18.- Tác Hành Con Người

  

 

Con Người: Chiều Kích Siêu Linh 

 

C

on người hiện hữu là do bản tính và nhờ bản tính của họ. Nói cách khác, con người hiện hữu là v́ con người có cả xác chất lẫn hồn thiêng, hai yếu tố làm nên hữu thể chuyên nhất của con người. Bằng không, con người chỉ là một con vật thuần thể hay là một linh vật thuần thần.

 

Thế nhưng, khi hiện hữu, chính v́ là một con người, một con người hữu h́nh nhưng lại linh thiêng, mà con người tự nhiên cảm thấy ḿnh bị chi phối bởi một chiều kích siêu linh, đến nỗi, nếu không sống theo chiều kích này, họ sẽ không sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh, tức sẽ không đạt đến cùng đích của ḿnh, không đạt đến tầm vóc thành nhân trọn hảo của ḿnh, trái lại, họ sẽ cảm thấy ḿnh bị lạc loài, sống trong t́nh trạng bất an và bất hạnh v.v. Đó là lư do con người dù cảm thấy rằng “có thực mới vực được đạo” nhưng họ vẫn không thể phủ nhận là con người sống không phải để mà ăn nhưng ăn để sống, một chủ trương phản ảnh giáo huấn của Do Thái Giáo và Kitô Giáo: “Con người ta không nguyên sống bởi bánh, song c̣n bởi mọi lời phát ra từ miệng Thiên Chúa” (xem Mathêu 4:4; Deutoronomy 8:3).

 

Xác tín này được thể hiện sống động nhất nơi truyền thống chay tịnh và làm phúc bố thí của các tôn giáo, như Ấn Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo v.v.

 

Thật vậy, chiều kích siêu linh nơi con người được thể hiện qua những tác hành luân lư của họ liên quan đến hai yếu tố, một khách quan là lương tâm của họ, và một chủ quan là chính nhân cách của họ. Tức là con người chỉ sống đúng với nhân cách của ḿnh, tức chỉ nên người, chỉ sống hợp với thân phận làm người cao cả của ḿnh khi sống theo lương tâm chân chính mà thôi.

 

Tuy nhiên, nói đến lương tâm chân chính là nói đến những nguyên tắc luân lư phổ quát chi phối tâm thức của mỗi người, hướng dẫn tác hành của mỗi người, và áp dụng cho tất cả mọi người, và những nguyên tắc luân lư mà đă là người, nếu không bị khuyết tật về tâm trí, th́ bẩm sinh ai cũng cảm thức thấy, và không thể phủ nhận được sự hiện diện linh động nhưng lắm lúc kinh hoàng của chúng, cũng như không thể chối căi được quyền thế tối thượng nhưng nhiều khi bị áp đảo của chúng, nơi cuộc đời của họ trong xă hội loài người.

 

Nói rằng “trong xă hội loài người” không có nghĩa là trước mặt người khác ḿnh mới phải sống đúng với thân phận làm người, mới cần phải giữ những nguyên tắc luân lư phổ quát, c̣n ở một ḿnh, như sống trong bóng tối, hay như trong tâm trí của ḿnh, hoặc như ở trên một hoang đảo, th́ không cần. Tại sao?

 

Bởi v́, đă là người th́ ở đâu cũng là người chứ không phải là thú, nên không thể sống như hoang thú và hành động như hoang thú, không thể sống một cách phi nhân bản và phản nhân cách. Đó là lư do tội lỗi của con người không phải chỉ được thể hiện qua những hành động cụ thể của con người, như gian dâm, trộm cướp, giết người v.v., mà c̣n, trên hết và trước hết, ở ngay trong tâm trí kín đáo của con người là nơi không ai ngoài họ biết nữa.

 

Đó là lư do Vị Sáng Lập Kitô Giáo đă chẳng những xác nhận nguồn gốc của tội lỗi từ bên trong con người xuất phát chứ không phải từ bên ngoài con người đột nhập, khi dạy: “Không phải những ǵ vào miệng con người làm cho họ ra dơ nhớp song là những cái phát xuất từ miệng của họ” (Mathêu 15:11), mà c̣n khẳng định tội lỗi trước hết và trên hết ở ngay trong tâm trí con người, khi dạy: “Ai nh́n xem một người phụ nữ theo ḷng nhục dục của ḿnh th́ đă phạm tội ngoại t́nh với người nữ ấy ngay trong tâm trí của họ rồi vậy” (Mathêu 5:28).

 

 

Con Người: Ư Hướng Tác Hành

 

Đúng thế, v́ con người là một con vật chẳng những có lư trí mà c̣n có lương tâm nữa mà tất cả mọi tác hành của con người, dù tự bản chất của chúng là thể lư, như ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa v.v., hay thuần tâm lư, như suy tư, ước muốn, tưởng tượng, cảm xúc v.v. đều là tác hành luân lư hay có tính cách luân lư.

 

Đó là lư do, v́ là con người chứ không phải con vật, con người phải ăn uống một cách thanh cao, chứ không phải tham ăn và giành ăn như con vật, thấy của ăn là nhào vô, ăn hùng hục, ăn ngấu nghiến, thậm chí ăn thịt nhau khi quá đói.

 

Và cũng chính v́ là con người mà họ phải có những cảm xúc nhân bản, ở chỗ thương người như thể thương thân, chứ không thể có những cảm xúc kỳ thị ghen ghét nhau và khinh bỉ nhau, những cảm xúc nhiều khi đi đến chỗ sống theo luật rừng mạnh được yếu thua như hoang thú, cá lớn nuốt cá bé, bằng những hành động hà hiếp bóc lột nhau, thậm chí sát hại nhau một cách dă man tàn bạo v.v.

 

Đến đây, chúng ta thấy yếu tố đầu tiên nơi tác hành của con người, yếu tố làm cho tác hành của con người nên thiện ác, tốt xấu là chính ư hướng của con người. Nhiều khi có những việc làm tự bản chất là tốt, chẳng hạn việc làm phúc bố thí, việc viện trợ nhân đạo v.v. nhưng đă trở thành xấu v́ ư hướng của tác nhân.

 

Chẳng hạn viện trợ nhân đạo để nhờ đó chẳng những thải đi được những đồ dư thừa của nước ḿnh, mà c̣n nhờ đó đi đến chỗ có thể đào mỏ thiên nhiên các nước chậm tiến, rồi từ từ âm thầm áp đặt chế độ tân thực dân đế quốc về kinh tế kỹ nghệ.

 

Trái lại, có những việc tự bản chất là sai quấy, cũng không thể biến thành thiện hảo v́ con người có ư hướng tốt được.

 

Chẳng hạn, không phải v́ chủ nghĩa cộng sản có ư hướng muốn làm cho xă hội loài người nên tốt hơn, tránh được t́nh trạng bất công thối nát trong xă hội gây ra bởi một thiểu số chủ nhân ông thuộc giai cấp phú hộ thuộc thời cách mạng kỹ nghệ ở thế kỷ 18 và 19, mà việc chế độ Cộng sản từ đầu thế kỷ 20 tới nay (c̣n ở một số nơi) không cho nhân dân có quyền sở hữu, hoàn toàn sống vô sản dưới quyền quản lư tuyệt đối của nhà nước, là việc làm chính đáng, tốt lành, hợp nhân bản và đúng với luân thường đạo lư.

 

Điển h́nh hơn nữa là luật cho phép phá thai, đồng tính hôn nhân và trợ an tử thuộc thế giới tư bản từ hậu bán thế kỷ 20 tới nay. Những khoản luật phi nhân bản và phản luân thường đạo lư vượt quá quyền hạn của bất cứ một con người nào, của bất cứ một quyền hạn nào ấy nơi xă hội con người phát xuất từ ư hệ duy thực dụng thiên về khoa học thực nghiệm và kỹ thuật tiện lợi, tức theo chiều hướng cái ǵ có lợi trước mặt và thực tế đều là những việc tốt nên được làm và cần làm.

 

Những khoản luật này, chẳng khác ǵ như luật cho phép dùng súng hiện nay ở Hoa Kỳ, một khoản luật thời trang, thay v́ để tự vệ như c̣n trong thời chiến xưa kia, giờ đây, v́ súng đă trở thành một món đồ thời trang, một món đồ chơi, con người đă đi đến chỗ toàn dùng súng để đi giết nhau, tới độ người ta nh́n nhau một cách ngờ vực, kiểm soát nhau một cách chặt chẽ, nhất là ở những nơi công quyền (các cơ sở tiểu bang liên bang chẳng hạn) hay công cộng (các phi trường chẳng hạn).

 

V́ trái khuấy và phản nghịch với luân lư là yếu tố nền tảng cho nền an sinh xă hội loài người, những khoản luật này, hay những khoản luật “ư dân là ư trời”, đúng hơn “ư dân át ư trời” tương tự khác, thực sự đă làm cho xă hội loài người càng tân tiến lại càng trở nên băng hoại hơn bao giờ hết, lại càng bị phá sản về văn hóa hơn bao giờ hết, lại càng lộn xộn hơn bao giờ hết.

 

Nạn khủng bố hữu thần đă xuất hiện khắp thế giới hiện nay đang thay thế cho nạn Cộng sản vô thần phải chăng là một tiếng súng lệnh báo động khẩn cấp cho vở hài kịch “đóng khố đi giầy tây” này của xă hội văn minh nhưng sa đọa của loài người sắp sửa tới lúc cần phải hạ màn…

 

 

Con Người: Cách Thức Tác Hành

 

Chưa hết, yếu tố tác hành của con người liên quan đến tính cách cũng như đến nguyên tắc luân lư phổ quát chẳng những lệ thuộc vào ư hướng của con người, cũng như vào bản chất của việc làm, mà c̣n lệ thuộc vào cả phương tiện tác hành nữa. Thiếu một trong ba yếu tố này th́ bất cứ việc làm nào của con người cũng không phải là việc tốt, tức việc hợp với luân thường đạo lư, việc hợp với nhân phẩm và nhân cách của con người. Nghĩa là, dù việc làm tự bản chất là tốt, và dù người làm có ư hướng tốt, nhưng cách làm không tốt, không thích hợp, không hợp t́nh hợp lư, th́ việc làm ấy của con người cũng vẫn là một việc xấu, vẫn được kể là một việc phi nhân bản, phản luân thường đạo lư.

 

Chính yếu tố thứ ba này nói lên mức độ khôn ngoan của con người, tức mức độ trưởng thành của con người. Con người khờ dại là con người liều lĩnh, con người bất chấp thủ đoạn, con người dục tốc bất đạt, con người cả giận bất khôn v.v. Bởi thế, chính yếu tố thứ ba này cũng cho thấy cả tâm linh lẫn nhân cách của con người, cho thấy họ có thực sự ư thức được bản thân của họ, trách nhiệm của họ đối với công ích hay chăng, một ư thức tâm linh được thể hiện qua nhân cách họ tỏ ra khi giao tiếp và đối xử với tha nhân của họ trong xă hội.

 

Về yếu tố thứ ba liên quan đến cách thức này nơi tác hành của con người, yếu tố liên quan đến mức độ khôn ngoan của con người đây, chúng ta có thể thấy rơ ràng nhất qua những ǵ đă xẩy ra trên thế giới bấy giờ, vấn đề hết sức sôi bỏng, một vấn đề có thể liên quan đến cả vận mệnh thế giới, một vấn đề mà cả một Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, qui tụ toàn những cường quốc nhất trên thế giới, như Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc, Nga, Pháp và Tầu, sau gần hai tháng trời, (từ ngày 12/9/2002, ngày tổng thống Bush tŕnh bày cùng Liên Hiệp Quốc về vấn đề giải giới Iraq cho tới lúc tôi đang viết bài này vào sáng Thứ Tư 6/11/2002 đây), mà vẫn c̣n đang luẩn quẩn tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cách thức để làm sao có thể giải giới nhà độc tài tàn bạo Saddam Hussein ở Iraq: một là thực hiện việc kiểm soát vũ khí đă, sau đó nếu cần mới tính đến chuyện dùng vơ lực, như giải quyết của Pháp, hai là Iraq trước hết phải đối diện với những vi phạm của ḿnh, bằng không sẽ chịu hậu quả trừng trị quân sự, như giải quyết của Mỹ.

 

Đặt trường hợp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không chấp thuận giải pháp của Hoa Kỳ, tức giải pháp của Hoa Kỳ không được 9/15 phiếu thuận của các nước hội viên trong hội đồng này và không bị một phiếu veto nào của 5 nước chính trên đây, mà Hoa Kỳ cứ ngang nhiên dùng vơ lực tấn công Iraq, th́ việc giải giới của Hoa Kỳ này có chính đáng hay chăng, dù ư đồ của Hoa Kỳ được chủ quan cho là tốt lành đi và việc giải giới bởi thế cũng được cho là khẩn thiết đi?

 

Vấn đề “không chính đáng” không phải chỉ v́ vấn đề đa số thắng thiểu số mà là v́ vấn đề nguyên tắc và đường lối phản luân thường đạo lư của hành động này. Chẳng thế mà dân chúng trên thế giới đă xuống đường phản đối ở Luân Đôn thủ đô Hiệp Vương Quốc, một cuộc xuống đường chống chiến tranh với trên 150 ngàn người, chưa từng có trong lịch sử Âu Châu, cũng như ở Rôma thủ đô Ư Đại Lợi vào ngày Thứ Bảy 28/9/2002, và ở Bá Linh thủ đô Đức Quốc, Amsterdam thủ đô Ḥa Lan, Tokyo thủ đô  Nhật Bản, San Farancisco và Nữu Ước Hoa Kỳ, và Baghdad thủ đô Iraq ngày Thứ Bảy 26/10/2002 v.v. với các bảng chữ như “no blood for oil”. Chưa hết, dự án này của Hoa Kỳ c̣n bị các cộng đồng Kitô Giáo nói chung và Công Giáo nói riêng mạnh mẽ lên tiếng phản đối, không phải là v́ cộng đồng Kitô Giáo này bênh vực cá nhân Saddam Hussein, cho bằng bênh vực công lư, tức muốn bảo vệ cả công ích lẫn bao nhiêu là mạng người vô tội khỏi bị tàn sát bởi một cuộc chiến bất chính, một cuộc chiến tranh nhân danh công lư để làm thịt công ích.

 

Thật vậy, nếu Người Việt chúng ta không chấp nhận hành động của binh lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam trước kia đă có những lần bắn bừa vào nhà dân, như ở Nhà Đá Dốc Truông thuộc tỉnh B́nh Định, Qui Nhơn như tôi đă được chứng kiến bấy giờ, chỉ v́ họ t́nh nghi có Việt cộng ẩn nấp trong những ngôi nhà đó, để pḥng ngừa cho chính họ khỏi bị Việt cộng nằm vùng tấn công, như đă từng xẩy ra cho họ trước đó, và hậu quả bắn đại vào những ngôi nhà bên đường này quả thực đă làm chết oan không ít dân lành Việt Nam vô tội, th́ chúng ta liệu có thể chấp nhận việc Hoa Kỳ tự động dùng vơ lực tấn công vào nước Iraq, với cùng những lư do t́nh nghi và lo sợ tương tự như thế hay chăng? 

 

 

Con Người: Giáo Dục Tác Hành

 

Như thế, tác hành của con người quả thực là tốt là tác hành, về chủ quan, phải hợp với nhân phẩm và nhân cách làm người của ḿnh, và về khách quan, phải đúng với lương tâm chân chính của con người, tức về thực hành phải hợp các nguyên tắc luân thường đạo lư phổ quát liên quan đến chẳng những bản chất của việc làm mà c̣n đến cả ư hướng và cách thức của người làm nữa. Con người đạt đến chân thiện mỹ là ở chỗ này, ở chỗ giữ trọn vẹn ba yếu tố luân lư này. Trước hết, về bản chất việc làm liên quan đến sự thật, con người biết phân biệt chân giả đúng sai; sau nữa, về ư hướng làm việc liên quan đến sự thiện, con người biết chọn lành bỏ dữ; và sau hết, về cách thức làm việc liên quan đến sự mỹ, con người biết hành sử khôn ngoan khéo léo.  

 

Giáo dục con người là làm sao giúp cho thụ huấn nhân tác hành xứng với nhân phẩm là người và nhân cách làm người của họ. Và để cho thành phần thụ huấn nhân có thể tác hành như một con người tập sự thành nhân để rồi cuối cùng tiến đến chỗ thật sự thành nhân, phải làm sao giúp cho họ nắm vững được ba vấn đề trực tiếp liên quan đến những nguyên tắc luân lư phổ quát vừa được tóm gọn trên đây. Tức là giúp cho thành phần thụ huấn nhân: “trước hết, về bản chất việc làm liên quan đến sự thật, biết phân biệt chân giả đúng sai; sau nữa, về ư hướng làm việc liên quan đến sự thiện, biết chọn lành bỏ dữ; và sau hết, về cách thức làm việc liên quan đến sự mỹ, biết hành sử khôn ngoan khéo léo”.

 

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, giáo dục dầu sao cũng chỉ là một phương pháp hỗ trợ cho việc con người thành nhân mà thôi. Đó là lư do, có những cái giáo huấn nhân cho là phải là đúng, là thiện là tốt, là hay là khéo, thụ huấn nhân lại không hiểu được như vậy, nên không chấp nhận, không làm theo, khiến giáo huấn nhân lấy làm bực ḿnh giận dữ, thậm chí chán nản thất vọng. Vẫn biết đôi khi có những cái lỗi thời hay cực đoan nơi thành phần giáo huấn nhân, nhưng không phải là tất cả, nếu giáo huấn nhân luôn tha thiết yêu thương và tôn trọng thụ huấn nhân, chỉ một ḷng lo đến lợi ích xứng hợp với nhân vị của thụ huấn nhân.

 

Bởi thế, thực tế c̣n cho thấy thụ huấn nhân c̣n phải tự ḿnh nghiệm thấy những ǵ xẩy ra cho họ nữa, hay c̣n phải được trường đời dạy cho nữa, nhất là những ǵ liên quan đến giáo huấn họ đă được thành phần giáo huấn nhân yêu thương truyền đạt cho, bấy giờ họ mới cảm thấy thấm thía, cảm thấy thâm tín, cảm thấy “có nuôi con mới biết ḷng cha mẹ”.

 

Kinh nghiệm trường đời này cho thấy sự thật là chính thực tại cần phải được mỗi người tự cảm nghiệm hơn là một mớ giáo huấn hay lư thuyết cần phải được hiểu biết, nhớ lấy và tuân giữ, một cảm nghiệm làm nên chính tâm linh con người, tức làm cho con người từ từ ư thức được bản thân ḿnh, giá trị nhân bản và ư nghĩa cuộc đời, nhờ đó mỗi ngày một đồng hóa với sự thật, một sống trọn lành và khôn ngoan hơn.

 

Nếu con người chỉ đạt đến tầm vóc thành nhân của ḿnh nơi chân thiện mỹ, qua việc nhận biết đúng sai, chọn lành bỏ dữ và tác hành khôn ngoan, th́ sự thật mà con người thụ huấn nhân nói riêng và con người ở mọi lứa tuổi nói chung cần phải nhận biết, cần phải được giáo huấn nhân dạy cho biết, cần phải học biết từ trường đời đây là chính thân phận làm người của họ: tôi từ đâu đến, sống để làm ǵ, chết rồi ra sao v.v. để rồi, từ sự thật được tâm linh con người ư thức này, sự thiện mới trở nên sáng tỏ trong sinh hoạt tâm lư của họ, tức trong việc họ t́m kiếm và chọn lựa sự thiện trên hết và trước hết mọi sự đó là công ích, là t́nh đoàn kết, là hạnh phúc nhân quần, nhờ đó, từ họ mới phát tỏa ra sự mỹ làm cho nhân cách của họ trở nên khả kính khả ái, làm cho nhân vị của họ trở thành ấn tượng mănh liệt, như một Mẹ Têrêsa Calcutta, v́ họ sống động bằng cách chỉ biết cho đi hơn nhận lănh, chỉ biết phục vụ hơn hưởng thụ, chỉ biết trở nên mọi sự cho mọi người.