|
30/6: Thánh Basildes Bị tống ngục ở Rơma cùng với Cyrius, Nabor và Nazarius, Trong thời bách hại của Diocletian và Maximianus. |
CHÚA NHẬT XIII QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: 2 Reg 4:8-11, 14-16a
“Người đến trọ nhà ḿnh, là một vị thánh của Thiên Chúa”
Bài trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Một ngày nọ, Êlisê đi ngang qua miền Sunam. Ở đó có một bà sang trọng mời ông ở
lại dùng bữa. Và từ đấy, mỗi khi ông đi ngang qua đó, ông đều đến nhà bà dùng
bữa. Bà nói với chồng bà rằng: “Tôi biết rằng người thường trọ nhà ḿnh, là một
vị thánh của Thiên Chúa. Vậy chúng ta hăy làm cho ông một căn pḥng trên lầu, và
đặt trong căn pḥng đó một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, và một cây đèn,
để mỗi khi đến, ông ở đó”. Một ngày nọ Êlisê đến, ông lên căn pḥng trên lầu và
nghỉ tại đó. Ông nói: “Bà muốn chúng tôi làm ǵ cho bà”? Giêzê nói rằng: “Thầy
khỏi hỏi, bà ấy không có con và chồng bà đă già”. Êlisê bảo gọi bà ta. Nghe gọi,
bà liền đến đứng trước cửa, ông nói với bà rằng: “Năm tới cũng vào thời kỳ nầy,
nếu thời gian cũng trôi qua b́nh thường, bà sẽ mang thai một con trai”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời.
1. Tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời, qua
mọi thế hệ miệng tôi loan truyền ḷng trung thành Chúa. V́ Ngài đă phán: “T́nh
thương của Ta đứng vững muôn đời”; trên cơi trời cao, Ngài thiết lập ḷng trung
tín.
2. Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan
Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ v́ danh Chúa, và tự hào v́ đức công minh Ngài.
3. V́ Chúa là vinh quang quyền năng của họ, nhờ ân huệ Chúa, uy quyền của chúng
tôi được suy tôn. Bởi chưng khiên thuẫn chúng tôi là của Chúa, và vua chúng tôi
thuộc về Đấng Thánh của Israel.
BÀI ĐỌC II: Rom 6:3-4, 8-11
“Chúng ta chịu mai táng với Ngài nhờ phép rửa, chúng ta phải sống đời sống mới”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tất cả chúng ta đă chịu phép rửa trong Đức Kitô, tức là đă chịu
phép rửa trong sự chết với Người. Và chúng ta đă cùng chịu mai táng với Người,
bởi v́ được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Đức Kitô nhờ vinh hiển của
Chúa Cha mà sống lại từ cơi chết thế nào, th́ cả chúng ta cũng phải sống đời
sống mới như thế. Mà nếu chúng ta đă chết với Đức Kitô, chúng ta tin rằng: chúng
ta cũng sẽ cùng sống với người v́ biết rằng Đức Kitô một khi từ cơi chết sống
lại, Người không chết nữa, sự chết không c̣n làm chủ được Người nữa. Người đă
chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống
cho Thiên Chúa. Cả anh em cũng thế, anh em hăy tự kể như ḿnh đă chết đối với
tội lỗi, nhưng sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống:
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 10:37-42
“Kẻ nào không mang lấy thập giá, th́ không xứng đáng với Thầy, kẻ nào tiếp đón
các con, là tiếp đón Thầy”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy,
th́ chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, th́
không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố t́m mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, và kẻ nào
đành mất mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ t́m lại được nó. Kẻ nào đón tiếp các con
là đón tiếp Thầy: và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đă sai Thầy. Kẻ nào
đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, th́ sẽ lănh phần thưởng của
tiên tri, và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính,
th́ sẽ lănh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người
bé mọn nầy uống chỉ một bát nước lă mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, th́ quả
thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM LỜI CHÚA
“Ai tiếp nhận các
con là tiếp nhận Thày”
Đức Tin t́m kiếm Tin Mừng
Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và Phúc Âm nói riêng của Chúa
Nhật XIII Năm A Mùa Thường Niên tuần này vẫn tiếp tục vấn đề tông đồ truyền giáo
của Chúa Nhật XI và XII trước đây. Thật vậy, ở Chúa Nhật XI, Phúc Âm thuật lại
việc Chúa Giêsu triệu tập 12 tông đồ và sai các vị đi loan báo cho chiên lạc nhà
Yến Duyên biết về việc Người là Đấng Thiên Sai đă đến, qua chủ đề “Triều Đại
Thiên Chúa đă đến”. Và nếu ở Chúa Nhật XII, Phúc Âm ghi lại những lời Chúa Giêsu
nói với thành phần thừa sai của Người là các vị tông đồ về tinh thần chứng nhân
truyền giáo của các vị, th́ ở Chúa Nhật XIII hôm nay, Phúc Âm cho chúng ta biết
những lời Chúa Giêsu nói với các vị, nhưng không phải nói về các vị nữa mà là
nói về đối tượng của các vị, tức về thái độ của thành phần được nghe thấy tin
mừng các vị loan báo cho họ. Đó là lư do chúng ta thấy Chúa Giêsu gián tiếp nói
với thành phần nghe tin mừng qua những ǵ Người nói với thành phần tông đồ thừa
sai như sau: “Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày, và ai tiếp nhận Thày là
tiếp nhận Đấng đă sai Thày”. Sở dĩ chúng ta cho rằng những lời của Chúa Kitô
trong bài Phúc Âm hôm nay nhắm đến thành phần nghe rao giảng Tin Mừng hơn là
thành phần thừa sai, là v́ những lời của Người đă được bài đọc thứ nhất chứng
thực qua trường hợp người đàn bà giầu có đă ân cần tiếp đón tiên tri Êlisa như
là một vị thánh nên đă được phần thưởng của một vị thánh, phần thưởng có con
ngoài sức tự nhiên.
Về những ǵ chứng thực thành phần tông đồ thừa sai được Chúa Kitô sai đi loan
báo Tin Mừng Sự Sống, để nhờ đó thế gian có thể nhờ chứng từ sống động và chuyên
chính của họ mà nhận ra Chân Lư là Chúa Kitô, Đấng sai các vị, chúng ta đă đề
cập đến ở bài chia sẻ tuần trước. Tuần này chúng ta chỉ chú trọng đến thành phần
được tiếp xúc với các vị thừa sai, tức thành phần được Chúa Kitô nhắm đến khi
sai các tông đồ đi rao giảng. Vẫn biết, trong số những người được sai đi, một
lúc nào đó và một số nào đó trong họ có thể trở thành trộm cướp không qua cửa mà
vào, tức không đến với chiên lạc như một vị chủ chiên chân chính theo gương Chúa
Kitô “là cửa đàn chiên” (Jn 10:7). Thế nhưng, dù tư cách thành phần được sai đi
có thế nào chăng nữa, thậm chí có phản lại với những ǵ họ rao giảng chăng nữa,
theo ơn gọi thực sự của ḿnh, họ vẫn là thừa sai. Bởi thế, dù có nặng lời khiển
trách và vạch trần bộ mặt thật hết sức ghê tởm của nhóm Pharisiêu và luật sĩ đi
nữa, Chúa Kitô cũng vẫn vừa cảnh giác vừa căn dặn cả dân Do Thái lẫn các môn đệ
của Người một cách hết sức rơ ràng như sau: “Các luật sĩ và những người
Pharisiêu đóng vai thày dạy thừa kế Moisen, bởi thế các người hăy thực hiện hết
mọi sự và tuân giữ hết mọi sự họ bảo các người. Nhưng đừng có mà bắt chước gương
của họ” (Mt 23:2).
Đức Tin tiền hô Tin Mừng
Nếu thế, nếu cần phải chấp nhận cả thành phần có quyền
giảng dạy mà lại có tư cách bất xứng với những ǵ họ truyền dạy như thế, th́
phải chăng Đức Tin cần phải có trước Tin Mừng? Tức là, nếu nhờ dấu chứng của
thành phần tông đồ thừa sai và nơi thành phần tông đồ thừa sai mà nhận biết Chân
Lư, mà Tin Chúa Kitô, trong khi đó, một số thành phần tông đồ thừa sai (sau) này
chẳng những không tỏ ra hay không có những dấu chứng ấy, mà c̣n sống ngược lại
với những ǵ họ giảng, (điển h́nh nhất là t́nh trạng bè rối vào những thế kỷ đầu
của Giáo Hội, hay nạn linh mục lạm dụng t́nh dục ở Hoa Kỳ vào đầu năm 2002), th́
không phải là Đức Tin cần phải có trước Tin Mừng hay sao? Bởi v́, phải lấy đức
tin mà chấp nhận các vị rồi mới có thể nghe lời các vị được. Bằng không, theo tự
nhiên, người ta, nhất là thành phần vốn thuộc về đàn chiên của các vị, sẽ khinh
bỉ các vị và sẽ ghét bỏ các vị ra mặt.
Thật ra, không phải chỉ khi nào gặp trường hợp tiếp xúc với những vị thừa sai
bất xứng thành phần nghe rao giảng tin mừng mới cần phải dùng đến đức tin, mà
chính ngay cả khi tiếp xúc với những vị tông đồ chân chính, “con người vốn yêu
tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) cũng đă phải cần đến đức tin nữa, bằng không, họ
sẽ không thể nào chấp nhận được sứ điệp các vị loan báo và rao giảng. V́ sứ điệp
các vị tông đồ thừa sai chân chính là một mầu nhiệm, là một Chân Lư, là một Thực
Thể, là Thiên Chúa Làm Người, cần phải có Thần Linh mới chấp nhận được. Sự kiện
hay hiện tượng các vị thừa sai sống ngược lại với những ǵ các vị rao giảng cho
thấy sứ điệp của các vị cao siêu huyền nhiệm biết bao, chính các vị cũng chưa
với tới, bằng cuộc sống của ḿnh, huống chi thành phần nghe các vị. Trường hợp
Thánh Phêrô Tông Đồ được Thánh Phaolô Tông Đồ công khai sửa lỗi ở Antiôkia về
thái độ Thánh Phêrô (ảnh hưởng đến cả Barnabê) tránh né chân lư chỉ v́ nể sợ
người Do Thái trước mặt Dân Ngoại (xem Gal 2:11-14), là một chứng cớ cho thấy vị
thừa sai và sứ điệp được rao giảng hoàn toàn khác nhau. Bởi thế, nếu chấp nhận
các vị thừa sai, dù là các vị có tác hành chân chính hay bất chính với sứ điệp
các vị rao giảng, cũng đều phải dùng đến đức tin. Mà nếu lấy đức tin chấp nhận
thành phần thừa sai tức là chấp nhận chính sứ điệp, hay chấp nhận chính Đấng sai
các vị đi, tức là thành phần nghe rao giảng Tin Mừng bằng thiện tâm, bằng đức
tin th́ họ sẽ gặp được chính Chân Lư, gặp được chính Chúa Kitô: “Ai tiếp nhận
các con là tiếp nhận Thày” c̣n có thể hiểu được theo khía cạnh này.
Nói như thế không có nghĩa là thành
phần thừa sai sống thế nào, tích cực hay tiêu cực, nếu người nghe có ḷng ngay
lấy đức tin mà chấp nhận các vị, th́ các vị cũng có thể làm chứng cho Chúa Kitô.
Thật ra, theo ơn gọi của ḿnh, việc họ làm chứng cho Chân Lư chính là sống đúng
Chân Lư, và việc họ làm chứng cho Chúa Kitô là sống Chúa Kitô.
Đức Tin phản ảnh Tin Mừng
Và nếu ai lấy đức tin chấp nhận các vị thừa sai chắc chắn
sẽ gặp được Chân Lư, gặp được Chúa Kitô th́ thật sự là họ cũng sẽ được thừa
hưởng cùng một phần thưởng với các vị vậy, đúng như lời Chúa Kitô khẳng định
trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ai tiếp nhận một vị tiên tri với danh nghĩa họ là
một vị tiên tri th́ nhận được phần thưởng của tiên tri”. Tại sao? Tại v́ phần
thưởng của các vị thừa sai đây là ǵ, nếu không phải là thấy Chúa Kitô Thiên Sai,
cũng là Đấng đă sai các vị, được nhận biết và yêu mến, nghĩa là thấy Chân Lư
được sáng tỏ. Vậy khi thành phần nghe loan báo và rao giảng Tin Mừng nhận biết
Chân Lư, nhận biết Chúa Kitô, th́ không phải là họ cũng được thông phần với các
vị thừa sai tông đồ hay sao? Đó là lư do Thánh Tông Đồ Gioan đă xác nhận và
khẳng định: “Những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe th́ chúng tôi loan báo cho
anh em để anh em được thông phần sự sống với chúng tôi” (1Jn 1:3). Việc “thông
phần sự sống” này được thể hiện ở chỗ, đức tin của các vị tông đồ, thành phần
chứng nhân tiên khởi thừa sai, và đức tin của Kitô hữu, dù là người Kitô hữu
cuối cùng vào ngày tận thế, cũng chỉ là một. Bởi v́, tất cả đều tin Con Người
Giêsu Nazarét “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), đều tuyên xưng
và chứng thực Đức Kitô Phục Sinh này chính là “Chúa và Thiên Chúa” (Jn 20:28).
Chính v́ cả hai thành phần thừa sai rao giảng Phúc Âm Nước Trời lẫn thành phần
chấp nhận Tin Mừng Sự Sống được các vị loan báo đều có cùng một Đức Tin, đều
theo cùng một “Con Người Giêsu Kitô, trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài
người” (1Tim 2:5), mà Chúa Kitô trong đầu bài Phúc Âm hôm nay đă dạy cho cả hai
một con đường duy nhất, đó là con đường hẹp, con đường bỏ ḿnh và thập tự của
một người môn đệ được Đấng Vượt Qua kêu gọi: “Ai yêu mến cha mẹ, con cái nam nữ
hơn Thày th́ không xứng đáng với Thày. Ai không vác thập giá ḿnh mà theo Thày
cũng không xứng đáng với Thày”. Thật vậy, sống đức tin, một đức tin được thể
hiện sống động và sáng tỏ nhất qua những chứng từ đức ái, chính là theo Chúa
Kitô, hay ngược lại, theo Chúa Kitô chính là sống đức tin cũng thế. Việc sống
đức tin hay theo Chúa Kitô đây đă được bắt nguồn từ Phép Rửa, như Thánh Phaolô
đă xác tín và nhắc nhở tín hữu Rôma trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Anh em không
biết rằng chúng ta được rửa trong Chúa Giêsu Kitô là chúng ta đă được rửa trong
cái chết của Người hay sao?Nhờ phép rửa trong sự chết của Người, chúng ta đă
được mai táng với Người, để như Chúa Kitô đă sống lại từ trong kẻ chết nhờ vinh
quang của Chúa Cha thế nào th́ chúng ta cũng được sống cuộc sống mới như vậy...
Bởi thế, chúng ta phải tự coi như là ḿnh đă chết cho tội lỗi để sống cho Thiên
Chúa trong Đức Giêsu Kitô”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)