CHỨNG NHÂN KITÔ GIÁO...
TẠI LỤC ĐIẠ Á CHÂU
“Các Con là Những Chứng Nhân của Thày”
Nếu Đức Giêsu Kitô là “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn.1:14), là “ánh sáng đã đến trong thế gian, ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Jn.1:9), thì Kitô Giáo, tự bản tính Công Giáo của mình, không thể nào không truyền giáo: “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể khuất được nữa” (Mt.5:14).
Như thế, đối với Kitô Giáo, truyền giáo chẳng qua chỉ là việc chiếu tỏa ánh sáng, hay là làm sao để “ánh sáng thật” trung thực phản ánh nơi mình. Nghĩa là, Kitô giáo phải làm sao để thế giới có thể qua mình mà nhận biết Vị Giáo Tổ Giêsu Kitô của mình. Nói cách khác, việc Kitô giáo làm sao để trung thực phản ánh Vị Giáo Tổ của mình chính là việc Kitô Giáo làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, đúng như lời trăn trối cuối cùng của Người ngay trước khi về trời: “Các con sẽ là chứng nhân của Thày ở Gialiêm, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).
Thế nhưng, Kitô Giáo “là chứng nhân” của Đức Giêsu Kitô ở chỗ nào, nếu không phải là làm chứng rằng Người đã thực sự sống lại từ trong kẻ chết, như Người cũng đã truyền cho các tông đồ sau khi Người phục sinh: “Các con sẽ là chứng nhân về những điều này” (Lk.24:48). Bởi thế, không lạ gì, thành phần tông đồ là những chứng nhân tiên khởi của Đức Giêsu Kitô, ngay sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã bắt đầu và liên tục làm chứng Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, “tại Gialiêm, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất”.
Tại Gialiêm, vị thủ lãnh tông đồ đoàn là thánh Phêrô, ngay trong bài giảng đầu tiên của mình, đã chẳng tuyên bố với cộng đồng Do Thái từ khắp nơi trên thế giới tụ về Gialiêm bấy giờ rằng:
“Hỡi anh em, còn nghi ngờ gì nữa, tổ phụ Đavít đã chết và đã được mai táng, phần mộ của vua còn ở giữa chúng ta cho tới ngày nay. Thế nhưng, vua được biết Thiên Chúa đã thề với vua rằng, trong giòng dõi của vua sẽ có một người ngồi trên vương tòa của vua, và như một vị tiên tri, vua đã thấy trước và đã nói về việc phục sinh của Đấng Thiên Sai... Đấng Thiên Sai này là Giêsu mà chúng tôi là những chứng nhân về việc Thiên Chúa đã làm cho người sống lại. Người đã được đưa lên ngự bên hữu Thiên Chúa, và Chúa Cha đã ký thác cho Người Thánh Thần; Vị Thần Linh mà Người vừa đổ xuống trên chúng tôi như anh em hiện đang thấy và nghe đây” (Acts 2:29-33).Tại Antioch, nơi mà “các môn đệ lần đầu tiên được gọi là Kitô hữu” (Acts 11:26), một cộng đoàn dân ngoại tiên khởi ngoài phần đất Israel, như khởi điểm việc Kitô Giáo bắt đầu được lan truyền “cho đến tận cùng trái đất”, tông đồ Phaolô cũng đã làm chứng:
“... Chúng tôi được sai để mang đến cho anh em sứ điệp cứu độ. Sự việc là những kiều dân ở Gialiêm cùng với các vị thủ lãnh của họ đã không chấp nhận sứ điệp cứu độ này. Mặc dầu đã có những lời cảnh báo của các tiên tri mà họ đọc vào mỗi ngày hưu lễ song họ chẳng hiểu gì. Nên họ đã làm hoàn tất những lời tiên báo này bằng việc kết án Đức Giêsu. Cho dù họ không thấy Người có tội gì đáng chết, họ cũng xin Philatô hành quyết Người... Thế nhưng, Thiên Chúa đã phục sinh Người từ trong kẻ chết, và sau đó, nhiều ngày Người đã hiện ra với những ai cùng Người từ Galilêa lên Gialiêm. Hiện nay họ là những chứng nhân của Người trước mặt dân. Chính chúng tôi loan báo cho anh em tin mừng, đó là điều Thiên Chúa đã hứa với cha ông chúng ta thì Ngài đã hoàn tất nơi chúng ta là con cháu của các vị, khi Ngài phục sinh Đức Giêsu, đúng như những gì đã viết trong thánh vịnh thứ hai: ‘Con là Con Ta; hôm nay Cha đã sinh ra Con’” (Acts 13:26-28, 30-33)Đúng