3-
Phạm vi của
mầu nhiệm này được nới rộng ra:
Thánh Kư Gioan viết:
“Lời đă hóa thành nhục
thể và ở giữa chúng ta” (Jn
rồi Thánh Kư thêm: “tất
cả những ai tiếp nhận Người,
những ai tin vào danh
Người, th́ Người ban cho họ
quyền trở nên con cái Thiên
Chúa” (
Phạm vi của mầu
nhiệm ấy được nới rộng ra:
việc Con Thiên Chúa hạ sinh
là một tặng ân cao trọng,
một ân sủng cao cả
nhất đối với phúc lộc của con
người,
đến nỗi tâm trí con
người chưa từng nghĩ đến.
Khi tưởng niệm Chúa
Kitô hạ sinh vào Ngày thánh này,
chúng ta sống, cùng với
biến cố này,
“mầu nhiệm con
người được làm nghĩa tử Thiên Chúa”,
nhờ việc làm của Chúa
Kitô, Đấng đến trong thế gian.
V́ lư do này, những ai t́m
kiếm chân lư đă coi
Đêm Giáng Sinh và Ngày Giáng Sinh
là “linh thiêng”.
Kitô hữu chúng ta tuyên
nhận Đêm Ngày này là “thánh”,
v́ chúng ta nhận thấy
nơi Đêm Ngày ấy
một dấu ấn không
thể lầm lẫn của Đấng là Thánh,
đầy ḷng xót
thương và nhân hậu.
4-
Tuy nhiên, năm nay
c̣n có một lư do khác,
làm cho ngày ân sủng này càng
thánh hơn nữa:
đó là v́ ngày này mở màn cho
Cuộc Đại Mừng Kỷ Niệm.
Đêm hôm qua, trước
Thánh Lễ,
Tôi đă mở Cửa Thánh
của Đền Thờ
Đó là một tác
động tượng trưng,
một tác động khai
mạc Năm Mừng Kỷ Niệm,
một cử chỉ
đặc biệt sống động đề cao
một cái ǵ đó vốn có
ở nơi mầu nhiệm Giáng Sinh:
Đó là Chúa Giêsu,
được Mẹ Maria
hạ sinh nghèo hèn ở Bêlem,
Người, Con Hằng
Hữu Chúa Cha ban cho chúng ta,
là Cửa cho chúng ta và cho
hết mọi người!
Cửa cứu độ
của chúng ta,
Cửa sự sống,
Cửa b́nh an!
Đó là sứ điệp
Giáng Sinh
và là lời công bố cho
Cuộc Đại Mừng Kỷ Niệm.
5-
Ôi Chúa Kitô, chúng con
hướng mắt về Chúa,
Cửa cứu độ
của chúng con,
khi chúng con cảm tạ Chúa
về tất cả mọi sự lành
trong các năm qua, các thế
kỷ qua, các thiên niên qua.
Tuy nhiên, chúng con cũng
phải thú nhận rằng
đôi khi nhân loại đă
đi t́m kiếm Chân Lư ở đâu đâu,
đă sáng chế ra những
niềm tin sai lầm,
và đă chạy theo những
ư hệ giả dối.
Có những lúc người ta
đă không chịu tôn trọng và yêu
thương
anh chị em khác chủng tộc hay tôn giáo
của ḿnh;
họ đă chối bỏ những
quyền căn bản
thuộc về cá nhân hay dân nước.
Thế nhưng, Chúa vẫn tiếp tục
hiến cho tất cả mọi người Chân Lư rạng
ngời cứu độ.
Chúng
con nh́n lên Chúa, Ôi Chúa Kitô là Cửa Sự Sống,
và
chúng con cảm tạ Chúa về những sự lạ lùng
Chúa
đă làm cho mọi thế hệ nên phong phú.
Có nhũng lúc thế giới này
không tôn trọng cũng chẳng yêu mến
sự sống.
