“Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor cần phải làm bùng lên cuộc bàn căi thần học Công giáo thế giới về ‘luật tự nhiên’ cũng như về mối liên hệ của nó với đức tin Kitô giáo, liên quan đến cả bản chất lẫn mục đích của tự do. Nó cũng phải khơi dậy một cuộc tự phản tỉnh về mối liên hệ giữa những ǵ các nhà thần học vẫn dạy với những ǵ các vị linh mục và giáo lư viên đang làm, trong nỗ lực ‘chuyển dịch’ công việc của các thần học gia sang sinh hoạt mục vụ. Tuy nhiên, phản ứng đối với bức thông điệp từ quá nhiều các thần học gia luân lư được đánh dấu bằng việc bàn ra (đôi khi lại c̣n bàn ra một cách khinh khi nữa) hơn là bàn vào một cách nghiêm chỉnh dứt khoát. Các nhà b́nh luận Công giáo thậm chí cũng không thể làm cho  ḿnh thừa nhận những ǵ được một số nhà dẫn giải Tin Lành sẵn sàng công nhận: đó là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă can đảm dám đảm nhận một loạt các vấn đề quan trọng nhất đối với nền văn hóa của một xă hội tự do. Thái độ thiếu nhận thức này nơi những b́nh luận gia Công giáo cho thấy t́nh trạng ṭ ṃ một cách mù quáng nơi những người muốn kiến tạo nên các thứ thần học theo kiểu dấu chỉ thời đại.

 

“Theo ngôn từ chung th́ vấn đề nan giải của con người được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập đến trong bức thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor là một vấn đề nan giải cổ xưa, mặc dầu nó đă trở nên tệ hơn trước bởi cơn khủng hoảng của niềm tin tưởng vào khả năng con người trong việc nhận biết chân lư nơi bất cứ một sự ǵ: Làm sao để có thể sống tự do để không hủy diệt chính tự do? Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor là một phác họa cho một thế giới thời hậu Chiến Tranh Lạnh nói chung, trong đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chẳng những không t́m cách hạ giá các quyền tự do vừa mới chiếm lại hay được bênh vực một cách thành quả tốt đẹp, đă cố gắng tái nối kết tự do với sự thiện của việc con người thăng hoa. Bức thông điệp là một văn kiện bênh vực tự do, bởi chính v́ tự do mà văn hóa về luân lư của một xă hội tự do và đạo hạnh phải canh chừng để cho tự do khỏi bị tự diệt.

 

“Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor cũng là một phần thuộc chương tŕnh toàn diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong việc áp dụng thực hành Công Đồng Chung Vaticanô II. Bức thông điệp tiếp nối sứ vụ của Sắc Lệnh Đào Luyện Linh Mục trong việc khai triển khoa thần học luân lư của Giáo Hội, và đă thực hiện việc khai triển này bằng một phương pháp được nhiều nghị phụ thần học gia nổi tiếng của Công Đồng gợi ư, đó là phương pháp về nguồn, là tái khám phá những đề tài thần học có nền tảng trong Thánh Kinh, một nền thần học của các thế kỷ Kitô giáo đầu tiên cũng như của một nền thần học kinh viện trung cổ. Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor chỉ làm công việc lấy lại này, việc tái xác nhận quan niệm đáng tôn trọng của tự do được liên kết với sự thật và sự thiện, là những ǵ đă bị mất đi ở các thế kỷ 14 và 15, bởi ảnh hưởng của một thứ triết lư mang tên ‘chủ nghĩa danh hiệu’, cũng là một thứ triết lư chủ trương tự do ngang với chủ quyền. Theo chiều hướng ấy, Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor mới là một thí dụ điển h́nh cho thấy suốt giáo triều của ḿnh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nêu lên các vấn nạn chưa được nhắc đến ở những năm ngay sau Công Đồng và cố gắng giải quyết nó cũng như để xây dựng cho tương lai. Mặc dầu thế, cũng không được coi Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor như là một văn kiện chỉ biết sửa chữa những ǵ đă sai quấy trong quá khứ vừa qua. Những ǵ bức thông điệp này muốn sửa chữa ‘vươn tới’ nhiều thế kỷ trước và nhắm đến việc nuôi dưỡng một khoa thần học luân lư mới trong tương lai. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho rằng khoa luân lư thần học Công giáo phải trở lại trước cả thế kỷ 14 để sửa soạn cho thế kỷ 21. Thế giới tân tiến, mà những lư thuyết gia của chủ nghĩa danh hiệu thời hậu trung cổ cũng như sau đó là phong trào Minh Tri đă chủ trương cho rằng tự do là một quyền tự chủ, cần đến khoa luân lư thần học Công giáo này.

 

“Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor mở màn bằng cuộc đối thoại giữa con người trẻ giầu có và Chúa Kitô, rồi kết thúc bằng việc suy niệm về lời bảo của Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Galata  – đó là Chúa Kitô ‘đă giải thoát cho chúng ta được tự do’ (Gal 5:1) – không phải là việc nhồi đạo đức vào trong bức thông điệp ‘thực sự’ này. Hai phần mở và kết ấy ḥa hợp nhau nơi tư tưởng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về thảm kịch quyết định luân lư. Cũng thế, ngài nghĩ đến việc tử đạo như là một mẫu thức cho niềm tự do linh hoạt theo quyền lực của chân lư. ‘Tiếng nói’ phát ra từ bức Thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor chỉ là tiếng nói của một vị mục tử tỏ ra lo sợ cho quyền năng ân sủng và chân lư mà Giáo Hội đă lănh nhận từ thập giá của Chúa Kitô bị trở nên vô ích. Mối quan tâm này vượt biên giới Giáo Hội Công giáo và cộng đồng Kitô giáo tới những con người nam nữ đang đối chọi với các đ̣i hỏi của tự do, với đ̣i hỏi của những ǵ thuộc niềm xác tín của đạo giáo họ. Nơi thông điệp Rạng Ngời Chân Lư Veritatis Splendor Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đă nói với hết mọi người muốn chọn tuyệt hảo chứ không phải chọn ư đồ lợi lộc trong việc thực thi quyền tự do của ḿnh. Ngài nói như vậy v́ tin tưởng rằng việc chọn lựa sự thiện, chứ không phải chỉ chọn ‘theo đường lối của ḿnh’, là dấu chỉ cho một nhân loại đích thực”.

 

Nếu Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lư” như “ánh sáng sự sống” phát ra từ chính Huấn Quyền của Giáo Hội là “một thành xây trên núi không thể khuất được nữa (Mt 5:14), th́ “ánh sáng sự sống” này cũng đă được phản ánh chói lọi nơi Các Cuộc Họp Quốc Tế về Gia Đ́nh và Sự Sống Con Người do Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh tổ chức (xin xem lại trang 249-260). Sau đây là nguyên văn những niềm xác tín của chính họ và lời họ kêu gọi thành phần Lập Pháp và Chính Trị Gia thế giới.

 

Trước hết là của Các Chính Trị Gia và Nhà Lập Pháp Mỹ Châu nhóm họp vào ngày 6-8/1996 tại Thành Phố Mễ Tây Cơ.

 

Những Sự Thật Về Gia Đ́nh Và Sự Sống

 

“Đối diện với những vấn nạn và thách đố này, chúng tôi muốn tái xác nhận một số những nguyên tắc quan trọng hơn để soi dẫn đường lối chúng ta đi.

 

1.      “Chúng tôi tái công nhận phẩm vị và giá trị bẩm sinh của hết mọi con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa nên có khả năng yêu thương hy hiến bản thân ḿnh.

2.      “Chúng tôi tái xác nhận là các quyền lợi của con người đều do bẩm sinh mà có, như được nêu lên trong Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền (1948)

 

3.      “Chúng tôi tái công nhận giá trị và tầm quan trọng hiện tại của Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi của Gia Đ́nh được Ṭa Thánh phổ biến (1983). Bởi thế, chúng tôi tái xác nhận rằng gia đ́nh được hưởng những quyền lợi phát xuất từ chính căn tính của ḿnh là tế bào căn bản của xă hội.

 

4.      “Chúng tôi tái xác nhận rằng gia đ́nh được làm nên bởi hôn nhân là cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ để hướng đến việc truyền đạt sự sống con người.

 

5.      “Chúng tôi tái xác nhận rằng tính chất bất khả phân ly của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ cần phải được bảo vệ bởi những luật lệ để phục vụ thiện ích cho xă hội.

