“Sự Sống

chiếu sáng con người”

 

S

ở dĩ “ai theo Tôi sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) là v́, như chính Chúa Kitô tuyên bố với thành phần Tông Đồ là những chứng nhân tiên khởi của Người: “Thày là sự sống” (Jn 14:6), cũng như với thành phần bạn hữu thiết nghĩa với Người: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25). V́ “là sự sống”, do đó, như “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), như “ánh sáng thật đă đến trong thế gian chiếu soi mọi người” (Jn 1:9), Lời nhập thể cũng chính là “sự sống chiếu sáng mọi người” (Jn 1:4), ở chỗ, như Người tuyên bố với dân Do Thái: “Tôi đến cho chiên được sự sống và được sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), bằng cách “hiến mạng sống ḿnh v́ chiên” (Jn 10:11).

 

Vậy “sự sống” nơi Chúa Kitô và là “sự sống” Chúa Kitô ban cho chúng ta đây là ǵ, nếu không phải là chính “sự sống đời đời” hay “sự sống trường sinh” hoặc “sự sống thần linh”, chứ không phải sự sống tự nhiên hay thậm chí cả sự sống siêu nhiên đi nữa.

 

Trước hết, “sự sống” Chúa Kitô nói đến đây không phải chỉ là một cuộc tồn tại “đời đời” của hữu thể. Chẳng hạn, linh hồn con người tự bản tính thiêng liêng của nó th́ bất tử, nghĩa là sẽ được tồn tại đời đời, nhưng không phải v́ thế mà có “sự sống đời đời”, một sự sống chỉ có nơi  thành phần sống trong ơn nghĩa Chúa ở đời này và tồn tại trong vinh phúc ở đời sau. Vậy nên dùng cụm từ “sự sống trường sinh” sẽ tránh được cái lẫn lộn với ư nghĩa “đời đời” về ngữ vựng liên quan đến t́nh trạng tồn tại của hữu thể vô h́nh.

 

Sau nữa, “sự sống” Chúa Kitô ban cho chúng ta đây cũng không phải thuần túy và hoàn toàn là “sự sống siêu nhiên” cho bằng “sự sống thần linh”. Đúng thế, nếu hiểu chữ “siêu” ở đây là “vượt trên”, và chữ “siêu nhiên” là “siêu h́nh”, là “vượt trên tự nhiên”, “vượt trên hữu h́nh”, th́ “sự sống siêu nhiên” ở đây, trước hết và trên hết, có nghĩa là không phải sự sống tự nhiên.

 

Nếu sự sống tự nhiên được hiểu là sự sống thuộc về thế giới hữu h́nh, như sự sống nơi các loài thực vật, động vật và nhân vật, th́ sự sống siêu nhiên là sự sống thuộc về thế giới vô h́nh, như sự sống của loài thần thiêng. Mà không phải đă là thần thiêng th́ tự nhiên có “sự sống trường sinh”, chẳng hạn như trường hợp của ma quỉ, loài đang sinh hoạt hay đang sống một sự sống siêu h́nh (siêu nhiên) đời đời trong hỏa ngục.

Hơn nữa, cho dù tự bản tính có thiêng liêng và vô h́nh đi nữa, v́ là tạo vật, thần thiêng vẫn không phải thực sự đúng nghĩa là Thần Linh như “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), một Thần Linh thấu suốt mọi sự, kể cả ở nơi Thiên Chúa (x.1Cor 2:10), một Thần Linh có thể ở trong con người (x.Rm 8:11; 1Cor 6:19), tác động nội tâm con người (x.Rm 8:14), cũng như soi sáng cho con người từ bên trong (x.Rm 8:16), những việc mà không một thụ tạo thần thiêng nào có thể làm được. Thế nên, theo ngôn từ, “sự sống siêu nhiên” không nói lên được một cách hoàn toàn trọn vẹn chính xác ư nghĩa và bản chất cao cả của “sự sống trường sinh”, cho bằng chữ “sự sống thần linh”, tức sự sống của Thiên Chúa.

 

Thế nhưng, “sự sống” của Thiên Chúa, hay “Sự Sống Thần Linh” (nơi Thiên Chúa) đây là ǵ, nếu không phải là Hiện Hữu: “Ta là hiện hữu” (Ex 3:14). Thiên Chúa “hiện hữu” hay Thiên Chúa “sống” đây không phải chỉ là việc Hữu Thể Thần Linh của Ngài muôn đời tồn tại, vững vàng như đá(x. Ps 18:31, 46, 62:7), không thay đổi như nhật nguyệt trên bầu trời (x. Ps 72:5, 17, 89:37-38), mà là tác động Thiên Chúa “biết” Ngài.

 

Nếu chết nơi loài sinh vật hữu h́nh là hoàn toàn và vĩnh viễn không c̣n biết ǵ nữa, th́ sống đối với sinh vật chính là biết sinh hoạt (như nơi loài thực vật), phản ứng (như nơi loài động vật) và chủ động (như nơi loài nhân vật) theo bản tính tự nhiên của ḿnh. Thế nhưng, nơi sinh vật hữu h́nh, sự sống là một tiến tŕnh phát triển từ t́nh trạng bất toàn đến thành toàn (về phương diện thể lư), từ mức độ bất hảo đến hoàn hảo (về phương diện tâm linh như trường hợp chỉ có nơi loài người).

 

V́ chính “là hiện hữu”, tức tự có (Tự Hữu) và và hằng có (Hằng Hữu), có tất cả (Toàn Hữu) và có tuyệt đối (Thiện Hữu), tác động “biết” nơi Thiên Chúa chính là “hiện hữu”. Nếu nói theo kiểu trần gian của loài người sống trong thời gian, th́ ngay khi vừa “hiện hữu” th́ Thiên Chúa đă “biết” Ngài, bằng không, nếu lúc vừa “hiện hữu” mà không “biết” ǵ th́ Thiên Chúa kể như chưa “sống”, có chăng, như loài người, bấy giờ Ngài chỉ mới có khả năng “biết” tức là khả năng “sống” mà thôi.

 

“Là hiện hữu”, Tự Hữu và Hằng Hữu, Toàn Hữu và Thiện Hữu, chẳng những Thiên Chúa “sống” là Thiên Chúa “biết” Ngài, mà Ngài c̣n “biết” Ngài tuyệt đối, biết Ngài trọn vẹn, như chính Ngài “là” nữa, chứ không phải Thiên Chúa chỉ “biết” Ngài sơ sơ, biết Ngài một cách từ từ cho tới khi Ngài “biết” ḿnh hoàn toàn, để có thể đạt tới mức sống trọn vẹn như nơi loài người.

 

Tất nhiên, “là hiện hữu” đối tượng của tác động “biết” nơi Thiên Chúa đây không phải là một thực tại ngoại tại nào khác ngoài chính bản thân nội tại của Ngài. Và bản thân nội tại của Thiên Chúa đây là ǵ, nếu không phải là “Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa” (Jn 1:1): “Người Con này là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của hữu thể Cha” (Heb 1:3). Nếu Thiên Chúa “sống” là Thiên Chúa “biết” ḿnh Ngài th́ đối tượng làm cho Ngài “sống” đây là chính Bản Thân Ngài. Nói cách điển h́nh hơn, nếu con người được dựng nên tương tự như Thiên Chúa (x. Gen 1:26, 27) không thể sống lẻ loi cô độc (x. Gen 2:18) thiếu vắng đối tượng yêu, tức thiếu đồng bạn xứng hợp với ḿnh (x. Gen 2:20), như là lẽ sống, là sự sống của ḿnh, th́ Con Thiên Chúa cũng chính là “sự sống” của Thiên Chúa và nơi Thiên Chúa như vậy.

 

Chính v́ thế, chính v́ Con Thiên Chúa là “sự sống” của Thiên Chúa và nơi Thiên Chúa mà một trong những chứng nhân tiên khởi thân t́nh với Con Ngài nhất (x. Jn 13:23) là Thánh Tông Đồ Gioan mới khẳng định và minh quyết rằng:

 

·        Đây là điều chúng tôi loan truyền cho anh em; điều đă có từ ban đầu, điều chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă tận mắt thấy, điều chúng tôi đă nh́n xem và tay chúng tôi đă đụng chạm – chúng tôi nói về lời sự sống. (Sự sống này đă trở nên hữu h́nh; chúng tôi đă thấy và làm chứng cho sự sống ấy, và chúng tôi loan truyền cho anh em sự sống trường sinh ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta)” (1Jn 1:1-2).

 

·        Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống trường sinh và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là có sự sống, ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự sống trường sinh” (1Jn 5:11-12)

 

Tuy nhiên, để biết ḿnh, con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa (x. Gen 1:26, 27) có tâm linh mới biết được bản thân ḿnh thế nào, Thiên Chúa cũng có “Thần Linh thấu suốt những sự sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1Cor 2:10) như vậy. Tức là, Thiên Chúa “biết” Bản Thân Ḿnh là do chính Thần Linh của Ngài. Hay nói xác thực hơn, Thần Linh chính là tác động “biết”, tác động “sống” nơi Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa “hiện hữu”, Thiên Chúa “biết” hay Thiên Chúa “sống” và “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) cũng là một và cũng như nhau. V́ Thần Linh nơi Thiên Chúa chỉ là tác động “sống” chứ không phải là chính “sự sống” như Ngôi Con, nên Ngài đă đóng vai “ban sự sống” trong bản tuyên xưng đức tin Công giáo:

 

·        Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”.

 

Chính Chúa Giêsu cũng đă xác nhận riêng chân lư này và chung mối hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện nơi Giáo Hội của Người như sau:

 

·        Thày c̣n phải nói với các con nhiều hơn nữa, nhưng nay các con không thể nào hiểu thấu. Tuy nhiên, là Thần chân lư, khi đến, Ngài sẽ dẫn chúng con vào tất cả sự thật. Ngài sẽ không tự ḿnh mà nói, song Ngài sẽ chỉ nói những ǵ Ngài nghe thấy, và sẽ thông truyền cho các con những ǵ sẽ tới. Làm như thế là Ngài sẽ làm cho Thày được hiển vinh, v́ Ngài sẽ nhận lấy từ Thày những ǵ Ngài sẽ thông truyền cho các con. Tất cả mọi sự Cha có đều ở nơi Thày. Đó là lư do tại sao Thày nói Ngài sẽ thông truyền cho các con những ǵ Ngài có từ Thày” (Jn 16:12-15).

 

Tất cả sự thật” đây là ǵ, nếu không phải là chính Chúa Kitô, Đấng đă tự xưng ḿnh “Thày là sự thật” (Jn 14:6).

Bởi thế, “Ngài sẽ dẫn chúng con vào tất cả sự thật” tức là Thần Linh Thiên Chúa “là Thần chân lư” sẽ làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hoàn toàn thấu hiểu “Thày là ai?” (Mt 16:15).

 

Thế nhưng, để làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hoàn toàn thấu hiểu được chân lư là Thày ḿnh, “Ngài sẽ không tự ḿnh mà nói, song Ngài sẽ chỉ nói những ǵ Ngài nghe thấy, và sẽ thông truyền cho các con những ǵ sẽ tới”. Bởi v́ những ǵ Ngài “thông truyền” cho Giáo Hội Chúa Kitô đây không phải là chính Ngài, “Đấng ban sự sống”, mà là chính “sự sống” (Jn 14:6), là chính Chúa Kitô, cho tới khi Kitô hữu nói riêng và Giáo Hội nói chung “đạt đến tầm vóc thành toàn của Chúa Kitô là đầu” (Eph 4:15), tức là đạt đến “những ǵ sẽ tới”: “Làm như thế là Ngài sẽ làm cho Thày được hiển vinh, v́ Ngài sẽ nhận lấy từ Thày những ǵ Ngài sẽ thông truyền cho các con”.

 

“Tất cả mọi sự Cha có đều ở nơi Thày. Đó là lư do tại sao Thày nói Ngài sẽ thông truyền cho các con những ǵ Ngài có từ Thày”. Đúng thế, v́ Chúa Kitô là “phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của hữu thể Cha” (Heb 1:3) nên Người mới xác quyết “tất cả mọi sự Cha có đều ở nơi Thày”. Và “Thần chân lư” đến để “thông truyền cho các con những ǵ Ngài có từ Thày” nghĩa là, trước hết, làm cho họ nhận biết Cha qua Con là Thày của họ:

 

·        Con đă trao cho họ sứ điệp Cha đă trao cho Con, và họ đă nhận lấy. Họ thực sự đă biết rằng Con từ Cha mà đến, họ đă tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con” (Jn 17:8)

 

Như thế, Thần Linh “là Đấng ban sự sống” cho riêng mỗi Kitô hữu cũng như cho chung Giáo Hội đây là việc Ngài làm cho họ “nhận biết” cả Cha lẫn Con, hay nhận biết Cha qua Con, hoặc “nhận biết” Con từ Cha, tóm lại tức là “nhận biết” “Con ở trong Cha và Cha ở trong Con” (Jn 14:10). Và đó là lư do, đối với con người nói chung và Giáo Hội của ḿnh nói riêng, Chúa Kitô đă định nghĩa:

 

·        Sự sống trường sinh là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất (tức nhận biết “Ta là hiện hữu”) và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3)

 

Chính v́ “sự sống trường sinh là nhận biết”, và Thần Linh “là Đấng ban sự sống”, mà đường lối Thiên Chúa thông ban “sự sống” là việc làm chứng của Thần Linh (x. 1Jn 5:6,8).

 

·        Chính Thần Linh làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8:16).

 

·        Khi Đấng Huấn Dụ đến, Thần chân lư từ Cha mà đến cũng là Đấng chính Thày sai đến từ Cha, Ngài sẽ làm chứng cho Thày. Các con cũng phải làm chứng nữa, v́ các con đă từng ở với Thày từ ban đầu” (Jn 15:26-27).

 

Nếu đường lối của Thiên Chúa trong việc thông ban “sự sống” của Ngài ra cho nhân loại, trước hết là việc Ngài mạc khải Bản Thân Ḿnh là Con Ngài cho con người, qua chính “Đấng đă tỏ Cha ra” (Jn 1:18), rồi sau đó tới việc Ngài “dẫn con người vào tất cả sự thật” qua “Thần chân lư”, th́ đúng như Chúa Kitô khẳng định và quả quyết với Nicôđêmô:

 

·        Tôi bảo thật cho ông biết, không ai có thể vào được vương quốc của Thiên Chúa nếu không được hạ sinh bởi nước (biểu hiệu cho Lời Chúa thanh tẩy linh hồn con người – Jn 15:3) và Thần Linh” (Jn 3:5).

 

Về phần con người, đường lối để họ có thể nhận được “sự sống” của Thiên Chúa đó là tin tưởng, được biểu lộ qua việc chấp nhận Con Thiên Chúa:

 

·        Thiên Chúa đă yêu thế gian đến ban Con một của ḿnh, để ai tin Con th́ không phải chết nhưng được sự sống trường sinh” (Jn 3:16).

 

·        Ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Đó là những người tin vào danh Người, những người được sinh ra không phải bởi huyết nhục, bởi đam mê nhục dục, bởi ư muốn con người mà là bởi Thiên Chúa” (Jn 1:12-13).

 

Thế nhưng, cho dù tự ḿnh, “sự sống thần linh” có là và đă là một “sự sống viên măn” (Jn 10:10) đi nữa, nhưng một khi được gieo xuống đất là ḷng con người, “sự sống” này sẽ trở thành “Nước Thiên Chúa giống như một hạt cải được người kia lấy đem gieo trong thửa ruộng của ḿnh” (Mt 13:31) cần phải theo tiến tŕnh nẩy sinh và phát triển cho tới khi “nên một bụi cây lớn (biểu hiệu cho Đức Tin cao cả hay cho Giáo Hội hoàn vũ) đến nỗi chim trời (biểu hiệu cho các hồn thiếng cao cả hay các nền văn hóa nhân bản) đến làm tổ nơi các cành lá (biểu hiệu cho các vị thánh hay cho Giáo Hội địa phương) của nó” (Mt 13:32).

 

Linh đạo Kitô giáo (xem lại trang 150) chính là tiến tŕnh triển nở “sự sống” cho tới khi “viên măn” nơi riêng Giáo Hội Chúa Kitô cũng như nơi “tất cả mọi tạo vật” (Mk 15:16).

