10.- Vai Tṛ Làm Cha

 

 

Vai Tṛ Làm Cha: Cảm Nhận 

 

V

ẫn biết vai tṛ làm cha được bắt nguồn từ vai tṛ làm chồng và được bắt đầu từ khi có con, thế nhưng, măi cho đến gần đây tôi mới cảm thấy phần nào ư nghĩa thực sự của vai tṛ làm cha của ḿnh. Hôm đó, trên một chuyến xe chở cả gia đ́nh đi chơi bằng chiếc Mini Van Mazda, tôi cảm thấy buồn ngủ hầu như không lái được nữa. Theo thường lệ, nhà tôi vốn thay tôi lái xe tiếp, nhưng lần này, đứa con trai lớn của chúng tôi, mới biết lái xe, lần đầu tiên đă lên ngồi vào thay chỗ của chúng tôi để lái xe cho cả nhà thay cho bố mẹ. Chính lúc tôi rời tay lái để con tôi ngồi vào chỗ tài xế thay tôi, tôi liền cảm thấy ḿnh đă đến lúc về hưu, và đă đến thời điểm của thế hệ con tôi, thế hệ sẽ thay bố mẹ là thành phần tiền bối để tiếp tục điều hành các sinh hoạt gia đ́nh và xă hội loài người. “Tre già măng mọc” là thế.

 

Tuy nhiên, dù bấy giờ đứa con mới hơn 16 tuổi của tôi đă có quyền lái xe và có khả năng lái xe, kể cả xe số tay rất giỏi, nhưng theo luật của tiểu bang California, nó vẫn cần phải có người lớn 25 tuổi trở lên ngồi trong xe với nó. Đúng thế, chúng tôi vẫn phải ngồi trên xe với cháu, để bảo đảm cho việc lái xe của cháu. “Cây có gốc, nước có nguồn” là thế.

 

Hôm ấy, sau khi rời tay lái và ngồi vào chỗ khác của ḿnh trên xe, tôi tự nhiên nghĩ lại mới hôm nào tôi c̣n tập xe cho con tôi, hay phải chở con tôi đi học cũng như chở cháu đi sinh hoạt thể thao trong trường hoặc đi sinh hoạt xă hội trong cộng đồng, giờ đây, sau gần 6 tháng có bằng lái xe, cháu sắp có thể tự động lái xe đi đây đó một ḿnh được rồi, kể cả việc chở các em của cháu đi học thay cho cha mẹ của cháu nữa.

 

Vai tṛ làm cha của tôi phải chăng đến đây, đến lúc con tôi tự ḿnh làm được những ǵ cháu phải làm, cần làm và nên làm, hoàn toàn không cần tôi phải quan tâm lo lắng và hết sức giúp đỡ cháu như hồi cháu c̣n nhỏ nữa, là tôi hết trách nhiệm làm cha hay sao? Chắc chắn là không. Bởi v́, một khi c̣n sống, nếu thiên chức làm cha của tôi không bao giờ mất đối với những người con do chúng tôi sinh ra, th́ ơn gọi làm cha của tôi cũng sẽ theo tôi cho tới khi, một là tôi qua đi trước các con tôi, hai là chúng qua đi trước tôi. Nói thế chứ, cho dù một đứa nào trong các người con của tôi chẳng may có qua đi trước tôi, vai tṛ làm cha của tôi đối với đứa con yểu mệnh vĩnh viễn vắng bóng trên đời ấy vẫn c̣n đó, ở chỗ, tôi không bao giờ quên được cháu, sẽ vĩnh viễn nhớ đến cháu, đến một con người ruột thịt đă do chính chúng tôi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục bằng tất cả tấm ḷng yêu thương chăm sóc của mẹ cha.

 

Nếu nói đến mẹ là nói đến một cái ǵ bao la dào dạt, như được nhạc sĩ Y Vân cảm nhận và diễn đạt qua bài Ḷng Mẹ bất hủ: “Ḷng mẹ bao la như biển thái b́nh dạt dào”, th́ nói đến người cha là nói đến một cái ǵ cao cả trổi vượt, như được diễn tả trong câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn”. Với h́nh ảnh biển dạt dào biểu hiệu cho mẹ tự bản chất vốn thiên về t́nh cảm, th́ núi cao cả biểu hiệu cho cha tự bản chất vốn thiên về nghị lực.

 

Thế nhưng, theo thực tế thiên nhiên cho thấy, nếu nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược, nước từ trên núi tuôn xuống đồng bằng, sông ng̣i và biển cả thế nào, th́ sự sống cũng phát xuất từ người cha đổ vào người mẹ như thế, làm cho người mẹ trở thành phong phú, thành nơi chất chứa sự sống và sản sinh sự sống, một sự sống được hiện h́nh nơi thành phần con cái.

 

Bởi thế, đối với sự sống là chính con cái ḿnh và nơi con cái ḿnh, người cha bao giờ cũng đóng vai tṛ đi làm nuôi con cho chúng được sống và được sống một cách dồi dào hạnh phúc, c̣n người mẹ thường ở nhà trông con, cho chúng chẳng những khỏi bị những nguy hiểm có thể tác hại đến sự sống của chúng, mà c̣n làm cho cuộc sống của chúng dễ chịu yêu đời nữa.

 

 

Vai Tṛ Làm Cha: Khởi Nguồn

Thế nhưng, sự sống của con người là loài có lư trí và lương tri không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà c̣n bởi những cảm thức tâm linh xứng hợp với phẩm vị con người cũng như với ơn gọi làm người của họ nữa. Bởi vậy, trách nhiệm của làm cha không phải chỉ đóng vai tṛ đi làm nuôi con cái của ḿnh cho chóng lớn và khỏe mạnh, mà c̣n ở vai tṛ giáo dục con cái ḿnh nữa.

 

Vẫn biết vai tṛ giáo dục con cái là trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ, nhưng, theo bản chất phái tính nam hay nữ của ḿnh, cũng như theo vai tṛ làm cha hay mẹ của ḿnh, cha mẹ thường có những cách thức hay đường lối giáo dục khác nhau, mẹ thường thiên về t́nh cảm, thông cảm, thương cảm, c̣n bố thiên về lư lẽ, luật lệ, nghiêm khắc. Đó là lư do con cái thường sợ bố hơn sợ mẹ, và cũng là lư do người ta thường nói “con hư tại mẹ cháu hư tại bà”.

 

Thế nên, dù cả cha lẫn mẹ đều có quyền giáo dục con cái, song có thể nói giáo dục là khả năng riêng của người cha, v́ giáo dục liên quan đến tinh thần và ư thức của con người là những ǵ hợp với bản chất và khuynh hướng của người cha. Đó là lư do đến đây chúng ta cần nói đến nguồn gốc của vai tṛ làm cha hay ơn gọi làm cha.

 

Tuy câu đầu tiên của bài này đă nói “vai tṛ làm cha được bắt nguồn từ vai tṛ làm chồng”, nhưng thật ra, sâu xa hơn và chính xác hơn, được bắt nguồn từ phái tính nam nhân của người làm cha. Tại sao? Thưa, tại v́ nếu không phải để làm cha th́ họ đă không phải là nam nhân, có thể là nữ nhân, và v́ không phải là nam nhân, họ cũng không có những cơ phận thể lư và tâm lư khác với nữ nhân, những cơ phận và chức phận xứng hợp với vai tṛ làm cha của họ. Nói cách khác hay nói ngược lại, chính v́ để làm cha mà tôi mới được sinh ra là một nam nhân, với tất cả những ǵ cần thiết để làm cha, về cả thể lư, liên quan đến bộ phận sinh dục, lẫn tâm lư, liên quan đến nghị lực cương quyết và thái độ nghiêm thẳng của tôi.

 

Vẫn biết như câu đầu tiên của bài này đă nhận định “vai tṛ làm cha… được bắt đầu từ khi có con”, nhưng thật ra, sâu xa hơn và chính xác hơn, được bắt nguồn từ chính vai tṛ làm chồng. Bởi v́, theo sinh lư, nếu không làm chồng, dù không chính thức mà chỉ do bởi một cuộc truy hoan ngoại hôn, một nam nhân sẽ không bao giờ có thể làm cha, kể cả kiểu làm cha theo khoa học bằng cách hiến tinh trùng. Như thế, nếu ơn gọi hay thiên chức làm cha được bắt nguồn hay được tiềm ẩn nơi phái tính nam nhân của người làm cha th́ vai tṛ làm cha của họ được bắt đầu ngay từ giây phút nam nhân thực hiện tác động vợ chồng của họ.

 

Chính v́ vai tṛ làm chồng và làm cha hết sức mật thiết và liên hệ với nhau như vậy nơi cùng một con người nam nhân như thế mà, kinh nghiệm cho thấy, nam nhân nào ư thức và nỗ lực đóng đúng vai tṛ làm chồng của ḿnh cũng sẽ đóng đúng vai tṛ làm cha của họ, hay ngược lại, một người cha hết sức yêu thương con cái của ḿnh, sẽ không thể nào hay khó ḷng lại trở thành một người chồng lơ là bỏ bê vợ, tệ bạc với vợ, thậm chí phản bội vợ hoặc ly dị vợ. Thế mà, nực cười thay, ở xă hội văn minh về nhân bản và tân kỳ về khoa học kỹ thuật ngày nay, khi ly dị, người ta lại tranh nhau quyền được coi sóc con cái.

 

Vấn đề ở đây là, nếu thực sự hai vợ chồng yêu con cái đến giành nhau như thế, tại sao lại đi đến chỗ ly dị chứ?! Phải chăng trước khi lấy nhau, trước hết và trên hết, họ chỉ nghĩ đến quyền lợi làm vợ chồng, hơn là ư thức vai tṛ làm cha mẹ của ḿnh? Bằng không, tại sao vừa đụng chạm đến thứ quyền lợi vợ chồng này của họ là họ đă đem nhau ra ṭa ly dị, hoàn toàn không “care” ǵ đến quyền lợi và ích lợi tâm linh của con cái họ.

 

Bởi thế, vai tṛ làm cha trước hết được thể hiện nơi vai tṛ làm chồng, một vai tṛ đă được chia sẻ ở bài Vai Tṛ Làm Chồng trước đây, rồi sau đó vai tṛ làm cha mới được tiếp tục chính thức nơi phận vụ đối với con cái, bắt đầu từ lúc đứa con đầu ḷng xuất hiện trong bụng người vợ, đúng hơn bắt đầu từ lúc người chồng hân hoan biết được vợ ḿnh có thai, nhất là vào lúc họ hào hứng ghé tai vào bụng vợ để cố nghe thấy những tác động đầu đời của đứa con ḿnh, dù chưa biết nó ra sao, nam hay nữ, giống bố hay giống mẹ hoặc giống cả hai, đẹp hay xấu, tốt lành hay gian ác, công thành danh toại hay lận đận long đong v.v.

 

Thế rồi t́nh nghĩa phụ tử được hân hoan và long trọng cử hành khi đứa con đầu ḷng lọt bụng mẹ vào đời. Ở chỗ, con người nam nhân lần đầu tiên được làm cha ấy nh́n thẳng vào khuôn mặt của người con, hiện thân của một sự sống phát xuất từ thân thể nam nhân của họ, một sự sống đă được truyền qua tác động họ ái ân với người mẹ của nó chín tháng trước. Dù không biết trước đứa con vừa lọt ḷng mẹ đó là ai và như thế nào trước khi nó sinh ra, thậm chí cả tương lai của nó sau này, song không phải v́ thế mà nó bởi ngẫu nhiên mà có. Trái lại, khuôn mặt nó không giống bố th́ giống mẹ, hoặc giống cả hai, và trong cơ thể của nó mang máu mủ ruột thịt của họ, với những mầm mống di truyền từ họ, cả về thể lư lẫn tâm lư, ngay cả bệnh lư nếu có.

 

 

Vai Tṛ Làm Cha: Thể Hiện

 

Tuy nhiên, có một phương diện cha mẹ không thể di truyền cho con cái được đó là phương diện về luân lư liên quan đến lương tâm con người. Bởi thế, thực tế cho thấy, có những cha mẹ bê bối (như ham làm ăn kiếm tiền đến bỏ bê con cái, hay ham mê cờ bạc rượu ché, thời trang lăng mạn) song con cái vẫn không bị ảnh hưởng ǵ hay bị tác hại lắm, hoặc ngược lại có những cha mẹ rất tốt lành lại có những đứa con hư thân mất nết.

 

Đó là lư do, vai tṛ làm cha, dù trước hết là làm lụng nuôi con, song trên hết là dạy con nên người. Nếu đă làm hết cách theo trách nhiệm làm cha của ḿnh trong việc giáo dục con cái mà đứa con vẫn hư đi, th́ người cha đă chu toàn vai tṛ làm cha của ḿnh.

 

Ngoài ra, cho dù đă vất vả làm ăn nuôi con ăn học, song lại để cho con cái của ḿnh hư đi, hay để chúng trở thành những đứa con mất dậy, th́ người cha đă không đóng đúng vai tṛ của ḿnh, hay đóng thiếu vai tṛ làm cha của ḿnh.

 

Thế nhưng, trong việc giáo dục con cái nên người, làm thế nào để biết được ḿnh là người cha đă làm hết cách thực hiện việc làm tối quan trọng này, và những cách giáo dục con cái của người cha đă nỗ lực thực hiện và nghĩ là hay nhất đó có thực sự thích đáng và tác hiệu hay chăng, lại là một vấn đề khác, vấn đề liên quan đến nghệ thuật giáo dục là vấn đề sẽ được bàn đến sau, tiếp theo loạt bài về chủ đề hôn nhân và gia đ́nh đang được chia sẻ đây.

 

Có một điều không thể chối căi và hết sức phũ phàng ở đây là, một người cha, v́ bất cứ lư do nào đó, chẳng hạn v́ rượu chè cờ bạc, v́ đối xử tệ bạc với vợ, v́ nói mà không làm, v́ chủ quan cố chấp, v́ nóng nẩy hung bạo v.v. đă làm mất thế giá của ḿnh, nghĩa là làm cho con cái không c̣n tin tưởng và kính phục ḿnh như là một người cha gương mẫu thần tượng của chúng, th́ dù chúng có khiếp sợ người cha này đi nữa, thực tế cho thấy kể như người cha ấy đă hoàn toàn thất bại trong việc giáo dục con cái.

