13.- T́nh Anh Chị Em

  

 

Những con người làm anh làm chị 

 

T

rong thời gian gia đ́nh tôi c̣n đi coi các nhà kiểu (model home) để mua trong các khu đang xây nhà mới, chúng tôi chỉ chọn coi nhà nào 5 pḥng ngủ để đủ chỗ cho số người trong gia đ́nh của chúng tôi. Trước khi bắt đầu dọn vào ngôi nhà ưng ư chúng tôi đang ở hiện nay, vợ chồng con cái chúng tôi dẫn nhau tới coi một lần cuối cùng để dứt khoát về việc sắp xếp đồ đạc và chia pḥng. Tất nhiên master bedroom bao giờ cũng là pḥng của hai vợ chồng, c̣n 4 pḥng c̣n lại, 3 pḥng giành để cho 3 đứa con chúng tôi và một pḥng giành riêng cho khách khứa đến nhà.

 

Theo b́nh thường th́ thằng anh cả sẽ chiếm pḥng lớn nhất, v́ có nhiều đồ đạc và nhu cầu hơn, c̣n đứa em gái út mới 10 tuổi sẽ ở pḥng nhỏ nhất v́ đồ đạc chưa có là bao nhiêu. Thế nhưng, khi chọn pḥng, thằng anh cả 16 tuổi bấy giờ đă tự động nói với vợ chồng chúng tôi là con chọn pḥng nhỏ nhất, để cho em gái pḥng lớn nhất và đẹp nhất. T́nh nghĩa anh em là thế.  

 

Chưa hết, trong những thân chủ bị khuyết tật chậm phát triển - mental retardation / developmental disabilities, tôi đang phục vụ với tư cách là phối hợp viên chương tŕnh của họ, tôi thấy có 4 trường hợp liên quan đến t́nh nghĩa anh chị em như sau.

 

Trước hết là hai trường hợp em ở với gia đ́nh chị. Một em trai ở với chị lấy chồng Mỹ và một em gái ở với chị lấy chồng Tầu. Bố mẹ của họ đều đă qua đời. Họ có những người anh chị em khác, nhưng không ai có thể trông coi hai con người chẳng những bị chậm phát triển về tâm trí và c̣n có những hành vi cử chỉ bất thường - behavior problems này cả. Thậm chí hai người thân chủ này của tôi cũng không tham dự chương tŕnh huấn luyện hay huấn nghệ người lớn nào cả, dù chương tŕnh này giành nguyên một người coi sóc riêng cho họ one to one ratio chăng nữa. Ngược lại, hai con người đáng thương tuổi trên 40 hầu như không sống với ai được này lại chỉ sống được với hai người chị này của ḿnh mà thôi. Tôi chẳng những cảm phục hai người chị tràn đầy yêu thương và hết sức nhẫn nại ấy, mà c̣n khâm phục cả hai người chồng ngoại quốc của họ nữa. Như thế chứng tỏ hai người chị này phải sống làm sao với chồng th́ chồng của họ mới chấp nhận để cho hai đứa em của họ ở trong nhà, nhất là để cho họ giành nhiều giờ chăm sóc đủ thứ cho hai đứa em ấy, kể cả việc ăn uống và tắm rửa cho hai con người này.

Ngoài trường hợp của hai người thân chủ ở với chị lập gia đ́nh trên đây, tôi c̣n có trường hợp hai thân chủ ở với anh chị chưa lập gia đ́nh nữa. Một người em trai ở với anh trai, và một người em trai khác ở với chị độc thân.

 

Khi tôi mới gặp người anh có đứa em chẳng những bị co bại hai tay mà c̣n bị động kinh và dở chứng nữa, nhiều khi lấn át cả anh ḿnh, anh ta nói với tôi rằng bao giờ mẹ anh ta từ Việt Nam sang anh ta sẽ lập gia đ́nh. Nhưng cho tới bây giờ, sau khi mẹ đă qua cả chục năm nay và đă chết gần chục năm rồi, anh vẫn ở vậy nuôi em và chăm sóc đứa em tật nguyền hết sức khó tính này một cách rất nhẫn nại, đến nỗi, dù chửi rủa anh ḿnh, nhưng người thân chủ này của tôi cũng không thể nào bỏ được người anh gần ngũ tuần đă hy sinh cả cuộc đời cho đứa em của ḿnh ấy.

 

Cũng thế, cách đây trên 10 năm, khi tôi mới gặp người thân chủ khác ở với chị th́ hai chị em này mới ở Việt Nam sang, và mới bỏ bố ở tiểu bang khác để về California ở riêng với nhau. V́ bố sang Mỹ trước, bỏ mẹ của họ ở Việt Nam để đi lập gia đ́nh khác. Bấy giờ hai chị em này đang trọ ở chung một pḥng trong ngôi nhà của một người họ không hề quen thuộc ǵ cả. Người em câm điếc từ nhỏ với bộ mặt hết sức dị diện, nhưng hai chị em vẫn có cách trao đổi với nhau bằng những thứ ngôn ngữ cử điệu thân quen do chính họ tạo ra mà chỉ có họ mới hiểu được nhau. Người chị bấy giờ chưa nói được tiếng Mỹ, nên phải nhờ hết người này đến người khác để liên lạc với các cơ quan Mỹ, trong đó có cơ quan tôi đang phục vụ. Người chị trẻ duyên dáng dễ thương ở vào tuổi nửa chừng xuân 30 này, sau đó mấy năm, đă cho biết có rất nhiều người muốn tiến đến với cô, nhưng bị dội lại v́ đứa em dị diện tật nguyền này của cô. Nhưng cô chỉ biết đến đứa em vô tội đáng thương này của cô, v́ ngoài cô ra nó không c̣n ai nữa…

 

Trong một xă hội thiên về cá nhân chủ nghĩa, một xă hội mà chính con cái c̣n không thể chấp chứa cha mẹ trong nhà, làm cho các vị chán nản chỉ muốn trở về Việt Nam, bằng không cũng chỉ c̣n dưỡng lăo viện là thích hợp nhất cho các bậc sinh thành bị chính con cái của ḿnh phũ phàng đào thải này, mà c̣n có những con người anh chị rất quảng đại dấn thân bao bọc và trọn đời hy hiến để phục vụ cho em ḿnh như thế, thật là hiếm quí và vô cùng cảm động.

 

Trong một xă hội mà chính người mẹ nhẫn tâm giết đứa con trong ḷng ḿnh bằng những cuộc phá thai, chính vợ chồng đem nhau ra ṭa ly dị bất chấp lợi ích giáo dục đối với cuộc đời của con cái họ, mà c̣n có những tâm hồn anh chị sáng chói về t́nh nghĩa như vậy th́ không c̣n ǵ cao cả cho bằng.

 

Trong một xă hội mà cha mẹ không muốn bị bothered, bị phiền hà bởi đứa con tật nguyền, đă đưa chúng vào group home, vào nhà ở cộng đồng để chính phủ lo thay, mà c̣n có những cuộc đời anh chị t́nh nguyện chịu chấp nhận lo cho em ḿnh như vậy th́ thật là một chuyện khó tin nhưng có thật.

 

Thế nhưng, cái ǵ đă làm cho những con người làm chị làm anh này đă dám hy sinh cuộc đời cho em ḿnh như vậy, như những trường hợp điển h́nh trên đây, nếu không phải trước hết và trên hết, là v́ t́nh nghĩa ruột thịt trong gia đ́nh, sau nữa, là v́ chính bản chất của con người làm anh làm chị, và sau hết, là v́ ơn gọi làm người sống cho đời nơi những con người làm anh làm chị ấy.

 

 

T́nh nghĩa ruột thịt trong gia đ́nh

 

Thật thế, những con người làm anh làm chị gương mẫu điển h́nh trên đây sở dĩ dấn thân trọn đời cho các người em vô tội đáng thương của ḿnh chắc chắn là v́ những con người tật nguyền ấy chính là những người em ruột của họ, cũng từ một ḷng mẹ mà ra. Nếu những con người tật nguyền này không phải là em ruột của họ, họ đă không đi đến chỗ hy sinh như thế.