thế, để làm chứng một điều gì thì điều kiện tối cần là phải thấy điều đó, biết điều đó. Cũng thế, để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, các tông đồø cũng được Chúa Giêsu chứng tỏ cho thấy tận mắt rằng Người đã thực sự phục sinh, như những lần Người hiện ra được các Phúc Aâm thuật lại, nhất là lần hiện ra vào buổi tối ngày Người phục sinh, theo Phúc Aâm thánh Luca (24:36-45). Bởi thế, “là những chứng nhân của Thày”, các tông đồ đã hiên ngang tuyên bố trước Hội Đồng Do Thái: “Chúng tôi không thể không nói những gì đã thấy và đã nghe” (Acts 4:20). Đối với Giáo Hội, các vị đã lưu lại lời chứng của mình bằng những gì các vị viết ra, như thánh Gioan đã xác nhận ở đoạn gần cuối Phúc Aâm của mình:
“Còn nhiều dấu lạ khác nữa Chúa Giêsu làm trước mặt các môn đệ của Người, song không được ghi lại trong sách này. Những điều được ghi lại ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, hầu nhờ đức tin này anh em được sự sống nơi danh Người” (Jn.20:30-31).Phải, tâm điểm của việc các tông đồ làm chứng đây không phải là biến cố phục sinh cho bằng chính chủ thể phục sinh. Tức là, các tông đồ không chỉ làm chứng Đức Giêsu Kitô đã thực sự phục sinh, mà còn nhờ việc chứng thực Người đã phục sinh, các ngài tỏ cho thế gian thấy “rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”, đúng như tông đồ Tôma đã tuyên xưng trước Chủ Thể Phục Sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn.20:28).Chính vì thế, vì đối tượng của Đức Tin Kitô Giáo không phải là biến cố phục sinh, mà là chính Chủ Thể Phục Sinh, là chính “Đức Giêsu Kitô, hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Heb.13:8), Đấng “đã chết nhưng nay vẫn sống - muôn thuở muôn đời” (Rev.1:18), mà, dù Kitô hữu sau các vị chứng nhân tiên khởi là các tông đồ không được hân hạnh trực tiếp “trông thấy, nghe thấy và sờ thấy” (1Jn.1:1) “sự sống hằng ở nơi Cha đã trở nên hữu hình cho chúng ta” (1Jn.1:2) là Đức Giêsu, song căn cứ vào lời chứng của các vị tông đồ mà Kitô hữu hậu thế cũng có thể làm chứng cho Chúa Kitô, đúng như nhận định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô trong bài giảng cho Thánh Lễ khai mạc Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu vào ngày Chúa Nhật 19-4-1998:
“‘Phúc cho những ai không thấy mà tin’. Các Vị Tông Đồ là những chứng nhân của cuộc sống, cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Sau các ngài, tất cả những người khác không được thấy tất cả những biến cố này bằng chính mắt của mình để có thể chấp nhận sự thật do các chứng nhân tiên khởi truyền đạt hầu chính mình cũng được trở nên những chứng nhân. Đức tin Giáo Hội được truyền đạt và sinh tồn nhờ hàng ngũ những chứng nhân này, một hàng ngũ kéo dài từ đời nọ đến đời kia...”
(Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ,
phát hành ngày 22-4-1998, đoạn số 3)
Vẫn biết trung tâm điểm của việc làm chứng của Kitô Giáo, cũng là đối tượng trọng yếu của đức tin Kitô Giáo, ở nơi “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”, thế nhưng, Người phải được Kitô Giáo làm chứng như thế nào, ở mỗi thời và mỗi nơi, để thế gian có thể nhận biết Người mà được sống. Chẳng hạn như vấn đề rất cụ thể và hiện đại được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cũng trong Thánh Lễ khai mạc, nêu lên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu như sau:
“Chúng ta tự hỏi: chúng ta phải làm gì để loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô trước những con người nam nữ sống ở Á Châu đây? Trước ngưỡng cửa của Năm 2000, cuộc dấn thân của Giáo Hội phải như thế nào nơi đại lục rộng lớn này, tuy cổ kính song vẫn tràn đầy những phát triển mới mẻ?”
(cùng nguồn, đoạn 6)