Thế nhưng Chúa không bao giờ thôi yêu
mến sự sống;
thật thế, trong mầu nhiệm Giáng
Sinh,
Chúa đến để soi
sáng tâm trí con người ta,
để các nhà lập
luật và các vị lănh đạo chính trị,
những con người nam
nữ thiện chí, có thể quyết tâm
trong việc đón nhận
sự sống con người
như một quà tặng cao
quí.
Chúa đến để ban
cho chúng con Phúc Âm Sự Sống.
Chúng con hướng mắt
chúng con lên Chúa,
Ôi Chúa Kitô, Cửa B́nh An,
khi c̣n là những người
lữ hành trong thời gian,
chúng con đến viếng
thăm
tất cả những nơi
sầu thương và chinh chiến,
những nơi an nghỉ
của những nạn nhân
của những cuộc xung
đột hung bạo và tàn sát bất nhân.
Là Vua B́nh An, Chúa mời
gọi chúng con
hăy loại trừ đi
việc vô lư sử dụng vũ khí,
cũng như loại trừ
đường lối bạo lực và hận thù
là những ǵ làm mờ
mịt cá nhân, dân tộc và đại lục.
6-
“Một người con đă được ban cho chúng ta”.
Cha là Đấng đă ban Con
Cha cho chúng con.
Hôm nay đây Cha lại ban
Người cho chúng con,
vào lúc b́nh minh của một
tân thiên niên kỷ.
Người là Cửa cho chúng
con.
Qua Người, chúng con
tiến vào một chiều hướng mới,
rồi chúng con hoàn toàn
đạt tới đích điểm cứu độ
mà Cha đă sửa soạn cho
tất cả mọi người.
Lạy Cha, chính v́ lư do này mà
Cha đă ban Con Cha cho chúng con,
để nhân loại
biết được những ǵ Cha muốn ban
cho chúng con trong cuộc
sống trường sinh,
để con người
đủ sức hoàn thành
dự án yêu thương
mầu nhiệm của Cha.
Chúa Kitô, Con của
Người Mẹ Trinh Nguyên,
ánh sáng và hy vọng của
những ai t́m kiếm Chúa
ngay cả khi họ không
biết Chúa,
cũng như của
những ai biết Chúa
nên càng t́m kiếm Chúa hơn
nữa.
Chúa Kitô, Chúa là Cửa!
Qua Chúa, trong quyền năng
của Chúa Thánh Thần,
chúng con muốn tiến vào
ngàn năm thứ ba.
Ôi Chúa Kitô, Chúa vẫn là
một,
hôm qua, hôm nay và cho đến
muôn đời (x. Heb 13:8).
(L’Osservatore Romano,
ấn bản Anh ngữ, 29/12/1999)
“Chúa
Kitô, Chúa là Cửa! Qua Chúa, trong quyền năng của Chúa
Thánh Thần, chúng con muốn tiến vào ngàn năm thứ
ba” đây là ǵ, nếu không phải “nghĩa là tuyên
xưng Đức Giêsu là Chúa; là kiên cường đức
tin nơi Người để sống sự sống
mới Người đă ban cho chúng ta. Đó là một
quyết định dám tự do chọn lựa và dám can
đảm bỏ đi cái ǵ đó, với ư thức
điều ḿnh sẽ chiếm được là sự
sống thần linh” (ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Sắc Mầu
Nhiệm Nhập Thể, đoạn 8). Thái độ tuyên
xưng và tin tưởng Đức Giêsu này cũng chính là
thái độ mở cửa ḷng ḿnh ra đón nhận Chúa
Kitô:
· “Đừng sợ. Hăy
mở rộng các cửa cho Chúa Kitô. Các biên giới Chính
Quyền, các hệ thống kinh tế và chính trị, các
lănh vực rộng lớn về văn hóa, văn minh và
phát triển hăy mở ra cho quyền năng cứu
độ của Người. Chúa Kitô biết ‘những ǵ
nơi con người ta’. Chỉ có một ḿnh Người
biết nó thôi’ (Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II,
Lời
Đăng Quang
ngày 22/10/1978). Và
hôm nay đây, ở vào chính lúc cuối cùng của thế
kỷ cũng như của thiên niên này, Tôi thấy ḿnh có
nhiệm vụ cần phải nói thêm là: Chớ ǵ không
một ai, không một cơ cấu nào, không một ư hệ
nào làm cản trở bất cứ một người nào
muốn mở ḷng ḿnh ra cho Chúa Kitô”.
(ĐTC Gioan Phaolô
II, Đáp Từ Vị Tân Lănh Sự Cuba ở Ṭa Thánh
ngày 2/12/1999,
L’Osservatore Romano, ấn bản
Anh ngữ, 15/12/1999)
Về
phần ḿnh, để có thể hiên ngang và cương
quyết tiến vào ngàn năm thứ ba với cả
một quá khứ đầy thách đố hết sức
thảm khốc và tang thương, Giáo Hội cần
phải “băng qua ngưỡng cửa hy vọng”
(nhan
đề cuốn sách của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II xuất bản năm 1994),
và ngay giây phút đầu tiên mở màn cho Năm Thánh 2000,
cũng là giây phút mở màn cho cả một tân thiên niên
kỷ thứ ba (theo
Phụng Niên)
của thế giới Kitô giáo, Vị Mục Tử Tối
Cao, Vị Đại Diện cho Chúa Kitô trên trần gian
để chăn dắt cả chiên mẹ lẫn chiên con
của Người (xem Jn 21:15-17),
đă chính thức mở cửa Đền Thờ Thánh
Phêrô trước khi cử hành Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh,
24/12/1999. Trong bài giảng khai mạc cho Năm Thánh 2000,
để mở màn cho thiên niên kỷ thứ ba, cũng là
để Long Trọng Mừng Kỷ Niệm “Lời
đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta”
(Jn 1:14) 2000 năm, Đức
Thánh Cha đă hướng ḷng con cái ḿnh về “Đấng
Cứu Tinh Nhân Trần” (tên thông điệp đầu tiên
của Ngài, ban hành ngày 3/4/1979)
như sau:
1- “Hodie natus est nobis Salvotor
mundi” - Hôm nay Đấng Cứu Thế đă giáng sinh
cho chúng ta. (Câu
Đáp Ca Thánh Vịnh).
Qua
20 thế kỷ, lời công bố vui mừng hoan hỉ này
đă bộc phát ra từ con tim của Giáo Hội. Vào
đêm thánh này, Thiên Thần lập lại lời ấy cho
chúng ta nghe, những con người nam nữ đang
sống ở thời điểm cuối cùng của
một thiên nên kỷ: ‘Đừng sợ; này đây Ta mang
đến cho các người một tin rất vui
mừng..., đó là, hôm nay đây Đấng Cứu Thế
đă giáng sinh cho các người trong thành Đavít” (Lk 2:10-11). Chúng ta đă sửa
soạn để đón nhận những lời an ủi
này trong mùa Vọng: qua những lời ấy, ơn cứu
chuộc ‘hôm nay đây’ của chúng ta đây đă trở
thành hiện thực.
Trong
giây phút này, chữ ‘hôm nay đây’ đă vọng lên một
thứ tiếng vang đặc biệt: nó không phải
chỉ là một tiếng vang cho việc tưởng
niệm cuộc giáng sinh của Đấng Cứu
Chuộc; nó chính là tiếng vang để long trọng
mở màn cho Cuộc Đại Mừng Kỷ Niệm.
Chúng ta hướng tinh thần của chúng ta đến
giây phút có một trong hai trong lịch sử này, giây phút Thiên
Chúa làm người, mặc lấy xác thịt của chúng
ta.
Phải,
Con Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha, là Thiên
Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, được
nhiệm sinh bởi Chúa Cha từ đời đời, đă
nhập thể bởi Trinh Nữ Maria và đă mặc
lấy bản tính nhân loại của chúng ta. Người đă
được sinh vào thời gian. Thiên Chúa đă đi vào
lịch sử. Cái ‘hôm nay’ hằng hữu khôn sánh của
Thiên Chúa đă
trở nên hiện thực nơi cuộc sống
thường ngày của nhân loại.
2- “Hodie natus est nobis Salvotor
mundi” - Hôm nay Đấng Cứu Thế đă giáng sinh
cho chúng ta. (Câu
Đáp Ca Thánh Vịnh).
Chúng
ta phục ḿnh tôn thờ trước nhan Con Thiên Chúa. Chúng ta
hợp tinh thần của chúng ta với con mắt bỡ
ngỡ lạ lùng của Mẹ Maria và Thánh Giuse. Khi chúng ta
tôn thờ Chúa Kitô trong hang lừa, chúng ta tuyên xưng đức
tin của ḿnh, một đức tin đầy bàng hoàng kinh
ngạc của các mục đồng lúc bấy giờ; chúng
ta cảm thấy cùng một ngỡ ngàng như họ và
một niềm vui như họ.
Chúng
ta bị ngất ngây không thể nén được
trước biến cố sống động này. Chúng ta
là những chứng nhân của giây phút yêu thương liên
kết vĩnh hằng với lịch sử đó: cái ‘hôm
nay đây’ là giây phút bắt đầu thời điểm
vui mừng và hy vọng, v́ ‘một người con đă được
ban tặng cho chúng ta; và người con này mang trên vai
quyền uy thống trị”
(Is 9:6), như chúng ta đọc
thấy trong sách của Isaia.
Phục
dưới chân của Lời Nhập Thể, chúng ta hăy
dâng lên Người niềm vui mừng và lo sợ của
chúng ta, nước mắt và hy vọng của chúng ta.
Chỉ ở nơi một ḿnh Chúa Kitô là con người
mới, mới có ánh sáng thật chiếu soi mầu
nhiệm hiêïn hữu của con người mà thôi.
Cùng
với Thánh Phaolô, chúng ta hăy chiêm ngưỡng sự
kiện xẩy ra ở Bê-lem là sự kiện ‘ân sủng
của Thiên Chúa đă tỏ hiện cho phần rỗi
của tất cả mọi người’ (Ti 2:11).
Đó là lư do tại sao vào Đêm Giáng Sinh, các bài hát hân hoan
vang lên khắp cùng trái đất, bằng mọi thứ
ngôn ngữ khác nhau.
3- Đêm nay, chúng ta chứng
kiến thấy việc nên trọn của lời Phúc Âm:
‘Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đếùn
nỗi đă ban Người Con duy nhất của ḿnh, để
ai tin vào Người... th́ được sự sống
trường sinh’
(Jn 3:16).
Người
Con Duy Nhất của ḿnh!
Ôi
Chúa Kitô, Chúa là Con Duy Nhất của Thiên Chúa hằng
sống, đă đến giữa chúng con trong hang Bê-lem! Sau
2000 năm, chúng con đă sống lại mầu nhiệm
này, một biến cố vô tiền khoáng hậu. Trong
số tất cả mọi con cái loài người, mọi
con trẻ được sinh vào thế gian qua các thế
kỷ, chỉ duy một ḿnh Chúa là Con Thiên Chúa: cuộc giáng
sinh của Chúa đă rơ ràng biến đổi tiến tŕnh
các biến cố của nhân loại.
Đó
là một sự thật Giáo Hội trong đêm nay muốn
truyền lại cho thiên niên kỷ thứ ba. Và chớ ǵ
tất cả những ai vào đời sau chúng con đều
chấp nhận sự thật này, một sự thật
hoàn toàn làm thay đổi lịch sử. Kể từ đêm
Bê-lem, nhân loại biết được rằng Thiên Chúa đă
làm Người: Ngài đă trở thành Con Người để
con người được thông phần với bản
tính thần linh của Ngài.
4-
Chúa là Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống! Trước ngưỡng
cửa của ngàn năm thứ ba, Giáo Hội chào mừng
Chúa, Người Con của Thiên Chúa, Đấng đă đến
thế gian để chiến thắng sự chết. Chúa đă
đến để chiếu soi cuộc sống nhân
loại bằng Phúc Âm của Chúa. Giáo Hội chào mừng
Chúa, và với Chúa, Giáo Hội muốn tiến vào ngàn năm
thứ ba. Chúa là hy vọng của chúng con. Chỉ có Chúa
mới có những lời sự sống mà thôi.
Xin
Chúa là Đấng đă đến thế gian nơi thôn
Bê-lem hăy ở với chúng con!
Xin
Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống
hăy hướng dẫn chúng con!
Xin
Chúa là Đấng từ Cha mà đến hăy dẫn chúng con
trong Chúa Thánh Thần để đến với Ngài, theo
con đường chỉ một ḿnh Chúa biết và cũng
là con đường Chúa đă tỏ cho chúng con biết,
hầu chúng con được sự sống trường
sinh và được sự sống viên măn hơn.
Ôi
Chúa Kitô, Chúa là Con Thiên Chúa hằng sống, xin hăy là Cửa
cho chúng con vào!
Xin
Chúa hăy thực sự là Cửa, được biểu
hiệu bằng cửa mà đêm nay chúng con đă long
trọng mở ra!
Xin
Chúa hăy là Cửa cho chúng con, dẫn chúng con vào mầu
nhiệm của Chúa Cha. Chớ ǵ đừng có ai ở
ngoài ṿng tay xót thương và an b́nh của Ngài!
‘Hodie
natus est nobis Salvotor mundi’
- Hôm nay Đấng Cứu Thế đă giáng sinh cho chúng
ta: chính Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất
của chúng con! Đó là sứ điệp Giáng Sinh
của năm 1999: giây phút ‘hôm nay đây’ của Đêm Thánh
này khai mạc cho Cuộc Đại Mừng Kỷ
Niệm.
Xin
Mẹ Maria, rạng đông của những thời điểm
mới, hăy ở bên chúng con khi chúng con tin tưởng
cất bước đầu tiên tiến vào Năm
Mừng Kỷ Niệm! Amen!
(Tuần san
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 29/12/1999)
Tóm
lại, như
thực tế cho thấy, càng văn minh tối tân tiến
về vật chất th́ chung thế giới lại càng
bị khủng hoảng trầm trọng về văn hóa
nhân bản chân chính, do đó những người chưa
biết Chúa, nhất là những người đang theo các đạo
giáo khác, lại càng khó trở lại đạo, và riêng
thế giới Kitô giáo Âu Mỹ lại càng bị phá
sản kinh hoàng về đức tin tông truyền của
ḿnh, là do chính trách nhiệm cá nhân cũng như do thời
thế xă hội. Thế nhưng, chính v́ Giáo Hội Chúa Kitô
“ở trong thế gian” (x. Jn 17:11), như “muối đất” (Mt 5:13) và như “ánh sáng thế
gian” (Mt
5:14), do đó, Giáo
Hội cũng phải chịu trách nhiệm một
phần nào về thảm trạng “văn hóa tử vong”
hiện nay.
Tuy
nhiên, cũng chính v́ t́nh trạng con người đang “ngồi
trong tối tăm và bóng tối sự chết” (Lk 1:79), t́nh trạng “tối
tăm đang bao phủ địa cầu và mây mù đang
vây phủ các dân” (Is 60:2),
mà con người lại cần đến và mới
cần đến ánh sáng cũng như t́m kiếm chân lư
hơn bao giờ hết, đến nỗi, tôn giáo nào
có thể giải cứu được con người
trong lúc này, trong lúc khoa học và kỹ thuật tối tân
không thể, trong lúc chủ trương luân lư chủ quan và
tương đối không thể, trong lúc ngành lập pháp
của con người thả cương cho tự do ngông
cuồng của con người không thể, tôn giáo ấy
mới thật sự “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12; Mt 5:14), “ánh sáng sự sống”
(Jn 8:12).
Đúng
thế, sau khi chết xác thịt của một sinh vật
bị thối rữa thế nào, th́ thảm trạng tâm
linh của con người văn minh ngày nay cũng thế.
Họ chẳng những đă chết mà c̣n đang bị
thối rữa nữa (corruption/decay).
Thực tế đă tỏ tường cho thấy con
người thực sự đă chết ở chỗ
họ sống như không có Thiên Chúa, và con người
cũng thực sự đă băng hoại ở chỗ
họ dám làm cả những ǵ hủy thể có tính cách
phản nhân bản và bất nhân thất đức một
cách trắng trợn.
Về
phương diện đạo giáo, con người
chẳng những đă chết lạnh qua đời
sống khô đạo, mà c̣n đang băng hoại v́
hiện tượng tràn ngập giáo phái “phản kitô” (xin xem lại trang
258-260) hay “ngụy
kitô” (Mt
24:24) lạc loài
nữa. Về phương diện hôn nhân gia đ́nh, con
người chẳng những đă chết cứng ở
khoản luật cho phép ly dị, cho phép phân ly những ǵ
Thiên Chúa đă kết buộc (xem Mt 19:6), mà c̣n băng hoại v́ khoản luật
cho phép hôn nhân đồng tính nữa. Về phương
diện sự sống, con người chẳng những đă
chết toi ở khoản luật cho phép phá thai, mà c̣n
băng hoại v́ khoản luật cho phép tạo sinh
ngoại nhiên nữa v.v.
Bởi
con người chẳng những đă chết v́ không
giữ luật tự nhiên mà c̣n đang băng hoại v́
lấy dữ làm lành và lành làm dữ theo ư riêng của ḿnh
như thế mà con người càng ngày càng văn minh đến
tột đỉnh ngày nay đă chẳng khác ǵ như đang
bị chết thối “đă bốn ngày rồi” (Jn 11:39), trong ngôi mộ “văn hóa
tử vong”!
Nếu
một người đă chết, nhất là đă chết
thối trong mồ, không thể nào tự ḿnh sống
lại được, th́ chỉ có Đấng tự
xưng ḿnh “Thày là sự sống lại và là sự
sống” (Jn
11:25) mới có
thể làm cho bất cứ một tử thi vô hồn
thối tha nào “bước ra khỏi mồ” (Jn 11:44) mà thôi. Tuy nhiên, dù tự ḿnh
có thể làm được điều này, song v́ muốn
tỏ vinh quang của ḿnh ra, tức muốn qua việc
Người làm, con người sẽ tin vào Người
hơn: “Ai tin Thày dù có chết cũng được
sống lại, và ai đang sống mà tin Thày sẽ không bao
giờ chết” (Jn 11:26).
Nghĩa là Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra cho cả kẻ
sống (công chính) và kẻ chết (tội nhân).
Thế
nhưng, một khi đă chết rồi, tội nhân làm sao
có thể như Matta (xem Jn 11:27)
là người “đang sống” để có thể bảy
tỏ ḷng ḿnh tin vào Đấng “là sự sống lại
và là sự sống” để “được sống
lại”? Theo tự nhiên th́ quả thật là như vậy,
tuy nhiên, đối với Thiên Chúa, cái chết về tâm
linh con người, trước khi tới giây phút cuối
cùng, giây phút “tận thế” của mỗi người
cũng như của cả loài người, th́ chỉ là
một giấc ngủ mà thôi: “Lazarô yêu dấu của
chúng ta đang ngủ, nên Thày đến đó để đánh
thức anh ta dậy” (Jn 11:11),
bằng lời toàn năng của Người: “Hỡi
Lazarô, hăy ra khỏi mồ!” (Jn 11:43).
Quả nhiên, “người chết đă bước ra
khỏi mồ” (Jn
11:44), v́ con
người chết, chết thối ấy vẫn c̣n
nghe thấy tiếng Chúa, nghe thấy “những lời
sự sống trường sinh” (Jn 6:68), đúng như lời Chúa Giêsu quả
quyết với những người Do Thái chẳng
những không chịu tin Người mà c̣n quyết tâm tiêu
diệt Người nữa (xem Jn 5:18):
· “Tôi nói thật cho quí vị
biết, đă đến thời giờ, thật sự là
đă đến rồi, lúc mà kẻ chết sẽ nghe
thấy tiếng của Con Thiên Chúa, và những ai nghe
tiếng Người th́ sẽ được sống”
(Jn 5:25).
Như
thế, lương tâm của con người không
phải chỉ là cái loa phát tiếng nói chân thiện của
Thiên Chúa, mà c̣n là chính bộ phận phản tỉnh đă được
Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan đặt sẵn nơi con
người, để con người, một khi thấy
ḿnh lầm lạc, thấy ḿnh cùng đường bí
lối, như trường hợp người con hoang đang
trong dụ ngôn ngươêi cha nhân ái, có thể cũng
cảm thấy hối hận và dứt khoát lên đường
trở về với Ngài (xem Lk 15:17-18), “như chết được
sống lại” (Lk 15:32).
Chính
v́ lương tâm con người là một bộ máy
phản tỉnh được Thiên Chúa đặt để
nơi con người như thế mà thực tế đă
cho thấy, chính lúc con người đang bị băng
hoại hết sức trầm trọng này th́ lại có
những hiện tượng phản chứng khác cho
thấy họ đang cố gắng hồi sinh. Chẳng
hạn, ở Âu châu, trong lúc con người đang quay
cuồng với những biến động làm cho họ
mệt mỏi và choáng váng đến buồn nôn và chán
chường, th́ người ta lại thấy có một
phong trào đang hồ hởi t́m kiếm an b́nh tĩnh
lặng, dù là nơi những đường hướng
suy niệm theo kiểu Đông phương, như Thiền
hay Yoga. Một điển h́nh khác, trong lúc Giáo Hội
tại Âu Mỹ đang bị nạn thiếu hụt giáo
sĩ và khủng hoảng ơn gọi tu tŕ th́ phong trào giáo
dân và vai tṛ giáo dân lại tự nhiên nổi lên khắp
nơi trên thế giới. Về phương diện
trần thế, chính trong lúc thế giới đang bị
nghẹt thở bởi phong trào “pro-choice” th́ con
người vẫn được hô hấp bầu
khí của phong trào “pro-life”, tuy không được hoàn toàn
thoải mái v.v.
Trước
những “dấu chỉ thời đại” (Mt 16:3) hiêïn lên cho thấy một
cơ hội hết sức thuận lợi như thế,
trong đó có cả tiến tŕnh toàn cầu hóa (globalization) về kinh tế, lẫn
hiện tượng thu hẹp thế giới loài
người lại thành ngôi làng hoàn vũ (global village) bởi các phương tiêïn
truyền thông xă hội, ư thức được ḿnh là
tiếng nói của Thiên Chúa, qua việc rao giảng “Phúc
Âm Sự Sống” (nhan đề của bức thông điệp
của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/3/1995), là một yếu tố
khẩn thiết nhất, một phương thế
hữu nghiệm nhất và là đường lối duy
nhất để cứu văn loài người, từ
thập niên 1960, Giáo Hội đă chính thức công khai tuyên
nhận ḿnh là “ánh sáng muôn dân” “trong thế
giới tân tiến” (2 văn kiện chính của CĐ
Vaticanô II).
· “Tin Mừng là sứ điệp
về t́nh yêu vô cùng của Chúa Cha được tỏ
hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă đến
thế gian ‘để qui tụ nên một con cái Thiên Chúa
phân tán khắp nơi’ (Jn 11:52), và hiệp nhất họ lại trong
một gia đ́nh nhân loại duy nhất là nơi Thiên Chúa
lập cư (x Rev 21:3). Đó là lư do tại sao Đức
Giáo Hoàng Phaolô VI khi nói về Giáo Hội đă nhắc
lại là: ‘không có ai xa lạ đối với tấm ḷng
của Giáo Hội, không có ai không được thừa tác
vụ của Giáo Hội quan tâm. Giáo Hội không có ai là
kẻ thù, trừ những ai muốn như vậy. Danh
xưng của Giáo Hội là Công Giáo không phải là một
tên gọi rỗng không. Giáo Hội cũng không nhận lănh
một cách vô ích sứ vụ bảo tŕ trên thế giới
này mối hiệp nhất, t́nh yêu thương và ḥa b́nh’
(Thông điệp
Ecclesiam Suam, n. 94).
“Công
Đồng Chung Vaticanô II đă làm vọng lại những
lời ấy: ‘Dân Thiên Sai, mặc dù không thực sự bao
gồm tất cả mọi người, và có những lúc
c̣n là một đàn chiên bé nhỏ, song lại là một
mầm mống bảo đảm nhất cho niềm
hiệp nhất, hy vọng và cứu độ’ (Hiến Chế
Tín Lư Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 9)”
(Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, Sứ Điệp cho Ngày Di Dân Thế
Giới,
Tuần san
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 22/12/1999)
Thế
nên, để tỏ ra ḿnh thực sự là “Gaudium
et Spes”, là “Niềm Vui và Hy Vọng”
cho “thế giới tân tiến” (tên của
Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội của Công Đồng
Chung Vaticanô II),
Giáo Hội càng cần phải tiếp tục và liên tục
dấn thân thực hiêïn việc đại kết (Kitô giáo) và việc tái truyền
bá phúc âm hóa (cho văn hóa Âu Mỹ) cũng như tân
truyền bá phúc âm hóa (cho
liên tôn Á
Châu).
·
“V́ ở trong
Chúa Kitô, tự bản chất, Giáo Hội là một bí
tích, tức là một dấu chỉ và là một
phương tiện, hiệp thông với Thiên Chúa và
hiệp nhất toàn thể nhân loại lại với nhau”.
(Hiến
Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 1).
Chớ ǵ Năm Thánh 2000,
Thời Điểm Hồng Ân của Thiên Chúa, Mùa Xuân Gieo Tin
Mừng Cứu Độ của Giáo Hội, mở ra
cho nhân loại một “trời mới và đất
mới” (Rev
21:1), với “một
tân đô Gia-Liêm” (Rev 21:2):
·
“Đây là
nơi Thiên Chúa ở giữa loài người. Ngài sẽ
ở với họ, họ sẽ là dân của Ngài và Ngài
sẽ là Thiên Chúa của họ, Đấng luôn ở
với họ. Ngài sẽ lau sạch nước mắt
của họ, và sẽ không c̣n chết chóc hay khóc than, không
c̣n kêu la hay đau đớn, v́ thế giới
trước kia đă qua đi rồi”. (Rev 21:3-4)
·
“Thành không
cần vầng nhật nguyệt, v́ vinh quang Thiên Chúa
chiếu sáng cho thành và Chiên Con là đèn soi của thành. Các
dân nước sẽ bước đi trong ánh sáng của
thành, và các vua chúa sẽ mang đến cho thành những kho
tàng báu vật. Ban ngày cửa thành sẽ không khi nào đóng
lại, và đêm tối sẽ không bao giờ c̣n nữa”.
(Rev 21:23-25,
22:5).
Cùng Mẹ “Ngợi Khen Chúa”
tại Tổng Giáo Phận
Los Angeles: khởi viết 23/10/1999,
Ngày bế mạc
Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần hai,
và kết bút ngày 2/1/2000,
Lễ Chúa Hiển Linh.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL
Biệt chú:
Trong khi cuốn sách này đang chờ được
xuất bản, một số tài liệu cập nhật
hóa rất hay và một số vấn đề thật
khẩn thiết cho nội dung của cuốn sách đă được
thêm vào những chỗ thích hợp, như ở các
trang 327-330 cũng như ở phần phụ trương
sau đây.