HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022
14- Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum và Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột
Trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022 đã bao gồm Linh địa Đức Mẹ Măng Đen ở Giáo phận Kontum khi phái đoàn THĐC đến viếng thăm anh em thừa sai Đồng Công đang phục vụ ở Giáo phận Kontum, vì em đã được Anh Lm Minh Chiến, CMC, ngay từ năm 2016, đã gợi ý cho phái đoàn TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương) ghé thăm và tặng quà truyền giáo cho Giáo điểm của anh ngày 29/9/2016 rằng: "Tới đây mà không đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen thật là uổng". Thế là anh đã sắp xếp cho phái đoàn TĐCTT trọ đêm ở Dòng nữ Thánh Phaolô de Chartres ở Pleiku để sáng hôm sau, 30/9/2016, anh đến dẫn phái đoàn lên kính viếng và cử hành Thánh lễ với nhóm tại Linh đài Đức Mẹ Măng Đen.
(ngày trong tấm hình ở máy chụp là ngày ở California Hoa Kỳ, sau Việt Nam 14 tiếng đồng hồ vào mùa hè và đầu mùa thu)
Trong khi đó Đức Mẹ Thác Mơ ở Giáo phận Buôn Mê Thuột thì lần đầu tiên em đến kính viếng với phái đoàn THĐC 2022, nhờ Anh Linh mục Mai Hữu Tường chỉ điểm, bởi hàng tháng anh vẫn đến giúp cho một nhóm GĐTHĐC Người Thượng ở Giáo họ Sơn Hòa ở tỉnh Bình Phước thuộc Giáo phận Buôn Mê Thuột nên anh biết những nơi đặc biệt ở địa phương này hơn ai hết. Tuy nhiên, vì là lần đến thứ hai với Đức Mẹ Măng Đen, em mới thấy sự lạ xẩy ra ở Linh địa Đức Mẹ Măng Đen này. Sự lạ 6 năm sau (2016 - 2022) đối với em, không phải là sự tích lạ lùng về Đức Mẹ Măng Đen, như em nghe thấy bấy giờ, hay sau này tự nghiên cứu thấy, ở cái link này: http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-Viet-LichSu-HinhThanh.
Sự lạ em muốn nói đến ở đây là chỉ có một bức tượng Mẹ Fatima bị cụt tay, lem luốc, xấu xí, thay vì "nhìn thấy mà mê" thì có thể nói "nhìn thấy mà ghê", thế nhưng đã biến địa phương ở xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kontum trên núi cao vốn hoang vắng ấy, sau 6 năm, đã chẳng những trở thành một trung tâm hành hương Thánh Mẫu của và cho tín hữu Công giáo, mà còn trở thành một trung tâm du lịch nữa, của cả những người anh em lương dân và thương mại, căn cứ vào tình trạng phát triển, chỉ mới hơn 1 năm qua, về cảnh sắc và nhà cửa tân tiến ở đây, đến độ em không còn nhận ra nữa, quên mất vị trí của linh đài Mẹ Măng Đen, cứ tưởng là ở bên phải mà thật ra là ở bên trái, bằng không thì hôm ấy phái đoàn THĐC 2022 đã đi từ Huyện Đăk Tô Tỉnh Kon Tum, hoàn toàn ngược đường với phái đoàn TĐCTT 2016 đi từ Pleiku.
Cứ so sánh cảnh sắc và nhà cửa chung quanh Linh địa Đức Mẹ Măng Đen 6 năm trước, năm 2016, như trong 3 tấm hình trên đây, với những sắc thái "biến hình", từ một nơi hành hương thành ra như một khu du lịch, càng ngày càng tân tiến và phồn thịnh hơn về nhà cửa kiến trúc và dân số, ở những tấm hình em mới chụp năm 2022, chúng ta mới thấy sự lạ về Đức Mẹ Măng Đen, một Đức Mẹ Fatima Việt Nam, bị biến dạng tại Việt Nam, cần được đền tạ và biệt tôn để Mẹ thực hiện sự lạ cho chung quê hương dân tộc đáng thương của chúng ta, một quê hương đang phát triển nhờ chủ trương "tư bản đỏ" kinh tế thị trường, hơn là vô sản hay cộng sản như từ ban đầu, nhưng dân nước Việt Nam dường như đa số đang bị khủng hoảng về luân lý, đang gần như giữ chức vô địch thế giới về phá thai (xét theo tỉ số),
Vì thế không lạ gì, thậm chí cả ở thành phần tín hữu Công giáo, có những nghĩa trang thai nhi ở những vùng đa số dân Công giáo, như ở Bảo Lộc Lâm Đồng:
9 nghìn ngôi mộ thai nhi ở Nghĩa Trang Tín Thác Bảo Lộc Lâm Đồng, nơi phái đoàn TĐCTT trong Hành trình Việt Nam Hội ngộ Yêu thương đến cầu nguyện hôm Chúa Nhật 24/7/2019
Đó là lý do phái đoàn THĐC 2022 đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen không phải chỉ để cho biết với những ai mới đến lần đầu, hay chỉ để thấy được những biến đổi lạ lùng sau 6 năm như em, mà là mang ý nghĩa nguyện cầu xin Đức Mẹ Măng Đen, Thánh Mẫu Fatima Việt Nam, với bức tượng sứt mẻ "nhìn thấy mà ghê", như tiêu biểu cho hình thù đã và đang bị biến dạng và dị dạng về luân lý của chung dân nước Việt Nam và của riêng tín hữu Công giáo Việt Nam, thương cứu dân nước Việt Nam cho khỏi hiện tượng văn minh hưởng thụ và văn hóa chết chóc như thế giới Tây phương Kitô giáo đang "sống như thể không có Thiên Chúa, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa, quyết định mọi sự theo ý mình, nhất là về sự sống" (ĐTC GPII Balan 17/8/2002), để nhờ đó dân nước Việt Nam, dù ở trong nước hay hải ngoại, biết sống văn minh yêu thương và văn hóa sự sống của Giáo Hội Kitô Công giáo. Phái đoàn THĐC đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, được gọi là Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen, vào một buổi sáng ảm đạm mưa buồn gần cuối thu hôm Thứ Năm 17/11/2022, trước hết cùng nhau cử hành Thánh lễ tại Nhà nguyện chính tân thời của trung tâm hành hương này, sau đó kéo nhau ra viếng Tượng Đài Đức Mẹ Măng Đen, rồi ghé ăn trưa ở gần đó.
Đức Mẹ Măng Đen
Phong cảnh bao quanh nguyện đường tân thời của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen
Ngôi nguyện đường tân thời sang trọng ở lầu trên (hình trên) còn lầu dưới là quầy kỷ vật và là chỗ nghỉ ngơi ban ngày cho khách hành hương (2 hình dưới)
Quầy kỷ vật ở hai đầu lầu nghỉ chân của khách hành hương này được các Sơ Dòng Ảnh Vẩy Đức Mẹ phục vụ
Từ tầng trên của lầu Nguyện đường và ở cuối Nguyện đường nhìn về bên phải và bên kia đường là khu vực sinh hoạt buôn bán của dân chúng
Cũng từ tầng trên của lầu Nguyện đường và ở cuối Nguyện đường nhìn về bên trái và bên kia đường là khu nhà đã xây và tiếp tục xây để làm khách sạn cho khách hành hương hay du lịch
Nội cung của Nguyện đường Đức Mẹ Măng Đen tân thời
Cung thánh
Bàn thờ
Một phái đoàn hành hương mới đến và ngồi cuối vào lúc đầu lễ
Phòng áo ngay sau cung thánh (hình trên và dưới)
Sau Thánh lễ, trời đã tạnh mưa, phái đoàn THĐC ra kính viếng Đức Mẹ Măng Đen tại Tượng Đài ở cách Nguyện đường không xa
Theo con đường trải xi măng từ Nguyện đường ...
Cảnh bên phải của lối đi (hình trên và dưới)
Xe không được vào, mà chỉ giành cho khách hành hương đi bộ tới Tượng Đài Đức Mẹ Măng Đen
Tại ngay khu Tượng Đài Đức Mẹ Măng Đen, phía bên phải nhìn từ Nguyện đường chính, là nhà nguyện ở tượng đài, nơi năm 2016 chỉ là túp lều thô sơ lụp xụp nhìn ra tượng đài (hình dưới)
Khách hành hương tuốn đến với Đức Mẹ Măng Đen đông đến nỗi bên trong nhà nguyện ở tượng đài không đủ chỗ thì ngồi ở cuối nhà nguyện bên ngoài (hình dưới)
Các hàng ghế đá chẳng những ở cuối nhà nguyện ở tượng đài mà còn ở cả cuối bên chính tượng đài nữa (hình trên và 2 hình dưới), khi cần phải dâng lễ đại trào ngay trước tượng đài...
Tuy nhiên, có thể nói, khu vực Đức Mẹ Măng Đen 6 năm trước ngày nay trở thành như một trung tâm hành hương thánh mẫu là từ thời kỳ Cha Vũ, một linh mục GP Kontum phục vụ ở đây.
Trong Khóa LTXC 39 của Nhóm TĐCTT tại Đền Thánh Gioan Neumann 21-22/6/2019 ở TGP Philadelphia PA, vào trưa Thứ Bảy 22/6, Ngài đã nói lược sử về Đức Mẹ Măng Đen (Măng Đen nghĩa là Đất Bằng ở giữa một khu đồi núi Kontum)
Em đã lên kêu gọi mọi người đóng góp tùy nghi, tổng cộng với số tiền là $3,300.00, tức mỗi 5/15 phút ngài kiếm được $1,100.00, hơn cả nghề bác sĩ hay luật sư - Hành Nghề Thầu Khoán Thánh Mẫu là như thế...
Sau khi kính viếng Tượng Đài Đức Mẹ Măng Đen và cùng nhau dâng Mẹ Kinh Mân Côi, phái đoàn THĐC trở về Nguyện đường chính để lên xe đi ăn trưa
Đường từ Linh Đài Đức Mẹ Măng Đen, Anh Lm Sáng, Chánh xứ Giáo xứ Tri Lễ GP Kontum đã dẫn phái đoàn THĐC đến quán ăn cơm lam với gà nướng
Những con gà được nướng sẵn sàng ngay trước cửa tiệm và trước mắt thực khách
Cơm Lam của Người Thượng là gạo nếp được nấu trong ống tre đã trở thành món cơm ngon của chính Người Kinh / Việt ở vùng Tây Nguyên Trung phần như ở Kontum này nữa.
Đây là tiệm ăn của tín hữu Công giáo, với Tượng Đức Mẹ ban ơn cao lớn ngay trung tâm của tiệm (hình trên và dưới), như nhắc nhở thực khách Công giáo về vai trò của Mẹ ở Tiệc cưới Cana.
Anh tài xế Lễ sau bữa, trở thành nghiện cơm Lam, đã phải mua thêm một ống nữa mang theo xe ăn đường
Em mượn ngay ống cơm Lam của tài xế Lễ, biến nó thành một nhạc cụ đeo trước ngực, để trình diễn trước nhan Mẹ, như một lưu khúc của phái đoàn THĐC dâng Mẹ trước khi rời Linh Địa Đức Mẹ Măng Đen
Sau khi đưa Anh Lm Sáng là người dẫn phái đoàn đến với Đức Mẹ Măng Đen về tòa giám mục Kontum, phái đoàn tiếp tục thăm anh em thừa sai CRM ở Gia Lai, rồi xuống Buôn Mệ Thuột thăm anh em dòng ở đó, trước khi ghé kính viếng Mẹ Thác Mơ
Đức Mẹ Thác Mơ
Sau khi viếng thăm Giáo họ Đắk Nia và Cơ sở Truyền giáo của Dòng ở GP Buôn Mê Thuột, và ghé thăm cả Giáo họ Sơn Hòa có Nhóm GĐTHĐC Người Thượng, và trên đường đến Giáo xứ Châu Ninh GP Buôn Mê Thuột vào chiều tối hôm cùng ngày, phái đoàn THĐC đã được Anh Lm Mai Hữu Tường dẫn đến kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ. Rất hay và ý nghĩa ở chỗ, hôm đó lại vào chính Thứ Bảy, Ngày Thánh Mẫu trong tuần của những ai đã từng tận hiến cho Mẹ như THĐC, Thứ Bảy 19/11/2022.
Trên đường đến với Đức Mẹ Thác Mơ, Anh Linh mục Tường đã kể cho phái đoàn THĐC
chúng em nghe về lý do hiện hữu của Đức Mẹ Thác Mơ, ngoài một chi tiết riêng tư
liên quan đến vai trò của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ và mối liên hệ giữa Cha
Thủ với Tổng Thống Ngô Đình Diệm thời xưa, những chi tiết chính yếu anh kể đều ở
trong cái link sau này anh gửi cho em đây:
http://gpbanmethuot.com/trang-
Ngoài ra, em còn thêm được nhiều hình ảnh mới nhất về nơi Đức Mẹ Thác Mơ này hôm lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2022, những hình ảnh bất ngờ em nhận được từ một người anh em tên là William Nguyễn gửi bcc cho em qua email hôm 13/12/2022 từ địa chỉ williamngocnguyen@gmail.com, cho đến nay em cũng không biết người anh em này là ai, (trong từng tấm hình đề là VietCatholic Press: William Nguyen), và tại sao lại biết em đã tới kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ mà gửi hình ảnh cho em như vậy. Thôi thì cứ cho là Đức Mẹ đã gián tiếp gửi cho em qua người anh em này, để em có thêm hình ảnh phong phú về Đức Mẹ Thác Mơ, bất ngờ nhận được, để cống hiến về Đức Mẹ Thác Mơ cho đầy đủ hơn về một địa danh Thánh Mẫu trên đất nước Việt Nam và liên quan đến đất nước Việt Nam mà em cùng với phái đoàn THĐC được đến kính viếng Mẹ lần đầu tiên trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022 này.
Cứ nhìn thấy các hàng ghế tràn đầy như thế này, vừa nhiều vừa được dâng cúng, đủ biết lòng tôn sùng Thánh Mẫu của tín hữu Công giáo đến đâu và như thế nào.
Hay nói ngược lại, chính Mẹ Maria đã dễ dàng thu hút lòng tín hữu Công giáo vốn trọng nền văn hóa thờ cha kính mẹ theo văn hóa Á Đông của mình
Dù ở Đức Mẹ Thác Mơ này có thể nhiều tín hữu Công giáo chưa biết tới, như phái đoàn THĐC 2022 này, và không nổi tiếng bằng Đức Mẹ Lavang hay Đức Mẹ Tà Pao.
Phài đoàn THĐC cùng nhau cầu nguyện cho quê hương đầt nước trước Lễ đài chính của "Linh địa Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ" này, danh xưng được nhắc đến trong bản "Kinh Đức Mẹ Thác Mơ" dưới đây
Tuy nhiên, bên cạnh Lễ đài chính, phía trái từ dưới nhìn lên, theo em, là Đền Thánh Đức Mẹ Thác Mơ, bao gồm nguyện đường trong đó
Những hàng ghế ngay bên dưới phía Đền Thánh Đức Mẹ Thác Mơ, nhưng cũng là nơi để tín hữu hành hương tham dự Thánh lễ đại trào được cử hành trên Lễ đài chính
Con đường dọc theo tường bên phía Đền Thánh Đức Mẹ Thác Mơ vòng ra cổng ... nơi tín hữu Công giáo tôn sùng Mẹ đã tiến vào để long trọng mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm hằng năm, như những hình ảnh dưới đây:
Đây là lần đầu tiên chung phái đoàn THĐC và riêng em được đến kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ. Thế là trong 10 nơi đặc biệt về Đức Mẹ ở Việt Nam, em đã được đến với Mẹ 6 nơi, thứ tự về thời gian như sau: Đức Mẹ Lavang 3 lần (2016, 2018 và 2022), Đức Mẹ Măng Đen (2 lần 2016 và 2022), Đức Mẹ Trà Kiệu và Đức Mẹ Núi Cúi (cùng năm 2019), Đức Mẹ Thác Mơ và Đức Mẹ Tà Pao (cùng năm 2022). Còn 4 nơi đặc biệt về Đức Mẹ nữa trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu là Đức Mẹ Phượng Hoàng, Đức Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ Trinh Phong và Đức Mẹ Bến Tre, em hy vọng, trong mầu nhiệm quan phòng thần linh của Thiên Chúa, vào thời điểm thiên định nào đó đầy ý nghĩa, như vào năm 2027, kỷ niệm 110 năm biến cố Thánh Mẫu Fatima (1917-2027), thay vì Hành hương Fatima lần nữa như chuyến Hành Hương Thánh Mẫu - Thời Điểm Maria năm 2017 với Nhóm TĐCTT, thì cùng với Nhóm TĐCTT thực hiện chuyến Hành Hương Thánh Mẫu - Mẹ Dân Nước Việt năm 2027!
Các Khu Đồng Công
1- Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định
2- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Hưng Hóa
3- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Lạng Sơn
4- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Bắc Ninh
5- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Kontum
6- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Buôn Mê Thuột
7- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Long Xuyên
8- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Mỹ Tho và Giáo phận Xuân Lộc
9 - Về Nguồn Đồng Công ở Nhà Mẹ Thủ Đức TGP Sài Gòn
10- Hội Ngộ Thân hữu Đồng Công Hoa Kỳ và Việt Nam
Các Chỗ Kính viếng
11- Đan Viên Xitô Nho Quan Ninh Bình, nơi nghỉ hưu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt
12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị
13- Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở GP Qui Nhơn
14- Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum và Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột
XIN XEM TIẾP - SAU ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2022
15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp
16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu
17- Đức Mẹ Tà Pao Giáo phận Phan Thiết
Các Cảnh Thưởng ngoạn
18- Động Thiên Đường và Động Phong Nha ở Quảng Bình
19- Đảo ngọc Phú Quốc: Nam đảo và Bắc đảo
20- Từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau