LINH ĐẠO LỜI NHẬP THỂ
 
Biệt tặng Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ
Như một lời chúc mừng Giáng Sinh 2001

 

Lời Nhập Thể Là Một Linh Đạo

Lời Nhập Thể không phải chỉ là một mầu nhiệm, một biến cố mà c̣n là một linh đạo. Tại sao? Bởi v́, chính Lời Nhập Thể đă tuyên bố: “Thày là đường… không ai có thể đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6). “Thày là đường”, là Linh Đạo, không những để loài người chúng ta có thể đến cùng Cha, mà trước hết c̣n để Cha có thể đến cùng nhân loại chúng ta nữa. Tức là, nếu Thiên Chúa là Cha không tự động đến với chúng ta nơi Lời Nhập Thể, chúng ta sẽ không thể nào đến được với Ngài qua Lời Nhập Thể, để Cha con chúng ta có thể gặp nhau trong Lời Nhập Thể. Đó là lư do Thánh Gioan Tông Đồ, Vị Tông Đồ của t́nh yêu, đă cảm nhận: “T́nh yêu là ở chỗ, không phải chúng ta yêu Thiên Chúa, mà là Ngài đă yêu chúng ta và đă sai Con Ngài đến làm của lễ hiến dâng đền bồi tội lỗi của chúng ta” (1Jn 4:10). Bởi thế, động lực chính yếu thúc buộc chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa là v́ chúng ta đă được Thiên Chúa yêu thương, và cũng chỉ nhờ t́nh Ngài yêu thương chúng ta, chúng ta mới có thể yêu mến Ngài một cách cân xứng: “Về phần ḿnh, chúng ta yêu là v́ Ngài đă yêu chúng ta trước” (1Jn 4:19); “Các con hăy yêu thương nbau như Thày đă yêu thương các con” (Jn 15:12).

Thánh Phaolô đă diễn tả Linh Đạo Lời Nhập Thể có hai vế này trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê đoạn 2 từ câu 6 đến câu 8. Trước hết, Lời Nhập Thể là Linh Đạo để Thiên Chúa Cha có thể đến với con người, ở chỗ Lời Nhập Thể “đă tự hủy ra như không”: “Dù thân phận là Thiên Chúa, song Người đă không tự cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, được sinh ra theo h́nh ảnh con người” (Phil 2:6-7). Ngược lại, Lời Nhập Thể c̣n là Linh Đạo để con người có thể đến cùng Cha trên trời, ở chỗ Lời Nhập Thể “vâng lời cho đến chết”: “Với thân phận con người, Ngài đă tự hạ, vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:7-8).

Tuy Lời Nhập Thể là Linh Đạo để Thiên Chúa là Cha trên trời có thể nhờ đó đến với loài người và đồng thời cũng là Linh Đạo để loài người nhờ đó có thể đến cùng Thiên Chúa, thế nhưng, thực tế cho thấy, về phía Thiên Chúa, Ngài đă đến với loài người chúng ta rồi, ở mầu nhiệm và qua biến cố Lời Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria (x Mt 1:20) và nơi “một hài nhi nằm trong máng cỏ” (Lk 2:16). Nếu Thiên Chúa đă thực sự qua Linh Đạo Lời Nhập Thể để đến với loài người chúng ta như thế rồi, th́ việc loài người chúng ta có chịu qua cùng Linh Đạo Lời Nhập Thể duy nhất này để đến cùng Thiên Chúa hay chăng, đó là chuyện khác, chuyện của chúng ta, chuyện chúng ta có nhận biết và chấp nhận Lời Nhập Thể hay không? Đó là lư do, ngay mở đầu Phúc Âm của ḿnh, sau khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Ngôi Lời Thần Linh liên quan đến thần tính của Người, Thánh Gioan đă cảm nhận về thân phận Nhập Thể của Người như sau: “Người đă ở trong thế gian, một thế gian nhờ Người mà có, song thế gian lại không nhận biết Người. Người đă đến với dân riêng của ḿnh, song dân riêng của Người đă không chấp nhận Người” (Jn 1:10-11). Như thế, nếu thực sự “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) th́ chúng ta cũng chỉ có thể đến cùng Thiên Chúa bằng việc chấp nhận Người mà thôi: “Ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Jn 1:12). Đó là lư do Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, đă khẳng định: “không ai đến được với Cha mà không qua Thày”.


Lời Nhập Thể Là Một Biến Cố


Thế nhưng, làm sao có thể chấp nhận Lời Nhập Thể, hay có thể theo Linh Đạo Lời Nhập Thể, nếu chúng ta “không chấp nhận” việc “tự hủy ra như không” của Lời Nhập Thể, tức “không chấp nhận” Linh Đạo của Thiên Chúa, Linh Đạo Thiên Chúa muốn dùng và đă dùng để đến với loài người, để tỏ ḿnh ra cho loài người, để tỏ t́nh với loài người. Nếu “không chấp nhận” Lời Nhập Thể hay Linh Đạo Lời Nhập Thể tức là chúng ta không tin rằng “Thiên Chúa là thần linh” (Jn 4:24) vô cùng toàn thiện lại có thể hạ ḿnh đến như thế, hay nói cách khác, chúng ta không tin “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), Đấng là Vị “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một của ḿnh để thế gian nhờ Con mà được sự sống” (Jn 3:16).

“Không chấp nhận” Lời Nhập Thể hay Linh Đạo Lời Nhập Thể, chúng ta chẳng những phủ nhận Thiên Chúa, không phải phủ nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa cho bằng phủ nhận bản tính “là t́nh yêu” của Ngài, mà c̣n phủ nhận tất cả những ǵ liên quan mật thiết đến Lời Nhập Thể là Giáo Hội, Thánh Mẫu và Thánh Thể nữa. Có thể nói, mục tiêu của Lời Nhập Thể là Giáo Hội, đường lối của Lời Nhập Thể là Thánh Mẫu, và tâm điểm của Lời Nhập Thể là Thánh Thể.

Trước hết, Giáo Hội là mục tiêu của Lời Nhập Thể, bởi v́, Người đă mặc lấy nhân tính của loài người, tức đă cưới nhân loại cho thần tính của ḿnh (x Mt 22:2), và nhân loại, qua Bí Tích Rửa Tội, một bí tích theo tu đức cũng có thể được gọi là Bí Tích Nhiệm Hôn hay Bí Tích Thần Hôn, đă thuộc về Người và đă trở thành vị hôn thê của Người trong Nhiệm Thể của Người là Giáo Hội (x Eph 5:23-27).

Sau nữa, Thánh Mẫu là đường lối của Lời Nhập Thể, với hai lư do sau đây. Lư do thứ nhất, Thánh Mẫu Maria là mẹ thật về nhân tính của Lời Nhập Thể, như thiên thần báo mộng cho Thánh Giuse, dưỡng phụ của Lời Nhập Thể, biết là “Người đă thụ thai con trẻ bởi Thánh Thần. Người hạ sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1:20-21). Lư do thứ hai, Thánh Mẫu Maria là mẹ của Lời Thần Linh, v́ Thánh Mẫu Maria đă đóng vai tṛ dấu chỉ cũng như môi giới để Người có thể tỏ ra “vinh hiển của Người” (Jn 1:14, 2:11), trước hết cho riêng Dân Do Thái thấy, qua hiện thân của các mục đồng, khi họ đến t́m Đấng được thiên thần báo tin cho biết, nhưng trước khi gặp được Đấng ấy, họ đă “thấy Maria” (Lk 2:16); sau nữa, cho chung nhân loại, qua hiện thân của ba vị Chiêm Tinh Gia Đông Phương, những người đă theo ngôi sao đến bái thờ Vua dân Do Thái mới sinh, một “con trẻ đang ở với Maria mẹ của Người” (Mt 2:11); đặc biệt cho Giáo Hội, qua hiện thân các vị tông đồ tiên khởi, thành phần được thấy vinh hiển Lời Nhập Thể tỏ ra, qua sự hiện diện và hoạt động của Thánh Mẫu ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:1,3-5,11).

Sau hết, Thánh Thể là tâm điểm của Lời Nhập Thể, bởi v́, như chính Người đă khẳng định là “Tôi đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn” (Jn 10:10), một “sự sống” đă được Người ban cho chung nhân loại khi “hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28), “và là một sự sống viên măn” đang được Người tiếp tục thông ban cho riêng Kitô hữu qua Bí Tích Thánh Thể: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời… V́ thịt Tôi thật là của ăn và máu Tôi thật là của uống. Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ. Như Cha là Đấng có sự sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào, ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như vậy” (Jn 6:51,55-57).


Lời Nhập Thể Là Một Mầu Nhiệm


Lời Nhập Thể chẳng những là một linh đạo, một biến cố mà c̣n là một mầu nhiệm nữa. Lời Nhập Thể thực sự là một mầu nhiệm vô cùng siêu việt, một mầu nhiệm siêu việt đến nỗi chẳng những vượt trên tầm mức hiểu biết của trí khôn con người trần gian (x. Jn 1:10-11), mà c̣n vượt lên trên cả tri thức hết sức thông sáng của loài thần thiêng vô h́nh trên trời nữa. Không phải hay sao, hiện tượng “phản kitô” đă không từ loài thần thiêng này mà xuất phát ngay từ ban đầu, một tinh thần “không nhận biết” (Jn 1:10) và “không chấp nhận” (Jn 1:11) Lời Nhập Thể (x Rev 12:4), đúng như Thánh Gioan đă vạch mặt chỉ tên trong các Thư của ngài: “Ai là kẻ dối trá? Kẻ chối bỏ Chúa Giêsu là Đức Kitô. Họ là tên phản kitô, chối bỏ cả Cha lẫn Con” (1Jn 2:22); “Nhiều người dối trá đă xuất hiện trên thế gian, những con người không công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Đó là một con người dối trá! Đó là tên phản kitô!” (2Jn 7).

Chính v́ “không nhận biết” Lời Nhập Thể là “con người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5), hay “không chấp nhận” “con người Giêsu Kitô” là Lời Nhập Thể, mà tinh thần “phản kitô”, hiện thân qua thành phần “phản kitô”, mới có những hành động chống đối, sát hại hay phản ngược lại với Lời Nhập Thể. Hành động chống đối Lời Nhập Thể của tinh thần “phản kitô” được thể hiện qua sự kiện “con khổng long đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh chực để nuốt đi con trẻ khi bé được sinh ra” (Rev 12:4). Hành động sát hại Lời Nhập Thể của tinh thần “phản kitô” được thể hiện qua sự kiện khi Lời Nhập Thể là “Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23) vừa chào đời, th́ “Hêrôđê t́m kiếm con trẻ để hủy diệt em đi” (Mt 2:13). Hành động phản ngược lại với Lời Nhập Thể của tinh thần “phản kitô” được thể hiện qua sự kiện tông đồ Phêrô can ngăn Người trong việc Người phải chịu khổ nạn và tử giá, một cử chỉ hết sức chân t́nh nhưng hoàn toàn theo cảm t́nh tự nhiên trần gian, không hợp với Người, nên đă bị Người nghiêm nghị trách móc: “Hỡi Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta. Ngươi chẳng nghĩ tưởng theo kiểu cách của Thiên Chúa ǵ cả, mà chỉ rặt theo kiểu trần gian mà thôi” (Mt 16:23).

Thực tế cho thấy, tinh thần “phản kitô” thường phát xuất từ thành phần liên quan đến Đức Kitô, như Do Thái Giáo vào thời của Chúa Kitô và Kitô Giáo từ thời tông đồ cho tới tận thế. Phải chăng đó là lư do Thánh Gioan Tông Đồ đă xác nhận sự kiện này khi tuyên bố “Các con ơi đây là giờ khắc sau hết; như các con đă nghe thấy rằng phản kitô đă đến, th́ giờ đây nhiều tên phản kitô ấy đă xuất hiện rồi. Sự kiện này khiến cho chúng ta nắm chắc được rằng đây là giờ khắc sau hết. Họ xuất thân từ hàng ngũ của chúng ta mà ra” (1Jn 2:18-19). Nếu thành phần “phản kitô” xuất thân từ hàng ngũ Kitô Giáo, th́ hoạt động của họ là ǵ, nếu không phải là nghĩ tưởng, giảng dạy và/hay hoạt động chống đối hoặc chống phá những ǵ liên quan đến Lời Nhập Thể, “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”.

Chẳng hạn như chống đối hay chống phá quyền bính Giáo Hoàng, một con người xác thịt đại diện Chúa Kitô chăn dắt Giáo Hội của Người. Ở chỗ, họ công khai lên tiếng phê b́nh chỉ trích giáo huấn hay các việc Ngài làm, hoặc bằng việc giảng dạy những ǵ phản lại với giáo huấn tông truyền của Giáo Hội, với tín lư thần học chân thật cũng như với luân lư trọn lành của Giáo Hội liên quan đến vấn đề ly dị, ngừa thai, cấy thai, phá thai, đồng tính luyến ái, đồng tính hôn nhân v.v.

Chẳng hạn như coi thường Thánh Mẫu, một con người có xác thịt, dù xác thịt ấy đă thực sự hạ sinh ra “Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32). Ở chỗ, họ tỏ ra những thái độ coi thường, thậm chí không cho phép, nếu có quyền, hay đả phá, nếu cảm thấy khó chịu, chướng tai gai mắt, những việc hay những ai biệt tôn Thánh Mẫu. Họ cho rằng Chúa Kitô mới “là đường” đưa con người đến với Thiên Chúa, chứ không phải Maria, bởi đó, đối với họ, Phụng Vụ mới là chính, Kinh Mân Côi chỉ là thứ của đàn bà con nít v.v. Trong khi đó, trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Kitô đă trao phó Giáo Hội, qua hiện thân Thánh Gioan Tông Đồ, cho Mẹ Maria: “Con của Bà đó” (Jn 19:26), cũng như đă gửi gấm Mẹ Maria cho Giáo Hội: “Mẹ của con đó” (Jn 19:27), một người con “từ lúc ấy đă đem Người về nhà ḿnh” (Jn 19:27).

Chẳng hạn như không tin Chúa Giêsu Thánh Thể, không tin Người thực sự hiện diện cả thần tính lẫn nhân tính, bao gồm cả ḿnh và máu của Người nơi H́nh Bánh và H́nh Rượu. Ở chỗ, họ cử hành hay tham dự Mầu Nhiệm Đức Tin một cách máy móc bề ngoài, hoặc bằng việc lănh nhận hay động chạm đến Thánh Thể một cách bất xứng. Ngoài ra, c̣n ở chỗ, trong cuộc đời sống đạo của ḿnh, họ không biết thương cảm với “những người anh em hèn mọn nhất” (Mt 25:40,45) của Chúa Kitô, nhất là không biết chủ động và tích cực dấn thân phục vụ để đáp ứng hoàn cảnh đáng thương của những người anh em hiện thân Chúa Kitô của ḿnh, như Chúa Kitô đă thực hiện khi c̣n sống trên trần gian, và nhất là Người vẫn c̣n đang tiếp tục phục vụ bằng việc ban ḿnh cho tất cả những tâm hồn bần cùng và đói khát đến với Người nơi Bí Tích Thánh Thể.

Tóm lại, nếu Lời Nhập Thể là một mầu nhiệm, nhưng lại là một mầu nhiệm đă được tỏ hiện qua biến cố Lời Nhập Thể ban ḿnh cho Giáo Hội, qua Thánh Mẫu và nơi Thánh Thể, th́ Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ không c̣n con đường nào khác để theo Người, không c̣n con đường nào khác để nên thánh, ngoài Linh Đạo Lời Nhập Thể, được thể hiện qua việc Tin tưởng Giáo Hội, Cậy nhờ Thánh Mẫu và Mến yêu Thánh Thể vậy.



Giáo Phận San Bernadino, Thứ Bảy 22/12/2001
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL