HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022

 

 

16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu

 

Trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022, phái đoàn THĐC chúng em hằng ngày cùng nhau lần 2 chuỗi trên xe, sáng Chuỗi Mân Côi và chiều Chuỗi Thương Xót. Và luân phiên nhau làm MC. Hôm Chúa Nhật 27/11/2022 là Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng em chỉ kịp lần Chuỗi Mân Côi ban sáng, khi di chuyển từ Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao về thăm anh em dòng ở Giáo phận Xuân Lộc, trước hết là Giáo điểm Suối Tượng là nơi đang được Anh Hiệp / Chi tình nguyện đến và ở lại phục vụ. Em lại tới phiên MC. Và em đã gợi ý ngắm Mùa Mừng, dù đã bắt đầu vào Mùa Vọng, thời điểm nên ngắm Mùa Vui. Tuy nhiên, em đã chia sẻ mở đầu đại khái là mặc dầu hôm nay Giáo Hội bắt đầu vào Mùa Vọng, nhưng chúng ta vẫn cầu kinh Mân Côi Mùa Mừng, vì nếu Chúa Kitô không phục sinh thì Nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét được hạ sinh ở Belem ấy không phải là Thiên Chúa làm người.

Vậy chúng ta ngắm Mùa Mừng vào thời điểm bắt đầu Mùa Vọng liên quan đến Mầu Nhiệm Nhập Thể đây là để tuyên xưng Lời Nhập Thể chính là Thiên Chúa thật và là người thật: "được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người". Tuy nhiên, dù chỉ là "một con trẻ được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ" (Luca 2:12), nhưng đối với ba chiêm vương gia dân ngoại từ đông phương tìm đến thì lại là "vua dân Do Thái mới sinh", đến độ khi "vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu Maria, họ sấp mình thờ lạy Người. Rồi mở kho tàng ra họ lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến" (Mathêu 2:2,11)

Nếu ba chiêm vương gia Đông phương thời Chúa giáng sinh làm người đã vất vả tìm đến với Hài Vương Do Thái Giêsu thế nào, thì phái đoàn THĐC chúng em cũng vất vả trong hoàn cảnh của chúng em như vậy, khi đã từ giáo điểm Mỹ Tho, nơi Anh Lĩnh phục vụ về Vũng Tầu, phải qua Sài gòn vào giờ kẹt xe, muộn mất 2 tiếng đồng hồ, nên đành phải gọi hủy chỗ trọ đêm kèm theo bữa tối ở Đan Viện Xitô Bãi Dâu, bởi không biết lúc nào phái đoàn mới tới, khoảng 9-10 giờ đêm thì quá muộn cho đan viện vốn là nơi an tịnh, để chúng em thảnh thơi ăn tối dọc đường và thuê khách sạn ở đâu đó ngủ qua đêm cho tiện. Sáng hôm sau, Thứ Bảy 26/11, chúng em đến kính viếng Chúa Kitô trên núi Tao Phùng, sau đó ghé thăm Bến Đá, trước khi về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao vào buổi chiều và cử hành lễ tối ở đó thay ban sáng.

 

Kẹt xe Sài Gòn

Tài xế Lễ quen đường ở Sài gòn, nên không theo GPS mà theo kinh nghiệm, bằng cách chui qua đường hầm dưới sông Bạch Đằng ở Sài Gòn

 

Bữa tối Bà Rịa

Đây là 1 trong hai tiệm ăn rộng lớn nhất phái đoàn THĐC ghé qua, lần trước cho bữa trưa, lần này cho bữa tối

Sau bữa tối chúng em về khách sạn được Anh Lm Tường quen biết gọi hỏi chỗ trước trên xe

Từ khách sạn 5 tầng xuống đường phụ ra đường chính, băng sang bên kia đường là một công viên sat đường và bên trong là một bãi tắm

 

Bãi sau ban sáng

 

