HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022

 

15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp

 

So với 10 trung tâm Thánh Mẫu ở Việt Nam cho đến nay thì có lẽ, chỉ trừ Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Đức Mẹ Lavang ở Quảng Trị TGP Huế và Linh Địa Đức Mẹ Tà Pao ở tỉnh Bình Thuận GP Phan Thiết, Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp còn nổi tiếng hơn nhiều, và vì thế trung tâm này đã thu hút được nhiều tín hữu Công giáo đến cầu nguyện và xin khấn, và cũng nhờ thế mà Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp càng có vẻ hoành tráng hơn về cấu trúc xứng tầm vóc của mình.

Chưa có một trung tâm hành hương nào, một Đền Thánh Mẫu nào, như ở Fatima hay Lộ Đức, như em đến kính viếng năm 2000 và 2017, hay một vị thánh nào, dù nổi tiếng như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Balan, như em kính viếng năm 2014, hay Thánh Gioan Vianney và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở Pháp quốc, cũng như Thánh Têrêsa Avila ở Tây Ban Nha như em đến kính viếng cả 3 vị năm 2017, hoặc Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Catarina Siena ở Ý quốc, như em đến kính viếng năm 2021, hay Thánh Têrêsa Calcutta ở Ấn độ, như em đến kính viếng năm 2022 v.v, mà lại có nhiều hình tượng khác nhau được trưng dựng ở các nơi trong Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp, nhất là ở trong chỗ được gọi là Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, như vị linh mục chưa được phong thánh này.

Em đã được đến Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 3 lần thế nào (2016, 2018 và 2022) thế nào thì em cũng được đến Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp 3 lần đúng vào 3 năm như ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang như vậy (2016, 2018 và 2022). Tuy nhiên, cả hai nơi này và cả 3 lần ấy, cùng với phái đoàn TĐCTT (2016 và 2018) và THĐC (2022), em đều đến vào ngày thường trong tuần, nên không thấy được tình trạng đông đảo, chật chội và chờ đợi ra sao, như em đã từng trải qua trong những Ngày Thánh Mẫu hằng năm ở Carthage Missouri, nhất là năm 2017, thời điểm mừng Thánh Mẫu Fatima 100 năm.

Do đó, dù bất ngờ book phòng ngủ thì vẫn còn chỗ, và có thể giành ra 1 tiếng đồng hồ là cùng để vừa tham quan, kính viếng và chụp những tấm hình cần thiết ở mọi góc cạnh và cảnh sắc ở 2 Trung Tâm Hành Hương này. Phái đoàn THĐC 2022 đã đến kính viếng Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp sau khi đã tham quan Mũi Cà Mau buổi sáng, rồi từ Mũi Cà Mau là vùng nam cực tận cùng của đất nước Việt Nam đi ngược về phía bắc đến Bạc Liêu vào buổi chiều tà, còn kịp sáng để tham quan và kính viếng Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp hôm Thứ Năm 24/11/2022, đúng Ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ.

Vì thăm Mũi Ca Mau đến quá 12 giờ trưa, phái đoàn TĐCTT đã ghé một quán dọc đường để ăn trưa, rồi trên đường đến Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp đã gọi lại cho khách sạn đã được giữ chỗ từ Mỹ, nhưng chiều hôm qua đã hủy bỏ bởi phái đoàn phải ở lại Mũi Cà Mau, báo cho họ biết rằng tối hôm nay sẽ trọ ở đó.

 

Bữa trưa Phố Biển

 

Quán ăn này nằm ở ngay bên trái cây cầu, từ Mũi Cà Mau về thành phố Bạc Liêu

Bữa trưa ngày Thứ Năm 24/11/2022 ở Việt Nam tại một quán ăn trên sông ngòi như thế này cũng hữu tình tràn đầy kỷ niệm đấy chứ

Ngày lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ là ngày nghỉ toàn quốc, thì ở Việt Nam một số trong phái đoàn THĐC cũng nghỉ ngơi trên võng sau bữa trưa bù lại.

 

Khách sạn Thiên Phụng

 

Chủ nhân khách sạn nghe biết có vị linh mục trong phái đoàn đã tuyên bố ngay rằng "Chúng con không lấy tiền cha", như họ vốn có lệ như thế đối với các cha.

