HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022
9- Về Nguồn Đồng Công: Nhà Mẹ Thủ Đức - Roma Đồng Công
Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 7-30/11/2022 của THĐC HK đã được phác họa ngay từ đầu chẳng những nhấn mạnh về sứ vụ Truyền Giáo Đồng Công mà còn cả tính cách Về Nguồn Đồng Công nữa Tại sao? Tại vì sứ vụ Truyền Giáo Đồng Công sẽ không bao giờ có nếu hội dòng Đồng Công không hiện hữu, bắt đầu ở Giáo phận Bùi Chu tỉnh tại Nam Định, và công cuộc Truyền Giáo Đồng Công sẽ không thể nào triển nở tốt đẹp như hiện nay, nếu hạt lúa miến QP không mục nát đi, với xương cốt của ngài đang ở trong lòng đất Nhà Mẹ Thủ Đức Tổng Giáo phận Sài Gòn. Đó là lý do Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định nếu Giáo xứ Liên Thủy - Bêlem Đồng Công, và Giáo họ Trung Lễ - Hang Lừa Đồng Công, thì Về Nguồn Đồng Công Nhà Mẹ Thủ Đức, có thể nói Nhà Mẹ Thủ Đức chính là Rôma Đồng Công, nơi có mộ của vị sáng lập, đồng thời cũng là nơi có các vị Tổng Phục Vụ tiếp tục thay ngài phục vụ toàn thể hội dòng, như Roma có mộ của Thánh Phêrô, vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian đầu tiên, và là Giáo đô của toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô nguyên thủy, được chính các vị thừa kế Thánh Phêrô chăn dắt với vai trò chủ chiên tối cao.
Bởi thế, phái đoàn THĐC đã bỏ ra thời gian lâu nhất, so với các nơi, hơn 2 ngày ở tại Nhà Mẹ Thủ Đức để có thể hâm nóng tinh thần dòng, chẳng những qua các sinh hoạt kinh nguyện và phụng vụ, mà còn được ăn uống những gì được dòng dọn cho, được sống trong khung cảnh Đồng Công hiện tại của dòng ở Nhà Mẹ, nhất là được sống lại những kỷ niệm Đồng Công khi thăm viếng cả những người anh em đã ra đi trước cũng như những người anh em già yếu hay yếu bệnh cũng sắp sửa ra đi không biết có còn được tái ngộ nhau một lần nữa hay chăng?
Phái đoàn THĐC đã về đến Nhà Mẹ Thủ Đức từ chiều Thứ Bảy 26/11/2022, dâng lễ tạ ơn Chúa Mẹ ngay tối hôm đó, lúc 8 giờ, ở nhà nguyện của các cha hưu dưỡng, hôm sau, Chúa Nhật 27/11/2022, ngày kính viếng nghĩa trang dòng, tham quan cơ sở dòng và thăm hỏi anh em dòng: buổi sáng phái đoàn THĐC đã được anh linh mục Tặng đặc trách GĐTHĐC VN dẫn đến kính viếng mộ của vị sáng lập cùng với anh em dòng ở khu nghĩa trang của nhà dòng, sau đó được dẫn đi tham quan các cơ sở của dòng ở Thủ Đức; buổi chiều cũng được anh Trượng là trưởng ban tiếp tân ở Nhà Mẹ sắp xếp và hướng dẫn đến thăm hỏi các anh em dòng ngày xưa đang yếu bệnh.
Dâng lễ tạ ơn Chúa Mẹ
đúng 20 ngày dong duổi từ bắc vô nam, từ ải nam quan là cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn đến tận Mũi Cà Mau, một cách tốt đẹp...
chẳng những ở chỗ vượt qua được những trục trặc về sức khỏe, về đường xá, về bất đồng, mà còn bất ngờ được thêm những gì quá lòng mong ước và dự tính của chúng em.
