ĐTGM Étienne Nguyễn Như Thể, Giám Mục Huế:
“Đưa những thói lệ và tập tục tôn kính tổ tiên
vào đời sống Giáo Hội”Tiến trình hội nhập văn hóa ở Việt Nam cần phải đương đấu với vấn đề ‘thờ kính’ tổ tiên. Bởi thế, lời đóng góp đây là một giải pháp giải quyết vấn đề.
1- Việc tôn kính tổ tiên theo văn hóa Việt Nam
Người ta có thể dễ dàng thấy được rằng việc tôn thờ các thần linh là tôn giáo cổ nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam, và việc thờ kính tổ tiên là một trong những yếu tố chính yếu của Việt Nam. Ngay cả những tôn giáo hay giáo thuyết lớn, như Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, cũng phải được hòa hợp với những yếu tố của niềm tin phổ thông này trước khi được dân chúng chấp nhận.
2- Việc tôn kính tổ tiên trong cuộc tranh luận về các lễ nghi thờ phượng.
Chúng ta đã qúa biết cuộc tranh luận lịch sử về các lễ nghi thờ phượng, nhất là việc thờ kính tổ tiên, trong cuộc Truyền Giáo ở Trung Hoa từ thế kỷ 17 đến thể kỷ 20, gây ra do những hiểu lầm về tập tục và xã hội. Nhiều sắc lệnh cấm đoán việc này đã được ban bố, và nhiều Giáo Hội Á Châu đã phải lãnh nhận những hậu qủa nặng nề. Chỉ mới vào những năm gần đây Giáo Hội ở Việt Nam mới cho phép thi hành từ từ một số hình thức thờ kính tổ tiên trong gia đình, như được đặt bàn thờ tổ tiên, niệm hương và bái lậy trước hình ảnh tổ tiên.
Tuy nhiên, trong số các người Công Giáo, áp dụng thói lệ này vẫn không phải là dễ, và đôi khi còn gây ra việc chia rẻ trầm trọng trong gia đình nữa. Vấn đề tôn kính tổ tiên vẫn còn là một vấn đề mục vụ gay go nhất, mà nếu ngăn chặn có thể sẽ gây ra một trở ngại thực sự cho công cuộc truyền bá phúc âm.
3- Việc tôn kính tổ tiên: yếu tố văn hóa và luân lý.
Trong qúa khứ, chúng ta luôn luôn coi việc thờ kính tổ tiên là một hình thức tin tưởng. Thế nhưng, khi cứu xét kỷ (xem Bản Hướng Dẫn Plane compertum est), việc thờ kính này, trước hết, có một vai trò văn hóa và luân lý sâu xa trong đời sống xã hội cũng như gia đình. Đó chính là lý do tại sao Giáo Hội ở Việt Nam phải lợi dụng nó nhất để đi đến việc đối thoại, việc loan báo Tin Mừng và việc thăng tiến cùng với các thành phần dân chúng của mình. Có lẽ đây là một vấn đề chính của việc truyền bá phúc âm trong một tương lai sắp tới đây. Bởi thế, chúng ta phải dám bắt tay vào việc đưa những thói lệ và tập tục tôn kính tổ tiên vào đời sống Giáo Hội, nhất là vào phụng vụ và các nghi thức bí tích. Việc này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho công việc truyền bá phúc âm trọng đại.(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, số phát hành ngày 13-5-1998,
lời phát biểu của đức cha trong phiên họp chung lần thứ 9/23, ngày thứ sáu 2õ4-4-1998)