 

6.      “Chúng tôi tái công nhận quyền sống của tất cả mọi con người, từ lúc thụ thai cho tới khi tự nhiên chết đi. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dạy: ‘Không ai được đặc quyền hay được chuẩn chước đối với qui tắc luân lư cấm việc trực tiếp lấy mạng sống của một con người vô tội. Dù là người nắm trong tay quyền làm chủ thế giới hay là người nghèo nhất trong các người nghèo trên mặt đất này th́ cả hai cũng không khác nhau. Đối với những đ̣i buộc của luân lư, tất cả chúng ta hoàn toàn b́nh đẳng như nhau’ (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 57)

Những Đề Nghị

 

“Theo chiều hướng của những sự thật này, chúng tôi kêu gọi những chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp hăy đối diện với những vấn nạn nơi các quốc gia của chúng ta, và để đạt mục đích này, chúng tôi xin nêu lên những đề nghị sau đây.

 

1-     “Chúng tôi yêu cầu các chính trị gia và các nhà lập pháp hăy thực hiện một nỗ lực bao quát quốc tế hướng chiều về sự sống con người. Chúng tôi đề nghị nên h́nh thành một nhóm nghị viên ở hết mọi quốc gia thuộc lục địa của chúng ta để bênh vực sự sống và gia đ́nh. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị là những nhóm này hăy cùng nhau hoạt động qua một cơ cấu điều hợp Liên Mỹ Châu, nối kết với Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh.

 

2-     “Chúng tôi yêu cầu luật lệ hăy tái nhận thức lại vai tṛ của ḿnh trong việc bênh vực hết mọi sự sống của con người, nhất là của những người yếu đuối và nghèo khổ nhất. Chúng tôi đề nghị hăy thực hiện việc giáo dục về luật tự nhiên, một thứ luật căn bản cho các quyền lợi phổ quát của con người, đầu tiên là quyền sống, nhờ đó nó mới thực sự là nền tảng cho chủ nghĩa dân chủ. Phải dạy đầy đủ toàn bộ học thuyết xă hội của Giáo Hội, với tất cả những điều cần thiết liên quan đến việc phù sinh và gia đ́nh, nơi các trường học, các đại học cộng đồng, các đại học toàn khoa cũng như nơi các học viện cao cấp. Điều này bao gồm cả việc liên tục dạy tại các học đường ấy các vấn đề về luân lư hợp với Huấn Quyền.

 

3-     “Chúng tôi yêu cầu hăy triệt để tuân giữ và áp dụng những qui tắc thuộc hiến và luật pháp vẫn c̣n hiệu lực nơi nhiều quốc gia chúng ta trong việc bảo vệ các quyền lợi của thai nhi. Chúng tôi khích lệ việc cổ vơ để ư thức được những luật lệ này, cũng như để tỉnh táo biết được những nỗ lực về phía các chính trị gia và các nhà lập pháp trong việc họ muốn làm suy giảm đi những luật lệ này, bằng việc họ làm ngơ cho việc phá thai bất hợp pháp xẩy ra, hay bằng việc thực hiện mà không bị luật pháp trừng trị, hoặc bằng việc đề xướng lên những quyền lợi không chân chính.

 

4-     “Chúng tôi yêu cầu hăy thực hiện việc trợ giúp phù sinh cho những người phụ nữ đang muốn phá thai hay những người đă phá thai. Chúng tôi đề nghị là phải lập thêm các trung tâm phù sinh cho nữ giới, và phải ủng hộ cũng như nâng đỡ những trung tâm đang hoạt động.

 

5-       “Chúng tôi yêu cầu phải bảo vệ hợp pháp cho những thai nhi từ lúc thụ thai. Chúng tôi đề nghị ban hành những khoản luật dứt khoát phù sinh đối với việc thử thai và cấy giống. Chúng tôi hoan hô lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi các chuyên gia luật pháp và các vị lănh đạo chính quyền trong việc công nhận và bênh vực ‘các quyền tự nhiên của chính nguồn mạch sự sống con người’ (Diễn Từ ngỏ với Hội Nghị về Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống và Luật Pháp, ngày 24/5/1996, đoạn 6: L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 29/5/1996, trang 12).