 

Bởi v́, giáo dục trước nhất là dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho con cái nên người, mà người truyền thụ giáo dục với vai tṛ làm cha chỉ v́ thiếu uy tín lại không bảo được con, th́ không phải là người cha chưa đóng đúng vai tṛ làm cha giáo dục con cái của ḿnh hay sao?

 

Nếu giáo dục là phận sự chính yếu, thuộc khả năng và thẩm quyền của người cha hơn của người mẹ, mà việc giáo dục trước hết là làm sao cho con cái tin tưởng và kính phục ḿnh, th́ vai tṛ làm cha chẳng những được thể hiện nơi vai tṛ làm chồng, mà c̣n được thể hiện nơi vai tṛ làm người của người cha nữa. Người cha phải làm người sống làm sao để người con lúc nào cũng quyến luyến cha, cũng cởi mở với cha, không giấu diếm cha điều ǵ, bao giờ gặp khó khăn cũng nghĩ ngay đến cha, người duy nhất có thể cứu giúp ḿnh, người làm chúng hănh diện với bạn hữu chúng. Như thế, vai tṛ làm cha được thể hiện sâu xa ở vai tṛ làm người của người cha.

 

Trường hợp những người cha muốn lấy lại uy tín và thế giá của ḿnh nơi con cái cũng không có ǵ là khó cho lắm, nếu họ biết khiêm nhượng hạ ḿnh xuống, dám xin lỗi con cái về tất cả gương mù gương xấu họ đă vô t́nh hay hữu ư gây ra cho chúng. Nhiều khi chính v́ cử chỉ bất thường này của người cha mà con cái lại cảm phục cha ḿnh hơn bao giờ hết. Chúng không ngờ cha ḿnh lại như vậy. Chúng có thể sẽ cảm thấy hết sức hối hận v́ đă tỏ ra âm thầm hay ra mặt khinh thường cha và không nghe lời cha của chúng. Tóm lại, vai tṛ làm cha chẳng những được bắt nguồn sâu xa từ nam tính của người cha mà c̣n được thể hiện sống động ngay nơi con người danh giá của người cha, một con người chẳng những có khả năng thông truyền sự sống thể lư của ḿnh cho con cái qua việc truyền sinh, mà c̣n làm cho sự sống ấy trở thành viên măn trọn hảo nơi con cái ḿnh bằng chính phẩm vị làm người tuyệt vời của ḿnh nữa vậy.

Khi tôi đang viết bài này, đứa con trai lớn của tôi, đứa con tôi đă đề cập đến ở đầu bài, đang ở nhà để sửa soạn vào đại học cuối tháng chín, và đang thích theo dơi các chương tŕnh truyền h́nh liên quan đến Ngày 11/9/2001, đă tự động đến nói với tôi bằng Việt ngữ rằng, “tí nữa con sẽ rửa xe cho bố”. Thật không ǵ cảm động và an ủi cho một người bố, cho một người làm cha làm mẹ, khi được nghe thấy từ môi miệng con cái của ḿnh những lời vàng ngọc phát xuất tận đáy ḷng hiếu thảo của chúng như vậy. Quả nhiên, cháu đă làm đúng những ǵ cháu nói. Và khi cháu vừa rửa xe cho tôi xong th́ cùng lúc tôi cũng hoàn tất bài viết Vai Tṛ Làm Cha này.  

 

 

 

Cảm Nghiệm Của Một Người Làm Cha

 

(Nhân Ngày Thân Phụ Father Day 16/6/2002)

 

 

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn về Cảm Nghiệm Làm Cha cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng, một chương tŕnh phát thanh Ơn Gọi Làm Người, do Nhóm Vào Đời chủ trương và thực hiện, qua Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại, hằng tuần từ 11 giờ 30 đến 12 giờ trưa Chúa Nhật, phát đi từ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đến 21 nơi thuộc 18 tiểu bang ngoài California, về chủ đề Ngày Thân Phụ - Father Day 16/6/2002.

1.      Trong cuộc đời làm cha của ḿnh, lúc nào cảm thấy vui nhất?

 

Tôi lập gia đ́nh năm 1983. Hiện có 3 cháu, 2 trai và một gái. Trai lớn nhất 18, trai thứ hai 16 và cháu gái út 12. Thằng lớn cách bố 3 giáp.

 

Trong cuộc đời làm cha của ḿnh lúc tôi cảm thấy vui nhất xẩy ra vào ngày 5/11/1990, ngày đứa con gái út của tôi ra đời. Thật vậy, sau khi hai vợ chồng chúng tôi có hai đứa con trai, chúng tôi dự định sinh thêm một đứa nữa, và đứa này phải là đứa con gái, để thu được cả vốn (con trai) lẫn lời (con gái). Bằng không, vợ tôi không sinh được nữa. V́ bác sĩ nói đă sinh mổ hai lần rồi th́ chỉ c̣n lần nữa là hết, kẻo nguy hiểm đến tính mạng.

 

Tuy nhiên, trong hai năm trời cố gắng để có được một đứa con gái mà không được. Trong khi hai thằng con trai th́ lại “no problem”. Chúng tôi đă đi đến bác sĩ xem sao, và được cho biết không có vấn đề hay trục trặc ǵ cả. Thế mà cho tới khi thằng thứ hai được bốn tuổi mà chúng tôi vẫn chưa được toại nguyện. Cuối cùng, chúng tôi đă cử hành một lễ nghi về tôn giáo để cầu xin ơn trên cho được như ư, v́ những ǵ ngoài sức tự nhiên của ḿnh th́ chỉ c̣n Trời mới có thể ban cho ḿnh được thôi. Quả nhiên, sau buổi nguyện cầu đặc biệt cả nhà này, vợ tôi đă có thai.

 

Thế nhưng, trong thời gian vợ tôi có thai, chúng tôi nhất định không đi khám thai để xem có thật sự là con gái hay chăng. Cho tới khi nhà tôi vào nhà thương và trước khi vào pḥng mổ (C-Section), cô nữ y tá hộ sinh, sau khi đo thử những biến động trong thân thể, căn cứ vào những đường nét xuất hiện trên màn ảnh của bộ phận máy móc, với kinh nghiệm trên 20 năm hành nghề của chị, chị cho rằng lại con trai nữa. Song, lúc ấy tôi vẫn tin là con gái.

 

Tôi đă được vào pḥng mổ với vợ tôi, và đứng ở đầu giường, quan sát bốn bác sĩ, một chuyên về thuốc mê đứng ở bên cạnh giường vợ tôi, và ba bác sĩ, một chuyên môn mổ, một về sản phụ khoa và một nhi khoa, làm việc ở hai bên bụng vợ tôi và phía chân của nàng. Thú thật, ttuy vào pḥng mổ với vợ ḿnh ba lần, nhưng chỉ có lần này tôi mới quan sát kỹ nhất, v́ tôi rất mong có được một đứa con gái. Chính v́ thế, tôi mới thấy được cái đau đớn của một người đàn bà khi sinh con, nhất là chứng kiến thấy hai vị bác sĩ, mổ và sản phụ, dùng dao rạch bụng vợ tôi ra mấy lần, rồi dùng kẹp lấy hết sức kéo bụng nàng ra để cố gắng lấy đứa nhỏ ra khỏi bụng nàng. Tuy được chích thuốc tê từ bụng trở xuống, đôi khi nàng cũng hơi ưỡn người lên v́ đau. Cảm tưởng của tôi lúc bấy giờ là nếu lần thứ nhất tôi cũng quan sát kỹ như vậy th́ có thể chúng tôi chỉ có một đứa con duy nhất.

 

Thế rồi, đứa thứ ba đă xuất hiện. Bác sĩ mổ cầm hai tay nâng đứa nhỏ lên trên bụng vợ tôi và tuyên bố: “It is a girl”. Tôi sung sướng quá sức. Tôi thấy rằng từ ngày làm cha tới nay, chưa giây phút nào tôi cảm thấy vui như vậy. Chính v́ thế, sau khi đứa nhỏ được bác sĩ nhi khoa khám nghiệm và tắm rửa sạch sẽ xong, tôi đă theo người y tá mang con tôi ra pḥng điều dưỡng nursing room ngay, bỏ mặc vợ tôi trong pḥng mổ, như sợ ai lấy mất của quí nhất trên đời của ḿnh vậy…

Chưa hết, cũng đứa con gái này đă mang lại cho bố của nó những giây phút hạnh phúc bất ngờ khác nữa. Chẳng hạn, có những lần tôi cắt cỏ ngoài vườn, trong khi hai anh của nó ham chơi theo nam nhi tính phóng khoáng của chúng, th́ với bản chất nữ tính hay để ư những chi tiết nho nhặt, đă tự động mang nước ra cho tôi uống, và lấy chổi quét cỏ văng lên nền xi măng cho tôi. Bấy giờ cháu mới năm sáu tuổi đầu. Tạ ơn Trời và tạ ơn người vợ của tôi đă cho tôi một đứa con gái độc nhất vô nhị này.

 

 

2.      Những ǵ làm cho một người làm cha của ḿnh buồn nhất?

 

Thường cha mẹ buồn khổ là v́ con cái hư thân mất nết, hay bảo không nghe. Riêng tôi, nếu có buồn th́ chỉ buồn v́ ḿnh không hiểu được con ḿnh để có thể giúp chúng nó mà thôi. Thú thật, trong cuộc đời làm cha của ḿnh, tôi cảm thấy hầu như chỉ vui hơn là buồn.

 

Tuy nhiên, mới tháng vừa qua, tôi quả thực có cảm thấy hơi buồn v́ cháu lớn nhất. Nhưng sau đó lại vui ngay, mà c̣n vui hơn trước nữa. Thật vậy, trong thời gian lo việc ra trường trung học của ḿnh, cháu có xin chúng tôi một điều. Trước hết nó xin với mẹ của nó. Không được, nó mời cả bố lẫn mẹ ngồi xuống nói chuyện với nó. Bấy giờ tôi mới biết được điều nó muốn xin.

 

Hai vợ chồng tôi đă có cùng một chủ trương là nhất định không cho nó điều nó xin, dù điều ấy không phải là tội lỗi ǵ, nhưng không hợp với nó và không nên làm, nhất là theo văn hóa Việt Nam.

 

Để xin điều này, trước hết, nó kể công đủ thứ, nào là thay bố mẹ chở hai em đi học hằng ngày, nào là thấy nhà có ǵ th́ tự động làm cho bố mẹ, nào là cố gắng học để ra trường trên 4 chấm v.v. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ biết cám ơn nó, nhưng vẫn nhất định không cho nó được toại nguyện. Cắt nghĩa cho nó nghe lư do tại không không cho nó. Cuối cùng nó kết luận là bố mẹ không tin tưởng nó, và v́ không tin tưởng nó nên cũng không thương nó, bởi thế, nếu bố mẹ thương thật th́ cho nó được như ư lần này.

 

Tôi buồn nhất về ư nghĩ này của cháu. V́ cháu đă phủ nhận tất cả những ǵ chúng tôi đă thực ḷng yêu thương và tin tưởng cháu đến thế nào. Do đó, bất đắc dĩ, chúng tôi phải kể công với nó, dẫn chứng hết sức cụ thể về tất cả những ǵ chúng tôi đă tin tưởng và yêu thương nó ra sao. Chúng tôi cũng xin cháu thông cảm với trách nhiệm làm cha mẹ của chúng tôi.

 

V́ thấy cháu c̣n cởi mở chia sẻ với bố mẹ và hỏi xin bố mẹ những ǵ muốn làm như thế, chứ không đóng kín và làm rồi mới tŕnh, tôi đă lợi dụng tinh thần c̣n tin tưởng bố mẹ của cháu như thế, lập lại những ǵ chúng tôi vẫn nói với các con trong gia đ́nh thế này: không bao giờ bố mẹ ghét bỏ các con; dù các con có hư thân mấy đi nữa, các con vẫn là con của bố mẹ, chứ không phải v́ thế mà các con không c̣n là con của bố mẹ nữa; chính v́ bố mẹ thương các con nên mới lo cho các con; bởi thế, có những cái bố mẹ lo cho các con v́ yêu có thể không hợp với ư nghĩ, ư thích và ư muốn của các con; nhưng xin các con thông cảm với trách nhiệm của bố mẹ; bố mẹ không bao giờ đầy dọa hay cố ư làm cho các con khổ đâu; bố mẹ cố gắng hiểu các con và chiều các con tùy cái thôi; riêng bố, bố sẵn sàng bị các con hận ghét chứ nhất định không để các con hư đi; chỉ sợ rằng khi các con hiểu được việc bố làm th́ đă muộn rồi, bố đă nằm xuống…

 

Tối hôm đó, đứa con trai lớn của tôi đă khóc, v́ cảm động trước lời bố hay v́ buồn không được toại nguyện như ư của nó, tôi không biết, nhưng thành quả là cho tới nay nó vẫn trọng kính và yêu mến chúng tôi, nghe lời chúng tôi. Tạ ơn Trời và người vợ của tôi đă cộng tác với tôi chẳng những trong việc sinh con mà c̣n cả trong việc giáo dục chúng nữa.

 

 

3.      Kỷ niệm nào c̣n nhớ đối với người cha của ḿnh?

 

Trong Ngày Thân Mẫu Mother Day, 13/5/2002, tôi đă chia sẻ về kỷ niệm đối với người mẹ của ḿnh. Đó là kỷ niệm mẹ tôi chỉ v́ thương tôi mà xuưt nữa mất tôi. Đó là năm 1954, ba mẹ con tôi (kể cả đứa em gái của tôi bấy giờ mới có 3 tuổi), từ Hà Nội về Ngọc Đồng bằng tầu thủy. Lần đầu tiên một thằng nhỏ 6 tuổi như tôi được đi tầu xa như vậy trên Sông Hồng hầu như mênh mông bát ngát. Đứng ở bờ đê ngoài làng, tôi chỉ nh́n thấy bờ bên kia rất lờ mờ, chứ không giống như con sông Đồng Nai ở bên làng tôi ở trong Nam sau này. Tầu về đến nơi phải có cano ra rước khách vào bờ.

