|
7/7: Thánh Cyril và Methodius (869 và 884) Hai anh em xứ Thessalonica truyền giáo cho Moravia nên được gọi là Tông Đồ Sắc Dân Slavs. Riêng Thánh Cyril c̣n sáng tạo nên mẫu tự Cyrillic để chuyển dịch Thánh Kinh sang tiếng Slavonic. Đức Gioan Phaolô II tôn phong hai vị làm Quan Thầy Âu Châu cùng với Thánh Biển Đức. |
CHÚA NHẬT XIV QUANH NĂM
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
BÀI ĐỌC I: Zach 9:9-10
“Nầy vua ngươi khiêm tốn đến với ngươi”
Bài trích sách Tiên tri Giacaria.
Đây Chúa phán: “Hỡi thiếu nữ Sion, hăy nhảy mừng; hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hăy
reo mừng: Nầy vua ngươi đến với ngươi. Người là Đấng công chính và là Đấng cứu
độ; Người khiêm tốn ngồi trên ḿnh lừa, trên lừa con, là con của lừa mẹ. Người
đă loại bỏ các chiến xa khỏi Epharaim, và ngựa khỏi Giêrusalem. Cung tên chiến
trận sẽ được phá hủy. Người sẽ công bố ḥa b́nh cho các dân tộc. Quyền bính của
Người sẽ bành trướng từ biển nầy đến biển nọ, từ sông cái đến tận cùng trái
đất”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời.
1. Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ ca khen Chúa, và
tôi sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa, và tôi
sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời.
2. Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất b́nh và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết
mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
3. Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hăy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài
hăy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hăy nói lên vinh quang nước Chúa, và hăy đề cao
quyền năng của Ngài.
4. Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài
làm. Chúa nâng đỡ hết những ai sa ngă, và cho mọi kẻ kḥm lưng đứng thẳng lên.
BÀI ĐỌC II: Rom 8:9, 11-13
“Nếu nhờ thần trí mà anh em đă giết được hành động của xác thịt, th́ anh em sẽ
được sống”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu
thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô,
th́ kẻ ấy không thuộc về Người. Và nếu Thánh Thần của Đấng đă làm cho Đức Giêsu
Kitô từ cơi chết sống lại ở trong anh em, th́ Đấng đă làm cho Đức Kitô từ cơi
chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần
Người ngự trong anh em. Anh em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ
xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt. V́ chưng, nếu anh em đă sống theo xác
thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ thần trí mà anh em đă giết được các
hành động xác thịt, th́ anh em sẽ được sống.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Con chiên Ta th́ nghe tiếng Ta; Ta biết
chúng và chúng theo Ta”. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 11:25-30
“Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong ḷng”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng
Cha, v́ Cha đă giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những
điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, v́ ư Cha muốn như
vậy. Mọi sự đă được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và
cũng không ai biết Cha, trừ ra Con, và kẻ Con muốn mạc khải cho. Tất cả hăy đến
với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.
Hăy mang lấy ách của Ta và hăy học cùng Ta, v́ Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong
ḷng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được b́nh an. V́ ách của Ta th́ êm ái và gánh
của Ta th́ nhẹ nhàng”.
Phúc Âm của Chúa.
CẢM NGHIỆM LỜI CHÚA
“Không ai biết Cha trừ
những kẻ Con muốn tỏ Cha ra cho”
Đức Tin Đáp Ứng Mạc Khải Thần Linh
V́ chủ đề của chung Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là Mầu
Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh qua Chứng Từ Giáo Hội, do đó, Giáo Hội đă bỏ
những đoạn Phúc Âm dường như không hợp với chủ đề Phụng Vụ này, giữa bài Phúc Âm
tuần trước và tuần này. Đó là đoạn Phúc Âm thuật lại việc Thánh Gioan Tẩy Giả ở
trong tù sai môn đệ đến với Chúa Giêsu (xem Mt 11:1-6), việc Chúa Giêsu khen
Gioan Tẩy Giả và trách dân Do Thái (xem Mt 11:1-19), nhất là Người trách những
thôn làng (như Chorazin và Bethsaida) đă chứng kiến phép lạ của Người làm song
vẫn không chịu tin vào Người (xem Mt 11:20-24). Tại sao? Tại v́ đoạn Phúc Âm này
là đoạn Phúc Âm Chúa Giêsu tự chứng với dân Do Thái khi Người c̣n tại thế, chứ
không phải Giáo Hội làm chứng cho Người, một Chứng Từ Giáo Hội cần phải có sau
khi Người Phục Sinh để Người được cả thế gian nhận biết, và thế gian nhờ nhận
biết mà được sự sống đời đời. Đó là lư do chủ đề của cả Mùa Thường Niên Hậu Phục
Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh. Thế nhưng, bài Phúc Âm hôm nay
tiếp theo bài Phúc Âm tuần trước hay các tuần trước liên quan đến Chứng Từ Giáo
Hội ở chỗ nào?