 

 

6-     “Chúng tôi yêu cầu thực hiện t́nh trạng công b́nh về kinh tế cho các gia đ́nh, để ‘vốn liếng nhân bản’ không thể thay thế của gia đ́nh được phát triển, không bị Chính Quyền kiểm soát một cách thiếu chính đáng và không bị các qui chế của xă hội gây tổn hại. Chúng tôi đề nghị lập ra những qui định đặc biệt về gia đ́nh ở mọi quốc gia, không phải chỉ là những qui định thuần túy về xă hội mà c̣n nêu lên cả những phương thức để phục hồi trọn vẹn vai tṛ tự nhiên của gia đ́nh trong lănh vực kinh tế và phát triển cho lợi ích chung.

 

7-     “Chúng tôi yêu cầu những qui định đặc biệt về gia đ́nh hăy cống hiến cho nữ giới những điều kiện cụ thể để dung ḥa vai tṛ làm mẹ của họ với những ước vọng về chuyên môn cũng như về học vấn của họ. Chúng tôi đề nghị hăy thực hiện những bước tiến để đạt được điều này, nhất là trong lănh vực về tài chính.

 

8-     “Chúng tôi yêu cầu hăy công nhận vai tṛ giáo dục không thể thay thế của gia đ́nh. Chúng tôi đề nghị hăy lập những khoản luật thuận lợi cho cha mẹ, nhất là những cha mẹ nghèo, trong việc tự do chọn trường học.

 

9-     “Chúng tôi yêu cầu hăy công nhận quyền của phụ huynh trong việc cung cấp ‘vấn đề dạy dỗ chính đáng con cái ḿnh về dục tính và yêu đương’ (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 97). Chúng tôi đề nghị hăy cổ vơ học hỏi bản văn mới được Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh phổ biến là Sự Thật và Ư Nghĩa về Tính Dục Con Người, Những Hướng Dẫn cho Việc Giáo Dục trong Gia Đ́nh.

 

10- “Chúng tôi yêu cầu các phương tiện truyền thông xă hội hăy có trách nhiệm về vấn đề luân lư hơn nữa. Chúng tôi đề nghị hăy thiết lập hay kiên cố các cơ cấu tổ chức giúp cho việc dễ dàng thực thi trách nhiệm về nghề nghiệp.

 

11- “Chúng tôi yêu cầu hăy thực hiện một cuộc thẩm định về thực tại dân số ở Mỹ Châu thực sự theo đường lối khoa học, không bị chi phối bởi chiều hướng ư hệ hay tư lợi. Chúng tôi đề nghị đặc biệt bảo vệ thành phần di dân bằng luật pháp và các qui chế chính đáng.

 

12- “Chúng tôi yêu cầu hăy chấm dứt ‘đế quốc ngừa thai’ để kiểm soát dân số bằng việc cổ vơ phá thai, chặn thai và ngừa thai. Chúng tôi khích lệ vai tṛ trách nhiệm của phụ huynh, được hỗ trợ bằng cách phát động hết sức rộng răi những phương pháp tân thời trong vấn đề ngừa thai tự nhiên, những phương pháp theo khoa học chắc chắn đạt được hay hoăn được việc thụ thai khi có những lư do chính đáng.

 

13- “Chúng tôi yêu cầu hăy đối xử công bằng và yêu thương đối với mỗi một con trẻ, thành phần là phúc lành Thiên Chúa ban. Chúng tôi đề nghị hăy lập ra những khoản luật mới để bảo vệ quyền lợi và an sinh của trẻ em, nhất là những em trở thành nạn nhân của công việc khai thác lao động, măi dâm hay khiêu dâm.

 

14- “Chúng tôi xin các cơ quan có uy thế hăy làm cho sự sống và gia đ́nh trở thành đề tại chính ở Thượng Hội Giám Mục Mỹ Châu tới đây.

 

“Sau hết, chúng tôi kêu gọi những chính trị gia, những nhà lập pháp và tất cả mọi con người nam nữ có thiện chí hăy liên hợp với chúng tôi trong việc chiến đấu cho sự sống và gia đ́nh. Một lần nữa, chúng tôi nhất định dấn thân cho lư tưởng cao cả này. Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ có một tương lai sáng sủa hơn, bởi thế chúng tôi xin phó thác tất cả mọi hoạt động của chúng tôi cho sự sống và gia đ́nh ở trong tay Thiên Chúa là Chúa của Sự Sống và là Đấng Tạo Dựng của gia đ́nh”. 

 

(tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 10/7/1996)

 

Tiếp theo là của Các Chính Trị Gia và Nhà Lập Pháp Mỹ Châu nhóm họp vào ngày 22-24/10/1998 tại Vatican lời kêu gọi “Hăy Uûng Hộ Và Nâng Đỡ Gia Đ́nh

 

4.1       “Là những chính trị gia và nhà lập pháp trung thành với Bản Tuyên Ngôn Chung, chúng tôi nhất định dấn thân cổ vơ và bênh vực các quyền lợi của gia đ́nh là cơ cấu được thành h́nh bởi hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Điều này cần phải thực hiện ở tất cả mọi cấp độ: địa phương, miền vùng, quốc gia cũng như quốc tế. Chỉ có thế chúng ta mới có thể thực sự là những người tôi tớ phục vụ cho công ích, cả ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế. Chúng tôi muốn chú trọng đến ở đây những điều chúng tôi tin là thuộc về số những vấn đề khẩn trương đối với các chính trị gia và các nhà lập pháp của ngày hôm nay đây.

4.2       “Theo Bản Tuyên Ngôn Chung, luật pháp của Âu Châu đă nh́n nhận hôn nhân là một cơ cấu tự nhiên được đi liền với những ràng buộc về luật pháp. Hôn nhân làm nên gia đ́nh, v́ nó thiết lập một mối hiệp nhất vững chắc trong việc hiến thân cho nhau giữa một người nam và một người nữ, hướng về một t́nh yêu hỗ tương, về việc truyền sinh và dưỡng dục con cái. Đó là cơ cấu hôn nhân xă hội cần phải được bênh vực như là một giá trị chi phối cả tương lai của xă hội. Việc thừa nhận những kiểu hiệp nhất khác là ‘hôn nhân’, như một số người hiện nay cho rằng như thế mới không tỏ ra kỳ thị, hay ban cho những cuộc hiệp nhất này các quyền lợi hay thuận lợi tương đương trong xă hội như ban cho những người thành hôn chính đáng, sẽ làm bại hoại cơ cấu hôn nhân cùng với đời sống gia đ́nh.

 

4.3       “Giáo Hội nh́n nhận rằng, Giáo Hội đang bênh vực xă hội và thiện ích thực sự của con người bằng việc ủng hộ, cổ vơ và bênh vực cơ cấu tự nhiên của hôn nhân được Chúa Kitô nâng lên phẩm vị của một bí tích Tân Luật.

 

4.4       “Gia đ́nh có ‘trước’ Chính Quyền và cần thiết hơn chính quyền, như Arsitote nói (Nicomachean Ethics, III, 12, 18). Gia đ́nh ‘trước hết... muốn căn tính của ḿnh được nh́n nhận và muốn vị trí là chủ thể của nó trong xă hội phải được chấp nhận’, nó là ‘một  chủ thể hơn bất cứ một cơ cấu tổ chức xă hội nào khác’, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh trong Bức Thư gửi Các Gia Đ́nh, Gratissimam sane (các đoạn 15 và 17). Điều này có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự quyết và ngay cả ‘chủ quyền’ của gia đ́nh.

 

4.5            “Những mối liên hệ giữa gia đ́nh và xă hội phải được dựa vào việc tôn trọng nguyên tắc phụ thuộc. Thật vậy, gia đ́nh là nguồn mạch tự nhiên cho việc giáo dục và phát triển nhân bản. Gia đ́nh là một cơ cấu có khả năng đào luyện con người trọn vẹn và làm cho họ phát triển về nhân tính. Hơn nữa, gia đ́nh c̣n cung cấp việc chăm sóc và t́nh trạng an toàn cho những phần tử yếu hèn nhất trong xă hội, như trẻ em, người già, người tật nguyền và người yếu bệnh kinh niên. Gia đ́nh bảo vệ những ai bị tổn thương nhất v́ cuộc sống bơ vơ lạc lơng ngoài lề xă hội.

 

4.6       “Pháp luật và qui chế của xă hội cần phải bảo vệ vai tṛ của các người mẹ. Nữ giới phải được tự do trong phận sự làm mẹ và không bị áp lực kinh tế hay xă hội bó buộc phải làm việc ở ngoài nhà. Làm việc ở nhà cũng phải được công nhận như là một hoạt động kinh tế thực sự và thiết yếu góp phần vào các phúc lợi. Chúng tôi hoan hô những chính trị gia và các nhà lập pháp Âu Châu đă tranh đấu để cổ vơ quyền lợi cho vai tṛ làm mẹ, bằng những luật pháp chính đáng cũng như bằng qui chế xă hội tốt lành. Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng nghiệp của chúng tôi hăy cùng nhau cứu xét những ǵ có thể thực hiện để tạo điều kiện cho nữ giới thi hành công việc đào luyện thế hệ tương lai không thể châm chước của họ, mà không ngăn trở việc họ tham dự một cách b́nh đẳng vào sinh hoạt xă hội, trong công xưởng hay trên chính trường.

 

4.7            “Những sự kiện cho thấy việc khủng hoảng về dân số đang tác dụng trên Âu Châu ngày nay. Mức độ thụ thai thấp hơn mức độ bù trừ ở nhiều xứ sở khác nhau, đang làm giới già tăng lên nhanh chóng, sẽ gây ra những nạn xă hội và kinh tế trong tương lai. Nếu trẻ em là kho tàng của các quốc gia th́ Âu Châu ngày nay đang bị nghèo nàn hết cỡ! Cần phải tăng thêm ḷng tin tưởng vào tương lai và việc đầu tư vào các thế hệ mai sau phải được thế chỗ cho việc t́m kiếm vị kỷ, t́m kiếm những lợi lộc ngắn hạn. Gia đ́nh là một yếu tố quan trọng nhất cho việc phát triển sau này, v́ nó là một cộng đồng, nơi sản xuất ra vốn liếng nhân bản về tất cả mọi chiều kích của nó. Cần phải tu chính luật pháp nào không hỗ trợ hôn nhân và việc sinh sản hữu trách qua việc hỗ trợ nuôi con tại gia. Cần phải thay đổi luật thu thuế không thuận lợi cho các đôi vợ chồng có con cái.

 

4.8       Chúng tôi hoan hô tất cả mọi người nam nữ mang trách nhiệm chính trị và những nhà lập pháp ở Âu Châu, thành phần dấn thân cho việc loan truyền và bênh vực sự sống, rất thường thấy xẩy ra trong những cuộc khủng hoảng về ư niệm và trong t́nh trạng bị mất đi các giá trị. Họ cố gắng hoạt động để bảo vệ những quyền bẩm sinh của thành phần hèn kém nhất trong xă hội, như thai nhi, người già và người tật nguyền. Cần phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo vệ bào thai khỏi những cuộc thử nghiệm và lạm dụng. Chúng tôi lập lại việc chúng tôi quyết tâm bênh vực quyền sống căn bản được Bản Tuyên Ngôn Chung xác nhận ở khoản 3.

 

4.9            “Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp của chúng tôi hăy nh́n nhận vai tṛ sư phạm của luật pháp liên quan đến việc nó ảnh hưởng đến đời sống gia đ́nh. Các thứ luật pháp làm suy yếu gia đ́nh gây nên một ư hệ hoang mang và lầm lẫn về vai tṛ của nó. Những qui chế về xă hội và kinh tế kỳ thị gia đ́nh làm phát sinh ra t́nh trạng đâm ra coi thường quyền lợi và an sinh của gia đ́nh. Luật pháp thiên về phá thai và ly dị đưa đến t́nh trạng càng ngày càng khinh bỉ sự sống con người và những mối liên hệ bền vững của gia đ́nh.

 

4.10            “Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp của chúng tôi hăy nh́n nhận và cổ vơ vai tṛ giáo dục không thể thay thế được của gia đ́nh trong việc đào luyện những người công dân mai hậu cho một xă hội dân chủ thực sự. Thật vậy, chính ở trong gia đ́nh mà người ta trước hết biết phục vụ cho công ích. Gia đ́nh có thể được diễn tả như là một học đường về văn minh, tự do, đoàn kết và yêu thương.

