Kitô Giáo Tại Âu Châu

 

 

K

itô Giáo tại Âu Châu gắn liền với lịch sử và văn hóa của các nước Âu Châu, làm nên căn tính chung của dân Âu Châu.

 

Sau đây là những lời nhận định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Bức Tông Thư ban hành ngày 1/10/1999, ngày khai mạc Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần hai, một văn kiện “Motu Proprio” để tuyên bố 3 vị Thánh Nữ, Thánh Brigita người Thụy Điển, Thánh Catarina Sienna và Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, những vị đồng Quan Thày của Âu Châu (với 3 Thánh Nam là Thánh Bênêđictô, Cyrilô và Mêthôđiô):

 

·        Không thể chối căi được rằng, Kitô Giáo vốn là yếu tố chính yếu và xác định gịng lịch sử phức tạp của Châu Âu, một Kitô Giáo được thiết lập trên nền tảng của một gia sản cổ kính vững chắc, cùng với những đóng góp đa diện của các mạch suối chủng tộc và văn hóa khác nhau theo nhau chảy qua các thế kỷ. Đức tin Kitô Giáo đă làm nên văn hóa của lục địa này, và đă gắn chặt không thể tách ĺa với lịch sử của nó, đến nỗi, không thể nào hiểu được lịch sử Âu Châu nếu không căn cứ vào các biến cố truyền bá phúc âm hóa đầu tiên, cũng như nếu không căn cứ vào việc, qua bao nhiêu thế kỷ, Kitô Giáo đă trở thành một tôn giáo của dân Châu Âu, mặc dù có những chia rẽ đau thương giữa Đông và Tây. Thậm chí trong những thời buổi tân tiến và hiện đại, những thời buổi càng ngày càng phân hóa cái duy nhất tính của tôn giáo, gây ra bởi những chia rẽ nơi Kitô hữu, cũng như bởi việc văn hóa tách dần ra khỏi chân trời đức tin, th́ đức tin vẫn tiếp tục đóng một vai tṛ quan trọng”.
 
(đoạn 1: tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 6/10/1999)

 

Tuy nhiên, mặc dù tân tiến về khoa học, kỹ thuật và kinh tế cũng như thăng tiến về nhân bản, nhân sinh và nhân quyền, Âu Châu ngày nay đă hoàn toàn thay đổi, không c̣n như ngày xưa nữa, đă tỏ ra thiên về tiêu cực hơn là tích cực, tiêu cực về đủ mọi phương diện, tâm lư, luân lư lẫn đạo lư.

 

·        Chúng ta cũng nhận thấy có một số t́nh trạng làm suy yếu đời sống Giáo Hội ở Âu Châu hôm nay đây, những t́nh trạng không cho phép Giáo Hội thực hiện một việc rất khẩn trương là minh chứng Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài. 

 

Trước hết, chúng ta không thể không nh́n nhận rằng, chính Kitô hữu, nhất là ở phía Tây Âu, nhiều lúc đă bị nhập nhiễm bởi tinh thần nhân bản nhất thời, bỏ đức tin sống động, thậm chí c̣n đi xa hơn nữa, đến độ, không phải là ít trường hợp xẩy ra, đă hoàn toàn mất đức tin một cách đáng tiếc. Chúng ta cũng không tỏ ra cho thấy là chúng ta đă thắng được khuynh hướng giải thích đức tin Kitô giáo theo đường lối thế gian như là một chính sách cần thiết cho việc tổ chức tốt đẹp hơn những sự thuộc về thế gian này.

 

...…Thật vậy, hầu hết mọi vấn đề căng thẳng Giáo Hội phải đối diện vào lúc này đây tại Âu Châu được bắt nguồn từ t́nh trạng khủng hoảng về Sự Thật và đức tin. T́nh trạng khủng hoảng này lại gây ra t́nh trạng phân mảnh trầm trọng về tín lư, ảnh hưởng đến cả lương tâm tín hữu.

