ĐC Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt:
“Mang tin mừng cho người nghèo khó”“Thần linh của Chúa ở trên Tôi, vì Ngài đã xức dầu cho Tôi để mang tin mừng cho người nghèo khó” (Lk.4:18). Giáo huấn, đời sống và sứ mệnh của Chúa Kitô thật sự liên quan đến thành phần khổ cực; thế nên chúng ta cũng không còn cách chọn lựa nào khác.
I) Tình trạng:
- “Các sắc dân thiểu số” tức là thành phần”nghèo khó”. Họ sống ở khắp các Giáo Phận Việt Nam. Từ khi việc truyền giáo bắt đầu, cách đây hơn 300 năm, các nhà truyền giáo đã để ý đến việc truyền bá phúc âm cho họ.
- Với một cảm nhận tín ngưỡng “bẩm sinh” và với cuộc sống liên lỉ trong mối lo sợ bị các ác chúa và tà thần trừng phạt (nên họ cần phải dâng cúng những gì thuộc về mình để làm nguôi cơn giận của các vị), thành phần những con người tốt lành của chúng ta đó, một khi được học hỏi để nhận biết Thiên Chúa tối cao và thương xót, là Người Cha và là Đấng Bênh Đỡ, liền gắn chặt với Chúa và vĩnh viễn trung thành với Người.
II) Việc loan báo Tin Mừng
- Việc loan báo Tin Mừng là chính yếu tính của Giáo Hội.
- Nhưng, cũng cần phải để ý đến 3 yếu tố nữa.
1. Việc phát triển đời sống: bị nghèo khổ, thật là nghèo khổ, thì làm thế nào người ta có thể cảm thấy mình là một người con của Thiên Chúa, được dựng nên theo hình ảnh Ngài và là anh chị em đối với mọi người?
2. Vấn đề sức khỏe: họ bị thiếu thốn hết sức trong việc chăm sóc sức khỏe tối thiểu.
3. Vấn đề văn hóa và giáo dục: nếu thiếu mất vần đề này không thể nào đạt đến được một mức sống cao qúi, về tinh thần cũng như vật chất.
III) Những lợi ích trong việc phục vụ người nghèo
1- Chúng ta đã từ từ trở nên năng động hơn, can đảm hơn và quảng đại hơn.
2- Chúng ta hiệp nhất và đoàn kết với nhau nhiều hơn nữa.
3- Chúng ta có uy tín hơn trong sứ điệp chúng ta mang đến cho thế giới.
IV) Những vấn đề chính phát hiện
1- Việc tiến triển về vật chất luôn luôn có hai phương diện, lợi và hại: làm sao chúng ta có thể giúp cho họ hiểu được sự khác nhau này?
2- Đối diện với việc phát triển của một nền kinh tế thị trường và du lịch, lịch sử của họ, các tục lệ và các luân thường đạo lý tốt lành của họ có khuynh hướng bị triệt tiêu: làm sao chúng ta có thể cứu giúp họ?
Chúng ta đừng để lỡ một cơ hội qúi hóa nhất trong cuộc đời, đó là Cuộc Mừng Kỷ Niệm Năm Thánh 2000, để dấn thân vào một cuộc truyền bá phúc âm mới.
(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, số phát hành ngày 13-5-1998,
lời phát biểu của đức cha trong phiên họp chung lần thứ 8/23, ngày thứ sáu 2õ4-4-1998)