Theo chủ đề Chứng Từ Giáo Hội, bài Phúc Âm Chúa Nhật XI về Sứ Vụ Thừa Sai của
Nhóm 12 Tông Đồ loan báo Tin Mừng “Triều Đại Thiên Chúa đă đến”, bài Phúc Âm
Chúa Nhật XII về Tinh Thần Chứng Nhân bất khuất cho những ǵ đă nghe trong tăm
tối và trong âm thầm, bài Phúc Âm Chúa Nhật XIII về Đức Tin Đáp Ứng của thành
phần được nghe Tin Mừng đối với những vị Thừa Sai: “Ai tiếp nhận các con là tiếp
nhận Thày”. Vậy, để tiếp nối ư hướng của các bài Phúc Âm tuần trước liên quan
đến Chứng Từ Giáo Hội này th́ bài Phúc Âm Chúa Nhật XIV tuần này tiếp tục vấn đề
Đức Tin Đáp Ứng Mạc Khải Thần Linh. Đó là lư do trong bài Phúc Âm hôm nay chúng
ta thấy có hai phần rơ rệt, phần đầu về Mạc Khải Thần Linh và phần sau về Đức
Tin Cứu Độ.
Trước hết, về Mạc Khải Thần Linh, Chúa Kitô đă cho những ai nghe Người bấy giờ (không
được Phúc Âm nói rơ là chung dân chúng hay riêng môn đệ) biết về nội dung và đối
tượng của Mạc Khải Thần Linh.
Nội Dung và Đối Tượng Mạc Khải Thần Linh
Nội dung Mạc Khải Thần Linh trong bài Phúc Âm hôm nay là
ǵ, nếu không phải là Mầu Nhiệm Thần Linh, tức là Mầu Nhiệm về chính Cha và Con:
“Không ai biết được Con trừ ra Cha, cũng không ai biết được Cha trừ ra Con và
những ai Con muốn tỏ ra cho”. Thật vậy, toàn bộ Thánh Kinh, Tân Ước cũng như Cựu
Ước, chỉ là tất cả những ǵ, được loài người ghi nhận lại, theo ơn linh ứng,
Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra cho loài người. Thiên Chúa chẳng những là Chủ Thể Mạc
Khải Thần Linh mà c̣n là chính Nội Dung Mạc Khải Thần Linh. Dù Cựu Ước là Mạc
Khải Thần Linh về Thiên Chúa Ngôi Cha, và Tân Ước là Mạc Khải Thần Linh về Thiên
Chúa Ngôi Con, nhưng chung qui cũng chỉ là một Mạc Khải Thần Linh duy nhất, Mạc
Khải Thần Linh về “một Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3). V́ “Lời đă hóa
thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) là “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18) và dẫn
chúng ta về cùng Cha của Người: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn
14:6). Dù Chứng Từ Giáo Hội sau biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trực tiếp liên
quan đến sự kiện Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai Phục Sinh, nhưng mục tiêu cũng dẫn
con người trở về cùng Thiên Chúa, Đấng đă sai Con Ngài xuống thế gian (xem Jn
3:16-17) và cũng là Đấng làm cho Người sống lại từ trong cơi chết (xem Acts
4:10). Đó là lư do, trong bài Phúc Âm tuần trước, sau khi khẳng định “ai tiếp
nhận các con là tiếp nhận Thày”, Chúa Kitô liền thêm: “Ai tiếp nhận Thày là tiếp
nhận Đấng đă sai Thày”.