 

Cuộc khủng hoảng về ơn gọi linh mục cũng như tu sĩ vẫn chưa vượt qua được. Âu Châu, một Âu Châu không xưa lắm, đă sai các linh mục. đan sĩ nam nữ đi đến các xứ truyền giáo cũng như đến các Giáo Hội trẻ trên khắp thế giới, ngày nay lại có ít ơn gọi hơn các đại lục khác. Đồng thời, đại lục này c̣n đang đương đầu với những khó khăn hơn trong việc cung cấp các vị thừa tác viên có chức thánh cho các cộng đoàn địa phương của ḿnh. Nhiều đan viện bị bỏ hoang và đang biến mất. Công việc truyền bá phúc âm hóa và giáo dục lớn lao của các ḍng tu cũng như các hội ḍng th́, hoặc là bị giảm sút trầm trọng, hay là bị giảm sút tới chỗ làm những ǵ có thể trong việc cộng tác với cá nhân giáo dân hay với các tổ chức giáo dân, hoặc là theo nhau biến mất ở một số miền hay ở một số lănh vực. Chắc chắn những lư do về t́nh trạng báo động này có nhiều và phức tạp. Tuy nhiên, căn nguyên sâu xa nhất của nó thực sự được thấy nơi t́nh trạng tục hóa trong Giáo Hội, tức là nơi việc giảm sút hay bỏ mất Chân Lư đức tin trong đời sống riêng tư cũng như trong các dấn thân hoạt động về mục vụ.

 

Sau nữa, chúng ta phải nh́n nhận rằng, t́nh trạng tục hóa đời sống Kitô hữu trong Giáo Hội, ngoài việc trống rỗng Chân Lư về đức tin được đề cập đến trên đây làm suy giảm sâu nặng đời sống của Giáo Hội, c̣n có cả một cuộc khủng hoảng nặng nề về lương tâm cũng như về các nguyên tắc luân lư Kitô giáo, làm nguy hại đến việc hiệp nhất của giáo hội và làm cho việc truyền bá phúc âm hóa trở thành bất khả dĩ...

 

Một số người Công Giáo cảm thấy rằng, việc kêu gọi tuân giữ các giá trị tuyệt đối về luân lư không c̣n xứng hợp với tâm thức về con người nữa, một tâm thức thiên về bản tính tự do và trách nhiệm của con người, cũng như thiên về việc tôn trọng lương tâm cá nhân. Bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng tương đối về lịch sử và quan niệm hẹp ḥi về lư trí con người, c̣n có nhiều người, ít là trong thực hành, chối bỏ Huấn Quyền của Giáo Hội thực sự là mẫu mực về các vấn đề luân lư. Trái lại, họ ghép cho Giáo Hội vai tṛ kêu gọi vậy thôi, một vai tṛ chỉ thêm vào công việc cơ bản về luân lư, thứ luân lư mà, đối với một số người, là công việc tranh luận thuần lư sự.

 

Với những chủ trương như vậy, không lạ ǵ việc giảng dạy về thần học, mâu thuẫn một cách trắng trợn với tín lư của Giáo Hội, đang được cổ vơ, nhất là về những vấn đề liên quan đến các quyền lợi căn bản của con người cũng như đến việc đồng hiện hữu chính đáng của nhân loại. Một t́nh trạng như vậy là một t́nh trạng đáng lo ngại và thậm chí càng gây thêm bất đồng trong giáo hội (x. Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, Donum Veriatatis năm 1990, nhất là các đoạn 32, 38).

 

Căn nguyên của t́nh trạng này cũng là việc suy giảm nơi quan niệm về nhân loại học, một khoa nhân loại học rất xa cách với quan niệm của Kitô giáo về nhân loại. T́nh trạng lu mờ về Thiên Chúa nơi lương tâm tân tiến ngày nay đă dẫn con người đến việc chấp nhận quá trớn cái tính cách chủ quan như là một nguồn mạch và là nền tảng của chân lư. Từ quan điểm này, tự do, được quan niệm như nguồn mạch tối hậu của tất cả mọi sự thật, để rồi cuối cùng nó được coi như là một bà chủ và là nữ hoàng của thế giới; bà chủ này tự ư đặt ra những thứ lề luật để điền khuyết cho tất cả mọi lề luật. Như thế, chúng ta có lấy làm lạ lùng hay chăng khi thấy xẩy ra là, chẳng những việc cá nhân vi phạm đến quyền lợi của con người, mà c̣n cả việc ‘Chính Quyền tàn bạo’ dùng kiểu cách và hoạt động để tạo nên các giá trị hay tiêu chuẩn theo ‘quyền chủ trị’ của ḿnh nữa? Chủ nghĩa quốc gia và cộng sản đă là những tiêu biểu của loại tổ chức Chính Quyền này...

 

Sau hết, việc suy yếu về Chân Lư đức tin và lương tâm luân lư Kitô giáo tự nhiên làm phát xuất ra một t́nh trạng yếu kém về khả năng truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội”.

 
(ĐHY Rouco Varela, TGM Madri, Tây Ban Nha,
 ‘Relatio Ante Disceptationem’ Lời Giới Thiệu tổng quát cho các đề tài
cần được bàn đến trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, 1-10-1999:
 tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 8-9.
Những chỗ đậm ở các lời trích dẫn là do người viết muốn làm nổi bật chi tiết cần chú ư)

 

·        “Tôi thấy nhiều người Công Giáo Âu Châu, và cả những người Công Giáo ở Bắc Mỹ Châu với một con số ít hơn, ngần ngại nói về đức tin của ḿnh – không phải là một ngần ngại của cá nhân khiêm tốn, hay của người tránh né không dám xâm phạm đến phạm vi tư riêng của người khác, mà hầu hết là v́ xấu hổ, một thái độ cho rằng đức tin của đạo đă lỗi thời và tốt nhất là nên giữ lấy cho ḿnh thôi.

 

(ĐTGM John Patrick Foley, Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Truyền Thông Xă Hội,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 2/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 14)

 

·        Tây Âu đang trải qua một cuộc khủng hoảng thiêng liêng, và Đông Âu, thay v́ được tái sinh thiêng liêng cần có, lại bị ô nhiễm bởi trào lưu hưởng thụ, lập lại những khía cạnh tồi tệ nhất của Tây Âu, cũng như bị nhập nhiễm bởi những xung khắc về liên tín và liên tôn. Giữa việc phát triển về văn minh và các giá trị về tinh thần có một khoảng cách lớn. Âu Châu phải chọn lựa những ǵ cho thấy tương lai của ḿnh. Thượng Hội Giám Mục này phải đặt ra những vấn nạn như: ‘Hỡi Âu Châu, ngươi phải nói ǵ về ḿnh đây? Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất, Đấng đang có, đă có và măi có, có c̣n hiện diện trên con đường ngươi đi nữa chăng? Đức tin của ngươi có c̣n chuyên chính và chủ động nữa chăng?”

 

(ĐTGM Tsdeusz Kondrusiewicz, Tông Quản Miền Nga Âu
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 2/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 17)

 

·        “Âu Châu ngày nay cho thấy nhiều thắng lợi trong ngành khoa học mang lại an sinh cho một số quốc gia, một nền an sinh do chính dân chúng xây dựng lên, có khả năng và khôn ngoan, thế nhưng, Âu Châu cũng đang chết đi bởi t́nh trạng xuống dốc về dân số v́ nhiều gia đ́nh không c̣n tỏ ra muốn có sự sống nữa. Phải chăng đây là hoa trái của một kiểu sống buông trôi, hay của một dự án có chiến thuật theo một ư hệ muốn t́m cách khai thác cái tôi của con người, khi gieo rắc những lư tưởng sai lầm làm tê bại đến cả việc truyền bá phúc âm hóa nữa?”

 

(ĐTGM Józef Michalik, Przemysl for Latins, Balan,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 2/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 17)

 

·        “Theo quan điểm tôn giáo, Âu Châu càng ngày càng trở nên đa dạng. Âu Châu không c̣n là một Âu Châu ngày xưa nữa, bởi dân chúng từ Đông Âu cũng như từ các quốc gia Phi Châu và Á Châu càng ngày càng tuôn đến Tây Âu tạo nên t́nh trạng đa dạng về chủng tộc, văn hóa nhất là về tôn giáo. Đặc biệt đáng kể là việc hiện diện của các người Hồi Giáo. C̣n có cả những người Ấn Giáo, Phật Giáo và những người thuộc các tôn giáo khác nữa. H́nh ảnh này c̣n phức tạp ở việc xuất hiện những giáo phái, những nhóm tôn giáo mờ ám, những phong trào tôn giáo tương tự như vậy, những phong trào tŕnh bày một đường lối sống đạo mập mờ hay cho thấy việc hứa hẹn hiện thực bản thân ḿnh, hoặc chỉ là những phong trào dung hợp từ những tôn giáo hay giáo phái có sẵn... Âu Châu theo truyền thống là một Âu Châu Kitô Giáo. Nay Âu Châu càng ngày càng trở nên một Âu Châu đa dạng về tôn giáo.

 

 (ĐHY Francis Arinze, Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 2/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 19)

 

·        Thảm cảnh đặc biệt xẩy ra nơi đại lục của chúng ta là có hai thể chế độc quyền đă phát hiện tại Âu Châu trong thế kỷ của chúng ta đây. Theo ư nghĩ của tôi, thảm cảnh này là do hai yếu tố căn bản:

 

1.      Chủ trương về lư thuyết của những thể chế này coi trọng nhất là các giá trị tương đối, như cộng đồng chủng tộc hay xă hội vô giai cấp. Bởi thế, các tân ngẫu tượng mới xuất hiện ở xă hội Châu Âu; những ngẫu tượng cần có những con vật tế thần bởi các cuộc diệt chủng chưa hề xẩy ra trước đó.

 

2.      Nền tảng của các thể chế độc quyền này là các yếu tố về căn bệnh. Việc tranh đấu giai cấp hay ghen ghét chủng tộc không thể đề ra được một nền tảng vững vàng cho một xă hội công bằng chính trực và nhân bản. Các thành quả độc quyền đó là một khoa nhân loại học sai lầm”.

 

(ĐTGM Józef Miroslaw, Lublin, Balan,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 4/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 21-22)

 

·        Âu Châu trong thế kỷ này đă bị đóng đanh bởi những  thứ lư thuyết tôn sùng các chủ nghĩa hưởng thụ, quốc gia quá khích và Đức Quốc Xă. Một xă hội đa văn hóa không chấp nhận những chủ trương như vậy... Trong một xă hội đa văn hóa, chúng ta lựa chọn các giá trị từ các quầy hàng ở trên thị trường. Tại sao chúng ta lại không thể đặt Chúa Kitô lên trên hết?”

 

(LM Timothy Radcliffe, OP, Tổng Sư của Ḍng Anh Em Giảng Thuyết,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 4/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 20/10/1999, trang 6)

 

·        Việc di dân Hồi Giáo ở Âu Châu là một yếu tố mới: nguyên ở Pháp đă có từ bốn đến năm triệu người, một con số tương đương với những người Công Giáo Pháp sống đạo. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng việc sống liên kết thuận ḥa giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo là một việc bấp bênh (như ở Bắc Phi, Cận Đông, Tây Ban Nha, Balkans). Một Giáo Hội không vững niềm tin của ḿnh (như những người theo bè rối Nestoriô, bè rối Monophysite ở Syria và Ai Cập, bè rối Donatism ở Magreb, bè rối Ariô ở Tây Ban Nha) sẽ gặp nguy hiểm ở chỗ đi theo Hồi Giáo. Ngày nay, có một số tác giả Công Giáo đă ca tụng các giá trị của Hồi Giáo tới độ làm mất đi giới tuyến giữa Thánh Kinh và Koran. Ngoài ra, tại những miền ngoại ô toàn ṭng Hồi Giáo, nhiều Kitô hữu cảm thấy bị đe dọa, ở chỗ có thể đi đến những phản ứng bất lợi....

 

(Giáo Sư Alain Besancon, Thành Viên của Học Viện Pháp Quốc,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 5/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 20/10/1999, trang 6)

 

·        Tiếc thay, ở Bosnia và Hercegovina, luật mạnh được yếu thua vẫn c̣n đó. Hầu như tất cả mọi quyền lợi và quyền tự do căn bản của con người đều bị vi phạm. Về phía những vị chức trách đối với vấn đề chính trị quốc tế hay đối với việc giải quyết nội bộ lại không muốn làm ǵ cả. Đối với nhiều nhà chính trị này, họ không coi những người bị tước đoạt quyền lợi ấy là người nữa! Đây thực là một hổ nhục cho dân Châu Âu ở vào cuối thế kỷ 20 này! ... Chiến tranh ở xứ Yugoslavia trước kia là một dấu hiệu rơ ràng cho thấy t́nh trạng khủng hoảng nơi các giá trị của Châu Âu.

 
(ĐGM Franjo Komarica, giáo phận Banja Luka, ở Bosnia và Hercegovina,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 7/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27/10/1999, trang 9)

 

·        Trong thập niên này, h́nh ảnh con người, ở Đông Âu cũng như Tây Âu, đă bị hư hại nặng nề. Di sản Kitô giáo được chôn vùi kỹ lưỡng. T́nh trạng tách ĺa truyền thống là một việc hiển nhiên, cả Đông Âu cũng như Tây Âu. Nhiều người không c̣n biết đến đức tin và Giáo Hội từ bên trong nữa; họ không sâu xa nắm vững đức tin và Giáo Hội nữa, đặc biệt là v́ bị tuyên truyền sai lạc. Bởi thế, trước hết cần phải dấn thân nhiều hơn nữa cho việc huấn luyện Kitô hữu, để một lần nữa làm cho các giá trị đức tin được sáng tỏ và không ngừng vun xới chúng.

 

Hào hứng chạy theo chiều hướng cá nhân chủ nghĩa quá trớn, cả ở Đông Âu cũng như Tây Âu, trong mấy năm gần đây, người ta đă đi t́m ẩn náu nơi những quan niệm và lỗ hổng chủ quan về tôn giáo, là những ǵ có vẻ sẽ giúp cho họ tiến đến chỗ măn thân, cũng như đến đặc tính riêng trong việc đương đầu với các áp lực bên ngoài cùng với những nỗ lực khác nhau để thắng vượt các áp lực ấy. Thực tế cho thấy, t́nh trạng này không hiến cho con người cái cảm giác của một cuộc sống vững chắc, của một căn tính bản vị bền chặt, của một hướng dẫn giá trị. Nếu con người buông thả theo chiều hướng lan tràn của cá nhân chủ nghĩa, họ sẽ không t́m thấy bản thân ḿnh mà chỉ t́m thấy một bản sao của những xu hướng xă hội chung vậy thôi. Những thay thế này chỉ càng cho con người thêm thất vọng”.

 

(ĐGM Karl Lehmann, giáo phận Mainz, Đức Quốc,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 8/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/11/1999, trang 9)

 

·        Âu Châu, lục địa đầu tiên được truyền bá phúc âm hóa, là một quan niệm về văn hóa và lịch sử hơn là một vị thế thuần túy về địa dư. Nó được sinh ra từ việc Kitô Giáo hóa các dân tộc Đức và Slav, cũng như từ việc kết nạp với nhiều dân tộc của miền Địa Trung Hải. Chúng ta phải nhớ rằng, trong lịch sử Châu Âu có ba cuộc phân rẽ xẩy ra và chúng ta c̣n thấy các thương tích của nó: đó là cuộc phân rẽ năm 1054 để giải quyết lưỡng tính hiện hữu trong một đức tin duy nhất giữa Byzantine và Rôma; phong trào Cải Cách phân rẽ Giáo Hội Tây Phương; Thời Minh Tri phân rẽ lư trí khỏi Mạc Khải và đặt khoa học chống lại đức tin. Cuộc tự ḿnh xâu xé xẩy ra qua hai cuộc thế chiến cũng cần phải được thêm vào những phân rẽ trên đây. Âu Châu được sinh ra và phát triển trong việc nắm giữ cùng một đức tin chung, ngày nay, đang chịu đựng v́ việc phân rẽ Kitô Giáo ấy”.

 

(ĐGM Luigi Papa, giáo phận Taranto, đại diện Nhóm A của các vị người Ư,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 13/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/11/1999, trang 9)

 

·        Âu Châu là một mẫu pḥng thí nghiệm để xem diễn tiến đối chọi giữa đức tin và t́nh trạng tân tiến...

 

Vấn đề đức tin ở Âu Châu trước hết là một vấn đề về Kitô học. Chúa Kitô có thực sự là Con Thiên Chúa hay không? Người cũng có phải là Đấng Cứu Thế của chúng ta chăng?”.

 

(ĐHY Godfried Danneels, TGM Mechelen-Brussels, Bỉ, Đại diện Nhóm B các vị Pháp,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 8/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/11/1999, trang 9)

 

 

Để phục hồi một Âu Châu Kitô Giáo mẫu mực và sinh động, Âu Châu cần phải được tái truyền bá phúc âm hóa, qua những việc làm được cho rằng cần thiết và hiệu nghiệm tiêu biểu sau đây:

 

Ngày nay, việc hiệp nhất không thể nào chỉ được đặt trên những yếu tố về giao thương hay trên những qui chế về cục bộ. Chúng ta cần đến một bậc thang giá trị, trên đó, con người, loài được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc, ở cao hơn bất cứ một giá trị về chính trị hay kinh tế nào. Để có được một t́nh trạng hiệp nhất vững bền và liên tục cho một tương lai Châu Âu, chúng ta phải minh định những nền tảng về nhân loại học của nó, về các yếu tố đạo đức của nó, về cấp trật giá trị tinh thần của nó. Không có căn bản này sẽ không có hiệp nhất. Qua hai ngàn năm, Kitô Giáo đă h́nh thành di sản tinh thần cho địa lục của chúng ta, chia sẻ hy vọng cũng như thảm kịch của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp tục sứ mệnh này, bằng việc t́m kiếm một khoa nhân bản con người và bằng việc giảng dạy cùng một Phúc Âm hy vọng trong một tương quan sâu xa mới mẻ của cuộc tân truyền bá phúc âm hóa”.

 

(ĐTGM Józef Miroslaw, Lublin, Balan,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 4/10/1999:

tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 13/10/1999, trang 21-22)

 

 

·        Ở Tây Âu, đời sống chúng ta bị vây bọc bởi một nền văn hóa giống như một khu vườn mọc nhiều loại cây độc hại, như chủ nghĩa hưởng thụ buông thả, chủ nghĩa duy lạc, niềm kiêu hănh bất cần phục vụ ai.

 

Thế nhưng, mỗi một thứ cây độc hại này lại có một chất kháng độc riêng. Tất cả những chất kháng độc này không phải là bất lợi.

 

1.   Dân Âu Châu hiện đại có một nỗi khao khát khôn thỏa đối với hạnh phúc, đó là một tuyệt phúc theo vật chất, cả về số lượng cũng như về cấp thời. Thế nhưng, nỗi khao khát này là một kêu cầu mănh liệt lên cùng Giáo Hội trong việc ‘hát lên Phúc Âm theo âm điệu hạnh phúc’. Những giáo phái đă thừa biết được điều này. Nếu đáp ứng của con người hiện đại đối với nỗi khao khát hạnh phúc này thường sai lầm th́ thật sự sứ điệp của Chúa Kitô chính là phương dược trị liệu và phải là sứ điệp làm cho chúng ta được hạnh phúc.

 

2.   Địa lục của chúng ta đang loại trừ đi những phản kỵ của khổ đau và sự chết. Thế nhưng, nhân loại lại vẫn cứ hết sức tiếp tục đè nén tiếng kêu âm thầm muốn sống và muốn sống muôn đời này. Giáo Hội sẽ được lợi điểm để mạnh mẽ nói lên tính cách cánh chung về sự sống đời đời và về cuộc phục sinh...

 

4.   Đối với những người đương thời của chúng ta th́ tất cả mọi tôn giáo đều xứng đáng như nhau, và Chúa Kitô chỉ là một trong những vị tiên tri cao cả nhất mà thôi. Nói đến bản tính chân thực của Người mà nói như thế th́ thật là thiếu sót. Chưa bao giờ trong gịng lịch sử thần học lại xẩy ra vấn đề về duy nhất tính của Chúa Kitô được tŕnh bày một cách nhức nhối như vậy. Điều này sẽ thôi thúc chúng ta cần phải suy nghĩ và xác nhận sâu xa hơn niềm tin của chúng ta vào Vị Thiên Chúa Làm Người này.

 

5.   T́nh trạng trống rỗng về đạo nghĩa, một đặc tính của thời đại chúng ta, được tỏ ra qua nỗi khao khát của nó hướng về nội tâm và tĩnh niệm, là một dấu hiệu tốt. T́nh trạng này thường biến việc cầu nguyện và phụng thờ trở thành một thứ văn hóa bản ngă. Thế nhưng, nó cũng là một thứ trạm phóng để thăng tiến, hướng đến một sự thật mầu nhiệm không tự khép ḿnh lại mà là vươn ḿnh lên Thiên Chúa.

 

6.   Hồi giáo đă hiện diện ở Âu Châu nhiều hơn bao giờ hết. Kiểu Hồi Giáo có những độc đoán về niềm tin, về ngôn ngữ, văn hóa, và quyền lực kinh tế cũng như về chính trị, là một thực thể khó cho việc nói chuyện để trao đổi, thậm chí không thể nói chuyện ǵ được. Cũng có kiểu Hồi Giáo giúp chúng ta tái nhận thức cảm quan về siêu việt tính của Thiên Chúa, của việc cầu nguyện và chay tịnh, cũng như của tác dụng đạo giáo trên đời sống xă hội.

 

Trong nhiều xứ sở, Giáo Hội đang trở thành thiểu số và thiếu nhân sự, phương tiện tài chính, quyền hành và thế lực. Thiên Chúa có thể đang dẫn chúng ta tới một loại ‘lưu đầy Babylon’ tân thời, để dạy chúng ta biết khiêm tốn hơn và sống tín lư về quyền toàn năng của ân sủng hơn. Đối với ‘những ai ngồi ở bờ sông Babylon’ th́ không có ǵ là bất lợi cả.

 

Nếu quả thực ‘đêm tối thiêng liêng’ có lẽ đang phủ xuống khắp cả Châu Âu, th́ chúng ta hăy bắt chước các cô trinh nữ khôn ngoan và hăy canh thức, v́ chàng rể đang tới. Thế nhưng, canh thức không có nghĩa là sợ hăi hay đào thoát. Chúng ta hăy cầm lấy đèn của ḿnh cùng với dầu. Chúa Kitô sẽ cung cấp dầu (Phúc Âm) cho chúng ta. Chúng ta hăy chúc tụng Người. Tuy nhiên, những ngọn đèn (hội nhập văn hóa) là dân chúng của hết mọi thời sử, thành phần ngày ngày hiến ḿnh làm cơ hội cho chúng ta. Chúng ta cũng phải biết ơn cả thời đoạn của chúng ta nữa, mọi sự không quá bất lợi đâu”.

 

(ĐHY Godfried Danneels, TGM Mechelen-Brussels, Bỉ,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 5/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 20/10/1999, trang 10)

 

·        Ở Âu Châu ngày nay người ta đang t́m kiếm ư nghĩa cuộc sống và niềm hy vọng, cho dù ngày ngày họ sống ‘như không có Thiên Chúa’. Việc rao giảng về ‘bốn sự sau hết’ có thể nói lên một số những vấn đề cùng với những nỗi lo âu sâu xa nhất đang thách đố ở thời buổi ngày nay: nghi ngại và sợ hăi sự chết; khúc mắc về việc phán xét; ham muốn về thiên đàng; kinh khiếp trước hỏa ngục... Dân Âu Châu chúng ta là những chuyên viên khéo kiến tạo nên hỏa ngục trên trái đất này, qua những cuộc chiến tranh và những trại tập trung... Việc rao giảng về ‘bốn sự sau hết’, bằng một cách thức mới mẻ, chứ không sử dụng chúng để gây nên sợ hăi hay khiến phải giữ luật, là một phần quan trọng trong việc tân truyền bá phúc âm hóa. Những sự thật này là sứ điệp hy vọng và có ư nghĩa cho cuộc sống mà dân chúng ngày nay hết sức mong ước”. 

 

(ĐGM Vincent Nichols, Giám Mục Hiệu Ṭa Othona,
Giám Mục Phụ Tá Westminter, Đại Anh Quốc,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 7/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27/10/1999, trang 13)

 

·        Ngày nay, theo báo chí, dân số trên trái đất này đă tiến đến con số sáu tỉ người. Hôm nay đây có chừng một tỉ người Công Giáo trên thế giới và quăng cùng một con số người Kitô hữu khác, thế nhưng, hai phần ba loài người vẫn chưa biết đến Chúa Giêsu Kitô theo đức tin.

 

C̣n một ít ngày nữa thôi chúng ta sẽ cử hành hai ngàn năm kỷ niệm việc giáng sinh của Đấng ‘v́ loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi đă từ trời xuống thế trong ḷng Trinh Nữ’, như lời tuyên xưng của Kinh Tin Kính. Bởi thế, Cuộc Kỷ Niệm Mừng Chúa Giáng Sinh chính là cuộc kỷ niệm của việc truyền giáo vậy.

 

Âu Châu được Thiên Chúa ưu ái đặc biệt, v́ nó thực sự đă được truyền bá phúc âm hóa hoàn toàn, và từ xa xưa đă nhận được sứ điệp cứu độ. Ngày nay Âu Châu này có quên mất tặng ân đức tin của ḿnh hay chăng? Nó có bỏ qua không thực hiện việc ban tặng ân đức tin ấy cho các dân tộc khác chưa biết đến Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, chính Đấng đă phán ‘Ngài muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư’ (1Tim 2:4) hay chăng?

 

Trong quá khứ, Âu Châu đă liên tục và hăng say đóng góp vào việc truyền bá phúc âm hóa cho các địa lục khác. Nhờ các nhà thừa sai nam nữ của Âu Châu này, Mỹ Châu Latinh đă có 90% Công Giáo. Phi Châu cho biết con số tăng từ 2 triệu tới 110 triệu tín hữu trong một thời gian ngắn của thế kỷ chúng ta đây. Đại Dương Châu đạt tới con số chừng 30% trong tổng số dân, và Á Châu đă bị đẫm mồ hôi cùng máu đào của rất nhiều vị thừa sai sẽ sinh hoa kết trái trong tương lai. Vấn đề truyền giáo ad gentes (cho các dân tộc) cũng cần phải được tiếp tục cả ở Âu Châu nữa...”

(ĐHY Jozef Tomko, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân,
Lời Phát Biểu trong Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần II, ngày 8/10/1999:
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/11/1999, trang 7)