Sau khi vua Gia Long mất (ngày 6 tháng 2 năm 1830) vua Minh Mạng lên nối ngôi và được các giáo sĩ Thiên chúa giáo gọi là “vị vua tắm máu Thiên chúa giáo”. Ở phương Tây không ít tài liệu miêu tả Minh Mạng như một tên bạo chúa không thức thời và dă man với người Âu châu, đặc biệt là đối với giáo dân. Thật ra, trong thời gian đầu, Minh Mạng chưa ra lệnh chống giáo dân mà chỉ đến tháng 2 năm 1825, vua Minh Mạng mới ra đạo dụ chống Thiên chúa giáo. Trong lời nói đầu của đạo dụ này đă ghi rơ quan điểm chống đạo Thiên chúa như sau: “quan niệm tôn giáo sai lệch của người Âu làm tha hóa linh hồn con người. Từ lâu đă có rất nhiều tuầu buôn đến nước ta để buôn bán và để lại những linh mục hoạt động chống đất nước chúng ta. Những người linh mục này dụ dỗ dân chúng và làm hư hỏng tâm hồn họ. Các vị linh mục đă làm thay đổi thuần phong mỹ tục. Phải chăng đó là những điều gây một tai biến lớn lao cho đất nước. V́ vậy, chúng ta cần phải chống cự lại đối với sự tấn công này để đưa dân chúng nước ta vào con đường đúng đắn” (G. Taboulet. “La geste francaise…” t. E, tr 322, 324). Dưới thời vua Gia Long, tuy đạo Thiên chúa được phát triển, các linh mục được trọng dụng, nhưng việc các linh mục đ̣i bỏ thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, văn miếu đă làm cho nhiều quan lại căm tức, kể cả vua Gia Long. Tháng 8 năm 1826, một nhóm quan lại trong triều đ́nh tôn sùng Khổng giáo đă dâng sớ cho vua Minh Mạng về việc đ̣i đẩy mạnh hành động chống Thiên chúa giáo. Trong bản sớ này có đoạn “đó là một tôn giáo bịa đặt và chống lại chân lư. Đó là thứ tôn giáo dụ dỗ con người, là một thứ tà giáo dung tục. Đó là thứ tôn giáo dùng ḷng khiếp sợ của địa ngục và nhục h́nh để dọa dân chúng, kẻ nhát gan và bằng những lời hứa thuộc về những khoái lạc trên thiên đàng để quyến dụ người khác” (cũng sách vừa dẫn, trang 323). Những vị quan dâng sớ này c̣n vạch ra rằng những người theo đạo Thiên chúa có lịch riêng, chữ viết riêng, họ khác với tất cả tôn giáo khác ở Việt Nam ở chỗ họ không hề biết đến thờ cúng tổ tiên, họ lập làng riêng, ṭa án riêng, không cho người ngoài đạo ở chung. Dưới sự điều khiển của các linh mục, những người theo đạo Thiên chúa muốn lập ra một quốc gia riêng trong quốc gia chung của vua Minh Mạng… Trước sự kiện Tabert chạy sang Xiêm, các quan lại triều đ́nh lại dâng sớ đ̣i nghiêm trị giáo dân (cuối năm 1832). Ngày 6 tháng 1 năm 1833, Minh Mạng ra lệnh cấm đạo gay gắt hơn. Trong đạo dụ này có đoạn viết: “… Triều đ́nh hạ lệnh cho tất cả những ai theo đạo Thiên chúa, từ quan lại đến cùng đinh phải thực thà bỏ đạo, nếu như các người thừa nhận và tôn kính triều đ́nh. Nếu ai là người thần dân của triều đ́nh về sau này bị chỉ ra theo tín ngưỡng tà thuyết này th́ người đó sẽ bị hành h́nh để cho tôn giáo sai lệch này bị diệt trừ tận gốc” (cũng sách vừa dẫn trang 328).

 

(GS Mặc Đường, Viện Khoa học xă jội TP Hồ Chí Minh,

bài Người Việt Nam Thiên Chúa Giáo

Ở Miền Nam Nước Ta Từ Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19,

sách đang dẫn, trang 72-73, 74)

 

Về việc tàn sát đạo, linh mục Trần Tam Tỉnh có viết như sau: “Nhân dân Việt Nam vốn có tư tưởng khoan dung. Đạo Phật từ Ấn Độ, đạo Khổng từ Trung Quốc đă thâm nhập vào không có va chạm trong dân chúng, bấy giờ cốt tủy của tôn giáo là ḷng thờ kính ông bà, và thờ các vị thần linh. Duy chỉ có đạo Thiên Chúa không thích nghi được trong bầu không khí chung và bị xem, từ cái chủ nghĩa pháp lư phương Tây của nó – như là một học thuyết làm băng hoại những phong tục, cắt đứt những mối liên hệ của gia đ́nh và phá hoại trật tự xă hội. Người ta chỉ dung nạp nó thế thôi. Nhưng khi người ta phát hiện ra rằng những người phương Tây đă có những mục tiêu ngoài tôn giáo, người ta cố gắng ngăn chặn ảnh hưởng của nó. Những cuộc sát hại tiếp theo đó. Nhưng chưa phải là những vụ tàn sát theo kiểu người Pháp bị tàn sát ở Si-ci-li-a năm 1282, hoặc như kiểu người công giáo tàn sát người theo đạo Tin Lành ở Pháp trong đêm 24 tháng 8 năm 1572. Người ta chỉ thu hẹp trong việc đuổi những nhà truyền giáo ngoại quốc và phạt những người bản xứ v́ “sai lầm hoặc nhẹ dạ đă bị những người chủ phương Tây quyến rũ” (Trần Tam Tỉnh. Eglise Catholique au Viet Nam, Des Chrétiens du  Việt Nam relisent l’histoire de leur Eglise. Foi et Development 31. tr. 1).

 

(GS Lê Văn Sáu,

bài Bức Tranh Lịch Sử Và Những Người “Tử V́ Đạo” Được Phong Thánh Hôm Nay, sách đang dẫn, trang 98-99)

 

Cũng có những giáo sĩ đă t́m được sự hỗ trợ nhất thời và hạn hẹp nào đấy, nhưng nh́n chung là họ luôn luôn bị bài bác và phản kháng. Công bằng mà nói, họ bị bài bác và phản kháng không phải chỉ v́ những hoạt động ngoài mục đích tôn giáo của họ. Việc không chấp nhận những ǵ xa lạ với thói quen cố hữu, với nếp sống phổ biến của cộng đồng cũng là việc thường xẩy ra, Đông Tây đều có.

 

Trước khi các giáo sĩ xuất hiện, giai cấp phong kiến nước ta đă có dư dả hàng thế kỷ thời gian để tập nhiễm giáo lư Khổng Mạnh. Từ lâu, Nho giáo đă là vũ khí chính trị và tư tưởng cực kỳ lợi hại của giai cấp phong kiến. Suy thịnh mặc dầu, giai cấp phong kiến bao giờ cũng bám lấy Nho giáo. Nho giáo được coi là kho trí thức, là nền tảng của công danh, là tiêu chuẩn để xét đoán thế sự, là cán cân của đạo lư, tóm lại là tất cả. Nếu như lúc bấy giờ ở phương Tây, luật pháp của nhiều nước cho phép trừng trị rất nặng những kẻ nào dám nhạo báng chúa, th́ ở nước ta giai đoạn phong kiến cũng có quyền hạn riêng khi tuyên bố bảo vệ đạo lư thánh hiền, sẽ thật là sai lầm và bất công, khi nói rằng, về mặt động cơ, đó là hành vi hủ lậu, bởi v́ làm sao có thể nói, giữa Thiên chúa giáo và Nho giáo, cái nào tiến bộ hơn cái nào. hạn chế của các tập đoàn phong kiến thống trị nước ta lúc bấy giờ, có chăng chỉ là sự lúng túng và nhầm lẫn trong biện pháp đối phó mà thôi. Cũng có khi các giáo sĩ và tín đồ Thiên chúa giáo được đối xử như một lực lượng tôn giáo, nhưng thường th́ họ vẫn bị coi là một lực lượng chính trị, thậm chí là lực lượng chính trị đối nghịch. Có người nói tôn giáo là chính trị. Nhận xét ấy quả là quá cực đoan, nhưng xem ra, nhận xét nói trên đối với các hoạt động của giáo sĩ Thiên chúa giáo đến nước ta từ giữa thế kỷ XIX trở về trước, cũng có những mặt đúng của nó.

 

(Nguyễn Khắc Thuần, Khoa lịch sử, đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,

bài Sự Truyền Bá Và Tiếp Nhận Thiên Chúa Giáo Ở Việt Nam,

sách đang dẫn trang 121-122)

 

Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam được khởi đầu vào cái thời kỳ Giáo hội Công giáo, trong chính nền thần họ của ḿnh, mang đầy mặc cảm tự tôn của kẻ nắm trọn chân lư và con đường dẫn đến hạnh phúc. Ngoài công giáo chỉ là sai lầm và ma quỷ. Đối với các thừa sai, Khổng giáo, v́ có tư tưởng sai lạc về tạo hóa và v́ không nh́n nhận con người có một linh hồn thiêng liêng và bất tử, đă “hướng một cách rơ rệt về chủ nghĩa vô thần và mở rộng cửa cho đủ mọi thói hư, tật xấu…”. Phật giáo cũng hoàn toàn có tính cách ma quỷ v́ vị sáng lập, ngay từ buổi thiếu thời đă phó ḿnh cho quỷ ma. Nhưng Lăo giáo c̣n tệ hơn thế nữa v́ đă hoàn toàn làm tôi ma quỷ (coi H. Chappoulie, Aux Origines d’une Eglise, Rome et les Missions d’Indochine au XVIIè siècle, tome 1, Paris 1943, trang 16). Cái mặc cảm tự tôn này không thể không đưa đến những hành động tương tợ như hành động của một Giáo sĩ Bồ Đào Nha có tên là Bartholome Ruiz, được ghi trong tập “Lịch sử đạo Thiên chúa ở Việt Nam”: “Giáo sĩ này tỏ vẻ hăng hái nên xô đổ cả tượng Phật trong Chùa…” (Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, bài viết của Hồng Lam, chú giải của L. Cadière, Huế, 1944, trang 103).

 

Thêm vào đó, chúng ta c̣n phải kể đến sự kiện này là Kitô giáo, trong thời kỳ được truyền sang Việt Nam lần đầu tiên, đang được đồng hóa với nền văn minh và văn hóa của các nước phương Tây. Người ta c̣n nói rằng Kitô giáo chính là động lực đă tạo nên sự phát triển của các nước Châu Âu vào thời kỳ này. Dù sao th́ người ta cũng nói đến một Châu Âu Kitô giáo, một nền văn minh và văn hóa Kitô giáo khi nói đến nền văn minh và văn hóa của các nước phương Tây.

 

Và khi các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Pháp, người Hà Lan, người Ư… tới truyền bá đạo Kitô tại những vùng đất ngoại đạo, thường cũng được coi là những vùng đất lạc hậu, thường đă không phân biệt được một cách rơ ràng, đâu là giáo huấn và giáo lư của Đức Kitô, đâu là cách sống, cách diễn tả giáo huấn và giáo lư ấy theo phong tục, tập quán của một địa phương. Sự truyền giáo này, ngay cả khi được thực hiện với tất cả thiện tâm, thiện ư, cũng vẫn có thể mang dáng dấp của một sự “bành trướng” về mặt văn hóa, tư tưởng, văn minh, lối sống…

 

Hơn ba trăm năm sau, không ít những người Công giáo đă có những nhận định chua xót về thế đứng của Giáo hội Công giáo Việt Nam, kết quả của công cuộc truyền giáo này. Ông Lư Chánh Trung, một trí thức Công giáo quen thuộc và tiêu biểu, trong bài “Hai bộ mặt của Giáo hội Công giáo” đăng trong tạp chí Đất nước, năm 1969 viết: “Phải khiêm tốn nh́n nhận điều này là sau ba thế kỷ nỗ lực Giảng Tin Mừng, hiện nay có được một Giáo hội nhiệt thành sùng đạo với đức tin vững mạnh lạ lùng. Nhưng một di sản nặng nề đè trên vai Giáo hội này: tính cách hàm hồ mờ ám của buổi đầu thành lập Giáo hội, một thế kỷ công khai thỏa hiệp với kẻ chiếm đất, một chính sách ngu dân cố ư hay vô t́nh. Giáo hội chưa ḥa đồng với nếp sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc, tuy rằng bây giờ không thể đẩy Giáo hội ra khỏi cộng đồng này. Giáo hội có mặt đấy (một sự có mặt đáng sợ và gai mắt) như một mô ghép vào thịt của dân tộc Việt…” (Đất nước, số 9, 2-1969, trang 21).

 

Trước đó, một trí thức Công giáo khác, ông Nguyễn Tử Lộc, trong bài “Vấn đề dân tộc đặt cho người Công giáo” đăng trong một số Đất nước đặc biệt về chủ đề Công giáo và Dân tộc, đă nhận định: “Đạo Công giáo đă có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XVI. Sự truyền đạo Công giáo vào Việt Nam đă khiến đạo có một tính rất ngoại quốc đối với phần c̣n lại của dân tộc. Tính chất ngoại quốc gồm cả h́nh thức đến nội dung, từ lễ nghi, nghệ thuật đến lối sống, tín ngưỡng. Đạo Công giáo có vẻ rất Tây, từ câu kinh La-tinh đến ảnh tượng thờ, đến kiểu kiến trúc giáo đường, đến quan niệm con người và vũ trụ. Nó đối lập từng điểm với các tín ngưỡng đă có ở Việt Nam, một cách toàn diện, nói đúng hơn, một cách bạo động” (Đất nước, số 8, 12.1968). Hay nhận định của một linh mục: “Giáo hội (VN) chỉ là một giáo hội Pháp hải ngoại nếu không thể Giáo hội Tây Ban Nha hải ngoại. V́ sao? Ngày nay, người ta không thể không nhận ra tính cách chế tạo tại ngoại quốc của Giáo hội Việt Nam. Không những khi nh́n thấy số lượng quá ít oi của các giám mục Việt Nam sau ba, bốn trăm năm giáo sử (…) mà cả khi nh́n cách nói năng, hành văn của Giáo hội, h́nh thức của lễ nhạc, lối suy tư thần học và triết học… Quả thực, người tín hữu Công giáo Việt Nam không sống trong ḷng xă hội Việt Nam” (Nhất Hạnh, Hoa san trong biển lửa, trang 103).

 

Những nhận định như trên đây về thế đứng của Giáo hội Công giáo “trong ḷng xă hội Việt Nam”, c̣n cần phải được bàn căi thêm và làm sáng tỏ thêm. Mặt khác cũng c̣n cần phải t́m hiểu để phân biệt một cách rơ ràng sự xung khắc không thể tránh do chính bản chất của giáo huấn của Đức Giêsu với tư tưởng và lối sống của xă hội ở từng giai đoạn lịch sử với những xung khắc do sự mập mờ hay lẫn lộn trên đây gây nên. Đă hẳn, người ta cũng vẫn c̣n có thể t́m hiểu, nghiên cứu những đóng góp của Kitô giáo trong kho tàng văn hóa của Việt Nam.

 

… Người ta có thể biện minh rằng những thủ đoạn chính trị và nhất là sự cấu kết của một số đông đảo các thừa sai và người công giáo với thực dân Pháp đă được thực hiện với ư hết sức ngay lành là để phát triển và bảo vệ “nền văn hóa Kitô giáo” tại một vùng đất “lạc hậu”, nhưng người ta cũng không thể chối căi rằng những thủ đoạn chính trị và sự cấu kết này đă góp phần không nhỏ trong việc tạo nên cái thế đứng không chấp nhận được của Giáo hội Công giáo trong lịch sử Việt Nam, tạo nên những cái mà Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Thư chung 1980 gọi là “bóng tối” hay “tội lỗi”: “Lịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi”.

Chỉ khi đất nước giành lại được độc lập, cái thế đứng này mới được chính thức tuyên bố là cần phải được sửa chữa: “Là Hội Thánh trong ḷng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mệnh quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc ḥa ḿnh vào cuộc sống hiện tại của Đất nước (…) phải đồng hành với dân tộc ḿnh, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc ḿnh, v́ Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, Đất nước này là ḷng mẹ cưu mang chúng ta trong quá tŕnh thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa. Sự gắn bó và ḥa ḿnh này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính: 1. Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 2. Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp hơn với truyền thống Dân tộc” (Thư chung của HĐGM VN 1980).

 

(Trần Công Thạch, Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước TP Hồ Chí Minh,

bài Vấn Đề Công Cuộc Truyền Giáo Trong Quá Khứ Đặt Ra Cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Hiện Tại, sách đang dẫn trang 216-217, 218-220)

 

Như thế, căn cứ vào những vấn đề được tham luận trong Hội Nghị Khoa Học năm 1988 này, “bóng tối” trong lịch sử Thiên Chúa giáo tại Việt Nam được ám chỉ ở đây là việc làm không thuần túy truyền giáo của các vị thừa sai ngoại quốc, cũng như thái độ truyền giáo tự tôn bất chấp văn hóa bản xứ của các vị, đến nỗi đă gây ra các cuộc bắt đạo và tử đạo. Vậy c̣n “ánh sáng” trong lịch sử Thiên Chúa giáo tại Việt Nam th́ sao? Cũng theo chiều hướng của Hội Nghị này th́ đó là hiện tượng người Việt Nam dù c̣ theo Thiên Chúa giáo đi nữa cũng chẳng những không mất gốc lại c̣n biết xây dựng quê hương dân tộc nữa.

 

 

Bởi thế, sau hết, cho dù có v́ thời thế đẩy đưa theo đạo, những người Thiên Chúa giáo cũng vẫn trung thành với quê hương dân tộc(xem nhận định có ba phần, mà đây là phần 3, ở trang 153):

 

Người công giáo Việt Nam đă bị đẩy đến ngă ba đường; họ biết đi về đâu khi tôn giáo và dân tộc, giáo hội và quê hương bị chủ nghĩa tư bản thực dân đặt vào thế mâu thuẫn nhau.

 

Nhưng sự lường gạt, trói buộc, ḱm kẹp liệu có làm cho người công giáo Việt Nam mất đi cái tư cách Việt Nam, cái truyền thống Việt Nam không?

 

Như trên nói, Pháp đinh ninh rằng khi nổ súng xâm lược Việt Nam th́ hàng loạt giáo dân sẽ nổi dậy làm nội ứng. Chúng đă chuẩn bị hàng chục năm, hàng trăm năm rồi. Trên chiếc tàu chiến chỉ huy Némesis, bên cạnh viên Tổng chỉ huy De Genouilly có giám mục Pellerin làm cố vấn và 2 giáo sĩ thông thạo địa lư, tiếng Việt, chuyên liên lạc với đất liền.

 

Tiếng súng đă nổ ở Đà Nẵng nhưng không có cuộc nổi dậy hưởng ứng ồ ạt của người công giáo. Tiếng súng chống xâm lược của quân dân ta từ Đà Nẵng, đến Gia Định vang vọng lên khắp các miền trong nước. Bài Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp tử trận của bảng nhỡn Phạm Thanh:

 

Nghe tiếng súng non Trà nổ dữ,

những muốn săn cho hết giống lợn không tha,

Trông khói tầu Cần hải bốc cao,

những muốn chém cho hết loài cá ḱnh mới hả;

Thẳng tiến để xông pha giết giặc,

cái chết coi dễ như chơi,

Rút lui th́ để vạ về sau,

với giặc quyết không chung sống

 

De Genouilly thất vọng: “Người ta báo cáo rằng dân chúng sẽ hưởng ứng chúng ta, thật ra trái hẳn lại” (A. Thomazi. La conquête de l’Indochine. Paris. Payot. 1934. Tr. 31). “Chúng ta không có một chút thiện cảm nào của người dân” (Prosper Cu ltru. Histoire de la Cochinchine des origines à 1883. tr. 67)… Qua những tháng ở Đà Nẵng y nghiệm ra rằng “Cuộc nổi dậy của những con chiên không hề có như mong đợi” (A. Thomazi. La conquête de l’Indochine. Paris. Payot. 1934. Tr. 30). Bọn chỉ huy quân sự kết luận rằng: “Có biết bao nhiêu cha cố đă coi thường chúng ta với những tin tức họ cung cấp cho chúng ta về Đà Nẵng. Thật là những kẻ dối láo đê hèn” (Savin de Larclause. Correspondance… Xem B.S.E.I 1939, XIV, No 3-4, tr. 55). Trên tàu Némesis, mâu thuẫn giữa Tổng chỉ huy với giám mục cố vấn rất gay gắt, đến nỗi De Genouilly định đuổi Pellerin về Hương Cảng.

 

Chúng ta cần phải sưu tầm được nhiều tư liệu về sự có mặt của người công giáo trong hàng ngũ chống Pháp. Nhưng không có sự nổi dậy hàng loạt của con chiên hưởng ứng quân xâm lược; mưu đồ của chủ nghĩa thực dân, của giáo hội (do các giáo sĩ phương Tây thao túng) đă bị thất bại. Không thể không khẳng định rằng: Trong sự sinh tử tồn vong của dân tộc, trên ngă ba đường giữa tôn giáo và dân tộc, lương tri Việt Nam của người công giáo đă thức tỉnh cùng dân tộc. Sự kiện đó đă trở thành một di sản quí của chính người công giáo Việt Nam đă chọn lựa: không chấp nhận mất nước th́ công giáo và dân tộc vẫn gắn liền.

 

Đó chính là cơ sở làm nảy sinh những hiện tượng tiếp theo: có những người công giáo yêu nước t́m về với dân tộc. Nguyễn Trường Tộ, tác giả của điều trần Tám điều cấp bách cuối thế kỷ XIX, Tu sĩ Mai lăo Bạng và những thanh niên công giáo đi Đông du đầu thế kỷ XX. Những trang đầu về truyền thống yêu nước của đồng bào công giáo trong cuộc chiến chung đầy gian nan thử thách của dân tộc chống chủ nghĩa thực dân được viết tiếp đến cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

 

(GS Nguyễn Công B́nh, Viện Khoa học xă hội, TP Hồ Chí Minh,

bài Người Công Giáo Việt Nam Biết Đi Về Đâu Khi Pháp Đánh Chiếm Việt Nam,

sách đang dẫn trang 38-41)

 

Ngay từ lúc Pháp mới khởi đầu xâm lược Việt Nam, chúng tôi đă bắt gặp một nhận định của một linh mục Việt Nam: “Bọn giặc Tây dương xâm chiếm nước ta nói là để xin bỏ lệnh cấm đạo, chẳng qua là để đánh lừa dư luận thiên hạ mà thôi. Những việc chúng làm đều là cậy sức mạnh hung tàn, há người theo đạo Thiên Chúa có thể coi đó là đồng đạo, đồng tâm được sao?…” Cũng vào thời này, chúng ta c̣n có Nguyễn trường Tộ, là người tuy đă được các giáo sĩ người Pháp nâng đỡ, dạy cho chữ Pháp và đem sang Pháp, rồi về Sài G̣n tiến cử với thực dân Pháp nhưng ông một mực không chịu làm tay sai cho Pháp, và suốt cả cuộc đời của ông từ đó cho tới chết, qua các bản điều trần gửi triều đ́nh Tự Đức, chỉ có ư định là t́m cách làm cho đất nước giàu mạnh và đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cơi của quê hương.

 

Cụ Phan Bội Châu trong những ngày đầu đi t́m đồng chí (1904) đă gặp được sự hưởng ứng của giới Công giáo một cách không khó khăn. Trong quyển hồi kư “Phan Bội Châu niên biểu” cụ c̣n nêu rơ tên của một số linh mục, giáo dân và xứ đạo đă giúp đỡ cụ. Và Mai Lăo Bạng, một tu sĩ, quê ở Thọ Ninh, Hà Tĩnh, tháng 3-1908 đă đem vài chục thanh niên Công giáo sang Hồng Kông theo chương tŕnh Đông Du của Duy Tân Hội.

 

Và cũng có những linh mục cốt cán của phong trào Duy Tân ở Nghệ Tĩnh như Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thần Đồng, Nguyễn Văn Tường bị giặc bắt và bị đày ra Côn Đảo, khi phong trào Duy Tân ở trong nước bị bại lộ.

 

Ḷng căm thù giặc càng ngày càng lên cao trong giới Công giáo. Cũng đă có những sĩ phu Công giáo, ngay tại Hà Nội, năm 1922 đă bày tỏ ḷng yêu nước và ư thức dân tộc bằng việc viết thư đ̣i Khâm mạng Ṭa thánh can thiệp để cải tiến dân sinh, nâng cao dân trí tại một họ đạo. Linh mục Hoàng Mai Dĩnh đă gắn liền tên tuổi của ḿnh với phong trào cách mạng này…

 

Chúng tôi gợi lại một cách vắn tắt tại Hội nghị này, những trang sử trên đây về người Việt Nam Công giáo không phải để tẩy xóa hay che lấp trang sử đen tối khác của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà là để khẳng định điều này là Công giáo tự bản chất không phải là một cái ǵ mâu thuẫn với ḷng yêu nước, yêu Tổ quốc.

 

(L.m. Phan Khắc Từ, Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước TP Hồ Chí Minh,

bài Người Việt Nam Công Giáo Trong Lịch Sử Bảo Vệ Và Xây Dựng Đất Nước,

cùng sách đang dẫn, trang 44-45, 50-51)

 

Nhân vụ án phong thánh này, chúng ta đă lại đề cập tới vị thế của người Công giáo trong xă hội, trong dân tộc và trước thời cuộc. Đó là vấn đề không chỉ của hiện tại, đă từng của quá khứ và vẫn c̣n tương lai. Nh́n lại quá khứ, trong đầy dẫy những lầm lỡ, ngộ nhận, đáng tiếc… đến mức ngày nay c̣n có người mong biện hộ cho người xưa rằng: “Nếu sau này có vị nào dính líu vào việc người Pháp xâm chiếm Việt Nam th́ phải nói rằng trong lương tâm của họ hồi bấy giờ họ thấy việc nhờ người Pháp đến để chấm dứt việc bắt đạo là tốt và ngay việc người Pháp cai trị Việt Nam họ cũng suy nghĩ là tốt khi họ lầm tưởng rằng người Pháp sẽ đem nền văn minh Kitô giáo cho một nước lạc hậu” (Phát biểu của linh mục Chân Tín). Vậy nhân dịp này, hăy nhớ đến một người Công giáo kiệt xuất, sống ở đương thời với những người tử v́ đạo, trong đó có các thánh. Đó là ông Nguyễn Trường Tộ, một người Công giáo không chỉ học xa trông rộng, có trí kinh bang tế thế mà quan trọng hơn, trong cảnh nước nguy nan, ông vừa làm quan vừa theo đạo, sang tận châu Âu tiếp thụ giáo lư cũng như kiến thức, làm việc với Tây nhưng vẫn nghĩ đến nước. Chính ông với ư thức trách nhiệm không chỉ với Nhà nước mà với cả đạo giáo của ḿnh đă đưa ra nhiều lời điều trần xác đáng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa xă hội, và điều đáng nói là ông đă đưa ra được một thái độ xử thế rất đúng đắn trong mối quan hệ giữa Đạo và Đời khi ông viết trong một bản điều trần: “Không kỳ đạo giáo nào, hễ có người phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội với đạo giáo, h́nh pháp không thể tha thứ để giúp cho đạo giáo trong sạch, c̣n những người yên phận tuân theo pháp luật th́ phải cho họ được tự do (hành đạo), cả hai cái đồng hành th́ có ǵ là trở ngại?” (Giáo môn luận, 1863, bản dịch của Chương Thâu, tài liệu Văn sử học).

 

(Quốc Anh, Viện Sử học Việt Nam, bài Làm Cho Sáng Chân Dung Các Thánh,

sách đang dẫn trang 144-145)

 

Trong những điều kiện lịch sử phức tạp như vừa kể trên, một điều mà mọi người đều đă nh́n thấy và hết sức quan tâm là trong những trang đầu lịch sử Giáo hội Việt Nam đă xuất hiện những người Công giáo kính Chúa yêu nước thiết tha, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp của đồng bào Công giáo. Họ không đối lập một cách cực đoan tôn giáo và dân tộc, không đối lập bổn phận người tín hữu trước Thiên chúa và Giáo hội, với nghĩa vụ công dân trước Tổ quốc và Dân tộc. Đó là người Công giáo thức thời Nguyễn Trường Tộ cùng khá nhiều người khác nữa. Ḷng yêu Tổ quốc vẫn là một truyền thống luôn sống động trong đồng bào Công giáo khiến cho chính sách chia rẽ lương giáo của thực dân Pháp không hoàn toàn thành công ở mọi nơi, mọi lúc. Cái truyền thống tiềm tàng đó đă được tiếp sức, cổ vũ và hướng dẫn nhờ chính sách đại đoàn kết đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có chính sách tôn giáo. Người Công giáo Việt Nam hôm nay có quyền tự hào chính đáng về đóng góp ngày càng to lớn của ḿnh vào sự nghiệp chung của đất nước, về sự đổi mới đang diễn ra trong đời sống của Giáo hội theo hướng một Giáo hội thuộc một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền, một Giáo hội “sống Phúc âm trong ḷng dân tộc” như được khẳng định trong bức Thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục.

 

(Phát Biểu kết Thúc Hội Nghi Khoa Học của GS Phạm Như Cương,

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xă hội Việt Nam, cùng sách trang 10).

 

 

Tóm lại, qua cuốn Kỷ Yếu được trích dẫn trên đây, Hội Nghị Khoa Học 1988 ở Việt Nam trước biến cố Phong Thánh 117 Vị Tử Đạo (ba tháng) đă nhận định là có những “bóng tối” phát ra từ một số cá nhân thừa sai:

 

·        “Có thể nói mà không sợ quá đáng là sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp đă giúp thực dân Pháp vượt qua rất nhiều khó khăn và hoàn thành thuận lợi cuộc xâm lược và b́nh định Việt Nam…” (xem lại trang 160)

 

·        “Như vậy, xu thế dấn thân sâu vào việc đời của các giáo sĩ truyền đạo tới mức có sự gắn bó mỗi ngày một mật thiết với âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây là điều có thực, không thể phủ nhận” (xem lại trang 161)

 

Thế nhưng:

 

·        Sự dính líu giữa Giáo hội với chủ nghĩa thực dân phương Tây vốn không thuộc về bản chất của sự truyền giáo: đó là sự dính líu mang tính chất thời đại lúc bấy giờ… nhất là từ sau những phát kiến địa lưSự dính líu của Giáo hội La Mă và của Hội Thừa sai Paris với cuộc thực dân của các thế lực tư sản phương Tây … hẳn là đă không hoàn toàn phát xuất từ bản chất thiêng liêng và nhân ái của sự truyền giáo” (xem tr. 159)

 

·        “Công giáo tự bản chất không phải là một cái ǵ mâu thuẫn với ḷng yêu nước, yêu Tổ quốc” (xem lại trang 192)

 

·        Lẽ tất nhiên cũng như mọi hiện tượng xă hội, trong số giáo dân và giáo sĩ truyền giáo cũng có người chỉ v́ ḷng tin của ḿnh, đă đem hết nhiệt t́nh hoạt động để mở rộng xứ đạo” (trích Kỷ Yếu trang 102)

 

Chính v́ thế:

 

·        Mặc dù vậy, công việc truyền giáo vẫn được phát triển vào những năm cuối thế kỷ 17 và giáo phận Thiên chúa ở Huế – Đà Nẵng –Hội An trở thành một trung tâm truyền giáo lớn ở nước ta thời đó” (trang 162)

 

·        Mặc dù các nhà nước phong kiến liên tục tiến hành nhiều cuộc cấm đạo (1630, 1644, 1658, 1663, 1665, 1668, 1700, 1712, 1737, 1744, 1750, 1765, 1773, 1785) nhưng sự truyền giáo vẫn không ngừng phát triển, số người theo đạo vẫn ngày một đông ra” (xem lại trang 165).

 

·        Thực vậy, tính đến giữa thế kỷ XIX, việc truyền giáo vào Việt Nam của Hội Thừa sai Paris đă trải qua hai thế kỷ và đă gặt hái được những thành tựu lớn thuộc loại nhất nh́ ở Đông Nam Á” (trích Kỷ Yếu trang 22)

Đến nỗi:

 

·        “Phải khiêm tốn nh́n nhận điều này là sau ba thế kỷ nỗ lực Giảng Tin Mừng, hiện nay có được một Giáo hội nhiệt thành sùng đạo với đức tin vững mạnh lạ lùng” (xem lại trang 185)

 

Ở chỗ:

 

·        “Những đóng góp của Kitô giáo trong kho tàng văn hóa của Việt Nam” (xem lại trang 186)

 

·        “Trong những điều kiện lịch sử phức tạp như vừa kể trên, một điều mà mọi người đều đă nh́n thấy và hết sức quan tâm là trong những trang đầu lịch sử Giáo hội Việt Nam đă xuất hiện những người Công giáo kính Chúa yêu nước thiết tha, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp của đồng bào Công giáo. Họ không đối lập một cách cực đoan tôn giáo và dân tộc, không đối lập bổn phận người tín hữu trước Thiên chúa và Giáo hội, với nghĩa vụ công dân trước Tổ quốc và Dân tộc. Đó là người Công giáo thức thời Nguyễn Trường Tộ cùng khá nhiều người khác nữa” (xem lại trang 193)

 

·        “V́ Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, Đất nước này là ḷng mẹ cưu mang chúng ta trong quá tŕnh thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa” (Thư chung của HĐGMVn 1980, xem lại trang 187).