Phòng ngủ của khách hành hương ở hai bên hành lang chính của khách sạn, hành lang kéo dài từ đằng trước xuống tới tận vườn sau

Chủ khách sạn cho phái đoàn THĐC biết là cho dù không kiêm thêm nhà hàng như một số khách sạn gần đó, nhưng sau vườn có những bàn cho khách hành hương tự túc ăn uống

Trên đường từ Khách sạn Thiên Phụng ra Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp không xa, có nơi cho thuê võng nằm, có thể gọi là khách sạn võng như quán cà phê võng vậy

 

Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp

 

Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp toàn cảnh: Thánh đường Tắc Sậy (giữa), Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp (trái), và Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp (phải)

Ngay sau cổng vào, bên trái, trước Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp (hình dưới), là nơi đang sửa soạn bài trí cảnh Chúa Giáng Sinh

Mặt tiền của Thánh Đường Tắc Sậy từ bên phía Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sang bên Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp

Từ tượng đài Đức Mẹ ở bên phải thánh đường nhìn ra cổng, vào chính giữa là Tượng Chúa Giêsu ở trên và cuối thánh đường, sang tượng đài Thánh Giuse (hình ngay trên đây)

Bên phía lầu Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp, tức bên phía Đài Thánh Giuse, ngược với bên Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Khuôn viên giữa Thánh đường Tắc Sậy và Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp

Có một phòng Chầu Thánh Thể Lộ Thiên, gần ở đầu lầu hành hương này, cửa luôn mở, để khách hành hương có thể ghé vào - 2 năm 2016 và 2018 em chưa thấy phòng chầu này

Ở đầu nhà thờ và ở bên phía Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là khu nghỉ giải lao của khách hành hương, tiếp liền với khu vệ sinh ở phía bên lầu Trung Tâm Hành Hương

Từ khu nghỉ giải lao của khách hành hương này nhìn sang đầu Thánh đường Tắc Sậy là hầm Thánh đường Tắc Sậy, nơi đậu xe của khách hành hương, còn xe chở khách thì đậu ở ngoài khuôn viên trước lầu Trung Tâm Hành Hương

Ở cuối khu nghỉ giải lao của khách hành hương là khuôn viên bên phía Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, trước hết có đài Thánh Gia ở dưới gốc cây

Rồi từ đài Thánh Gia quẹo trái tới căn lầu bên phải, hình như là nơi trú ngụ và làm việc của các sơ phục vụ ở Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp này - em chưa vào bao giờ.

Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp từ ngoài vào trong

ngay hành lang từ cửa vào là hương án và bàn dâng cúng các thứ của khách hành hương, dôi khi theo kiểu lương dân (như hình 2018 dưới đây)

Như đã nhận xét ngay từ đầu, chưa thấy một nơi nào trên thế giới, dù nổi tiếng đến đâu, có nhiều kiểu hình tượng về vị linh mục dù chưa được phong thánh như ở Trung Tâm Hành Hương Trương Bửu Diệp này

Ở Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp này còn có các phòng, cả lầu 1 lẫn lầu 2, đều trình bày về vị linh mục được cho là linh thiêng nên được dân chúng sùng mộ này

Ngoài ra cũng có một số phòng trưng bày bộ truyện Thánh kinh Tân Ước và Cựu Ước liên quan đến mạc khải thần linh và đức tin cứu độ

Ra khỏi Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, em đã lên cầu thang ở ngoài tầng lầu của Thánh đường Tắc Sậy (hình trái) để chụp hình Trung Tâm Cha Trương Bửu Diệp by night

Thế rồi từ trên các bậc thang bên hông Thánh đường Tắc Sậy, em vòng theo hành lang xuống cuối thánh đường, dù bấy giờ bên trong Thánh đường đã được khóa kín, để chụp thêm một số hình cần thiết

Từ hành lang cuối Thánh đường Tắc Sậy nhìn xuống sân ở cuối Thánh đường bên dưới (hình trên và hình dưới)

Dọc hành lang cuối Thánh đường Tắc Sậy là 12 tượng gỗ 12 vị Tông đồ, như ở chung quanh bên trong Đền Thờ Laterano ở Roma (hình tối hôm trước - trái; hình sáng hôm sau - phải)

Từ hành lang trên lầu ở cuối Thánh đường Tắc Sậy nhìn về phía Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp

Từ hành lang trên lầu ở cuối Thánh đường Tắc Sậy nhìn về phía Nơi An Nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Sau khi vừa tham quan, vừa kính viếng và chụp xong những gì cần chụp, em đi tìm phái đoàn THĐC để rủ nhau về ăn tối, và thấy đang ngồi cùng bàn bữa tối với 2 Lm CRM, thay các cha GP Cần Thơ dự tuần phòng năm của Giáo phận.

2 anh Lm này đang ở tầng trệt bên lầu Trung Tâm Hành Hương Cha FX Trương Bửu Diệp, trong đó, lại có một số ảnh về vị linh mục được tôn sùng này (như hình trên đây và hình dưới đây)

Ngoài ra, tối hôm phái đoàn THĐC đến đây văn phòng xin khấn đã đóng cửa, nên không vào thăm được, như phái đoàn TĐCTT năm 2018 đã vào và đã thấy được bên trong như ở 8 tấm hình dưới đây:

Các chị TĐCTT đang cặm cụi viết các ý chỉ xin khấn, có thể có chị cũng bao gồm cả xin cho được phúc tử đạo như ngài, một ý nguyện do người viết gợi lên trên xe hôm qua trên đường tiến về Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp này

chắc chị nào quì viết ngay trong tập sách ngài cầm ở trên lòng tượng của ngài ...

thì xin cho mình được phúc tử đạo như ngài?!

Tượng Cha TBD ở ngoài dẫy Lầu Trung Tâm Hành Hương; Tượng Mẹ Lavang ở ngay góc đầu khuôn viên đậu xe trước Lầu Trung Tâm Hành Hương

Đài Đức Mẹ và Đài Thánh Giuse ở hai bên trước Thánh đường Tắc Sậy

Phái đoàn THĐC, trước khi về khách sạn của mình nghỉ đêm, đã ghé ăn tối và cả ăn sáng (mai) ở quán của một khách sạn khác bên kia đường ngay gần cổng đối diện với Thánh đường Tắc sậy

Phái đoàn THĐC HK mừng Lễ Tạ Ơn 24/11/2022 bằng một bữa tối với một món đặc sản không phải gà Tây như ở Mỹ, mà là món Ốc móng tay (bên phải ngoài cùng) chưa bao giờ thấy, nghe và thưởng thức... cho tới tối hôm ấy!

Sáng Thứ Sáu 25/11/2022, phái đoàn THĐC trở lại Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp để dự lễ 5 giờ sáng ở trong Thánh đường Tắc Sậy, có Anh Lm Mai Hữu Tường đồng tế với Anh Kiệt chủ tế và giảng thuyết

 

Giáo Hội ở Việt Nam chúng ta hãnh diện vì có 117 vị Thánh Tử Đạo, trong đó chỉ có 96 vị thuần Việt Nam, cộng với 21 vị thừa sai Âu Châu, 11 vị Tây Ban Nha Dòng Đaminh và 10 vị Pháp quốc Hội Thừa Sai Balê, những vị tử đạo trên đất nước Việt Nam này đã thực sự làm nền và làm nên Giáo Hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị sáng lập dòng Đồng Công lại ôm ấp mộng ước làm sao cho Việt Nam có được những vị hiển thánh như Âu Tây, như ở các nước nhiều hiển thánh, nhất là 3 nước Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Đó là động lực chính, như ơn khởi động, đã thôi thúc ngài lập lên một hội dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên cho người Việt Nam là Dòng Đồng Công từ đầu thập niên 1940. Việt Nam cần có thánh không phải để được Giáo Hội tôn phong mà là để làm tông đồ và truyền giáo, nghĩa là trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô, xứng đáng với ơn gọi làm môn đệ và sứ vụ tông đồ của Người, nhờ đó, qua họ, Chúa có thể cứu nước Việt Nam và thế giới vô thần duy vật vô cùng đáng thương.

Thực tế cho thấy Giáo Hội ở Việt Nam cũng đang tiến hành tiến trình phong hiển thánh cho ít nhất là 3 cá nhân của mình, 3 vị đang ở 3 trong 4 cấp trật của tiến trình phong hiển thánh, từ trên xuống dưới gồm có: trước hết là Á Thánh hay Chân phước Tử Đạo Anrê Phú Yên, sau nữa là Đấng Đáng Kính Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, và cuối cùng là Đầy Tớ Chúa Linh Mục Trương Bửu Diệp. Thế nhưng, với chính cá nhân 3 vị này, hay những vị khác, trước hoặc sau các vị, khi còn sống trên trần gian, các vị đã nỗ lực nên thánh trong bậc sống của mình, không phải là để được Giáo Hội sau khi các vị qua đời phong hiển thánh, mà là hoàn trọn ơn gọi sống thánh chứng nhân của thành phần mang danh phận là và phẩm vị làm con cái Thiên Chúa, giống như Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, "đẹp lòng Cha mọi đàng" (Mathêu 3:17).

Giáo Hội có phong hiển thánh cho thành phần con cái thánh đức xứng đáng của mình ở bất cứ dân nước nào, khi các vị hội đủ điều kiện như Giáo Hội ấn định, nhất là về đời sống thánh đức, liên quan đến đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo của các vị, một đời sống thánh đức vẫn còn gây tác dụng sau khi các vị qua đời, ở những phép lạ các vị làm, ít nhất là 2 phép lạ, 1 để được phong chân phước và 1 để được phong hiển thánh. Mục đích Giáo Hội phong thánh cho con cái mình ở trên trần gian này là để, trước hết và trên hết, tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Thánh đã tỏ mình ra qua các vị thánh, sau nữa chứng thực Giáo Hội quả sự là thánh, và sau hết, nêu gương nên thánh cho các phần tử trong Nhiệm Thể của mình, chứ không phải chỉ để các vị trở thành thần tượng được tôn sùng, bởi các vị tỏ ra linh thiêng đáp ứng những lời cầu khấn thuần đời thường của họ hơn là đời thiêng của họ. Phần Kitô hữu, lòng sùng kính các thánh của chúng ta, đích thực nhất, là ở chỗ nên thánh như các ngài, biết biến sầu thương thành niềm vui (xem Gioan 16:20).

 

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Dec 26, 2022 at 5:30 AM
Subject: 15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp
To: <crm-thanhuudongcong@googlegroups.com>, <crm-tusidongcong@googlegroups.com>
Cc: <crm-giadinhdongcong@googlegroups.com>

Xin chào bình minh Quí CRM từ sa mạc San Bernardino Nam California Thứ Hai ngày 26/12/2022,   

Hôm nay, 26/12/2022, cả ở Hoa Kỳ (ban sáng) và ở Việt Nam (ban tối), chúng ta đang cùng Giáo Hội cử hành Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, mà ngày thứ 2 trong tuần bát nhật này, ngay sau Đại Lễ Giáng Sinh bao giờ cũng là lễ kính Thánh Stêphanô, vị phó tế tử đạo tiên khởi của Kitô giáo. Bởi thế, là con cháu của 117 vị Thánh tử đạo ở Việt Nam, với tâm tình tạ ơn LTXC đã cho chúng ta được làm con cái của các ngài, là hạt giống Kitô hữu trổ sinh từ máu chứng nhân đức tin của các ngài, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi một vị linh mục cũng chịu tử đạo đang được tôn kính trang trọng ở Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp, nơi phái đoàn THĐC 2022 đã đến tham quan và kính viếng trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công, ở cái link sau đây: 15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp  

tâm phương cao tấn tĩnh

Cám ơn quí CRM đã liên tục theo dõi đến hôm nay:  

Các Khu Đồng Công

1- Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định

2- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Hưng Hóa

3- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Lạng Sơn

4- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Bắc Ninh

5- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Kontum

6- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Buôn Mê Thuột

7- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Long Xuyên

8- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Mỹ Tho và Giáo phận Xuân Lộc

9 - Về Nguồn Đồng Công ở Nhà Mẹ Thủ Đức TGP Sài Gòn

10- Hội Ngộ Thân hữu Đồng Công Hoa Kỳ và Việt Nam

Các Chỗ Kính viếng

11- Đan Viên Xitô Nho Quan Ninh Bình, nơi nghỉ hưu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt 

12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị

13- Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở GP Qui Nhơn

14- Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum và Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột

 

XIN XEM TIẾP  

16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu

17- Đức Mẹ Tà Pao Giáo phận Phan Thiết

 Các Cảnh Thưởng ngoạn

18- Động Thiên Đường và Động Phong Nha ở Quảng Bình

19- Đảo ngọc Phú Quốc: Nam đảo và Bắc đảo

20- Từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau