, Đấng
đă đặt họ “làm chủ trái đất” (Gen.1:28).
Bởi v́, theo phẩm vị và bản tính bẩm sinh của
ḿnh, họ được Đấng Tạo Hóa ban cho
khả năng và quyền năng “nhân linh ư vạn
vật”: khả năng “nhân linh ư vạn vật” của
con người là luận biết và quyền năng “nhân
linh ư vạn vật” của con người là tự do.
Thực tế cho thấy, chính
nhờ khả năng và quyền năng “nhân linh ư
vạn vật” này, con người đă thực sự là một
tác nhân làm thay đổi hoàn toàn “bộ mặt trái đất”,
bằng đời sống càng ngày càng văn minh của
ḿnh, với những phát minh mỗi ngày một tân tiến
khôn lường và tiện nghi hết sức, làm nên
biết bao nhiêu là kỳ công nhân tạo, đến nỗi,
chính lịch sử cũng không ghi nhận kịp và tiên đoán
nổi mức độ văn minh đang gia tốc phát
triển này sẽ đi về đâu, thậm chí, đa
số con người ngày nay cũng không thể nào ngờ được,
không thể nào hưởng hết, không thể biết
hết, không thể nào sử dụng thông thạo như một
chuyên viên nếu không được huấn luyện đặc
biệt v.v.
“Bộ mặt trái đất”
chẳng những được văn minh loài người
trang điểm diễm tuyệt đến chói ngời
bề ngoài như thế, nó c̣n được con người
“linh ư vạn vật” biến đổi sâu xa bằng
chính văn hóa của họ nữa, để “bộ
mặt trái đất” cũng được vinh dự
mang bộ mặt nhân bản, không phải như một
chiếc mặt nạ giả tạo tạm bợ,
mà là một bộ mặt nhập thể, tương
tự như trường hợp con người tạo
vật trần gian được thực sự mang dung
nhan của Thiên Chúa nơi “Lời đă hóa thành nhục
thể” (Jn.1:14). Thật ra, văn minh cũng là một h́nh
thức văn hóa của con người, song nó không
phải là chính văn hóa và là tất cả văn hóa, v́
văn hóa là tất cả những ǵ con người
sống động theo quan niệm làm người của
ḿnh ở một thời điểm và địa điểm
nào đó; nó bao gồm cũng như được diễn
tả hay biểu lộ ở nhiều và qua nhiều phương
diện khác nhau, như phương diện xă hội (nhân
sinh và tập tục), chính trị (thể chế và
luật lệ), văn học (văn chương và khoa học),
nghệ thuật (cảm nhận và biểu hiện),
kỹ thuật (phát minh và tiện nghi), gia đ́nh (yêu thương
và sự sống), giáo dục (phẩm giá và nhân cách), kinh
tế (lao động và sản xuất), truyền thông
(liên lạc và giao tiếp) v.v.
Đúng thế, tuy không
phải là yếu tố “là người” của con người,
như bản tính tự nhiên tạo nên hữu thể con người,
văn hóa cũng là bộ mặt của con người
“linh ư vạn vật”, tức là tất cả những
ǵ “làm người” của con người. Lịch sử
cho thấy, chỉ con người mới có tiến bộ,
mới tiến từ chỗ lạc hậu đến chỗ
văn minh, từ chỗ ăn lông ở lỗ đến
chỗ ăn sang mặc đẹp, từ chỗ sống
theo luật rừng mạnh được yếu thua đến
chỗ công bằng bác ái vị tha, từ chỗ mê tín dị
đoan đến chỗ khoa học thực nghiệm, từ
chỗ đa thê lắm thiếp đến chỗ một
vợ một chồng, từ chỗ quân chủ chuyên
chế đến chỗ dân chủ cộng ḥa, từ chỗ
cha mẹ đặt đâu con ngồi đó đến chỗ
chọn mặt gửi vàng, từ chỗ trọng nam khinh
nữ đến chỗ nam nữ b́nh quyền, từ chỗ
cầy sâu cuốc bẫm đến chỗ máy móc tăng
gia năng xuất, từ chỗ làng mạc quê mùa mộc
mạc đến chỗ thành thị phồn hoa đô hội,
từ chỗ năm châu bốn bể xa cách đến chỗ
gần gũi nhau hơn như cùng nhau sống trong một
khu làng hoàn vũ (global village) v.v. Thế nhưng, tất
cả những tiến bộ về mọi mặt của
con người đó, từ thời tiền sử và thượng
cổ đến thời khoa học kỹ thuật
tối tân tiến trước ngưỡng cửa của
ngàn năm thứ hai Kitô giáo hiện nay, con người đă
thực sự tỏ ra ḿnh càng “làm người”, đúng như
bản chất của văn hóa đích thực, hay chưa?
Xét về mặt nổi, việc
tiến bộ của con người trong việc càng ngày
càng “làm người” hơn có thể bắt đầu từ
cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, với
phong trào thám hiểm thế giới, một phong trào chẳng
những đă giúp con người khám phá ra toàn diện “bộ
mặt trái đất” của ḿnh ở khắp nơi trên
thế giới, mà c̣n đem văn minh Âu Châu, trong đó có
cả văn hóa Kitô giáo, đi trang điểm “bộ
mặt trái đất”. Việc tiến bộ trong việc
“làm người” của con người kể từ phong
trào thám hiểm thế giới này có thể được
tóm trong chữ “quyền” và được diễn
tả bằng bộ ba danh từ kép: quyền lực hay
quyền năng (power), quyền hành hay quyền bính
(authority) và quyền lợi hay quyền hạn (right).
Quyền lực hay quyền
năng là tất
cả những ǵ con người có thể thực hiện
theo khả năng sinh hoạt tự nhiên của ḿnh, đặc
biệt về cả phương diện khoa học
lẫn kỹ thuật: về khoa học, được
mở màn từ năm 1512 khi Copernicus công bố thực
tại trái đất và các hành tinh quay chung quanh mặt trời,
và về kỹ thuật, được bắt đầu
từ năm 1698 khi Thomas Suvery sản xuất máy chạy
bằng hơi nước. Quyền hành hay quyền bính
là tất cả những ǵ con người có thể hành
sự trong trách nhiệm lănh đạo của ḿnh, đặc
biệt về phương diện chính trị, được
mở màn với chế độ dân chủ bằng cuộc
cách mạng Pháp 1789, và với chế độ xă hội chủ
nghĩa bằng cuộc cách mạng Nga năm 1917. Quyền
lợi hay quyền hạn là tất cả những ǵ
con người có thể thừa hưởng theo bản tính
bẩm sinh là người của ḿnh, đặc biệt
về phương diện xă hội, được đánh
dấu bằng cuộc đấu tranh nhân quyền đầu
tiên ở Hoa Kỳ chống lại chế độ thuộc
địa để giành độc lập vào năm 1776,
nhất là đă đạt đến tột đỉnh của
nó nơi bản Hiến Chương Nhân Quyền 1948 của
Liên Hiệp Quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, vào
cuối năm 1948.
Thế nhưng, thực
tế cho thấy, càng tân tiến con người càng đi đến
chỗ bị khủng hoảng về quyền lực,
quyền hành và quyền hạn của ḿnh, qua thái độ
con người tỏ ra tự phụ, tự măn và tự
nhiên thái qúa. Trước hết, con người tân tiến
bị khủng hoảng ở chỗ tỏ ra tự phụ
về quyền lực nơi các khám phá khoa học và phát
minh kỹ thuật của ḿnh, khi gạt Đấng
Tạo Hóa ra ngoài bằng chủ nghĩa duy lư (rationalism
hoặc idealism) hay duy vật (materialism hoặc communism).
Sau nữa, con người tân tiến bị khủng
hoảng ở chỗ tỏ ra tự măn khi lấy
quyền hành chính trị để giải quyết mọi
sự như ư riêng của ḿnh theo trào lưu tục hóa
(secularism) và thực dụng (consequentialism), bằng cách ban
bố các khoản luật phi nhân bản phản luân thường
đạo lư làm người. Sau hết, con người
tân tiến bị khủng hoảng ở chỗ tỏ ra
sống tự nhiên theo khuynh hướng hưởng thụ
(consumerism) và buông thả (nihilism), bất xứng với
phẩm vị làm người.
Như thế, thực tế
hiện lên cho thấy hết sức rơ ràng “bộ mặt
trái đất” ở vào thời điểm Mùa Đông Lịch
Sử (xin xem bài mang nhan đề này trước đây)
ngay trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ
ba Kitô giáo này đă hoàn toàn bị méo dạng, đă
thực sự bị biến dạng, thậm chí đă
trở thành quái dạng nữa là đàng khác. “Bộ
mặt trái đất” hiện nay không méo dạng là ǵ,
với chủ thuyết duy nhân bản (secular humanism), một
chủ trương tôn sùng con người hơn cả Đấng
đă dựng nên con người? “Bộ mặt trái đất”
hiện nay cũng không biến dạng là ǵ, với
khuynh hướng luân lư tương đối (moral/ethical
relativism), một khuynh hướng biến dữ thành
quyền lợi theo chủ quan phi chân lư của ḿnh?? “Bộ
mặt trái đất” hiện nay thậm chí c̣n trở
thành quái dạng nữa, với những luật lệ
phi nhân bản, phản luân thường đạo lư làm người,
như luật cho phép phá thai, hợp thức hôn nhân đồng
tính luyến ái v.v.???
Để có thể nh́n
thẳng và nh́n kỹ “bộ mặt trái đất” đă bị
méo dạng, biến dạng và quái dạng này, chúng ta hăy
lắng nghe Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội
Công Giáo hoàn vũ đă chia sẻ nhận định của
một người nh́n từ trên cao xuống như ngài,
(tất nhiên sẽ là cái nh́n tổng quát, rơ hơn và chính xác
hơn những nhận định của người ở
dưới và ở trong cuộc nên dễ bị chi
phối lệch lạc như chúng ta). Cái nh́n của ngài cho
chúng ta thấy chẳng những căn nguyên sâu xa của một
thứ văn hóa ngài đă đặt tên cho nó là “văn hóa
tử vong”, mà c̣n cả cách thức để cải
tiến nó, nhất là đường lối để
giải cứu loài người khỏi “văn hóa chết
chóc” vô cùng nguy hại này hủy diệt nữa.
BỘ MẶT TRÁI ĐẤT CẦN PHÚC ÂM HÓA
Trước hết, về căn
nguyên của một trào lưu văn hóa được
gọi là “văn hóa tử vong”, Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, vào ngày 27-6-1998, đă chia sẻ với các vị
giám mục Hoa Kỳ sang Rôma đợt 9 dịp ad limina
của các ngài, như sau:
·
“Chúng ta phải
nhận diện cuộc khủng hoảng văn hóa về
luân lư này như thế nào đây? Chúng ta có thể thoáng
nh́n thấy giai đoạn đầu tiên của nó theo
những ǵ Đức Hồng Y Gioan Henry Newman viết qua bức
Thư gửi cho Duke Norfolk: “Trong thế kỷ này, (lương
tâm) đă bị thay thế bởi cái giả tạo, cái
giả tạo chưa hề có ở 18 thế kỷ trước
đó và nếu có chăng nữa cũng không thể nào lẫn
lộn với nó. Đó là quyền tự quyết
(self-will). Những ǵ xẩy ra đúng ở thế
kỷ 19 của đức hồng y Newman th́ càng đúng hơn
ở lúc này đây. Những quyền lực mạnh mẽ
về luân lư nhấn mạnh rằng, các thứ quyền của
lương tâm bị vi phạm bởi chính ư tưởng
là có một thứ luật luân lư được ghi
khắc nơi nhân tính của chúng ta, một thứ
luật luân lư mà chúng ta có thể biết được
bằng việc phản tỉnh về bản tính của ḿnh
cũng như về các việc làm của ḿnh, và là một
thứ luật áp đặt một số trách nhiệm
trên chúng ta, v́ chúng ta công nhận chúng có tính cách thắt buộc
và chân thực phổ quát. Điều này thường được
nói là một việc hủy hoại tự do. Thế nhưng
ư niệm về ‘tự do’ thực sự ở đây là ǵ?
Phải chăng tự do chỉ là việc làm theo ư ḿnh – ‘tôi
phải được phép làm điều này v́ tôi muốn
làm như vậy’? Hay phải chăng tự do là quyền
làm những ǵ tôi phải làm, phải tự nguyện liên
kết với điều tốt lành và chân thực (xem Bài Giảng tại Baltimore ngày
8-12-1995)?
“Quan
niệm về tự do như là vấn đề tự
quyết theo cá nhân hấp dẫn con người; được
mớm cho bởi giới trí thức, bởi phương
tiện truyền thông, bởi ngành lập pháp và tư pháp,
quan niệm tự do này trở nên một lực lượng
văn hóa mănh liệt. Tuy nhiên, cuối cùng nó hủy diệt
sự thiện riêng tư của cá nhân cũng như hủy
diệt công ích của xă hội.
Tự-do-là-tự-quyết, bởi việc nhấn mạnh
một chiều đến ư muốn tự quyết của
cá nhân như là nguyên lư cấu tạo duy nhất của đời
sống công cộng, làm phân ly các mối giây ràng buộc
giữa nam và nữ, giữa cha mẹ và con cái, giữa người
mạnh và kẻ yếu, giữa đa số và thiểu
số. Kết qủa gây ra là việc đổ vỡ nơi
xă hội dân sự, và là một cuộc sống công cộng
chỉ có các diễn viên c̣n lại đó là việc
tự quyết của cá nhân và chính quyền. Như thế
kỷ 20 đă dạy cho chúng ta thấy, đóù là một
liều thuốc mạnh cho bạo quyền bạo
lực.
“Cuộc khủng hoảng
hiện nay về văn hóa luân lư, ở tận gốc rễ
của ḿnh, là một cuộc khủng hoảng về
hiểu biết bản tính của con người…”
(tuần san
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 1-7-1998, trng 3, đoạn
2 và 3)
Bởi thế, để
có thể cải tiến trào lưu “văn hóa tử vong”
hết sức nguy hại này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II, trong cùng một bài chia sẻ trên đây, đă nêu lên
giải pháp như sau:
· “Trong việc giảng dạy
chân lư về lương tâm và mối liên hệ nội
tại của nó với chân lư luân lư, qúi huynh sẽ phải
đương đầu với một trong những mănh
lực cả thể trong thế giới hiện đại.
Thế nhưng, nhờ đó, qúi huynh mới đang
cống hiến cho thế giới tân tiến này một việc
phục vụ cao cả, v́ qúi huynh sẽ nhắc nhở
cho thế giới về nền tảng duy nhất có
thể bảo tồn văn hóa tự do: đó là điều
mà Các Vị Lập Quốc của qúi huynh gọi là các chân
lư ‘minh nhiên’ (self-evident)…
“Phẩm
vị nội tại và những quyền lợi căn
bản bất khả xâm phạm của chúng ta không
phải là kết qủa của việc xă hội đồng
ư chung (social convention): chúng có trước tất cả mọi
cuộc trưng cầu dân ư xă hội nữa và c̣n cung
cấp cho những qui định thấy được tính
cách hợp lư của các cuộc trưng cầu dân ư ấy.
Lịch sử của thế kỷ 20 này là một cảnh
giác nghiêm nghị về các sự dữ gây ra bởi sự
kiện con người bị suy giảm đến mức
độ thành đồ vật bị quyền lực tham
lam vị kỷ hay những luận lư ư hệ lạm dụng
…
“Việc
sống c̣n của một nền quân chủ riêng biệt
nào đó chẳng những tùy thuộc ở cơ cấu tổ
chức của nó mà c̣n ở một lănh vực lớn lao hơn
nữa là tinh thần gợi hứng và thấm nhập đường
lối của nó vào việc lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tương lai của một nền dân chủ
thực sự lệ thuộc vào thứ văn hóa có
khả năng làm nên những con người nam nữ
sẵn sàng bảo vệ một số sự thật và giá
trị.
“Nếu
không có một tiêu chuẩn khách quan để phán quyết
giữa các ư niệm khác nhau về sự thiện chung cũng
như riêng th́ các thể chế dân chủ bị giảm
xuống thành một cuộc tranh giành quyền lực
sống sượng. Nếu lề luật thuộc
hiến và lập pháp không dựa vào lề luật luân lư
khách quan là các nguyên lư đệ nhất của công lư và b́nh đẳng,
là bởi v́ các nguyên lư này đă trở thành những vấn
đề thuộc ư kiến riêng tư.
“Không
khí của trào lưu luân lư tương đối th́ không xứng
hợp với nền dân chủ. Thứ văn hóa này không
thể đáp ứng các vấn đề căn bản cho
một cộng đồng chính trị dân chủ: ‘Tại
sao tôi phải coi đồng hương của tôi b́nh đẳng
như tôi?’; ‘Tại sao tôi phải bảo vệ quyền lợi
của người khác?’ ‘Tại sao tôi phải hoạt động
cho công ích?’. Nếu các chân lư luân lư không được công
khai tuyên nhận như thế th́ không thể nào có dân chủ
được (xem
Thông Điệp Rạng Ngời Chân Lư, đoạn 101)”.
(cùng
nguồn, đoạn 5 và 6)
Tuy nhiên, chỉ có một phương
thế hiệu nghiệm có thể chắc chắn cứu
văn loài người khỏi bị hủy hoại bởi luồng
khí “văn hóa tử vong” vô cùng độc hại này, một
phương thế làm cho Mùa Đông Lịch Sử tan
biến trước Mùa Xuân Cứu Rỗi, được Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc lại vào ngày 19-6-1998, trong bài
giảng tại Vương Cung Thánh Đường Chính Ṭa
Salzburg Nước Aùo, như sau:
· “’Người dọn bàn
ăn cho tôi trước mặt đối phương tôi’
(Ps.23/22:5). Cho dù không có những cuộc
bắt bớ dữ dội, th́ công việc làm chứng nhân
như thành phần Kitô hữu cũng không phải bao giờ
cũng dễ dàng. Họ thường đụng độ
với t́nh trạng khô đạo đông đảo là t́nh
trạng khó khăn cũng không thua ǵ t́nh trạng thù ghét.
Bởi thế mới xẩy ra t́nh trạng linh mục và
các cộng tác viên của các vị dọn bàn tiệc Lời
Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, thế nhưng lại
thất vọng khi thấy rằng số khách dự tiệc
chấp nhận lời mời mỗi ngày một ít đi. Bàn
tiệc lợi lộc và khuynh hướng thụ hưởng
lại có vẻ hấp dẫn hơn. Đó là lư do tại
sao hiện nay có nhiều người sống như
thể Thiên Chúa không hiện hữu. Các h́nh thức phổ
quát diễn đạt đạo đức thông dụng
vẫn c̣n, tuy nhiên lại thiếu mất căn bản xác
tín minh tường. Bởi thế chúng bị đe dọa
bị cuốn đi theo gịng tục hóa đang dâng lên. T́nh
trạng dửng dưng đối với gia sản Kitô
giáo th́ nguy hại cũng giống như bị hận thù
ghen ghét ra mặt vậy.
“Chỉ
có việc tân phúc âm hóa mới bảo đảm được
việc đào sâu vào một đức tin tinh tuyền và
vững chắc, một đức tin có thể biến các
truyền thống lưu tồn thành một quyền
lực giải thoát”.
(tuần san L’Osservatore
Romano, ấn bản Anh ngữ, 1-7-1998, trang 8, đoạn 5)
Như thế, việc Giáo Hội
truyền bá phúc âm đây chính là việc thực tế
nhất Giáo Hội “xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin
canh tân bộ mặt trái đất”, tức là canh tân con người
là chính “bộ mặt trái đất”, là “bộ mặt” của
“muôn vật hữu h́nh”, hay là phúc âm hóa văn hóa làm nên bộ
mặt con người cũng vậy. Một khi con người
“làm chủ trái đất” được canh tân, hay văn
hóa là bộ mặt của con người được
phúc âm hóa, th́ chắc chắn “bộ mặt trái đất”
sẽ được canh tân. Bởi v́:
·
“Toàn thể
tạo vật ngong ngóng trông đợi việc tỏ hiện
của con cái Thiên Chúa. V́ thế giới tạo vật bị
lụy thuộc vào t́nh trạng hư hoại, không phải
tự chúng muốn, mà bởi Đấng bắt chúng
phải chịu với niềm hy vọng tất cả
tạo vật sẽ được giải thoát khỏi
số phận hư vong để thông phần tự do và
vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm.8:19-21).
Đúng thế, sau khi phục
sinh, Chúa Kitô “được toàn quyền trên trời dưới
đất” (Mt.28:18) chẳng những sai các môn đệ của
ḿnh “đi tuyển mộ môn đồ nơi tất
cả mọi dân nước” (Mt.28:19), mà c̣n “đi
khắp thế giới để công bố Tin Mừng cho tất
cả mọi tạo vật” (Mk.16:15) nữa. Vẫn
biết Chúa Kitô phục sinh “đă từ Cha sai Thánh Thần
đến” (Jn.15:26) với Giáo Hội để “canh tân bộ
mặt trái đất” bằng việc Giáo Hội
truyền bá phúc âm. Thế nhưng, chính Người, “Đấng
ở trên ngai” (Rev.21:5), Đấng “là nguyên thủy và là cùng
đích, đă chết nhưng vẫn sống muôn đời”
(Rev.1:17-18), mới là Đấng “canh tân lại tất
cả” (Rev.21:5), dù việc Giáo Hội truyền bá phúc âm chưa
hoàn tất hay chưa đi đến đâu theo chiều hướng
mong ước của loài người, đúng như Người
ngầm tiên báo, “trước khi các con đi khắp Israel
th́ Con Người đă đến” (Mt.10:23).
Phải, Thời Điểm
Hồng Ân Năm Thánh 2000 chẳng những là khởi điểm
cho Mùa Xuân Cứu Rỗi mà c̣n là chính Mùa Gặt Nước
Trời, một mùa gặt hái những tâm hồn không
thể t́m thấy chân lư và chân phúc nơi “văn hóa tử
vong” đă quay trở về với “Đấng Cứu Tinh
Nhân Trần” (Redemptor Hominis) là “đường, là Sự
Thật và là Sự Sống” (Jn.14:6): “hôm qua, hôm nay và muôn đời
vẫn là một” (Heb.13:8)?
(Bài
viết này đă được phổ biến trên ba nguyệt
san Dân Chúa các châu:
Nguyệt
San Dân Chúa Âu Châu số 201-202, số chủ đề
“Thần Học Môi Sinh”, tháng 7&8/1999, Nguyệt San Dân Chúa
Mỹ Châu, tháng 8/1999,
và Nguyệt
San Dân Chúa Úc Châu 4/2000)