Cuộc đời làm việc vất vả sinh sống và dưỡng dục con cái, rồi cũng có lúc được thảnh thơi dạo bước công viên và hít thở biển khơi như thế này

một số nữ giới trung niên và xế lão niên sang sáng ra công viên bãi biển để tập thể dục dưỡng sức theo điệu nhạc giật gân ngoại quốc

Nhân viên (mặc áo thun xanh) làm vệ sinh ban sáng ngoài bãi tắm

Lúc 5 giờ sáng, nhìn từ lầu 3 của khách sạn ra bãi biển, chưa thấy mặt trời lên... vì muốn chụp một tấm hình chào bình minh trên biển cả hiếm quí này

Nhưng khi ra đến nơi vào lúc 6 giờ 15 thì không thấy mặt trời đâu nữa, có người cho em xem tấm hình họ đã chụp được cảnh mặt trời lên lúc sau 6 giờ một chút

Mặt trời lên nhưng hình như vẫn ẩn mình trong đám mây như ửng hồng ở chân trời, vẫn còn hy vọng thấy mặt trời ló dạng một lần nữa

 

Điểm tâm Cấm ruồi

 

Sở dĩ có bảng cấm trên đây ở ngay trên tường của quán ăn là vì bún riêu có mắm tôn là thứ ruồi thính mũi nhất và đông đảo xuất hiện nhanh nhất

mà thực sự có công hiệu, khi mắm tôm chưa bày ra ở bàn cùng với các tô bún riêu nóng

tuy nhiên, chỉ vào phút sau đã thấy xuất hiện những con ruồi mù mắt hay mù chữ bay lượn quanh các tô bún riêu gần mắm tôm

 

Chúa Kitô trên Núi Tao Phùng

 

Đây là lần thứ 3 (sau 2 lần 2016 và 2018 với Nhóm TĐCTT) em đến kính viếng Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua ở trên Núi Tao Phùng này

Cảnh càng lên cao theo các bậc thang nhìn xuống biển khơi càng thu hút và hấp dẫn lạ thường

Nhất là vào lúc rạng đông ban sáng, lúc con người còn sung sức để leo gần cả 1 ngàn bậc thang, trong khi trời chưa kịp nóng

Cảnh tranh vẽ ngôi đền thánh sau lưng phái đoàn THĐC trên đây ở lưng chừng gần bên dưới này mới có, vì em không thấy vào năm 2016 và 2018

Khách hành hương không cần phải leo một mạch cho đến tới khuôn viên ở chân bệ Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua... vì có những chỗ ngồi nghỉ thoải mái

chẳng những ngồi nghỉ ngơi mà còn để ngắm cảnh biển khơi tuyệt vời nữa

Chưa hết, một số nơi còn có những cảnh trí Thánh Kinh để suy niệm và cảm nghiệm đức tin để nhờ đó có thể thắng vượt tất cả mọi sự trên đời này

Mỏi chân dừng bước tại bậc 500 - lấy sức leo tiếp

Một số quán bên đường, như nơi đây chúng em ghé mua khăn ướt lau mặt, nhân viên quét sạch các bậc thang cho các bước chân hành hương

Bên dưới Tượng Chúa Kitô Vua, đúng hơn bên dưới khuôn viên bệ Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua là Tượng Đài Mẹ Đồng Công... ám chỉ Chúa Kitô Vượt Qua từ tử giá tới vinh quang

Hình trái: "Thày đã thắng thế gian" (Gioan 16:33) - Vâng, con "tin vào Thiên Chúa và tin vào Thày" (Gioan 14:1) - Hình phải: "Nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui" (Gioan 16:20)

Trên Núi Tao Phùng ở khuôn viên Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua này mới xứng đáng xin Thày được ở đây thì tốt quá, xin Thày cho được dựng 3 lều

Ở đây, so với Khu Du Lịch Ghềnh Ráng, nơi cố mộ thi sĩ Công giáo Hàn Mạc Tử, nhìn xuống biển và thành phố duyên hải Ghềnh Ráng thì mới thấy Ghềnh Ráng Qui Nhơn chỉ như hình với bóng