 

Không ngờ, chính vào thời gian chúng tôi về thăm làng lần này th́ bị tắc chiến, nghĩa là không c̣n tầu để trở về Hà Nội nữa. Thế là ba mẹ con tôi từ giă bà ngoại, người vẫn cho tôi ăn củ ấu giống như sừng trâu vào ban sáng, uống bột sắn vào ban trưa, ăn cá kho vào ban tối v.v., để về Hưng Yên, cách Ngọc Đồng 11 cây số. Bà tôi bảo ba mẹ con tôi cứ đi trước rồi bà sẽ đi sau. Nhưng không bao giờ tôi được thấy bà tôi nữa. Lần cuối cùng gặp gỡ này, bà tôi đă thuê người gánh hai anh em tôi lên Hưng Lên, với giá 500 đồng bấy giờ, một số tiền rất lơn. Nhưng cũng chẳng ai ham tiền và muốn làm việc này bấy giờ. Bởi thế, trong đoàn di tản cả trăm người bấy giờ đi bộ lên Hưng Yên, dưới ánh nắng chang chang, trên đoạn đường đầy những hố ḿn và dốc dác khó đi, tôi là người bé nhất.

 

Chính v́ đáng thương như vậy mà, khi đi được một phần ba đường, có một người đi xe đạp từ đâu tới, nói với mẹ tôi rằng, nếu được, chị cho tôi đèo cháu một quăng. Thương con, và thấy người đàn ông này có ḷng tốt, mẹ tôi đồng ư liền. Thế rồi, theo mẹ tôi kể, sau khi không thấy bóng tôi nữa, mẹ tôi mới khóc lóc v́ sợ rằng sẽ không bao giờ gặp tôi nữa. Tôi đă ôm bụng của người lạ mặt để theo ông đi đến nơi nào tôi cũng chẳng biết, bao lâu tôi cũng chẳng nhớ. Chỉ biết rằng, tới một quán vắng người kia, ông bảo tôi rằng, thôi hai bác cháu ḿnh nghỉ ở đây để đợi mẹ cháu. Sau khi gặp lại tôi, mẹ tôi càng khóc to hơn và cám ơn người đàn ông lạ mặt rối rít. Biết được câu truyện này, mẹ tôi bị bố tôi mắng cho một trận. Nhưng mẹ tôi cũng chỉ v́ thương tôi mà thôi.

 

C̣n về kỷ niệm với bố tôi, tôi không thể nào quên được trận ḍn nên thân vào cuối năm lớp ba của tôi. Tôi là thằng con trai lớn nhất trong nhà, trong bốn người con, hai trai hai gái xen kẽ nhau. Bố tôi nói với tôi rằng tôi là thằng ưa nặng. Chính v́ thế, khi ba tôi đi làm xa ở Nha Trang, trong khi nhà tôi ở Gia Định, gần Lăng Ông Bà Chiểu, sát Trường Nữ Trung Học Gia Định, ở nhà không ai trị được, tôi phải gửi vào một kư túc xá ở Thủ Đức năm lớp tư (tức lớp hai bây giờ). Năm sau, ba tôi không c̣n đi làm xa nữa, tôi lại được trở về với gia đ́nh. Nhưng ba mẹ tôi cố gắng, dù nghèo, cũng cố cho tôi vào học trường Lasan Đức Minh ở Tân Định.

 

Ngày ngày tôi đạp xe đạp 5 cây số, từ nhà, qua Cầu Bông, qua khu Đakao (nơi có tiệm thạch chè Hiển Khánh ở ngay bên cạnh rạp hát Casino, một rạp hát cũng không xa hai rạp khác gần đó là Eden và Văn Hoa), theo con đường Hiền Vương, cuối cùng băng qua đường Hai Bà Trưng, rồi quẹo phải vào trong một ngơ hẻm ở ngay ngă ba đường là tới.

 

Với bản tính nghịch phá ngay từ nhỏ, nghịch phá thôi chứ không hung hăng đánh lộn, trong năm đầu học lớp ba bấy giờ, tôi đă được lọt vào mắt nâu của sư huynh hiệu trưởng bấy giờ. Cứ giờ ra chơi là frère đứng sẵn ở gần văn pḥng nh́n ra quan sát. Tôi hay chơi chạy rượt bắt vào lúc này. Do đó, thường hay xô lấn, bị ngă và rách áo. Tôi thường bị frère bắt đứng quay mặt vào tường, kiểu phạt mà bấy giờ tôi nghe là “bíc kê” ǵ đó. Bị phạt như vậy mà vẫn c̣n chưa yên, c̣n quay ra xem t́nh h́nh bạn bè của ḿnh chơi ra sao, th́ có lần bị frère đứng đằng sau lúc nào không biết, tát tôi một cái nẩy lửa, làm mặt tôi quay vào tường liền. Tất nhiên, cuối năm đó, tôi đă bị đuổi. Đây là một tội rất nặng đối với bố tôi. Bố tôi đă phải dẫn tôi lên gặp riêng frère hiệu trưởng vào một cuối tuần.

 

Frère hiệu trưởng bắt đầu kể tội của tôi, mà tội đầu tiên là tội đă đốt thư của frère gửi về báo cho gia đ́nh về tội lỗi của tôi. Tôi hoàn toàn bị frère đổ oan  cho tội thứ nhất này. Tôi đâu biết ǵ về việc frère viết thư và gửi cho bố tôi đâu. Tôi quả thực có gian dối. Ở chỗ, nhiều lần đứng rất thấp trong lớp, nên tôi đă giả mạo chữ kư của bố tôi vào học bạ hằng tháng để nộp lại cho thầy giáo. Tuy nhiên, tôi không hề đốt thư của frère hiệu trưởng đi. Mà làm sao frère lại biết là tôi đốt chứ không xé hay giấu nó đi? Thế nhưng, đối với bố tôi, vấn đề quan trọng là tôi có đốt thư của frère hiệu trưởng hay không th́ giờ đây tôi cũng đă bị đuổi, bị đuổi khỏi một trường học có danh giá, một trường mà xin măi mới được vô chứ không dễ ǵ được vào. Bởi thế, ông đă cố gắng để nài nỉ cho tôi, và cuối cùng frère hiệu trưởng đồng ư cho tôi được trở lại vào năm lớp nhất (tức lớp năm bây giờ). C̣n năm lớp nh́, tôi phải đi học trường khác.

 

Hậu quả của việc bị đuổi học này là tôi bị một trận đ̣n nên thân. Đúng thế, không nhờ trận đ̣n lịch sử này, chắc tôi đă không nên thân nên người. Hôm ấy, sau khi gặp frère hiệu trưởng về, bố tôi bảo tôi lên giường nằm. Ông đă dùng baton đánh tôi đúng 40 gậy, vào đúng mợt chỗ, trong ṿng một tiếng đồng hồ, vừa đánh vừa răn dậy. Phần tôi, tôi không hề khóc như những lần trước. Tuy nhiên, đau quá, tôi đă không đứng dậy được nữa, chỉ nhăn mặt ngồi lên. Để rồi, sau đó, tôi đă thực sự nên người, bớt nghịch phá, chăm chỉ học hành, với kết quả trông thấy nơi học lực vượt bực của tôi vào những năm sau đó ở Lasan Đức Minh cho tới hết năm đệ ngũ.

 

 

Tạo sao chỉ có Mother Day (vào Chúa Nhật Thứ Hai trong Tháng Năm) và Father Day (Chúa Nhật Thứ Ba trong Tháng Sáu) ở xă hội Mỹ Quốc, mà không có Childen Day - Ngày Con Cái, hay Ngày Hôn Phu - Husband Day, và Ngày Hôn Thê - Wife Day?

 

Theo tôi, xă hội Hoa Kỳ nói chung, cần phải chống lại luật phá thai, đúng hơn trào lưu phá thai, bằng việc cử hành Ngày Con Cái, cũng như chống lại luật ly dị, đúng hơn khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, bằng việc cử hành Ngày Hôn Phu và Ngày Hôn Thê chung.

 

Riêng gia đ́nh tôi, hai vợ chồng chúng tôi vẫn cử hành Ngày Thành Hôn bằng một cuộc tĩnh tâm riêng hai vợ chồng vào chính ngày thành hôn, rồi vào cuối tuần của dịp kỷ niệm thành hôn này, cả mấy đứa con đến chính nơi chúng tôi lập gia đ́nh để cử hành những lễ nghi đặc biệt, rồi kéo nhau ra ăn tiệm mừng.

 

Về Ngày Con Cái, ngoài việc cử hành Ngày Sinh Nhật của mỗi cháu, và hằng năm cả gia đ́nh đi chơi xa với nhau, cả trong nội địa Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại (như Rôma, Thánh Địa và các Linh Địa Thánh Mẫu năm 2000 và Việt Nam năm 2006), chúng tôi quyết định cử hành vào Ngày 31/5, ngày ở khoảng giữa Mother's Day và Father's Day, như thể nói lên ư nghĩa con cái là gạch nối giữa cha mẹ, là hoa trái của t́nh yêu hôn nhân phu phụ, cũng là ngày Lễ Mẹ Thăm Viếng của Giáo Hội Công Giáo, lễ hai Thai Nhi gặp nhau, Thai Nhi Giêsu và thai nhi Tiền Hô Tẩy Giả của Người, hai Thai Nhi đă thực sự mang lại phúc đức cho chính vị thân mẫu của ḿnh, chứ không phải chỉ có vấn đề "Phúc đức tại mẫu" mà thôi.

 

Làm ǵ th́ làm, chúng ta cũng phải cố gắng để làm sao thực sự Hôn Nhân Là Hiệp Thông Xă Hội, Gia Đ́nh Là Nền Tảng Xă Hội và Con Cái Là Tương Lại Xă Hội.