 

4.11            “Nhiều tham dự viên của Hội Nghị của chúng tôi thi hành công việc của ḿnh trong những quốc gia ở Đông Âu, nơi mà người ta mang một ấn tượng là những xứ sở này không thể hoàn toàn trở nên những phần tử của Hiệp Hội Châu Âu, trừ phi họ chấp nhận một số chương tŕnh về luân lư mờ ám. Phương tiện truyền thông xă hội cho thấy rơ ấn tượng này. Các Kitô hữu và những người thiện chí khác tỏ ra chống lại những mục tiêu này đều bị cho là chống lại việc gia nhập Khối Âu Châu. Nhân danh phẩm vị, chủ quyền và ḷng trung thành với lư tưởng dân chủ của ḿnh, các quốc gia này có quyền cùng với trách nhiệm nắm giữ và bênh vực văn hóa sự sống, cũng như bảo vệ gia đ́nh cùng với quyền lợi của gia đ́nh nơi ‘ngôi nhà chung của Âu Châu’ sau này.

 

4.12     “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong dịp mừng 20 năm giữ vai tṛ Thừa Kế Thánh Phêrô, đă mănh liệt và rơ ràng thúc đẩy hoạt động cho lợi ích của gia đ́nh và sự sống, như là một người bênh vực Chân Lư và là một người mang đến niềm hy vọng. Buổi triều yết Ngài dành cho chúng tôi và những lời Ngài ngỏ với chúng tôi làm cho chúng tôi hết sức phấn khởi.

 

4.13            “Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi vị đồng nghiệp của chúng tôi hăy tổ chức những cuộc họp để suy nghĩ và trao đổi tương tự như cuộc họp này. Chúng tôi muốn tham dự vào những khởi xướng ấy nơi các quốc gia xứ sở khác nhau. Chúng tôi xác tín rằng, tất cả mọi nỗ lực kiên tŕ để bênh vực các quyền lợi của con người cũng như các quyền lợi của gia đ́nh sẽ là một mầm mống hy vọng cho tương lai của các đất nước chúng ta và của toàn khối Âu Châu. Bất chấp những thách đố hiện thời đối với các quyền lợi của con người và của gia đ́nh, chúng tôi vẫn hy vọng hướng tới một Âu Châu, nơi gia đ́nh có thể thăng hoa cũng là nơi sự sống con người được đón nhận và yêu thương”.

 

(tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 20/1/1999)

 

Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lư” thực sự đă được phản quang rực rỡ như “ánh sáng sự sống” chẳng những nơi hai Cuộc Họp Quốc Tế về Gia Đ́nh và Sự Sống Con Người do Hội Đồng Ṭa Thánh về Gia Đ́nh tổ chức, qua các “yêu cầu” chân chính của Các Chính Trị Gia và Nhà Lập Pháp Mỹ Châu trên đây, mà c̣n nơi cả các ba Cuộc Họp (1993, 1995, 2000) giữa Các Học Viện về Hôn Nhân và Gia Đ́nh với Các Trung Tâm Đạo Đức Sinh Vật Học nữa, cũng do Hội Đồng Ṭa Thánh về Gia Đ́nh tổ chức, với sự cộng tác của Hội Đồng Ṭa Thánh về Trợ Giúp Mục Vụ cho Các Cán Sự Y Tế và của Khoa Viện Ṭa Thánh về Sự Sống, qua các nhận định và đề nghị hết sức chính đáng, như của cuộc họp lần thứ ba sau đây:

 

T́nh trạng: “Trong 25 năm qua, ở một số xứ sở theo văn hóa Tây Phương, hôn nhân và gia đ́nh, cái nôi của sự sống con người, đă trở thành mục tiêu của một liên ư hệ lạ thường muốn biến đổi lề luật về gia đ́nh. Hai thí dụ điển h́nh nhất về việc biến đổi này là các khoản luật phá thai và việc khai phóng những lư do ly dị…” (đoạn 7)

 

Nhận định: “T́nh trạng thiếu vắng một khoa nhân loại học có nền tảng siêu h́nh cần thiết đă gây nên một ư hệ về ngôn ngữ mập mờ và lấp lửng, một thứ ngôn ngữ đă được đưa vào các văn kiện pháp lư khiến cho ư nghĩa của các giá trị xă hội bị lẫn lộn và coi thường. Chẳng hạn như người ta nói đến ‘các mẫu gia đ́nh’, ‘trước khi có bầu’, ‘kế hoạch sinh sản’, ‘thu hẹp bào thai’, ‘sản lực’, ‘giúp tự tử’, ‘quyền truyền sinh’, ‘sự sống bất xứng’, ‘phụ truyền sinh’, ‘sự sống lầm lỡ’, ‘tính chất sự sống’, ‘tự do tính dục’ và ‘cái chết xứng đáng’”. (đoạn 8.1)