1- Về đất nước, tham quan 2 nơi có tính cách vừa danh lam thắng cảnh vừa lịch sử chưa bao giờ đến là Đảo Ngọc Phú Quốc và Mũi Cà Mau;
2- Về truyền giáo, thăm viếng một Giáo họ ở GP Buôn Mê Thuột toàn là anh chị em dân tộc gia nhập GĐTHĐC và đã mục vụ được sinh hoạt bữa trưa với họ hết sức thân tình;
Khung cảnh dòng ở Nhà Mẹ
Đài Đức Mẹ Fatima, bên góc trái từ cổng Nhà Mẹ vào, sau chuông báo thức 4 giờ sáng tại Nhà Mẹ
Nhà nguyện bán công cho cả anh em dòng có phận sự, như nhà bếp hay không thể dự lễ chung, lẫn giáo dân vào tham dự lễ 4 giờ 30 sáng hằng ngày
Thứ hai hằng tuần là ngày cầu nguyện thinh lặng theo tục lệ dòng đã có từ khi THĐC chúng em còn trong dòng. Tại Nhà nguyện bán công ở lầu hai của khu mục vụ Nhà Mẹ lễ được dâng bằng Anh ngữ
Con dâu Mẹ Đồng Công duy nhất trong Hành trình Việt Nam Truyền Giáo Đồng Công mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam nhưng mang mầu sắc như tượng Mẹ Đồng Công ở Nhà nguyện bán công
Nhà nguyện bán công được chụp từ góc sân thượng của Dòng ngay bên trên khu sinh hoạt mục vụ của Nhà Mẹ
Xa xa, về hướng Đông Bắc là tháp của Nhà Thờ Châu Bình, một Giáo xứ lâu đời của Dòng ở Thủ Đức
Ngược lại về phía Tây Nam, tức phía bên trái của Nhà Mẹ và ở bên kia đường là một ngôi chùa... ngày xưa (trước 1975) nhỏ bé, nay đã biến dạng
Sinh hoạt ở Việt Nam, hầu như d8âu đâu cũng vậy, thức dậy từ 3-4 giờ sáng, và đi làm vào lúc 5-6 giờ sáng, như khu vực chung quanh Nhà Mẹ
Nhìn về Đông Nam của tân Thành phố Thủ Đức mà xưa gọi là quận Thủ Đức... có những cao ốc đã hiện hữu và đang mọc lên cho xứng với tầm cỡ thành phố của mình
Góc thành phố phía đông bắc, ngay trước mắt là mái tôn của dẫy nhà mà đầu đằng này là phòng ăn và nhà bếp của Nhà Mẹ
Toàn khu vực Nhà Mẹ, với hàng tôn đầu tiên ở bên trên hành lang phòng Cha Sáng Lập, tiếp theo là mái Nguyện đường của Nhà Mẹ, tâm điểm hướng về của 3 dẫy cao tầng hình chữ U
Hành lang thông suốt từ đầu hành lang Phòng Cha Sáng Lập nối với phòng ăn, kéo dài xuống tận cao ốc các Cha hưu dưỡng, bên trái đầu trên này là nhà nguyện, bên phải đầu này có phòng Anh TPV và hội trường ở gần cuối đầu kia
Hồ Thánh Giuse ở hành lang về phía cổng Nhà Mẹ, ngay gần trước Phòng Cha Sáng Lập
Nguyện đường của Nhà Mẹ
Hành lang ngoài ở cuối Nguyện đường: bên trái (hình trên, nơi đang làm hang đá Giáng sinh) và bên phải (hình dưới)
Góc Nguyện đường và các phòng quản trị của Nhà Mẹ, như hành lang chính (2 hình dưới) có cửa rộng không đóng ngay bên phải là Phòng Anh TPV (hình trên)
Hành lang ở phía bên phải của Nguyện đường Nhà Mẹ lên cho tới tháp chuông
Tháp chuông ở bên phải đầu Nguyện đường, bên giẫy hành lang văn phòng quản trị và hội trường
Góc khu các Cha hưu dưỡng (ở lầu 1) đối diện với Nguyện đường, và phòng của anh em, trong đó có các phòng của quí anh yếu bệnh
Lầu Thánh Tâm Chúa, ở tầng 1 và bên phải là khu các Cha hưu dưỡng bao gồm cả nhà nguyện riêng của các cha ở cuối dẫy các cha ở.
Lầu Sinh Hoạt (tầng 1) ở bên phải từ Nguyện đường xuống tới Lầu Thánh Tâm Chúa, bao gồm hội trường ở cuối và các phòng quản trị ở đầu gần Nguyện đường
Lầu "Trái Tim Mẹ Toàn Thắng" (hàng chữ ngay ở trung tâm sát với nóc đỉnh), đối diện với Lầu Sinh hoạt và ở bên trái Nguyện đường
Anh em dòng trẻ trung vẫn còn sung sức tham dự các giờ chơi hào hứng khỏe mạnh để dư sức lên đường phục vụ ở các cánh đồng truyền giáo của dòng sau này.
Dọc theo hành lang của Lầu "Trái Tim Mẹ Toàn Thắng" về phía cổng Nhà Mẹ là một khu để cả hơn trăm chiếc xe gắn máy cho đủ mọi công việc chạy chọt của Nhà Mẹ
Bên ngoài khu để xe gắn máy này có những phông hình nhân dịp 80 năm Đoàn sủng (1941-2021) về Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc
Nguyện đường chính của Nhà Mẹ, ở đó, đơn sơ nhưng thấm đậm ý nghĩa 3 tinh thần dòng và biểu hiệu của dòng được hiện lên trên bức tường cung thánh
Phòng ăn của Nhà Mẹ, ở cuối hành lang Phòng Cha Sáng Lập, bên phía đối diện, kéo dài tới gần Phòng Cha Sáng Lập
Phái đoàn THĐC được dọn cho riêng một mâm trên lầu hai ở khu mục vụ của Nhà Mẹ, nơi có các phòng ngủ cho khách đã được chia cho THĐC ở 3 đêm
Dù chúng em ăn riêng, nhưng quí anh Lm dòng vẫn nói chuyện với chúng em, như Anh Hiếu, Anh Tòng và Anh Thảo (như 2 tấm hình trên)
Ở ngay gần bàn ăn của chúg em là phòng thâu âm của website tinmung.net của dòng ở Nhà Mẹ do Anh Thảo là webmaster và Anh Lm Tường đang phụ giúp
Anh Lm Tường bắt đầu từ cuối năm 2019 đã giúp THĐC HK thực hiện 1 trang (webpage) trên mạng điện toán toàn cầu (website) quốc tế của dòng.
ở địa chỉ: http://tinmung.net/THDC-Hai-%20Ngoai/indexMar.html
Sau điểm tâm, chúng em bắt đầu xuống Phòng Cha Sáng Lập
Bên Calcutta, tại Nhà Mẹ của Dòng Thừa Sai Bác Ái, ngay bên phòng mộ Mẹ Thánh Têrêsa sáng lập, cũng có một Phòng Thánh Tích của Mẹ rộng 2 gian
Sau điểm tâm, trong khi chờ đợi được dẫn đi viếng nghĩa trang và tham quan các cơ sở của dòng, chúng em đã đến Phòng Cha Sáng Lập trước tiên
Khi thăm anh chiều Thứ Sáu 7/7/2016, em đâu ngờ 1 tháng sau đó, vào chính Lễ Thánh Đaminh 8/8/2016, anh bắt đầu đoạn đường núi sọ, cho đến khi anh được chiếc xe lăn lịch sử này đưa anh lên tận đỉnh Núi Sọ Canvê!
Mặt tiền của Nhà Mẹ ngay cổng vào
Và cũng ở ngay mặt tiền này sat với khu mục vụ của Nhà Mẹ có phòng kỷ vật 2 lầu, với đủ thứ cần về đạo, như Dòng Chúa Cứu Thế ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng Sài Gòn
Kính viếng nghĩa trang dòng
Bố mẹ và một trong những người em của Đấng sáng lập cũng được cải táng và an táng trong nghĩa trang ở Nhà Mẹ của Dòng
Anh Linh mục Đoàn Phú Xuân, Lớp khấn 2, người kế nhiệm tiên khởi sau khi Đấng sáng lập qua đời; Anh Lm Nguyễn Minh Đăng, vị tông đồ Thánh Mẫu, từ triều vào dòng, bị chết vì tai nạn xe, nhưng vẫn sống trong lòng nhiều người
Anh Nguyễn An Trị, Giám đốc Đệ tử viện, người đã bảo em hôm Lớp tu 1964 nhập tu 11/6/1964 rằng "hãy trở lại vào ngày 21/6/1964", không ngờ lại là ngày 43 năm sau Đấng sáng lập qua đời; Anh Trần Trung Thần, Giám thị ĐTV 1964
Anh Lm Phạm Tiến Đức, phó giáo tập Đội IXA, 1966-1967, thời gian anh dọn mình thụ phong linh mục với Aa. Xuân, Kiên và Nam; Anh Lm Nguyễn Trung Giáo, đã từng giúp Tiểu Chủng viện Simon Hòa Đà lạt 1968-1970, sau tới em 1972-1974.