Cảnh sắc biển khơi và thành phố Vũng Tầu được ngắm từ khuôn viên bệ chân Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua

Một quán giải khát ở ngay trong khuôn viên bệ chân Tháp Tượng đài này, phí bên phải từ bệ tượng đài nhìn xuống

Khẩu đại bác từ thời Pháp thuộc (hình trên và dưới) ở bên phía phải của Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua (nhìn xuống)

Khẩu đại bác từ thời Pháp thuộc (hình trên và dưới) ở bên phía trái của Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua (nhìn xuống)

Muốn tiến vào bên trong lòng bệ chân Tháp Tượng Đài để leo 211 bậc lên tới tận 2 vai tượng nhìn xuống, khách hành hương cần phải đi chân không nữa

Thang chân lên (hình trái) và xuống (hình phải)

Như năm 2018, lần này em cũng chụp cả 2 bên mặt Chúa Kitô Vua khi em lên tới vai tượng lần thứ nhất hôm nay

Từ trên vai tượng Chúa Kitô Vua nhìn xuống các vùng bên dưới

Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu) – Wikipedia tiếng Việt

Em đã leo lên vai tượng một lần nữa để nhà em chụp cho em tấm hình sau lưng tượng (vì không thể chụp được ở đằng trước), ở cả 2 bên vai tượng, nhưng chỉ thấy 2 cánh tay em giơ lên 2 bên đầu.

Trườc khi rời Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua, phái đoàn THĐC đã cùng nhau dâng 1 Chuỗi Thương Xót, được cả 1 số giáo dân bấy giờ cùng tham dự

Bức tượng khắc Bữa Tiệc Ly ở ngay chân bệ Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua

Hình trái (thêm 1 cặp dự bị hôn nhân cùng lần Chuỗi Thương Xót)

Cảnh lên cũng đẹp mà cảnh xuống cũng xinh

Ngay sau bức hình như đền thánh là khu hàng quán kỷ vật của các sơ và giải khát

 

Đức Mẹ Bãi Dâu

 

Đáng lẽ phái đoàn THĐC đến Đan viện Xito ở sát với Đức Mẹ Bãi Dâu để ăn tối và trọ đêm hôm qua, nhưng bất khả, nhưng hôm nay trên đường đến Bến Đá đã ghé kính viếng Mẹ

Nhà nguyện Đức Mẹ Bãi Dâu

Từ hành lang cuối Nhà nguyện Đức Mẹ Bãi Dâu nhìn xuống biển khơi

 

Bến Đá ra khơi

 

Phái đoàn THĐC đến Bến Đá là vì từ chính nơi đây, vào sáng Chúa Nhật 27/4/1975, nhóm anh em Đồng Công đã từ Nhà Nghỉ của Các Sơ MTG Chợ Quán Phước Tỉnh chạy sang khi nguy cơ đã xẩy đến

Phái đoàn THĐC 2022 đến Bến Đá này để tìm lại chính vị trí lịch sử ngày hôm ấy, sau khi thấy Bến Đá bị pháo kích khói đen bốc lên liền thoát chạy ra hải phận quốc tế

Em và Anh Uẩn là 2 cựu tu sĩ Đồng Công trong số trên 170 anh em dòng bấy giờ xuất phát từ Bến Đá này, cùng với Anh LM Tường đi tìm lại vị trí bấy giờ...

Truớc hết chúng em đến một cái dốc để đi xuống bến thuyền hay bến phà

Nhưng dọc đường đi, trên đường lộ chính cũng như hai bên dốc xuống, toàn là cá với cá phơi bày ra thôi

Bao nhiêu là cá được lọc lựa, phơi khô và bày bán

Ở cuối dốc, bên tay trái là một xưởng làm cá gì đó đầy những cá và người ở trong đó

Thế là chúng em đi lên lại, vì vị trí ngày xưa, trong trí nhớ của em, bấy giờ có các bờ đá nữa, trong khi ở chỗ dốc ấy không có.

Trong khi chúng em đi tìm vị trí lịch sử Đồng Công ở Bến Đá 1975 thì chiếc xe đã chuyển đi chỗ khác, và chúng em đi ngược trở lại chỗ xe đậu

Dọc đường đi là các hàng quán, nhất là một quán bán đủ thứ hải sản như hình trên và 2 hình dưới đây

Nhìn thấy thuyền bè, chúng em cảm thấy vị trí lịch sử Đồng Công ở Bến Đá dường như ở đâu đây thôi

Và chúng em đã đi xuống con dốc ngắn hơn con dốc lúc đầu

Hình như tại và từ vị trí này chăng?

À, không phải, ở bên này cơ mà, vì có bờ đá kìa

Khi lên chỗ đậu xe thì lại ngay nơi khuôn viên Thánh Mẫu Mẹ Vô Nhiễm bên phía bờ biển gần ngay lối chúng em vừa xuống và tìm được vị trí lịch sử Đồng Công ở Bến Đá ngày 27/4/1975

Thì ra chính là Mẹ, Mẹ Vô Nhiễm để nhờ đó Mẹ xứng đáng và có thể Đồng Công cứu chuộc với Chúa Kitô, đã dẫn anh em dòng 1975 "xuất hành", và giờ đây Mẹ lại dẫn THĐC 2022 chúng con đến với Mẹ Tà Pao, để cùng Mẹ tạ ơn LTXC vô biên!

 

Và để kết thúc chuỗi Kinh Mân Côi Mùa Mừng em làm MC vào sáng Chúa Nhật 27/11/2022, Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng, thay vì Kinh Mân Côi Mùa Vui hợp với Giáng sinh hơn, em bắt bài hát cầu cho quê hương dân nước Việt Nam của nhạc sĩ Hải Linh, nhưng chỉ đổi 2 chữ duy nhất cho hợp với hoàn cảnh hiện nay, đó là: "Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám nước non (thay vì chiến tranh) điêu tàn (về luân lý và đạo lý), Mẹ hãy, giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nàn". Nhưng trước khi xướng bài hát này, em cũng dẫn nhập như thế đại quan như sau:

Chúa Kitô phục sinh đây là phục sinh về thân xác đã chịu khổ nạn và tử giá của Người, một thân xác thật sự đã mang lấy huyết nhục Do Thái, bởi cung dạ trinh nguyên của Mẹ Maria, chứ Người không phải là một thực thể hoang đường từ hành tinh nào đó trong vũ trụ bao la hầu như vô tận này xuất hiện, và vì là Con Thiên Chúa, Người đã là Vua muôn loài, nhưng khi sống lại, chiến thắng tội lỗi và sự chết của con người nơi nhân tính làm người của mình, Người tỏ ra vương quyền nơi thân xác phục sinh của Người: "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy các con hãy đi tuyển mộ môn đồ nơi các dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mathêu 28:18-19).

Đúng thế, Lệnh truyền giáo của Chúa Kitô Phục sinh xuất phát từ vương quyền cứu độ của Người, và vì thế, phái đoàn THĐC đến kính viếng Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng ở Vũng Tầu, tự nó, chất chứa một ý nghĩa tạ ơn Chúa, Đấng đã kêu gọi, tuyển chọn và sử dụng anh em thừa sai Đồng Công phục vụ trong các khu vực truyền giáo dọc suốt từ bắc vô nam của Giáo Hội ở Việt Nam, và xin cho chính bản thân của từng THĐC, dù không còn là tu sĩ Đồng Công, không phải là các vị thừa sai như anh em thừa sai của dòng hiện nay, luôn sống tinh thần và bản chất làm nên thành phần thừa sai đó là đức ái trọn hảo, để THĐC chúng con giữa đời, qua cuộc sống đời thường nói chung và bằng sứ vụ tông đồ giáo dân nói riêng, trở thành những chứng nhân truyền giáo, những người môn đệ sống mãnh lực phục sinh của một Chúa Kitô Vua, chẳng những vuợt qua bản thân vốn xu hướng về tội lỗi và sự chết, bằng "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) của mình, như một thừa sai bác ái, những chuyên viên phục vụ đắc lực nhất của Mùa gặt Thương xót!

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Dec 27, 2022 at 4:38 AM
Subject: 16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu
To: <crm-thanhuudongcong@googlegroups.com>, <crm-tusidongcong@googlegroups.com>
Cc: <crm-giadinhdongcong@googlegroups.com>


Xin chào Quí CRM từ sa mạc San Bernardino Nam California sáng Thứ Ba ngày 27/12/2022 khi trời vẫn còn tối,   

Hôm nay, 27/12/2022, cả ở Hoa Kỳ (ban sáng) và ở Việt Nam (ban tối), chúng ta đang cùng Giáo Hội cử hành Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, mà ngày thứ 23 trong tuần bát nhật này, ngay sau Đại Lễ Giáng Sinh bao giờ cũng là lễ kính Thánh Gioan Tông đồ, vị thánh duy nhất trong 4 Thánh sử đã đề cập đến chi tiết Chúa Kitô là "Vua Do Thái" ở đoạn Phúc Âm (18:37) về cuộc khổ nạn và tử giá của Người. 

Tuy nhiên, ngay khi vừa mới được hạ sinh vào trần gian, trong thân phận hèn yếu bé mọn như "một con trẻ được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ" (Luca 2:12), Người vẫn được ba vị chiêm vương gia dân ngoại từ Đông phương tới bái thờ "Vua Do Thái mới sinh" (Mathêu 2:2), ở chỗ: "Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến" (Mathêu 2:11).

Thật vậy, tự bản tính thần linh là Con Thiên Chúa của mình, Chúa Giêsu Kitô đã là Vua, và khi Người sống lại từ trong kẻ chết, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của con người nơi nhân tính của mình, Người đã tỏ mình ra Người thực sự là Vua muôn Vua, là Chúa các Chúa, Đấng "đã chiến thắng thế gian" (Gioan 16:33), "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18).

Để cùng nhau tôn vinh Chúa Kitô làm Vua, như ba chiêm vương gia từ Đông phương tới, đại diện cho dân ngoại chúng ta, để "triều bái Người" (Mathêu 2:2) ngay khi Người mới được hạ sinh làm người, xin mời quí CRM thân yêu của em theo dõi tiếp Hành trình Truyền giáo Đồng Công ở cái link sau đây về 16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu.

tâm phương cao tấn tĩnh

Cám ơn quí CRM đã liên tục theo dõi đến hôm nay:  

Các Khu Đồng Công

1- Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định

2- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Hưng Hóa

3- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Lạng Sơn

4- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Bắc Ninh

5- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Kontum

6- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Buôn Mê Thuột

7- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Long Xuyên

8- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Mỹ Tho và Giáo phận Xuân Lộc

9 - Về Nguồn Đồng Công ở Nhà Mẹ Thủ Đức TGP Sài Gòn

10- Hội Ngộ Thân hữu Đồng Công Hoa Kỳ và Việt Nam

Các Chỗ Kính viếng

11- Đan Viên Xitô Nho Quan Ninh Bình, nơi nghỉ hưu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt 

12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị

13- Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở GP Qui Nhơn

14- Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum và Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột

15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp

16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu

XIN XEM TIẾP  

17- Đức Mẹ Tà Pao Giáo phận Phan Thiết

 Các Cảnh Thưởng ngoạn

18- Động Thiên Đường và Động Phong Nha ở Quảng Bình

19- Đảo ngọc Phú Quốc: Nam đảo và Bắc đảo

20- Từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau