|
14/7: Á Thánh Kateri Tekakwitha (1656-1680) bố là trưởng tộc Mohawk và mẹ thuộc tộc Algonquin. Trở lại Kitô giáo khi c̣n nhỏ. Được gọi là “Hoa Huệ của Những Người Tộc Mohawks”. Sinh ở Fonda, New York. Là người Hoa Kỳ bản xứ đầu tiên được phong chân phước. |
CHÚA NHẬT XV QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Is 55:10-11
“Chúng làm cho đất ph́ nhiêu”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Đây Chúa phán: “Như tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng
chúng thấm xuống đất, làm cho đất ph́ nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có
hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ
không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ư muốn của Ta, và
làm tṛn sứ mạng Ta ủy thác”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Hạt giống rơi vào đất tốt, và sinh hoa kết quả.
1. Chúa đă viếng thăm ruộng đất và tưới giội, Ngài làm cho
đất trở nên phong phú bội phần. Sông ng̣i của Thiên Chúa tràn trề nước, Ngài đă
chuẩn bị cho thiên hạ có lúa ḿ.
2. V́ Ngài đă chuẩn bị như thế nầy cho ruộng đất: Ngài đă tưới giội nước vào
những luống cày, và Ngài san bằng mô cao của ruộng đất, Ngài làm cho đất mềm bởi
thấm nước mưa, Ngài chúc phúc cho mầm cây trong đất.
3. Chúa đă ban cho một năm hồng ân, và lốt xe ngự giá của Ngài khơi nguồn phong
phú. Đống đất hoang vu có nước chảy đầm đ́a, và các đồi núi vận xiêm y hoan hỉ.
4. Đồng ruộng đông chật những đoàn chiên dê, và các thung lũng được che lợp bằng
ngũ cốc, muôn loài đều hát xướng và hoan ca.
BÀI ĐỌC II: Rom 8:18-23
“Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời nầy không thể sánh với vinh
quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. V́ chưng các tạo vật ngóng trông sự
mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đă phải tùng phục cảnh hư ảo, không
phải v́ chúng muốn như vậy, nhưng v́ Đấng đă bắt nó phải tùng phục với hy vọng
là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi ṿng nô lệ sự hư nát, để được thông phần
vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa. V́ chúng ta biết rằng cho đến bây
giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con.
Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những kẻ hưởng ơn đầu mùa
của Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và
ơn cứu độ thân xác chúng ta.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Lời Cha là chân lư; xin hăy thánh hóa chúng
trong sự thật”. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 13:1-23
“Ḱa, có người gieo giống đi gieo lúa”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ven bờ biển. Dân chúng tụ tập
quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, c̣n tất cả dân
chúng th́ đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người
nói: “Nầy đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống
vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên sỏi đá, chỗ có ít đất,
nó liền mọc lên, v́ không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và v́
không đâm rea sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên
nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một
trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi. Ai có tai th́ hăy nghe”. Các môn đệ đến
gần thưa Người rằng: “Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ”? Người đáp lại:
“Về phần các con, đă cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, c̣n họ th́ không cho
biết. V́ ai đă có, th́ ban thêm cho họ được dư dật; c̣n kẻ không có, th́ cái họ
có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: V́ họ nh́n mà không
thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên
tri Isaia nói về họ rằng: “Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu trố mắt nh́n mà
chẳng thấy ǵ. V́ ḷng dân nầy đă ra chai đá, họ đă bịt tai nhắm mắt lại, kẻo
mắt thấy được, tai nghe được, và ḷng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa
chúng cho lành”. Phần các con, phúc cho mắt các con, v́ được thấy; và phúc cho
tai các con, v́ được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và
nhiều đấng công chính đă ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được
thấy; mong ước điều các con nghe, mà không được nghe. Vậy, các con hăy nghe dụ
ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, th́
quỷ dữ đến cướp lấy điều đă gieo trong ḷng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc
đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, th́ tức khắc vui ḷng chấp
nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong ḷng nó, đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi
cuộc bách hại gian nan xảy đến v́ lời Chúa, th́ lập tức nó vấp ngă. Hạt rơi vào
bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng ḷng lo lắng việc đời, ham mê của cải,
khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất
tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được
một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi”.
Phúc Âm của Chúa.
Suy Niệm Lời Chúa
“Có hạt giống
rơi xuống…”
Theo chiều hướng Phụng Vụ Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh về Mầu Nhiệm Chúa Kitô
Sự Sống Tái Sinh qua Chứng Từ Giáo Hội, Giáo Hội đă bỏ nguyên đoạn Phúc Âm Thánh
Mathêu 12 để sang đoạn 13. Đoạn Phúc Âm 12 của Thánh Mathêu không được Giáo Hội
sử dụng đến cho phụng vụ Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh này gồm có những chi tiết,
như việc các môn đệ hái đọt lúa trong Ngày Hưu Lễ (12:1-8), việc Chúa Giêsu chữa
lành cho một người bại tay cũng trong Ngày Hưu Lễ (12:8-15), lời tiên tri nói về
việc Chúa Giêsu làm các phép lạ chữa lành (12:16-21), việc nhóm Pharisiêu lộng
ngôn phạm thượng sau khi Chúa Giêsu trừ quỉ ám cho một người bị mù và câm
(12:22-37), phản ứng của Chúa Giêsu trước lời yêu cầu của nhóm luật sĩ và biệt
phái muốn được xem phép lạ (12:38:45), và việc Chúa Giêsu được báo là có thân
nhân của Người muốn gặp Người (12:46-50).
