Tác Nhân Truyền Giáo

 

 

N

ếu hiện tượng Kitô Giáo, cho đến nay, sau gần 2000 năm (ở Ấn Độ), 1500 năm (ở Ả Rập và Trung Hoa) và gần 500 năm (ở Á Đông), hầu như vẫn chưa hoàn toàn và dễ dàng thấm nhập được vào Á Châu, một lục địa phát xuất ra các đạo giáo lớn trên thế giới, chính yếu là do vấn đề trục trặc nơi đường lối truyền bá phúc âm hóa, như việc hội nhập văn hóa chẳng hạn, th́ tại sao lại xẩy ra hiện tượng nghịch đảo, đó là hiện tượng Kitô Giáo đă thực sự thấm nhập vào toàn thể Âu Châu, đến nỗi đă biến đại lục này trở thành một Châu Kitô Giáo, đă trở thành văn hóa chung của các dân nước Châu Âu, giờ đây lại là một đại lục đang bị phá sản Đức Tin khủng khiếp nhất?

 

Thực tế cho thấy, nếu hạt giống được đem gieo trong một mảnh đất c̣n hoang vu chưa có ǵ, dễ mọc lên hơn nơi mảnh đất đă có gốc rễ của các cây khác thế nào, th́ lịch sử cũng hiển nhiên cho thấy hạt giống Đức Tin Kitô Giáo đă dễ dàng mọc lên ở Âu Châu hơn ở Á Châu như vậy.

 

Như thế, nếu “hạt cải” (Mt 13:31-32) nhỏ bé Đức Tin Kitô Giáo được gieo văi ở Âu Châu vào thiên niên kỷ thứ nhất đă thực sự “mọc lên thành một cây lớn nhất trong các cây” (có thể so sánh về cả dân số, địa dư và tầm hoạt động xă hội sâu rộng của dân Kitô Giáo với các đạo giáo khác), th́ việc đại lục này bị rung gốc (bởiø phong trào Cải Cách từ thế kỷ 16), bật gốc (bởi Cách Mạng Kỹ Nghệ, nhất là Cách Mạng Pháp từ thế kỷ 18) hay đang mất gốc (bởi trào lưu “văn hóa tử vong” khủng khiếp ở vào cuối thế kỷ 20 này) Kitô Giáo của ḿnh hiện nay không thể cho rằng nguyên nhân là do Đức Tin Kitô Giáo đă lỗi thời, hay do Đức Tin Kitô Giáo đă không có sức làm cho con người Kitô hữu đứng vững trước thời cuộc, trước những biến đổi của lịch sử.

 

Nếu “xem quả biết cây” (Mt 7:20), “cây tốt th́ sinh trái tốt..., một cây xấu không thể sinh trái tốt” (Mt 7:17-18) thế nào, th́ một cây cổ thụ gần 2000 năm như Kitô Giáo ở Châu Âu, một cây cổ thụ đă phát triển tầm vóc hoàn toàn của ḿnh, đến nỗi đă sinh hoa kết trái dồi dào, cả về phương diện truyền giáo lẫn phương diện văn minh vật chất thế giới như thế, mà tự nhiên lại trở nên khô héo, tàn tạ và đang dần dần chết đi, (đúng hơn là đang bị thối rữa corruption/decay), về văn hóa một cách hết sức lạ lùng và thảm thương, phải kết luận là không phải do bởi chính bản chất thần linh của Hạt Giống Đức Tin, một hạt giống một khi đă được gieo xuống đất th́ lệ thuộc vào đất và đồng hóa với người nghe (xem Mt 13:19,20, 22), mà là do bởi khí hậu (hoàn cảnh) bị nhiễm độc quá nặng (trào lưu tục hóa secularism), đến nỗi đă làm cho đất đai (ḷng người) trở nên cằn cỗi (“v́ sự dữ tăng lên mà t́nh yêu nơi hầu hết ra nguội lạnh”- Mt 24:12 - tinh thần khô đạo indifferentism), tức t́nh trạng “muối đă ra nhạt” (Mt 5:13). Đó là lư do chính Âu Châu ngày nay, hơn bao giờ hết, cần phải được tái truyền bá phúc âm hóa nữa vậy.

 

C̣n đối với Á Châu, nơi phát xuất ra các đạo có tiếng trên thế giới, như Do Thái Giáo Judaism (2000 BC) ở Do Thái, Ấn Giáo Hinduism (1500 BC) và Phật Giáo Buddhism (6 BC) ở Ấn Độ, Bái Hỏa Giáo Zoroastrianism ở Ba Tư (1000 BC), Lăo Giáo hay Đạo Giáo Taoism (6 BC) và Khổng Giáo hay Nho Giáo Confucianism (6 BC) ở Trung Hoa, Nhật Giáo Shintoism (6 BC) ở Nhật Bản v.v., nếu Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và thượng trí, biết trước được mảnh đất này đă đầy những mầm mống và gốc rễ đạo đức sâu xa như thế, khó có thể gieo hạt giống Đức Tin Kitô Giáo, như lịch sử thực tế đă cho thấy, (điển h́nh nhất là trường hợp Do Thái Giáo là đạo gần Kitô Giáo nhất, cho đến nay, cũng vẫn không chịu chấp nhận Đấng Thiên Sai Giêsu Kitô), th́ tại sao Ngài lại không thực hiện việc gieo Hạt Giống Thần Linh là việc “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) trước khi tất cả những đạo này xuất hiện, mà lại chính thức ra tay khởi sự làm công việc vô cùng quan trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của toàn thể loài người này nói chung và dân Á Châu nói riêng, chỉ sau khi những đạo giáo nổi tiếng ấy đă ăn rễ thật sâu vào mảnh đất Á Châu, vào ḷng dân Châu Á?

 

Phải chăng đây là mầu nhiệm tỏ ḿnh ra của Thiên Chúa? Trong bài chia sẻ giáo lư vào thứ tư hằng tuần của ḿnh, ngày 11/3/1998, trước khi khai mạc Cuộc Thượng Hội Giám Mục Á Châu một tháng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă trấn an con cái ḿnh về mầu nhiệm tỏ ḿnh ra của Thiên Chúa ấy như sau:

 

·        “Khi chúng ta đối diện với một vương quốc của Thiên Chúa trên thế giới mà lại chậm răi phát triển, chúng ta đặt lại vấn đề tin tưởng đối với dự án của Cha nhân hậu, Đấng hướng dẫn mọi sự bằng một đức khôn ngoan siêu việt. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hăy khâm phục ‘sự nhẫn nại’ của Chúa Cha, Đấng thích ứng tác động biến đổi của ḿnh với tính chất tŕ trệ của bản tính con người đă bị tội lỗi làm thương tổn. Việc nhẫn nại này đă được tỏ hiện ở trong Cựu Ước, qua một lịch sử dài, một lịch sử sửa soạn cho Chúa Giêsu đến. Việc nhẫn nại này tiếp tục được tỏ hiện cả sau Đức Kitô, trong cuộc tiến triển của Giáo Hội Người (x.2Pt.3:9)”.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 18/3/1998)

 

Thật vậy, việc truyền  bá phúc âm hóa trước hết và trên hết là việc của Thiên Chúa, (hơn là của loài người chúng ta với tư cách là cộng sự viên, là người thừa sai), mà Chúa Thánh Thần là tác nhân chính, Đấng chẳng những sinh động trong Giáo Hội nói chung và qua các nhà truyền giáo nói riêng, mà c̣n hiện diện nơi tất cả những ǵ là tốt lành trên thế gian này và tác động trong cả những người được truyền bá phúc âm hóa nữa.

·        Việc truyền bá phúc âm hóa sẽ không bao giờ khả dĩ nếu không có tác động của Chúa Thánh Thần... Chính ‘nhờ quyền lực của Thần Linh’ (Lk.4:14), Người đă trở về Galilêa và bắt đầu rao giảng ở Nazarét, áp dụng vào trường hợp của Ḿnh lời tiên tri Isaia: ‘Thần Linh Chúa ở trên tôi’. Và Người đă công bố: ‘Hôm nay đoạn Sách Thánh này đă nên trọn’ (Lk.4:18, 21; x. Is. 61:1). Với các môn đệ, thành phần Người sắp sai đi, khi thở hơi trên họ, Người đă phán: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Thần’ (Jn.20:22).

 

Thật vậy, chỉ sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, các tông đồ mới ra đi cho đến tận cùng trái đất, để mở màn cho công cuộc truyền bá phúc âm hóa cao cả của Giáo Hội. Thánh Phêrô đă cắt nghĩa biến cố này như là việc hoàn tất lời tiên tri Joel: ‘Ta sẽ đổ thần linh của Ta xuống’ (Acts 2:17)...

           

Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà hôm nay, cũng như ở vào lúc khai sinh Giáo Hội, tác hành nơi mọi nhà truyền bá phúc âm hóa để mặc cho Ngài chiếm đoạt và dẫn dắt. Chúa Thánh Thần đặt nơi miệng lưỡi họ những lời mà họ không thể tự ḿnh có được, đồng thời, Chúa Thánh Thần sửa soạn tâm hồn người nghe biết cởi mở và chấp nhận Tin Mừng cùng với vương quốc được loan báo.

           

Những kỹ thuật truyền bá phúc âm hóa th́ tốt, thế nhưng, ngay cả đến những kỹ thuật tân tiến nhất cũng không thể nào thay thế được tác động êm ái của Thần Linh. Việc trang bị toàn vẹn nhất nơi một nhà truyền bá phúc âm hóa cũng sẽ không gây tác dụng ǵ, nếu không có Chúa Thánh Thần. Nếu không có Chúa Thánh Thần th́ biện chứng hùng hồn nhất cũng không có tác hiệu ǵ nơi tâm hồn con người. Không có Ngài th́ những dự án được phác họa ra dù có cao kiến mấy chăng nữa, dựa trên căn bản về xă hội cũng như về tâm lư đi nữa, cũng chẳng mấy chốc sẽ trở thành vô giá trị.

 

Chúng ta đang sống trong Giáo Hội ở vào một thời điểm hồng phúc Thần Linh. Người ta ở khắp nơi đang cố gắng nhận biết Ngài hơn, như Sách Thánh cho thấy về Ngài. Họ lấy làm sung sướng theo ơn tác động của Ngài. Họ đang qui tụ chung quanh Ngài; họ muốn để mặc cho Ngài dẫn dắt họ. Bởi vậy, nếu Thần Linh của Thiên Chúa giữ một địa vị nổi bật trong cả cuộc sống của Giáo Hội, th́ Ngài sống động nhất là nơi sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội. Cuộc khai mở long trọng vào buổi sáng ngày Lễ Ngũ Tuần, theo ơn linh ứng của Thần Linh, không phải là một biến cố bất ngờ xẩy ra đâu.

 

Phải công nhận rằng, Chúa Thánh Thần là tác nhân chính yếu của việc truyền bá phúc âm hóa: chính Ngài là Đấng thôi thúc mỗi một cá nhân trong việc loan báo Phúc Âm, cũng chính Ngài là Đấng ở trong thâm tâm người nghe để làm cho lời cứu độ được chấp nhận và hiểu biết (x. sắc lệnh Ad Gentes, 4). Thế nhưng, cũng có thể nói rằng, Ngài là mục đích của việc truyền giáo: Một ḿnh Ngài tạo nên tạo vật mới, tạo nên nhân loại mới, qua việc truyền bá phúc âm hóa, bằng một mối hiệp nhất trong đa diện là những ǵ việc truyền bá phúc âm hóa muốn đạt được trong cộng đồng Kitô hữu. Nhờ Chúa Thánh Thần, Phúc Âm thấu nhập vào ḷng thế giới, v́ chính Ngài là Đấng khiến cho người ta nhận ra những dấu chỉ thời đại - những dấu chỉ Thiên Chúa muốn - mà trong gịng lịch sử việc truyền bá phúc âm hóa muốn tỏ ra cho thấy và lợi dụng.

 

... Chúng Tôi kêu gọi tất cả các nhà truyền bá phúc âm hóa, bất kể là ai, hăy tin tưởng và sốt sắng cầu nguyện không ngừng cùng Chúa Thánh Linh, và hăy khôn ngoan để Ngài, như Đấng tác động tối thượng, hướng dẫn các dự án của họ, các sáng kiến của họ và hoạt động truyền bá phúc âm hóa của họ.”

 

(ĐTC Phaolô VI, Tông Huấn Truyền Bá Phúc Âm Evangelii Nuntiandi, đoạn 75)

 

·        Thần Linh tỏ ḿnh một cách đặc biệt trong Giáo Hội cũng như nơi các phần thể của Giáo Hội. Tuy nhiên, việc hiện diện và hoạt động của Ngài có tính cách phổ quát, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian (xem Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 53: loc. cit., 874f). Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc lại rằng, Thần Linh đang hoạt động trong ḷng mọi người, qua những ‘hạt giống Lời Chúa’, được thể hiện nơi những khởi động của con người – bao gồm cả những khởi động về tôn giáo – cũng như nơi những nỗ lực của con người trong việc đạt tới sự thật, sự thiện và chính Thiên Chúa (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 3, 11, 15; Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes, đoạn 10-11, 22, 26, 38, 41, 92-93).

 

Thần Linh ban cho loài người ‘ánh sáng và sức mạnh để đáp ứng ơn gọi cao cả nhất của ḿnh’; nhờ Thần Linh, ‘bằng đức tin, nhân loại đạt tới viêïc chiêm ngưỡng và nếm hưởng mầu nhiệm của dự án Thiên Chúa’; thật vậy, ‘chúng ta buộc phải tin rằng Thánh Linh ban cho mọi người cơ hội để được thông phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua một cách chỉ có Thiên Chúa biết’ (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes, đoạn 10, 15, 22). Giáo Hội ‘biết rằng nhân loại được Thần Linh Thiên Chúa liên tục khơi động và v́ thế không bao giờ lại hoàn toàn dửng dưng với các vấn đề tôn giáo’, và ‘con người bao giờ ... cũng muốn biết được cái ư nghĩa của đời sống, hoạt động và cái chết của ḿnh’ (Ibid. đoạn 41). Như thế, Thần Linh ở ngay chính nguồn gốc của việc con người vấn nạn về cuộc sống và tôn giáo của họ, một việc vấn nạn có những lúc nổi lên không phải chỉ bởi các trường hợp liên quan đến chúng gây ra mà c̣n bởi chính cấu trúc nơi con người của họ (xem Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 54: loc. cit., 875f). 

 

Việc Thần Linh hiện diện và hoạt động có tác dụng chẳng những nơi cá nhân mà c̣n nơi cả xă hội lẫn lịch sử, nơi cả các dân tộc, các văn hóa và tôn giáo nữa. Thật thế, Thần Linh là nguồn gốc của các lư tưởng, cũng như của công việc cao quí là những ǵ mang lại lợi ích cho loài người trong cuộc hành tŕnh của họ qua gịng lịch sử: ‘Bằng việc quan pḥng khôn ngoan, Thần Linh Thiên Chúa hướng dẫn diễn tiến của các thời đại và canh tân bộ mặt trái đất’ (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes, đoạn 26). Chúa Kitô Phục Sinh ‘hiện nay đang hoạt động nơi cơi ḷng con người bằng sức mạnh của Thần Linh Người, chẳng những bằng việc khơi lên ước vọng hướng đến một thế giới mai sau, mà c̣n làm sinh động, thanh tẩy và vững chắc những khát vọng cao quí thúc đẩy gia đ́nh nhân loại làm cho đời sống của ḿnh thành một đời sống nhân bản hơn và hướng toàn thể trái đất về đích điểm này’ (ibid. đoạn 38, xem cả đoạn 93). Cũng chính Thần Linh là Đấng gieo ‘các hạt giống Lời Chúa’ hiện diện nơi các tập tục và văn hóa khác nhau, sửa soạn cho chúng được toàn vẹn trong Chúa Kitô (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 17; Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 3, 15).

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, 28)

 

·        Như thế, Thần Linh, Đấng “thổi đâu th́ thổi” (x.Jn 3:8), Đấng ‘đă hiện diện trong thế gian trước khi Chúa Kitô được vinh hiển’ (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 4), và là Đấng ‘tràn đầy thế gian, ... nắm giữ tất cả mọi sự lại với nhau (và) biết những ǵ phải nói’ (Wis 1:7), đă mở rộng cái nh́n của chúng ta để suy nghĩ về hoạt động của Ngài ở mọi thời và mọi nơi (xem Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 53: loc. cit., 874). Tôi thường nhớ đến sự việc này, một sự việc đă hướng dẫn Tôi trong rất nhiều cuộc gặp gỡ với các thành phần dân chúng khác nhau. Mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo khác phải tỏ ra một ḷng tôn trọng lưỡng diện: ‘Tôn trọng con người, nơi việc họ cần đến những giải đáp cho các vấn đề sâu xa nhất của cuộc đời họ, và tôn trọng tác động của Thần Linh nơi con người’ (Diễn Từ ngỏ với các Đại Biểu của các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo, tại Madras, ngày 5/2/1986: AAS 78 – 1986 – 767; xem Sứ Điệp gửi Dân Chúng Á Châu, Manila, ngày 21/2/1981, 2-4: AAS 73 – 1981 – 392f; Diễn Từ ngỏ với các Đại Biểu của Các Tôn Giáo Khác, Tokyo, ngày 24/2/1981, 3-4: Insegnamenti IV/I – 1981 – 507f). Bỏ ra ngoài những cắt nghĩa sai lạc, th́ việc gặp gỡ liên tôn ở Assisi là để chứng thực cho thấy niềm xác tín của Tôi về ‘mọi lời cầu nguyện chân thực đều được Chúa Thánh Thần tác động, Ngài là Đấng hiện diện nhiệm mầu nơi hết mọi cơi ḷng con người (Diễn Từ ngỏ với Các Vị Hồng Y và ngày 22/12/1986, đoạn 11: AAS 79 – 1987 – 1089).

 

Cũng cùng một Vị Thần Linh này là Đấng đă hoạt động trong việc Nhập Thể và trong đời sống, trong cuộc tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, và là Đấng hoạt động trong Giáo Hội. Thế nên, Ngài không phải là một vị thay thế cho Chúa Kitô, cũng không phải là vị điền vào chỗ trống, đôi khi được cho là xẩy ra, giữa Chúa Kitô và Ngôi Lời. Bất cứ những ǵ Thần Linh làm phát sinh nơi cơi ḷng con người cũng như nơi lịch sử của các dân tộc, nơi các nền văn hóa cũng như nơi các đạo giáo, đều giúp vào việc sửa soạn cho con người đón nhận Phúc Âm (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 16), và chỉ có thể được hiểu liên quan đến Chúa Kitô, Lời nhập thể bởi quyền năng của Thần Linh, ‘để như một con người toàn vẹn, Người cứu lấy tất cả loài người và qui tụ tất cả mọi sự lại với nhau’ (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes, đoạn 45; xem Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 54: loc. cit., 876).

 

Ngoài ra, hoạt động phổ quát của Thần Linh cũng không được tách khỏi hoạt động riêng biệt của Ngài trong Thân Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội. Thật vậy, bao giờ cũng là Thần Linh hoạt động, cả khi Ngài ban sự sống cho Giáo Hội và thúc đẩy Giáo Hội loan báo Chúa Kitô, cũng như khi Ngài gieo mầm và làm nẩy nở các tặng ân của Ngài nơi tất cả mọi người cũng như mọi dân tộc, khi hướng dẫn Giáo Hội khám phá ra những tặng ân ấy, nuôi dưỡng những tặng ân ấy và tiếp nhận bằng việc đối thoại. Mọi h́nh thức hiện diện của Thần Linh phải được đón nhận với ḷng tôn kính và tri ân, song Giáo Hội có trách nhiệm trong việc nhận thức về việc hiện diện này, một trách nhiệm được Chúa Kitô ban Thần Linh của Người cho để dẫn dắt Giáo Hội vào tất cả sự thật (x. Jn 16:13).

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, 29)

 

·        Thời đại của chúng ta đây, theo đà nhân loại đang tiến triển và không ngừng t́m kiếm, cần phải có một cuộc phục hưng hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Những chân trời và cơ hội truyền giáo đang rộng mở hơn bao giờ hết, Kitô hữu chúng ta được kêu gọi can đảm làm việc tông đồ bằng ḷng tin tưởng nơi Thần Linh. Ngài là tác nhân chính của việc truyền giáo!

 

Lịch sử nhân loại đă cho thấy có nhiều khúc quanh chính đă kích thích việc dấn thân truyền giáo, và Giáo Hội, được Thần Linh dẫn dắt, đă luôn luôn hết ḿnh đáp ứng tại những khúc quanh này một cách khôn ngoan. Không thiếu ǵ những thành quả đă gặt hái được. Cách đây không lâu, chúng ta đă mừng kỷ niệm một ngàn năm của công cuộc truyền bá phúc âm hóa của dân Rus’ và dân Slav, nay chúng ta lại đang sửa soạn cử hành để mừng kỷ niệm năm trăm năm của công cuộc truyền bá phúc âm hóa Mỹ Châu. Cũng thế, chúng ta vừa tưởng niệm một trăm năm của công việc truyền bá đầu tiên tại một số quốc gia ở Á Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu. Ngày nay Giáo Hội phải đương đầu với các thách đố khác và tiến tới những giới tuyến mới, cả về việc truyền giáo ban đầu ad gentes cũng như  về việc tân truyền bá phúc âm hóa cho những dân nước đă nghe loan truyền về Chúa Kitô. Ngày nay, tất cả mọi Kitô hữu, cả Giáo Hội riêng cũng như Giáo Hội hoàn vũ, đều được kêu gọi có cùng một ḷng dũng cảm đă phấn khích các nhà truyền giáo trong quá khứ, và có cùng một tấm ḷng sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của Thần Linh.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, 30)

 

·        “Theo chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II, các Nghị Phụ Thượng Hội Giám Mục Á Châu đă chú ư tới tác động phong phú và đa dạng của Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp tục gieo văi các hạt giống chân lư nơi tất cả mọi dân tộc, mọi tôn giáo, văn hóa và triết lư của họ (xem các văn kiện Propositio, đoạn 11; Ad Gentes, đoạn 4 và 15; Lumen Gentium, đoạn 17; Gaudium et Spes, đoạn 11, 22 và 38; Redemptoris Missio, đoạn 28)”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Tôâng Huấn  Giáo Hội Tại Á Châu Ecclesia in Asia, 15)

 

Chính v́ Thánh Thần là tác nhân và là động lực truyền giáo mà Ngài đă trực tiếp can thiệp, ở chỗ “đă không cho phép” và “ngăn cản” (Acts 16:6-7) thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa tại Tiểu Á ngay từ đầu..., cho “đến thời điểm viên trọn” (Gal 4:4-5) theo nhiệm ư của Thiên Chúa. Biết đâu “thời điểm viên trọn” cho việc truyền bá phúc âm hóa Âu Châu là thiên niên kỷ thứ nhất, Phi Châu là thiên niên kỷ thứ hai th́ Á Châu là thiên niên kỷ thứ ba th́ sao?