Việc Truyền Bá Phúc Âm là gì?
Canh tân nhân loại
-18- Đối với Giáo Hội, truyền bá phúc âm nghĩa là mang Tin Mừng cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, và nhờ ảnh hưởng của nó biến đổi nhân loại từ bên trong và đổi mới nó: "Giờ đây Ta làm cho mọi tạo vật nên mới" (Rev.21:5; x.2Cor.5:17; Gal.6:15). Thế nhưng, sẽ không có một tân nhân loại nếu trước hết không có những con người mới được canh tân bởi Bí Tích Rửa Tội (x.Rm.6:4) và bởi cuộc sống theo Phúc Âm (x.Eph.4:23-24; Col.3:9-10). Thế nên, mục đích của việc truyền bá phúc âm chính là việc cải đổi nội tâm này, và nếu cần phải diễn đạt b@ng một câu nói thì cách hay nhất là nói thế này, Giáo Hội truyền bá phúc âm khi Giáo Hội tìm cách cải hối, chỉ b@ng nguyên thần lực của sứ điệp mà Giáo Hội công bố, lương tâm của cả cá nhân cũng như tập thể con người, những hoạt động họ làm cùng với cuộc sống và hoàn cảnh của họ.
Và tầng lớp nhân loại
-19- Tầng lớp nhân loại cần được biến đổi: đối với Giáo Hội, vấn đề không phải chỉ là việc rao giảng Phúc Âm ở những miền bao rộng hơn trước hay cho số người nhiều hơn trước, mà còn nhờ quyền lực của Phúc Âm tác dụng và thực sự cải đổi tiêu chuẩn phán đoán của con người, định những giá trị, những điều lợi lộc, những giòng tư tưởng, những nguồn cảm hứng và những mẫu thức sống tương phản với Lời của Thiên Chúa và dự án cứu độ.
Phúc Âm hóa các văn hóa
-20- Tất cả những việc này có thể được diễn đạt b@ng những lời sau đây: vấn đề là làm sao để phúc âm hóa văn hóa cũng như những văn hóa của con người, (không phải b@ng một đường lối vẽ vời vậy thôi, như đã xẩy ra, b@ng cách áp dụng hời hợt, mà b@ng một đường lối dứt khoát, sâu xa và nhắm vào chính căn gốc của chúng), theo một ý nghĩa rộng rãi và phong phú mà những từ ngữ này được đề cập đến trong hiến chế Gaudium et Spes (đoạn 53), luôn luôn lấy con người như khởi điểm của mình và luôn luôn qui về mối liên hệ giữa con người với nhau và với Thiên Chúa.
Do đó, Phúc Âm, cũng như việc phúc âm hóa, không đồng nghĩa với văn hóa gì cả, và chúng biệt lập với tất cả mọi văn hóa. Tuy nhiên, vương quốc mà Phúc Âm loan báo được sống bởi con người là thành phần gắn chặt với văn hóa, và việc xây dựng vương quốc không thể nào tránh được sự vay mượn những yếu tố của văn hóa hay những văn hóa nhân loại. Mặc dầu biệt lập với các văn hóa, Phúc Âm và việc truyền bá phúc âm không thiết yếu phải tương khắc với những nền văn hóa này, hơn là chúng có khả năng hòa nhập tất cả chúng lại với nhau mà không bị lệ thuộc vào nhau.
Việc phân rẽ giữa Phúc Âm và văn hóa thực sự là một thảm kịch của thời đại chúng ta, cũng như đã xẩy ra ở những thời đại khác. Vì thế, mọi nỗ lực cần phải thực hiện để bảo đảm một cuộc hoàn toàn phúc âm hóa văn hóa, hay đúng hơn các văn hóa. Chúng phải được tái sinh bởi việc gặp gỡ Phúc Âm. Thế nhưng, cuộc gặp gỡ này sẽ không xẩy ra nếu không có việc loan truyền Phúc Âm.Tầm quan trọng của việc làm chứng b@ng đời sống
-21- Trên tất cả, Phúc Âm cần phải được rao giảng b@ng việc làm chứng... Nhờ việc làm chứng không lời này, người Kitô hữu gợi lên những câu hỏi tất yếu nơi tâm trí của những ai thấy cuộc sống của họ: Tại sao họ lại như thế? Tại sao họ sống như vậy? Động lực sống của họ là gì hay là ai? Tại sao họ sống giữa chúng ta? Một chứng tá như vậy đã là một việc loan báo âm thầm Tin Mừng và là một việc loan báo rất mãnh lực và hiệu nghiệm. Ở đây chúng ta nói đến tác động khởi đầu cho việc truyền bá phúc âm...
Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi cho việc làm chứng này, và b@ng cách ấy, họ có thể là những nhà truyền bá phúc âm thực sự...Nhu cầu của việc loan báo thực sự
-22- Tuy nhiên, việc làm chứng này luôn luôn vẫn là một việc chưa trọn, vì ngay cả chứng tá tốt đẹp nhất, về lâu về dài, cũng tỏ ra vô hiệu lực, nếu nó không được dẫn giải, chứng thực - điều mà Thánh Phêrô gọi là luôn luôn có "câu trả lời cho người hỏi anh em về lý do mà tất cả anh em hy vọng" (1Pt.3:15) - và lám sáng tỏ b@ng một việc loan báo rõ ràng và dứt khoát về Chúa Giêsu. Tin Mừng được loan báo b@ng chứng tá cuộc sống sớm muộn cũng phải được loan báo b@ng ngôn từ của cuộc sống. Nếu danh tánh, giáo huấn, đời sống, lời hứa, vương quốc và mầu nhiệm của Chúa Giêsu Nazarét, Con Thiên Chúa, không được loan báo thì cũng không có việc truyền bá phúc âm đích thực. Lịch sử Giáo Hội, từ bài diễn từ của Thánh Phêrô vào buổi sáng của Ngày Lễ Ngũ Tuần trở đi, đã được hòa trộn và đồng hóa với lịch sử của việc loan báo này... Việc loan báo này - lời giảng tiên khởi, việc giảng dạy hay dạy giáo lý - chiếm một vị trí quan trọng trong việc truyền bá phúc âm đến nỗi nó thường được đồng nghĩa với việc truyền bá phúc âm; tuy nhiên, nó cũng chỉ là một phương diện của việc truyền bá phúc âm mà thôi.
Cho việc cùng nhau chấp nhận dứt khoát
-23- Thực sự việc loan báo chỉ tiến đến mức độ phát triển trọn vẹn khi nó được lắng nghe, chấp nhận và đồng hóa, và khi nó làm nổi dậy một niềm gắn bó thực sự nơi con người lãnh nhận nó. Một niềm gắn bó với các chân lý mà Chúa đã mạc khải theo tình thương của Ngài; hơn thế nữa, một niềm gắn bó với chương trình sống - một cuộc sống nhờ đó được biến đổi - mà Ngài dự định. Tóm lại, một niềm gắn bó với vương quốc, tức là, với một "tân thế giới", với tân trạng của các sự vật, với tân thức của việc hiện hữu, của cuộc sống, của cuộc sống trong cộng đồng mà Phúc Âm khai mào. Một niềm gắn bó như vậy, không thể nào trừu tượng và bất hội nhập, tự tỏ ra một cách cụ thể b@ng việc hiển nhiên ra nhập vào cộng đồng các tín hữu. Như thế, những ai mà đời sống được biến đổi gia nhập một cộng đồng mà tự nó là một dấu hiệu biến đổi, một dấu hiệu mới mẻ của sự sống: đó là Giáo Hội, một bí tích hữu hình của ơn cứu độ (x.Hiến chế tín lý về Giáo Hội, 1,9,48). Việc chúng ta gia nhập cộng đồng hội thánh, về phần nó, sẽ được diễn đạt nhờ nhiều dấu hiệu khác kéo dài và bộc lộ dấu hiệu của Giáo Hội. Trong công cuộc truyền bá phúc âm, một người chấp nhận Giáo Hội như Lời cứu độ (x.Rm.1:16; 1Cor.1:18) thường chuyển nó thành những tác động bí tích sau đây: gắn bó với Giáo Hội và chấp nhận các bí tích, những phương tiện biểu lộ và trợ giúp niềm gắn bó này b@ng ân sủng truyền ban.