Đối tượng của Mạc Khải Thần Linh trong bài Phúc Âm hôm nay là thành phần nào,
nếu không phải thành phần nhỏ bé khiêm hạ: “Những ǵ Cha đă giấu thành phần thức
giả và tinh khôn th́ Cha lại tỏ ra cho những kẻ bé mọn nhất biết”. Thật vậy,
“những ǵ” đây là chi, nếu không phải là chính Cha và Con, Nội Dung của Mạc Khải
Thần Linh, như vừa đề cập đến trên đây. Hiểu như thế, chúng ta có thể chuyển
dịch câu trên đây như sau: “Cha đă giấu thành phần thức giả và tinh khôn về Cha
và Con th́ Cha lại tỏ ra cho những kẻ bé mọn biết”. Muốn biết câu chuyển dịch
này có đúng hay chăng, chúng ta hăy so sánh câu chuyển dịch này với câu Chúa
Kitô khẳng định sau đó th́ rơ: “Không ai biết được Con trừ ra Cha, cũng không ai
biết được Cha trừ ra Con và những ai Con muốn tỏ ra cho”. Chính v́ “những ǵ”
được Thiên Chúa giấu diếm đây chính là Cha và Con mà, trong Bữa Tiệc Ly, tông đồ
Philiphê mới xin Thày ḿnh: “Xin tỏ cho chúng con biết Cha th́ chúng con măn
nguyện rồi” (Jn 14:8), và tông đồ Giuđa (không phải Ích Ca) thắc mắc: “Tại sao
Thày chỉ tỏ cho chúng con về Thày mà không tỏ cho thế gian?” (Jn 14:22). Thật
vậy, thực tế đă cho thấy chỉ có kẻ khiêm nhượng hạ ḿnh xuống như trẻ nhỏ mới có
thể thấu hiểu Mạc Khải Thần Linh. Giáo Sử c̣n ghi nhận t́nh trạng rối đạo chỉ
bắt nguồn từ thành phần giáo sĩ, giáo phẩm, thần học gia, giáo sư, học giả v.v.
Trong khi đó, Giáo Sử cũng không thiếu thành phần bé mọn nhất đă từng là cố vấn
cho các vị lănh đạo Giáo Hội, hay các đấng bậc trong Giáo Hội, như Nữ Thánh Tiến
Sĩ Catarina Sienna thời Trung Cổ, Thánh Gioan Vienney Cha Sở Họ Ars đầu thế kỷ
19, hay như Mẹ Têrêsa Calcutta cuối thế kỷ 20 mới đây.
Ách và Gánh Mạc Khải Thần Linh
V́ Nội Dung Mạc Khải Thần Linh là chính Cha và Con, một Mạc Khải chỉ xứng hợp
với Đối Tượng “bé mọn nhất” như thế, mà những ai không hiểu được hay không chấp
nhận được Mạc Khải Thần Linh vô cùng sâu nhiệm này mới là thành phần người lớn,
thành phần kẻ cả, thành phần tự cao tự đại, tự tin tự măn. Thế nhưng, thực tế
cho thấy, thành phần tự cho ḿnh là lớn lao cao cả, đồ sộ vĩ đại, tai to mặt lớn,
ăn trên ngồi trước này lại là những người yếu đuối nhất và bất an nhất, nhất là
khi họ gặp phải những trái ư và đụng đầu trạm chán với thử thách khổ đau. Chính
lúc gặp đau khổ thử thách, theo tu đức, là những giây phút của ân sủng, những
giây phút hết sức thuận lợi để họ có thể gặp được chính Đấng Tử Giá, để họ có
thể “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Jn 5:24), để họ có thể siêu thoát trần
gian, th́ họ lại hoảng sợ, rút lui, gục ngă, chán chường, tuyệt vọng, buông xuôi
v.v.
Đó là lư do để có thể thấu hiểu được và chấp nhận được Đấng “hiền lành và khiêm
nhượng trong ḷng”, như chính Chúa Kitô tự nhận về Người trong bài Phúc Âm hôm
nay, Đấng được tiên tri Zacaria diễn tả trong bài đọc Thứ Nhất hôm nay cho thấy
là một vị vua không oai phong cưỡi trên lưng ngựa, mà là trên một con lừa con
lẽo đẽo theo lừa mẹ, con người cần phải, như Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Rôma
trong bài đọc thứ hai hôm nay là đừng sống theo xác thịt song hăy sống theo Thần
Linh. Bởi v́, chỉ có Thần Linh mới có thể dẫn họ đến với Chúa Kitô, mới có thể
làm cho họ hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, mới có thể làm cho họ sống như Chúa
Kitô: “Ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ không thuộc về Chúa Kitô” là thế,
như Thánh Phaolô xác tín và tuyên bố trong bài đọc hai hôm nay. Và cũng chỉ khi
nào con người dám đến với Chúa Kitô, không sợ Chúa Kitô, không sợ Sự Thật Tối
Hậu này, con người mới có thể thực sự cảm thấy đúng như lời Chúa Kitô khẳng định
trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ách của Tôi th́ êm ái và gánh của Tôi th́ nhẹ nhàng”.
Đó là lư do thế gian không thể hiểu được những ai dám từ bỏ tất cả mọi sự thế
gian hết sức yêu chuộng để theo Chúa Kitô, và cho thành phần môn đệ trung kiên
của Chúa Kitô là khờ dại điên khùng, v́ cảm thấy vinh dự duy nhất của ḿnh là
thập giá Chúa Giêsu Kitô (x. Gal 6:14), là được hy sinh chịu khổ cho đến chết để
làm chứng cho Chân Lư, cho Mạc Khải Thần Linh.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
V̀ CHA YÊU CON
Trần Mỹ Duyệt
Có thể nói rằng chúng ta là những tạo vật thật có phúc.
Trước hết v́ được sinh ra làm người, thứ đến được ơn nhận biết Thiên Chúa là
Cha, và sau cùng được sống trong ân t́nh và sự yêu thương, săn sóc của Ngài –
người Cha trên trời.
Chúa Nhật tuần trước, Tin Mừng đă diễn tả về t́nh thương Thiên Chúa đối với con
người qua h́nh ảnh những con chim nhỏ bay lượn trên ṿm trời xanh rộng, và những
bông hoa khoe sắc thắm ngoài đồng nội. Hôm nay, Chúa Giêsu đi vào thực tế đời
người, Ngài cho chúng ta biết Thiên Chúa rất đỗi cảm thông và muốn chia sẻ đến
tận cùng những gánh nặng cuộc đời của mỗi người. Ngài nói: “Hỡi những ai khó
nhọc và gồng gánh nặng nề, hăy đến với Ta, Ta nâng đỡ và bổ sức cho” (Mt 11:28).
Điều này làm tôi liên tưởng đến một câu truyện từng làm tôi suy tư và hết sức
cảm động mỗi khi nghĩ đến.
Câu truyện xẩy ra cách đây khoảng 2 tháng, hôm đó tôi được mời đến tŕnh bày
trong một buổi hội thảo được tổ chức riêng cho những ai đang chăm săn sóc cho
những người khuyết tật về tâm lư và thể lư. Tôi hết sức bỡ ngỡ và thật sự sửng
sốt khi được giới thiệu với một vị Giám Đốc mà ông là một người khuyết tật tự
bẩm sinh. Oâng sinh ra không có tay, và cũng không có chân
Câu hỏi được nẩy sinh ra trong óc tôi ngay lúc ấy là, “Tại sao lại có những con
người đau khổ đến như thế? Tại sao cuộc đời ông phải gắn liền với chiếc xe lăn
khốn khổ này”? Nhưng rồi cả tôi và toàn thể tham dự viên của buổi hội thảo hôm
ấy đă đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác khi ông phát biểu những cảm
tưởng rất thực tế của đời ông. Theo đó, ông không hề phàn nàn và cho rằng ḿnh
là người thua thiệt, hoặc bất măn về cuộc sống của ḿnh. Chỉ có điều là chính do
những khuyết tật ấy đă thôi thúc và tăng cường nghị lực ông để ông vươn lên và
làm những việc tốt cho đời. Chính ông, ông đă hiểu thế nào là một người khuyết
tật.
Câu truyện tôi vừa kể thiết tưởng cũng là một phần đời của chính tôi và của từng
người trong các bạn. Nhiều khi chúng ta hay dừng lại để than van, để khóc lóc,
và để nguyền rủa ḿnh, nguyền rủa cuộc đời, nhưng lại ít khi nghĩ đến ḿnh phải
tận dụng tất cả mọi niềm vui cũng như nỗi buồn, bất hạnh cũng như hạnh phúc để
làm đẹp hơn cho đời ḿnh và cho tha nhân. Và đó cũng là điểm tâm lư rất gần với
ư nghĩa của bài trích Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Thiên Chúa là Cha, Ngài đă cân
nhắc và lo lắng cho chúng ta hết thảy. Ngài hiểu chúng ta là ai, và đang trải
qua những chặng đường của hành tŕnh cuộc sống như thế nào. V́ lư do ấy, Ngài đă
mời gọi chúng ta, nếu như trên đường đời đôi khi gặp phải những khó khăn và vất
vả, th́ nơi nương tựa, và chỗ ủi an ấy chính là Cha trên trời: “Hỡi những ai khó
nhọc và gồng gánh nặng nề, hăy đến với Ta, Ta nâng đỡ và bổ sức cho” (Mt 11:28).
Đọc và suy nghĩ kỹ điều này, chúng ta không thể không sung sướng, hănh diện và
hạnh phúc! V́ chúng ta luôn có Chúa ở với, quan tâm và lo lắng cho chúng ta
Đúng vậy, nếu Thiên Chúa quên không nghĩ đến chúng ta, th́ hẳn là cuộc đời này
là một thung lũng lệ sầu, và là một biển trầm luân cho kiếp người. Nhưng làm sao
để hiểu và biết được điều này? Cũng như ông giám đốc mà tôi vừa kể, làm sao để
có thể nói được là bàn tay quan pḥng của Cha trên trời luôn ở bên ông? Mối hoài
nghi này cũng có thể là một vấn nạn của hầu hết con người, nhất là khi chúng ta
nh́n vào cuộc đời với những thua thiệt hoặc không được như ư muốn. Để trả lời,
xin mời các bạn, chúng ta cùng nhau nghe tâm sự của Chúa nói với chính ḿnh qua
bài thơ bất hủ của Brésil, bài thơ Vết Chân Trên Cát được dịch giả Minh Hương Hồ
Quang Chu chuyển ngữ sau đây.
VẾT CHÂN TRÊN CÁT
Brésil
Tôi nằm mơ, đêm Giáng Sinh,
Trên băi biển tôi đi sát bên Người.
Bước đi trên cát để lại
Hai vết bàn chân của tôi, của Chúa.
Tôi chợt nghĩ…ấy cũng tựa
Trong giấc mơ tôi thấy Chúa và tôi.
Mỗi bước chân của mỗi người
Tượng trưng một ngày trong đời sống vậy.
Tôi ngừng chân ngoảnh mặt lại,
Tôi thấy vết chân từ măi đàng xa,
Nhưng ở nhiều chỗ, rất lạ,
Đáng lẽ là hai mà là một vết.
Nh́n lại cuộc đời, tôi biết…
Lạ thay, vết chân duy nhất để lại
Tương xứng những ngày tê tái,
Những ngày đen tối, ái ngại đời tôi.
Ngày lo lắng, ngày chán đời,
Ngày vị kỷ hay những ngày buồn thảm.
Chịu không nổi ngày chán ngán…
Mà tôi cũng vậy, không kham được nổi.
Rồi quay mặt phía Chúa Trời,
Đánh bạo tôi đă trách Người: “Sao Chúa,
Phải chăng trước Chúa đă hứa
Trong suốt cuộc đời Chúa ở với con,
Tại sao lời hứa không c̣n?
Tại sao Chúa đă để con một ḿnh
Trong những ngày con rất cần
Những lúc tệ hại, con cần gặp Chúa?”
Thân mến, Chúa đă trả lời tôi:
“Con ạ, những ngày con buồn tủi,
Chỉ thấy một vết chân trên cát,
Là những ngày Ta bế con rồi”.
Minh Hương
Hồ Quang Chu