 

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là thế th́ tại sao lại có những người anh chị khác không t́nh nguyện, đúng hơn là không dám hay không chịu thi hành chức vụ làm anh làm chị của ḿnh thay cha mẹ trong việc chăm sóc cho những đứa em vô tội đáng thương của ḿnh? Mà trường hợp đối xử “bay chết mặc bay”, “ai có thân người ấy lo”, nếu không tự lo được th́ đă có chính phủ lo này lại đa số và hầu hết.

 

Bởi thế, t́nh nghĩa ruột thịt trong gia đ́nh cũng chỉ là một phần khiến cho những con người đóng vai anh chị hiếm quí này tiến đến chỗ chấp nhận người em vô tội đáng thương của ḿnh mà thôi, chấp nhận một cách t́nh nguyện và măi măi, chứ không phải v́ bất đắc dĩ hay một lúc nào thôi, không bao giờ dám coi em ḿnh là gánh nặng của ḿnh, không khi nào muốn hất hủi họ đi như một cái ǵ bất hạnh cho bản thân ḿnh, một cái ǵ ngăng trở, một cái ǵ cản mũi kỳ đà, cần phải loại trừ, phải vượt qua để có thể và mới có thể thăng tiến cuộc đời.

 

Không phải hay sao, thực tế đă cho thấy, chính anh em trong nhà đă trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Chẳng những v́ “tính nết trời cho” nhất là c̣n v́ lợi lộc tư riêng nữa. Lịch sử thế giới nói chung và Trung Hoa hay Việt Nam nói riêng đă không có những triều đại quân chủ bị đẫm máu v́ việc tranh giành ngai vàng ngôi báu giữa anh em với nhau hay sao?

 

Chính bản thân tôi cũng có một người em, một người em duy nhất trong các người em vốn hết ḷng tôn kính tôi như đại ca của họ, đó là đứa em gái kế tôi, một người em trước kia rất hănh diện về anh ḿnh trước mặt bạn bè của nó nay lại quay ra thâm hận tôi chỉ v́ tôi không về phe nó, bênh vực nó, khi tôi cùng với thày mẹ tôi và các em tôi cách đây mấy năm cố gắng họp lại để phân giải và làm ḥa giữa nó với đứa em của nó về vấn đề tranh chấp lợi lộc mà nó cho rằng nó bị em nó ăn hiếp khi nó mới sang Mỹ. Ngày sinh nhật của nó tôi gọi điện thoại mừng, nó không nhấc điện thoại. Tính đến nhà thăm nó, nó không cho. Tặng quà cho các cháu, nó không nhận. Nhưng tôi vẫn thương nó và nói với đứa em gái út vốn hay gọi điện thoại tâm sự với tôi rằng dù chị em có hận anh mấy chăng nữa, anh cũng vẫn thương chị em, và anh sẽ cứ đứng chờ một chỗ, chứ không tức giận quay mặt bước đi, làm cho khoảng cách giữa anh em càng ngày lại càng xa nhau, nhờ đó, một ngày kia, khi chị em tỉnh ngộ có quay lại th́ gặp anh ngay.

 

 

Bản chất con người làm anh chị

 

Nếu t́nh nghĩa ruột thịt trong gia đ́nh, như trên đă nhận định, không phải là nguyên động lực thúc đẩy những con người làm anh làm chị dám tự nguyện hy sinh bản thân và cuộc đời cho những người em của ḿnh, th́ phải kể đến yếu tố bản chất của con người làm anh làm chị gương mẫu này. Thật vậy, nếu bản chất của những con người làm anh làm chị này vốn không có ḷng thương người, nhất là con người đáng thương ấy lại là chính anh em ruột thịt của ḿnh, th́ họ cũng có thái độ lạnh lùng và xa tránh như những người anh chị em khác trong gia đ́nh của họ mà thôi. Họ có thể và có quyền đặt vấn đề là ai cũng có trách nhiệm ruột thịt với người anh em của ḿnh cả, vậy tại sao chỉ có ḿnh tôi phải đứng ra chịu trận.

 

Trong các thân chủ của tôi c̣n hai trường hợp nữa như thế này. Trường hợp thứ nhất liên quan đến một thân chủ nữ trên lục tuần, đang ở một nhà trọ cộng đồng của một người Phi Luật Tân làm chủ, lúc nào gặp tôi cũng nói “chán lắm”, rồi lảm nhảm những ǵ tôi cũng chẳng hiểu. Chị có mấy người em trai, thỉnh thoảng họ cũng đến thăm chị và cho chị quà bánh, nhất là mang đến cho chị các món đồ ăn Việt Nam. Nhưng chị có biết đâu hoàn cảnh của những đứa em của ḿnh, những đứa em chắc v́ bất đắc dĩ và có khổ tâm trong gia đ́nh mới không thể chứa chấp chị và coi sóc chị như chị mong muốn. Họ c̣n để ư đến thăm và cho quà bánh là quí lắm rồi.

 

Trường hợp thứ hai liên quan đến một thân chủ nữ khác ở vào tuổi giữa 20 và 30, vừa bị động kinh lại bị tâm thần, có những hành động như điên cuồng và nguy hiểm, nên cha mẹ đành phải xin cơ quan chúng tôi đưa con ḿnh đi ở trong một nhà trọ cộng đồng. Sau một thời gian hai năm, thấy con người của nữ thân chủ này trở lại hầu như b́nh thường và hết sức muốn trở về sống với cha mẹ, chính cha mẹ của cháu cũng thấy như vậy mỗi khi cháu về nhà cuối tuần. Bởi thế, nghe lời tôi đề nghị, ông bà đă nhận lại con ḿnh. Mới về nhà sống với cha mẹ được hai tháng, bà mẹ lại liên tục gọi cho tôi tường tŕnh đủ mọi rắc rối cháu tái giở chứng gây ra cho gia đ́nh v́ chứng tật động kinh và tâm thần của cháu. Cuối cùng, sau cả gần chục lần xe cứu thương phải đưa người thân chủ này vào nhà thương tâm thần, dù đứa con của bà luôn năn nỉ bà cho nó ở nhà với ông bà, bà mẹ vẫn dứt khoát xin tôi đưa người con của bà trở lại sống ở nhà trọ cộng đồng như trước. Tôi đành phải nói với bà rằng, vấn đề cần phải giải quyết ở đây không phải là nhà trọ mà là chữa bệnh. Bởi v́, nếu cháu không hết bệnh hay đỡ bệnh th́ ở đâu cháu cũng gây rắc rối và cuối cùng cháu lại phải đưa vào nhà thương thôi. Tuy nhiên, qua những lần giao tiếp với cả cha lẫn mẹ của người thân chủ này, tôi có thể biết được nguyên nhân sâu xa tại sao người thân chủ này ở nhà trọ cộng đồng có lợi hơn là ở nhà với cha mẹ, do đó, v́ lợi ích của thân chủ hơn là của cha mẹ cháu, tôi đă lo cho cháu trở lại với nhà trọ cộng đồng…

Hai trường hợp tôi vừa đề cập đến trên đây, một giữa em với chị và một giữa cha mẹ với con cái, một phần nào cho thấy bản chất tâm linh của con người là một yếu tố rất quan trọng bất khả thiếu trong việc tỏ t́nh yêu thương và đối xử với nhau. Bản chất tâm linh của con người chẳng khác ǵ như bản tính thứ hai, bản tính phụ của họ. Nếu bản tính gồm thân xác và hồn thiêng là hai yếu tố chất thể và mô thể làm nên hữu thể con người thế nào, mà thiếu một trong hai con người một là làm thú vật hai là làm thần thiêng thế nào, th́ bản chất tâm linh cũng là yếu tố khiến con người sống động cuộc đời của họ như vậy.

 

 

Ơn gọi làm người sống cho đời

 

Tuy nhiên, bản chất tâm linh hầu như bẩm sinh nơi con người vẫn có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. Thực tế chẳng cho thấy hay sao, bản chất của người mẹ là ǵ, nếu không phải là yêu thương con cái, hy sinh mọi sự cho con. Thế mà trong thế giới văn minh vật chất và duy thực dụng ngày nay, có những bà mẹ phá thai, hay thậm chí giết con sau khi sinh chúng vào đời, dù đă mang nặng đẻ đau mới có chúng.

 

Bởi thế, nếu tinh thần hy sinh sống cho đời thực sự là ơn gọi của mọi con người sống trên trần gian này, nếu không sống đúng ơn gọi này con người chỉ gặp toàn bất măn, bất an và bất hạnh, th́ quả thực những con người làm anh làm chị gương mẫu điển h́nh của bốn trường hợp thân chủ của tôi trên đây đă sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh, và chính ơn gọi làm người hầu như chỉ ở trong tiềm thức của họ đă có một mănh lực thôi thúc họ sống bản chất tâm linh nhân bản của họ qua vai tṛ làm anh làm chị của họ. Đó là lư do, cuộc đời của những con người này có thể là bất hạnh trước mắt đa số người đời, nhưng tự thâm tâm và bản thân họ, tôi nhận thấy họ hết sức an b́nh và vui sống hơn ai hết. Khi họ vĩnh viễn nằm xuống, dù không ai biết đến, họ vẫn là những con người đă sống trọn kiếp người và làm đẹp cơi đời!

 

Tóm lại, về t́nh anh chị em, nếu gia đ́nh là trung tâm yêu thương và sự sống, th́ có thể ví các phần tử làm nên gia đ́nh chẳng khác ǵ như một thân thể, có đầu là người chồng người cha, có thân là người vợ người mẹ, và có tay chân là những người anh chị em trong nhà, thành phần “anh em như thể tay chân” này, v́ được mẹ sinh ra, nên chính thức được phát xuất từ thân và trực tiếp gắn liền với thân là mẹ hơn là từ đầu và với đầu là bố.

 

Chưa hết, nếu gia đ́nh là nguồn mạch của tất cả mọi thứ t́nh yêu thương, và nếu t́nh yêu vợ chồng được thể hiện ở việc nên một thân thể, t́nh yêu phụ tử và mẫu tử được thể hiện ở việc hy sinh phục vụ con cái, th́ t́nh yêu anh chị em trong một gia đ́nh được thể hiện ở việc gắn bó đoàn kết với nhau, một tinh thần rất hệ trọng và thiết yếu liên quan đến t́nh nghĩa vợ chồng và t́nh yêu đồng loại.

 

Thật thế, nếu t́nh nghĩa vợ chồng được thể hiện qua việc nên một thân thể với nhau, th́ họ chỉ có thể sống đời vợ chồng với nhau thực sự và trọn đời một khi họ biết gắn bó đoàn kết với nhau. Bằng không, không trước th́ sau, không sớm th́ muộn, họ cũng sẽ chia tay nhau, “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, t́nh nghĩa đôi ta có thế thôi”. V́ tự bản chất, t́nh nghĩa vợ chồng gắn bó với nhau như ruột thịt mà, theo văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, vợ chồng đă gọi nhau là huynh muội, là anh em, coi nhau như anh em ruột thịt theo duyên nợ.

 

Ngoài ra, trong thiên nhiên vạn vật, loài người là một con vật có lư trí duy nhất, nhờ đó, họ đă nhận thấy ḿnh là đồng loại của nhau, là một gia đ́nh nhân loại, coi nhau như anh em một nhà: “tứ hải giai huynh đệ”. V́ nhân loại là một gia đ́nh, các quốc gia là anh chị em với nhau, mà lịch sử cho thấy, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, con người “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.

 

T́nh h́nh thế giới ngày nay, nhờ phương tiện truyền thông xă hội tối tân tiến đă biến thế giới thành ngôi làng hoàn vũ - global village cũng cho thấy con người văn minh đang tiến đến chỗ toàn cầu hóa đặc biệt về phương diện kinh tế, trước khi tới phương diện chính trị. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngay sau biến cố kỷ niệm khủng bố tấn công Hoa Kỳ 11/9 đúng một năm, đă cho thấy, đúng như chủ trương của Quốc Đô Vatican được bày tỏ với giới chính trị cũng như tại Liên Hiệp Quốc, con người cần phải thực hiện việc toàn cầu hóa t́nh đoàn kết nữa vậy. Bởi v́, chỉ có t́nh đoàn kết mới không bao giờ biến xă hội loài người thành một băi chiến trường giành giật, thành một thị trường thương mại đẫm máu, mà là một Mái Ấm Gia Đ́nh, nơi mà các quốc gia là anh chị em với nhau, nước văn minh giầu thịnh biết chia sẻ nâng đỡ các nước chậm tiến nghèo khổ, nơi con người sống văn minh yêu thương và văn hóa sự sống.