Trong chuyến Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt 2016 với Nhóm TĐCTT em đã được tái ngộ với vị Giáo tập của mình đã về VN lần đầu tiên, và lần thứ hai năm 2017 khi về với THĐC
Anh Hồ Thanh Tịnh, Lớp khấn 6, cùng ở Di Linh với em năm 1980-1982, tông đồ Người Thượng địa phương, sau 1975 đã bị sát hại; Anh Lm Nguyễn Linh Uy, chủ bút Nguyệt San TTĐM ở Tỉnh dòng Hoa Kỳ nhưng lại chết ở Nhà Mẹ VN
Anh Lm Đỗ Tri Tâm, Lớp khấn 2, từ linh mục triều nhập dòng Đồng Công; Anh Đinh Chí Cương, nổi tiếng về chí tu, cho dù bị Anh Cả đuổi 21 lần mà vẫn trung thành đến cùng, biệt danh là nhà ngoại giao xông xáo của dòng chưa ai qua mặt nổi.
Anh Lm Trần Đình Trung, vị linh mục thứ 3 của Dòng, đã xuất dòng rồi lập dòng "Thừa sai Mẹ Thiên Chúa", qua đời 31/10/2022, nhưng xin được chôn ở nghĩa trang của dòng.
Rất tiếc em không kịp thấy mộ Anh Lm Nguyễn Đức Tuân rất thân quen với em khi anh phục vụ ở Đền Thánh Mẹ Dâng Con Corona ở Nam california (1990-2000) và cả sau khi đã cùng Anh Kiên trở về VN (từ 10/2013)
Chỉ có mộ của Anh Linh mục Minh Đăng được ở trong một vòm riêng, bởi mộ của anh đã thu hút được nhiều tâm hồn cầu xin anh chuyển cầu đã được như ý nên đến để gắn hơn 3 ngàn bảng tạ ơn chung quanh trần vòm mộ của anh
Bảng tạ ơn (hình trên) thậm chí được gắn cả ở mặt bên kia của bờ tường bên dưới ngay đầu mộ của LH Phanxicô Assisi Mẹ Đau Thương linh thiêng Nguyễn Minh Đăng và bên cạnh (hình dưới) hay bất cứ chỗ nào còn có thể
Trước khi rời Nghĩa trang ở Nhà Mẹ của dòng, phái đoàn THĐC ghé vào cơ sở đầu tiên của dòng ở ngay cổng nghĩa trang tham quan
Đây là khu bếp để nấu nướng cho các bữa điểm tâm vào buổi sáng cho dân chúng nghèo đói ở Thủ Đức, ngày xưa thì hằng ngày, hiện nay chỉ còn 3 ngày 1 tuần
Máy lọc nước ở gần ngay nhà bếp, để cung cấp nước sạch cho dân chúng địa phương đến nghĩa trang của dòng mà lấy khi cần.
Một số anh đang biến những khúc xốp trở thành những con chiên xốp để mừng Giáng sinh hằng năm
Tham quan các cơ sở của dòng
Cơ sở đầu tiên phái đoàn THĐC được dẫn đến thăm sau nghĩa trang của dòng là Tu viện Mẹ Dâng Mình ở Khu Mẫu Tâm được Dòng Trinh Vương nhường cho để anh em Đồng Công chật chỗ cũng ở cùng nơi đăng ký Thủ Đức có thể cư trú...
bao gồm đệ tử sinh, thỉnh sinh, tập sinh và khấn sinh trẻ, hiện nay khoảng 70 anh em, thuở ban đầu có lúc lên tới 120.
Phòng ăn (2 hình trên) và Nhà bếp (hình dưới)
Thời gian thỉnh sinh và tập sinh là thời gian các dự tu sĩ Đồng Công trẻ phục vụ trong bếp theo chủ trương tự lực mưu sinh của dòng...
thậm chí khi làm linh mục rồi, ở tại Nhà Mẹ, có bảng phân chia phiên quí anh linh mục làm bếp hàng tuần...
bởi thế chẳng lạ gì các bữa ăn thịnh soạn toàn đặc sản phái đoàn THĐC đến thăm anh em dòng ở các nơi từ bắc vô nam hầu như do quí anh tự nấu nướng và tiếp đãi
Anh Lm Tặng, người anh hướng dẫn chúng em bấy giờ đã phục vụ ở đây 7 năm đầu (2007-2014), nơi anh đã khéo léo làm thêm những gì cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh sống và sinh hoạt của anh em dòng.
Từ luồng hành lang trong nhà ra sau vườn là khu nhà củi, trồng cấy và chăn nuôi, kể cả nuôi cá
Cũng tại khu vực ở khu vườn này, phái đoàn THĐC 2017 đã gặp Anh Phạm Châu Thụy (lớp khấn III), đã một thời trở thành THĐC, rồi trở về dòng làm cộng sự viên và đã được phúc qua đời trong dòng
Sau khi thăm Tu viện Mẹ Dâng Mình ở Khu Mẫu Tâm trên đây, phái đoàn THĐC được dẫn đến Cộng đoàn Emmau, nơi được dự tính làm Trung Tâm tĩnh tâm cho cả anh em dòng lẫn cộng đồng Dân Chúa.
Anh em tâm sự trong phòng khách, nghe Anh Phụng (IXC) kể chuyện khoảng đời ngục tù 18/20 năm bất khuất của anh, và về chính khu nhà mới Emmau này
Anh Thiên Phụng (IXC) và em tâm phương (IXA) được tái ngộ sau 50 năm
Chớ gì khu nhà tĩnh tâm Emmau này trở thành Nhà Bêtania, nơi cho các tâm hồn biết "chọn phần tốt hơn" (Luca 10:42) gặp gỡ Chúa, lắng nghe Lời Chúa và sống Lời Chúa như một Maria Mai-Đệ-Liên.bên Thập giá và ngôi mồ trống!
Trong các cơ sở của dòng này xưa, trước khi mất chủ quyền vào năm 1987, năm 2022 này chúng em không được phúc vào thăm, như: Nhà hưu dưỡng nay đã trở thành Trường học Thành phố Thủ Đức, Nhà 30 gian đã trở thành bệnh viện tâm thần, Tu viện Thánh gia Nhà Mẹ đầu tiên và kỳ cựu nhất của dòng này đã trở thành khu trường mầm mon, Trường trung tiểu học Đồng Công bao gồm cả khu nội trù đã trở thành trường Thái văn Lung, Khu Kitô Vua Trại Gà Thiện Chí đã trở thành khu công nghiệp của thành phố. Nếu cần xin xem lại hình ảnh của đa số các nơi thân yêu ấy ở cái link sau dđây: Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn
Thăm hỏi các anh em dòng
Anh Lê An Đại, vị giám đốc đầu tiên của đoàn anh em CMC Hoa Kỳ từ 1975, được một người anh em dòng trực giúp đẩy xe lăn của anh từ nhà nguyện hưu dưỡng ra ngoài hành lang để phái đoàn THĐC được gặp trước giờ dùng bữa trưa của anh.
Anh Bano Nguyễn Đức Kiên, vị giám tỉnh đầu tiên của Tỉnh Dòng CMC Hoa Kỳ, bấy giờ cũng ở trong nhà nguyện hưu dưỡng và cũng được người anh em dòng trực giúp dìu về phòng riêng của anh để gặp gỡ phái đoàn THĐC.
Anh tuy còn tỉnh táo về tâm trí hơn Anh Đại, nhưng tai lại nặng hơn, cần phải nói chậm và to ngang tầm tai anh mới nghe rõ; anh tặng cho 2 THĐC chúng em bấy giờ mỗi người một bộ sách 6 cuốn anh viết về Anh Cả và về Dòng
Anh Đệ, lớp khấn 2, rất tôn sùng LTXC trên hết, sau đó mới tới 4 nhân vật trong dòng anh sùng kính đặc biệt, đó là Anh Cả (trên cùng), Anh Xuân (hình giữa từ trái), Anh Minh Đăng (hình cuối), và Anh Sủng (lớp khấn 8), vì Anh Sủng rất linh!
Anh Chiểu, lớp khấn 8, người anh em suốt đời âm thầm làm việc tay chân tầm thường, cho đến nay thì đang bị triệu chứng tiểu đường, đêm nào cũng phải thức dậy đi tiểu từng tiếng một, nhưng vẫn nhẫn nại chịu đựng cho đến cùng!
Anh Thiện Lớp khấn 1, lần đầu tiên, khi em về VN cùng với phái đoàn THĐC 2017, chính anh nhận ra em trước khi em đang một mình thơ thẩn tham quan khung cảnh Nhà Mẹ bấy giờ.
Không ngờ em lại được gặp anh, dù anh đã 92 tuổi, trong khi một số anh em quen biết, nhất là 3/5 anh (trừ 2 anh đội 2) từ HK về VN, đã ra đi trong 5 năm qua (2017-2022): Anh Đức đội 1, Aa Xuân và Tràng đội 2, Anh Tuân đội 3, Anh Thăng đội 4
Anh có nhớ Nguyễn Hồi Linh, đã là phó tế vĩnh viễn ở Hoa Kỳ, ngày xưa ở đệ tử viện từng phụ giúp y tế với anh không? Nhớ chứ, sao quên được...
Trong dòng có 3 anh em chúng em: Anh Nguyễn Đức Nghiệp, Anh Lm Nguyễn Châu Diên và em tâm phương này, cùng tu năm 1964, cùng học lớp đệ tứ và cùng khấn một đợt IXA năm 1967
Anh Nghiệp đã từng đáng vai ngoại giao sau năm 1975 sau Anh Đinh Chí Cương, và đã từng chạy chọt lo liệu cho mười mấy anh em dòng, trong đó có cả Anh Đoàn Phú Xuân, có được hộ khẩu để có thể trú ngụ ở Thủ Đức.
Anh Vũ Tân Niên, Lớp khấn 7, người đã từng lái xe chở Anh Cả đi đây đó trước năm 1975, và đang hợp tác lưu lại những hình ảnh và tài liệu lịch sử về dòng, nhất là trong thời điểm 80 năm đoàn sủng Đồng Công
Trong số anh em dòng lớp trên em, có Anh Thiện và Anh Niên là còn khỏa mạnh, phụ giúp những việc được bề trên chỉ định, như Anh Tân Niên phụ giúp phòng kỷ vật của Nhà Mẹ, nơi bất ngờ anh nhận ra em trước.
Anh Lm Vũ Kim Ngân, người anh em dòng đã vào nhà thương 2 lần vì đại dịch, vị cuối cùng chúng em tới thăm; anh từ lầu hai của Khu Thánh Tâm Chúa xuống gặp chúng em, mang tặng chúng em lọ dầu do THĐC Vũ Công Minh em anh sáng chế.
người anh em dòng đã vào nhà thương 2 lần vì đại dịch
Anh Lm Nguyễn Kim Ngân, CRM, Cố vấn III về Truyền giáo bấy giờ (2012-2017), tặng quà cho Nhóm TĐCTT trong Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt 2016 ghé thăm Dòng ở Nhà Mẹ Thủ Đức vào cuối chuyến đi.
Tạ ơn Chúa Mẹ đã cho Nhóm TĐCTT được một Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt lần đầu tiên 2016 tuyệt vời, thời điểm Dòng Đồng Công đã bắt đầu được mời gọi cho Mùa gặt Thương xót ở Cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội ở Việt Nam
Phái đoàn 20 anh chị em TĐCTT được vị linh mục đặc trách truyền giáo của dòng Vũ Kim Ngân, CMC, dẫn tham quan Nhà Mẹ của dòng.
Anh Lm Phạm Cao Đích, nguyên cố vấn III về truyền giáo (2017-2022) sau Anh Lm Vũ Kim Ngân, kiêm đặc trách THĐC VN từ đầu cho tới nay, đã giúp THĐC HK có thể thực hiện cuộc hội ngộ đầu tiên với THĐC VN vào ngày 29/11/2022.
Các Khu Đồng Công
1- Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định
2- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Hưng Hóa
3- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Lạng Sơn
4- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Bắc Ninh
5- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Kontum
6- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Buôn Mê Thuột
7- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Long Xuyên
8- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Mỹ Tho và Giáo phận Xuân Lộc
9 - Về Nguồn Đồng Công ở Nhà Mẹ Thủ Đức TGP Sài Gòn
XIN XEM TIẾP
10- Hội Ngộ Thân hữu Đồng Công Hoa Kỳ và Việt Nam