 

Như đă xẩy ra nơi chính thành phần Tông Đồ là các môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô, linh đạo này được chia làm ba cấp hay ba chặng rơ ràng:

 

Theo Chúa Kitô (Con Người) là Đường,

Nhận biết Chúa Kitô (Tử Giá) là sự thật, và

Làm chứng cho Chúa Kitô (Phục Sinh) là sự sống.

 

Các Tông Đồ trước hết đă theo Chúa Kitô là Đường, khi “bỏ mọi sự mà theo Thày” (Mt 19:27) như được Người chọn gọi (x. Jn 15:19), sau đó đă nhận biết Chúa Kitô là Sự Thật, khi tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), và sau hết đă “làm chứng cho Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

 

Linh đạo triển nở “sự sống” cho tới lúc “viên măn” qua ba giai đoạn theo Chúa Kitô là Đường, nhận biết Chúa Kitô là Sự Thật và làm chứng cho Chúa Kitô là Sự Sống ấy đă được Chúa Kitô diễn tả tóm gọn trong đoạn mở đầu của Bài Giảng Trên Núi, tức trong Chín Mối Phúc Đức.

 

Thật vậy, Chín Mối Phúc Đức này, nếu suy nghiệm kỹ lưỡng, Kitô hữu chúng ta chẳng những sẽ thấy được chúng có dính dáng với chín hoa trái của Thần Linh (xem Gal 5:22-23), mà c̣n diễn tả toàn diện tiến tŕnh của linh đạo Kitô giáo, trong đó ư nghĩa của mỗi Mối Phúc Đức cũng như giá trị cùng thứ tự của mỗi Mối Phúc Đức liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau từ đầu tới cuối. Mối Phúc Đức từ một tới ba cho thấy giai đoạn linh hồn theo Chúa Kitô là Đường, Mối Phúc Đức từ bốn tới sáu cho thấy giai đoạn linh hồn nhận biết Chúa Kitô là Sự Thật, và Mối Phúc Đức từ bảy tới chín cho thấy giai đoạn linh hồn làm chứng cho Chúa Kitô là Sự Sống.

 

1.      “Thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần đi với Phúc được nước Thiên Chúa. Tại sao Đức khó nghèo lại là Đức đầu tiên trong các cặp Phúc Đức ở đây, nếu không phải không có Đức khó nghèo căn bản này cũng sẽ không thể nào có các Đức khác. Vậy Đức khó nghèo ở đây là ǵ? Đức khó nghèo ở đây là một Đức khó nghèo ‘trong tinh thần’ chứ không phải chỉ là t́nh trạng khó nghèo bề ngoài hay hoàn cảnh khó nghèo vật chất. Bằng không, tất cả những người lâm vào t́nh trạng khó nghèo hay sống trong hoàn cảnh khó nghèo trên thế gian này đă là thành phần có Đức khó nghèo rồi. Như thế th́ thuyết cộng sản là một lư thuyết đúng theo và đảng cộng sản là thành phần sống hợp với tinh thần khó nghèo của Phúc Âm Chúa Kitô nhất. Và như thế Thần Học Giải Phóng càng trở thành một chủ trương sai lầm v́ muốn làm sao cho con người được giải phóng khỏi t́nh trạng hay hoàn cảnh khó nghèo.

 

Thật ra, Đức khó nghèo trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu đây cũng cần phải được tỏ ra bề ngoài, bằng một cuộc sống khó nghèo, chẳng hạn như trường hợp điển h́nh nơi các vị tu sĩ khấn giữ Đức khó nghèo. Bảo ḿnh có tinh thần khó nghèo hay Đức khó nghèo mà lại không chịu được thiếu thốn, lúc nào cũng muốn được đầy đủ, tiện nghi, và chỉ thích dùng những đồ sang trọng, thời trang, th́ thử hỏi con người đó có thực sự được Phúc Nước Thiên Chúa là của ḿnh chưa? Bởi v́, ‘Nước Thiên Chúa không phải là vấn đề ăn uống mà là công chính, an b́nh và hoan lạc được Thánh Linh ban cho’ (Rm.14:17).

 

Do đó, Đức khó nghèo trong tinh thần mà Chúa Giêsu nói đến trước tiên nơi Bài Giảng trên núi Phúc Đức đây chính là một tinh thần, nếu nói theo ngôn ngữ tu đức học, đó là một tinh thần dửng dưng thánh thiện đối với hết mọi sự trần gian. Không phải hay sao, đó là lư do Chúa Giêsu đă diễn giải ư nghĩa của Đức khó nghèo này cũng ngay trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức khi phán: ‘Đừng lo tích trữ cho ḿnh kho báu trần gian... Thay vào đó, hăy lo thu tích kho báu trên trời, một kho báu mà không mối mọt gặm nhắm hay trộm cắp lấy mất được. Hăy nhớ rằng kho báu của các con ở đâu th́ ḷng của các con cũng ở đó... Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể hiến ḿnh cho cả Thiên Chúa lẫn tiền của được’ (Mt.6:19-22,24).

 

Chính v́ không có tinh thần khó nghèo, mà người thanh niên đạo đức đă giữ trọn các giới răn song vẫn không thể nào ‘t́m kiếm sự trọn lành’ được bởi anh ta không muốn từ bỏ tất cả của cải giầu có của ḿnh (x. Mt 19:21-22). Nói cách khác, chỉ v́ anh chàng giầu có đạo đức này chưa được Phúc có Nước Thiên Chúa ngay nơi bản thân ḿnh là ‘kho báu trên trời’ (Mt 19:21), nên anh ta không thể nào ‘t́m kiếm sự trọn lành’ bằng việc ‘đến mà theo (Chúa Kitô)’ (Mt 19:21), Đấng ‘không có chỗ dựa đầu’ (Lk 9:58).

 

2.      Thứ hai là Đức sống trong sầu thương đi với Phúc được an ủi. Tại sao Đức sống trong sầu thương lại được Chúa Giêsu cho đứng ngay sau Đức khó nghèo trong tinh thần, nếu không phải v́ Đức sống trong sầu thương này có liên hệ mật thiết và trực tiếp đến Đức khó nghèo. Không phải hay sao, tuy không thể theo Chúa t́m kiếm sự trọn lành được như ḷng mong ước, người thanh niên giầu sang phú qúi song đạo đức, như được đề cập đến trên đây, cũng đă tỏ ra ‘sầu thương’. Nỗi ‘sầu thương’ của chàng thanh niên không phải là v́ anh ta tiếc rẻ hay hối hận sau khi đă thực sự nghe lời Chúa Giêsu ‘bán hết của cải và thí cho kẻ nghèo’ (Mt 19:21), mà là v́ anh ta muốn ‘t́m kiếm trọn lành’ song không được.

 

Đó là lư do, cũng trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Chúa Giêsu đă khẳng định: ‘Hăy qua cửa hẹp mà vào. Cửa dẫn đến diệt vong th́ rộng. Đường đi th́ rộng răi và có nhiều kẻ chọn hành tŕnh theo con đường này. Thế nhưng cửa dẫn đến sự sống th́ hẹp ḥi biết bao, đường đi th́ gồ ghề và có ít người t́m được nó biết bao’ (Mt 7:13-14). ‘Có ít người t́m được nó’, nghĩa là t́m được cửa dẫn đến sự sống này là ǵ, nếu không phải, theo Phúc Âm Thánh Luca, ‘Thày bảo cho các con biết, nhiều người sẽ cố gắng vào mà không được" (Lk 13:24). Người thanh niên đạo đức giầu có trên đây là một trường hợp điển h́nh.

 

Tuy nhiên, không phải chỉ có kẻ cố gắng mà không vào được cửa hẹp, cửa dẫn đến sự sống, mới ‘sầu thương’ như anh chàng giầu có lại đạo đức kia, mà cả kẻ vào được cửa hẹp đi nữa, v́ là c̣n mang ‘bản chất th́ yếu nhược’ (Mt 26:41) trên thế gian, họ cũng không thể nào hoàn toàn thoát được nỗi ‘sầu thương’, một cách chủ quan nơi cảm xúc của họ, hay một cách khách quan nơi quan điểm thế gian, trong việc bỏ ḿnh mà theo Chúa. như trường hợp chính Chúa Giêsu cũng nhận thấy nơi các người môn đệ dấu yêu của Người là thành phần Tông Đồ chứng nhân cho Người sau này, khi Người thông cảm với các vị:Thày bảo thật cho các con hay, các con sẽ khóc lóc than van trong khi thế gian hân hoan vui sướng’ (Jn 16:20).

 

Thế nhưng, v́ không bỏ đi như nhiều môn đệ sau khi nghe Chúa Giêsu nói về máu thịt của Người là của ăn của uống (x. Jn 6:60, 66), nhất là dù có ‘sầu thương’ khi bị Thày nặng lời quở trách như trường hợp của vị lănh đạo Tông Đồ Đoàn (x. Mt.16:23), thành phần chứng nhân tiên khởi đă có Phúc được ủi an, như lời Chúa Giêsu trấn an các vị như sau: ‘Các con sẽ chịu sầu thương trong một thời gian, nhưng nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui’ (Jn 16:20).

 

Tại sao ‘nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui’ và ‘nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui" bằng cách nào? Chúa Giêsu đă cắt nghĩa thêm cho các vị Tông Đồ như sau: ‘Khi một người đàn bà lâm bồn th́ sầu thương v́ giờ của ḿnh đă đến. Lúc bà sinh được đứa con th́ bà không c̣n nhớ đến đớn đau của ḿnh nữa, bởi hân hoan khi thấy một con người được sinh vào đời. Cũng thế, các con sầu thương trong một thời gian, nhưng Thày sẽ gặp lại các con; bấy giờ ḷng các con sẽ hân hoan bằng một niềm vui không ai có thể cướp đoạt nơi các con được’ (Jn 16:21-22). Như thế, Phúc được ủi an nơi thành phần chịu ‘sầu thương’ khi họ nhất định từ bỏ mọi sự theo tinh thần khó nghèo để có thể vào qua cửa dẫn đến sự sống, đó là họ luôn luôn vững tâm trong việc theo Chúa Kitô là cửa hẹp họ phải qua và là Đường dẫn họ đến cùng Cha (x. Jn 14:6).

 

3.      Thứ ba là Đức hiền lành đi với Phúc được hưởng đất đai. Lư do tại sao Đức hiền lành lại được Chúa Giêsu xếp vào hạng thứ ba trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Người cũng chính v́ mối liên hệ của Đức này với Đức khó nghèo trong tinh thần và với Đức chịu sầu thương trên đây.

 

Đúng thế, nếu con người t́m kiếm sự trọn lành và theo Chúa Kitô đi đường hẹp chỉ v́ họ cho thế gian hay khinh thường tất cả những ǵ thuộc về thế gian tự bản chất là xấu, là đáng ghê tởm, th́ họ đă đi ngược đường, chắc chắn, một là họ sẽ bỏ cuộc v́ đi măi cũng không thấy Thiên Chúa là nguyên ủy và là cùng đích của mọi sự (x. Rev 21:6), hai là họ sẽ phải quay đầu lại để chân nhận giá trị đích thực của mỗi vật cũng như mọi vật, theo đúng nguyên tắc Chúa Giêsu dạy trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức: có là có, không là không, ngoài ra chỉ là gian xấu (x. Mt 5:37).

 

Chính v́ thế, v́ công nhận chân giá trị của sự vật hay sự việc trần gian tự chúng không xấu, con người t́m kiếm sự trọn lành qua cửa hẹp mới không đi tới ngơ cụt, trái lại, họ c̣n được Phúc hưởng đất đai nữa. Ở chỗ, chẳng những họ không làm hư hoại nơi bản thân ḿnh tất cả những ǵ họ đă từ bỏ v́ cho chúng là đáng ghê tởm, mà c̣n nhờ tinh thần khó nghèo, tức tinh thần lănh đạm lành thánh của ḿnh, nhất là Đức chịu sầu thương của họ, trong việc bỏ mọi sự mà theo Chúa là Đường dẫn đến cùng Cha, họ trở nên như ‘muối ướp thế gian’ (Mt 5:13) để giữ cho thế gian khỏi bị hư thối bởi sự lạm dụng của người chỉ biết làm tôi tiền của mà không biết trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài (x. Mt 22:21). Như thế không phải thành phần có Đức hiền lành này đă được Phúc huởng đất đai là được gấp trăm ngay ở đời này hay sao (x. Mt 19:29)?