Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Chứng tá b@ng cuộc sống
-41- ... Đối với Giáo Hội, phương tiện thứ nhất của việc truyền bá phúc âm là việc làm chứng b@ng một đời sống Kitô hữu chân chính, được hiến cho Thiên Chúa trong một mối hiệp thông không gì hủy hoại được, đồng thời hy hiến cho tha nhân với một nhiệt tình vô hạn. Như chúng tôi gần đây đã nói với một nhóm giáo dân: "Con người tân tiến mong nghe những chứng nhân hơn là những thày dạy, và nếu họ có lắng nghe các thày dạy là bởi vì các vị thày này là những chúng nhân" (2-10-1974: AAS, 66). Thánh Phêrô đã diễn tả điều này rõ ràng khi ngài chủ trương việc làm gương về một đời sống đáng kính và trong sạch thì thắng đoạt, mà không cần một lời nào, những kẻ từ chối tuân nghe lời nói (x.1Pt.3:1). Bởi thế, b@ng việc làm và đời sống của mình, Giáo Hội sẽ truyền bá phúc âm cho thế giới, nói cách khác, b@ng chứng tá sống động của mình trong việc trung thành với Chúa Giêsu - chứng tá khó nghèo và không dính bén, chứng tá tự do trước những quyền lực thế gian, tóm lại, chứng tá của sự thánh thiện.
Một rao giảng sống động
-42- Thứ đến, cũng không thừa thãi khi nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng và cần thiết của việc rao giảng. "Làm sao họ có thể tin vào Người là Đấng họ chưa bao giờ nghe nói đến? Và làm sao họ được nghe mà lại không có người rao giảng?... Thế nên đức tin nhờ nghe mà có và nghe được là do việc rao giảng về Chúa Kitô" (Rm.10:14,17). Điều luật đã từng được Vị Tông Đồ Phaolô chủ trương hôm nay vẫn còn nguyên hiệu lực.
Việc rao giảng, tức việc loan báo của sứ điệp, thực sự luôn luôn là một việc không thể nào được miễn trừ. Chúng ta thừa biết r@ng con người tân tiến chán ngán về việc nghe nói; họ thường tỏ ra mệt mỏi trong vấn đề nghe nói, tệ hơn nữa họ không lãnh hội được những ngôn từ. Chúng ta cũng biết r@ng nhiều tâm lý gia và xã hội gia cho thấy một quan niệm là con người tân tiến đã vượt khỏi thứ văn minh của ngôn từ, là thứ văn minh hiện nay vô hiệu và vô dụng, là hiện thời họ sống theo một thứ văn minh của ảnh tượng. Những dữ kiện này bắt buộc chúng ta phải sử dụng, vì mục tiêu thông truyền sứ điệp Phúc Âm, những phương tiện tân tiến mà thứ văn minh này sản xuất ra. Những nỗ lực rất tích cực về lãnh vực này thực sự đã được thực hiện. Chúng ta không thể nào không khen ngợi chúng và khích lệ chúng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi trong những ngày này gây ra bởi qúa nhiều những chuyện trò rỗng tuyếch, cũng như bởi mức độ thích hợp của những hình thức truyền thông khác, không được làm giảm thiểu quyền lực vĩnh viễn của ngôn từ, hay làm mất đi uy tín của nó. Ngôn từ bao giờ cũng xứng hợp, nhất là khi nó là thứ chất chứa quyền lực của Thiên Chúa (x.1Cor.2:1-5). Đó là lý do tại sao câu châm ngôn của Thánh Phaolô: "Đức tin từ nghe mà có" (Rm.10:17) vẫn giữ được tính cách của nó: chính Lời được rao giảng mới dẫn đến niềm tin.Phụng vụ Lời Chúa
-43- Việc rao giảng phúc âm này có nhiều hình thức, và lòng nhiệt thành sẽ gợi hứng cho việc cấu hợp nên những hình thức này hầu như không thiết định được. Thật vậy, có muôn vàn biến cố trong đời sống và hoàn cảnh của con người là những dịp để nói lên cách khôn ngoan nhưng minh tường về điều Chúa cố ý nói trong hoàn cảnh đặc biệt này nọ. Phải có đủ một cảm nhận linh thiêng chân thực khi đọc sứ điệp của Thiên Chúa qua những sự việc. Thế nhưng, vào thời gian mà phụng vụ được Công Đồng canh tân thì giá trị đối với Phụng Vụ Lời Chúa được tăng lên rất nhiều, nếu không nhìn nhận bài giảng như là một phương tiện quan trọng và rất thích thuận trong việc truyền bá phúc âm thì là một điều sai lầm... Việc rao giảng này, một cách đặc biệt được đưa vào cử hành Thánh Thể là mầu nhiệm nó lấy được hiệu lực và sức mạnh của mình, nhất định có một vai trò đặc biệt trong việc truyền bá phúc âm, đến nỗi nó diễn đạt đức tin sâu xa của vị thừa tác thánh và được ưu ái cưu mang. Tín hữu tụ hfdỏ lại như một Giáo Hội Vượt Qua, khi cử hành lễ kính Chúa hiện diện ở giữa họ, mong đợi nhiều nơi việc rao giảng này, và sẽ được rất nhiều lợi ích từ đó, nếu nó chân thành, rõ ràng, thẳng thắn, thích ứng, được căn cứ sâu xa vào giáo huấn Phúc Âm và trung thành với huấn quyền, nếu nó được khơi động lên bởi nhiệt huyết tông đồ cân b@ng bắt nguồn từ bản chất đặc thù của nó, là tràn đầy hy vọng, bổ dưỡng niềm tin, và làm phát sinh an bình lẫn hiệp nhất. Nhiều giáo xứ hay các cộng đoàn sống và liên kết với nhau nhờ bài giảng Chúa Nhật, nếu nó có những tính chất này.
Chúng ta cần nói thêm, cũng nhờ canh tân phụng vụ, mà việc cử hành Thánh Thể không phải là lúc duy nhất thích hợp cho bài giảng. Bài giảng không được bỏ qua trong phụng vụ của tất cả các bí tích, trong những nghi thức á phụng vụ, và trong những cuộc hội hfdỏ của tín hữu. Bài giảng sẽ luôn luôn là một dịp hân hạnh để thông truyền Lời Chúa.Việc dạy giáo lý
-44- Một phương tiện truyền bá phúc âm không được bỏ qua là phương tiện dạy giáo lý. Thành phần trí thức, đặc biệt là trẻ em và giới trẻ, cần học biết, qua việc dạy giáo khoa về đạo lý những giáo huấn căn bản, nội dung sống động về sự thật mà Thiên Chúa muốn chuyển đạt đến chúng ta, cũng như Giáo Hội tìm cách diễn đạt b@ng một thể thức phong phú hơn bao giờ hết trong hành trình lịch sử dài của mình. Không ai chối được r@ng việc dạy giáo lý này cần phải có để tạo nên những mẫu sống Kitô giáo, chứ không phải chỉ là những quan niệm vậy thôi. Thật vậy, nỗ lực truyền bá phúc âm sẽ gặt hái được ích lợi lớn lao - ở mức độ dạy giáo lý tại nhà thờ, trường học, những nơi vốn có thể làm việc này, cũng như trong mọi trường hợp ở tại gia đình Kitô hữu - nếu những người dạy giáo lý có những cuốn giáo khoa thích hợp, cập nhật khôn ngoan và xứng hợp, được các giám mục chuẩn nhận. Những phương pháp dạy phải được thích ứng với tuổi tác, văn hóa và khả năng của những người lãnh hội; chúng phải luôn luôn làm sao gắn liền với trí nhớ, trí khôn và tâm hồn những chân lý chính yếu phải được thấm nhuần vào tất cả đời sống. Trên hết là phải sửa soạn cho có những giảng viên giỏi - những giảng viên giáo lý trong xứ, những thày cô, những phụ huynh - thành phần muốn hoàn bị chính mình b@ng nghệ thuật siêu đẳng này, một nghệ thuật không có không được và cần việc dạy đạo lý. Hơn nữa, một khi hết sức chăm lo cho việc huấn luyện trẻ em, người ta thấy r@ng những cảnh trạng hiện nay khiến việc dạy giáo lý, theo hình thức học hỏi giáo lý, khẩn trương hơn bao giờ hết đối với muôn vàn giới trẻ cũng như người lớn, thành phần, được ơn sủng, dần dần khám phá ra dung nhan của Đức Kitô và cảm thấy nhu cầu cần phải hiến mình cho Ngài.
Lợi dụng các phương tiện thông tin
-45- Thế kỷ của chúng ta được đánh dấu b@ng những phương tiện thông tin hay những phương tiện truyền thông xã hội, và việc loan báo khởi đầu, việc dạy giáo lý hay việc đào sâu đức tin không thể nào thực hiện mà lại không nhờ đến những phương tiện này, như chúng ta đã nhấn mạnh.
Khi chúng được dùng để phục vụ Phúc Âm, chúng có khả năng làm tăng tiến hầu như vô định lãnh vực Lời Thiên Chúa được rao giảng; chúng làm cho Tin Mừng vươn đến h@ng triệu người. Giáo Hội sẽ cảm thấy có lỗi trước Chúa của mình nếu Giáo Hội không lợi dụng những phương tiện hiệu năng này, những phương tiện được tài khéo của con người mỗi ngày một làm cho hoàn hảo hơn. Chính nhờ chúng Giáo Hội công bố "từ mái nhà" (x.Mt.10:27; Lk.12:3) sứ điệp mà Giáo Hội là nơi chất chứa. Nơi chúng, Giáo Hội tìm thấy một kiểu mẫu giảng đài tân tiến và tác hiệu. Nhờ chúng mà Giáo Hội tiếp tục nói với những đám đông.
Tuy nhiên, việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá phúc âm có một thách đố: đó làm sao nhờ chúng sứ điệp phúc âm vươn tới một số đông người ta, b@ng một khả năng thấu nhập lương tri mỗi cá nhân, khả năng đâm mầm trong tâm can họ như thể họ là một người duy nhất được nghe rao giảng, với tất cả những tính chất riêng tư của họ, cũng nhờ chúng mà sứ điệp phúc âm làm cho mỗi người hoàn toàn gắn bó và dấn thân.Giao tiếp cá nhân
-46- Vì lý do này, song song với việc loan báo Phúc Âm cách tập thể, một hình thức khác của việc truyền đạt là hình thức giao tiếp cá nhân, vẫn còn hiệu lực và quan trọng. Chúa thường dùng hình thức này, (chẳng hạn với ông Nicôđêmô, với ông Giakêu, với người phụ nữ Samaritanô, với ông Simon người Pharisiêu), và các tông đồ cũng làm như vậy. Về lâu về dài, có cách nào khác trong việc truyền thông Phúc Âm ngoài cách thông đạt cho người khác cảm nghiệm đức tin riêng của mình chăng? Nhu cầu khẩn thiết trong việc loan báo Tin Mừng cho các đám đông cũng không được khiến chúng ta quên đi cách loan báo này, một cách mà nhờ đó lương tâm riêng của mỗi người được giao chạm bởi một thế giới hoàn toàn chuyên biệt mà họ lãnh nhận từ một người khác. Chúng ta không bao giờ ca ngợi cho đủ những vị linh mục, qua bí tích Thống Hối hay qua việc hội thoại mục vụ, tỏ ra h@ng tâm của mình trong việc hướng dẫn người ta theo đường lối Phúc Âm, nâng đỡ những cố gắng của họ, nâng họ lên khi họ sa ngã, và luôn luôn ý thức và sẵn sàng trợ giúp họ.
Vai trò của các bí tích
-47- Tuy nhiên, người ta không thể nào nhấn mạnh cho đủ sự kiện là việc truyền bá phúc âm không chỉ có bao gồm việc rao giảng và giảng dạy tín điều. Vì việc truyền bá phúc âm phải chạm đến đời sống: một đời sống tự nhiên mà nó ban cho một ý nghĩa mới, nhờ những quan điểm phúc âm mà nó tỏ ra cho; cũng như một đời sống siêu nhiên, một đời sống không phủ nhận mà là thanh tẩy và thăng hóa đời sống tự nhiên.
Đời sống siêu nhiên này được diễn đạt sống động nơi bảy bí tích, cũng như nơi ánh quang cao qúi của ân sủng và thánh đức ở nơi các bí tích này.
Như thế, việc truyền bá phúc âm thực hiện trọn khả năng của mình khi nó chiếm được mối liên hệ thân mật nhất, hay nói đúng hơn, mối giao liên vĩnh viễn và không gián đoạn, giữa Lời và các bí tích. Theo một nghĩa nào đó, thật là sai lầm khi tạo nên một sự tương phản giữa việc truyền bá phúc âm và việc ban phát bí tích, như đôi khi xẩy ra. Thật thế, trong việc ban phát các bí tích, nếu không được trợ giúp vững chắc của việc dạy giáo lý, có thể chấm dứt b@ng việc làm các bí tích mất đi hiệu năng rất nhiều. Vai trò của việc truyền bá phúc âm chính là giáo dục dân chúng trong đức tin b@ng một đường lối dẫn đưa mỗi một người Kitô hữu sống các bí tích như là các bí tích đích thực của đức tin - mà không nhận lãnh các bí tích này một cách thụ động hay bâng quơ.