 

T́nh trạng: “Tính dục có khuynh hướng được tŕnh bày như là một giải pháp hoàn toàn thực tiễn hơn như là một chiều kích của sự sống con người theo ư nghĩa hiệp nhất và truyền sinh (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 12). Về phương diện thực hành, con người không coi sinh hoạt tính dục như là việc con người tự ban tặng ḿnh cho nhau được thể hiện trong giới hạn của đời sống hôn nhân, hơn là một giải pháp thuộc về những ǵ khác nhau mà tác hành tính dục có thể thực hiện. Quan niệm sai lầm về tính dục và mối tương hợp nam nữ này rất thường được thấy nơi các chương tŕnh giáo dục chỉ thuần túy dựa trên việc dạy cho biết một thứ kiến thức chẳng có phân biệt ǵ cả, chứ không dựa vào việc đào luyện cá nhân con người sống theo nhân đức và hiến thân cho nhau”. (đoạn 9.1)

 

Nhận định: “Việc huấn luyện về bản chất tính dục có thể bị dung ḥa nghiêm trọng bởi những áp dụng đặc biệt theo một số thái độ của ư hệ hướng chiều về ‘giống đực giống cái’ của phái tính, một thái độ hướng đến việc làm cho hôn nhân hoàn toàn trở thành một h́nh thức tác hành theo dục tính mà thôi, chứ không để ư ǵ đến tính cách tương hợp giữa nam và nữ, đến hoa trái theo ư định của Tạo Hóa là việc hiến thân cho nhau và sinh sản con cái. Theo thái độ này th́ hôn nhân chỉ là một mẫu tác hành được đóng khung theo văn hóa đă từng diễn tiến ở một giai đoạn lịch sử nào đó, nhưng ngày nay đang rơi vào t́nh trạng bị lạm dụng v́ cuộc tiến hóa ‘bất khả kháng’ về phong tục tập quán…” (đoạn 9.2)

 

Giải quyết chung: “Bởi thế, khoa nhân loại học về phương diện triết lư và thần học mới là cốt lơi nơi các chương tŕnh huấn luyện của chúng tôi, một chương tŕnh huấn luyện phải nhấn mạnh đến việc ưu tiên của hữu thể hơn là của ư nghĩ, đến việc quan niệm con người như là một chủ thể có hồn thiêng lẫn xác chất và là đích điểm của tất cả mọi hoạt động, chứ không bao giờ lại là phương tiện cho một mục tiêu nào khác (Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi Gia Đ́nh, 12). Vai tṛ chủ thể nơi con người không chỉ lệ thuộc vào lương tâm và tự do của họ, mà bao gồm toàn thể bản vị duy nhất có cả hồn lẫn xác của họ”. (đoạn 6.1)

 

Nếu nền “văn hóa tử vong” ngày nay là dấu chứng tỏ cho thấy loài người văn minh hiện đại đang băng hoại như (x. Lk 5:10) bị ươn, th́ cũng là dấu chứng tỏ muối Kitô hữu (x. Mt 5:13) đă ra nhạt! Tuy nhiên, v́ Chúa Kitô chưa tới, t́nh h́nh vẫn có thể cứu văn. Ở chỗ, cho dù (x. Mt 25:6-9) các cây đèn đức tin nơi nhiều cô phù dâu Kitô hữu Âu Châu có tắt mất ngọn lửa đức mến v́ thiếu dầu đức cậy, th́ Giáo Hội vẫn có thể kịp thời đổ dầu vào đèn cho họ, bằng việc tân truyền bá phúc âm hóa, nhất định hướng đến: “Chúa Giêsu Kitô vẫn sống nơi Giáo Hội là Nguồn Hy Vọng cho Âu Châu” (chủ đề Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chọn cho Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần hai, 1-23/10/1999).

 

Chính v́ ư thức được vị thế và vai tṛ của ḿnh là “đèn đă được đặt trên cao để soi sáng cho cả nhà” (Mt 5:15), bằng không cả gia đ́nh nhân loại sẽ “ngồi trong tối tăm và bóng tối sự chết” (Lk 1:79), mà Giáo Hôïi đă ư thức, tuyên nhận và phác họa như sau:

 

·        Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Đồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết ḷng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa được phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội bằng việc rao truyềøn Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mk 16:15)”. (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, đoạn 1)