Sở dĩ bài Phúc Âm tuần trước và tuần này hợp với nhau là v́ có liên hệ ư nghĩa
với nhau về phụng vụ. Ở chỗ, nếu bài Phúc Âm tuần trước, cuối đoạn 11, thuật lại
lời Chúa Giêsu khẳng định chỉ có những kẻ bé mọn nhất mới có thể thấu triệt được
Mạc Khải Thần Linh, một Mạc Khải có nội dung là chính Chúa Cha và Chúa Con, th́
bài Phúc Âm tuần này, ở đầu đoạn 13, thuật lại dụ ngôn gieo giống và thân phận
của chính hạt giống. Như thế, chúng ta có thể hiểu ư nghĩa phụng vụ ở đây là Mạc
Khải Thần Linh. Thật vậy, ư nghĩa phụng vụ về Mạc Khải Thần Linh này đă được
sáng tỏ qua tiến tŕnh liên tục của các bài Phúc Âm từ các tuần trước cho tới
nay. Thật vậy, Mạc Khải Thần Linh chính là chủ đề truyền giáo tổng quát liên
quan đến “Triều Đại Thiên Chúa đă đến” ở Chúa Nhật XI bốn tuần trước; Mạc Khải
Thần Linh là “những ǵ các con nghe trong bóng tối, trong âm thầm” cần phải được
“rao giảng giữa ban ngày và trên mái nhà” ở Chúa Nhật XII ba tuần trước; Mạc
Khải Thần Linh là “phần thưởng” cho những ai tiếp nhận thành phần thừa sai là
tiếp nhận chính Đấng sai phái họ ở Chúa Nhật XIII hai tuần trước; Mạc Khải Thần
Linh là “những ǵ Cha đă giấu những kẻ thức giả và khôn lanh song tỏ cho những
kẻ bé mọn nhất biết” ở Chúa Nhật XIV tuần vừa rồi; và Mạc Khải Thần Linh chính
là “hạt giống” được gieo văi và rơi xuống 4 môi trường khác nhau ở bài Phúc Âm
Chúa Nhật XV tuần này. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy ư nghĩa phụng vụ Mạc Khải Thần
Linh được tiếp tục vào các Chúa Nhật XVI và XVII về các dụ ngôn Nước Trời.
Riêng bài Phúc Âm Chúa Nhật XV hôm nay, v́ ư nghĩa phụng vụ đang chú trọng đến
chính Mạc Khải Thần Linh, nên Giáo Hội chỉ buộc đọc phần dụ ngôn gieo giống mà
thôi, từ câu 1 đến câu 9, c̣n phần Chúa Giêsu cắt nghĩa dụ ngôn này cho các tông
đồ nghe, từ câu 10 đến 23, Giáo Hội để trong ngoặc, tức không buộc đọc. Sự kiện
nhấn mạnh đến Mạc Khải Thần Linh hơn là thành phần lănh nhận Mạc Khải Thần Linh
này c̣n được sáng tỏ ở chỗ, Giáo Hội đă chọn những lời trong Sách Tiên Tri Isaia
trong bài đọc thứ nhất về bản chất và tác dụng của lời Chúa một khi được xuất
phát từ cửa miệng Thiên Chúa. Câu đáp ca cũng cho thấy rơ ư nghĩa phụng vụ về
Mạc Khải Thần Linh: “Hạt giống rơi xuống đất tốt sẽ trổ sinh mùa màng tốt tươi”.
Giờ đây chúng ta hăy đi sâu vào chủ đề Mạc Khải Thần Linh với những chi tiết của
bài Phúc Âm hôm nay.
Trước hết, chúng ta nhận thấy có mấy điều đáng chú ư trong bài Phúc Âm về dụ
ngôn gieo giống hôm nay. Thứ nhất là người gieo giống, thứ hai là hạt giống và
thứ ba là môi trường của hạt giống.
Về người gieo giống, chắc chắn là muốn gieo hạt giống vào đất tốt để hạt giống
có thể sinh hoa kết trái theo ḷng họ mong ước. Thế nhưng tại sao người gieo
giống lại để cho hạt giống gieo vào những môi trường khác nhau, nhất là những
nơi bất lợi cho hạt giống? Phải chăng t́nh trạng bất lợi của hạt giống là do lỗi
của người gieo giống?
Về hạt giống th́ chỉ có một loại hạt duy nhất chứ không phải nhiều loại khác
nhau. Bởi thế mới cùng một hạt giống khi rơi xuống những môi trường khác nhau
th́ sinh ra những thành quả khác nhau? Phải chăng hạt giống chẳng những lệ thuộc
vào việc gieo văi của người gieo giống, mà c̣n hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường
của ḿnh nữa?
Về môi trường của hạt giống, nếu chỉ có một thứ hạt giống duy nhất, th́ cũng chỉ
có một mảnh đất duy nhất chứ không phải bốn mảnh đất khác nhau, nhưng mảnh đất
duy nhất này có chỗ tốt, có chỗ xấu không đồng đều nhau, như chỗ có sỏi đá, chỗ
có gai góc, chỗ chỉ là vệ đường, chỗ mầu mở v.v. Nhưng những chỗ đất khác nhau
này tự nó như vậy hay do bởi cái ǵ làm cho chúng như thế?
Thế nhưng, những vấn đề của ba khía cạnh liên quan đến người gieo giống, đến
chính hạt giống và đến môi trường của hạt giống được nêu lên trên đây không thể
nào giải quyết được nếu không làm sáng tỏ vấn đề của bài đọc thứ nhất hôm nay,
đó là vấn đề “lời của Ta cũng thế, một khi thoát ra khỏi miệng của Ta sẽ không
trở lại với Ta vô ích mà lại không làm theo ư của Ta, đạt được mục đích Ta muốn
sai đi”. H́nh như có sự mâu thuẫn giữa bài đọc thứ nhất và bài Phúc Âm. Ở chỗ,
nơi bài đọc thứ nhất, lời Chúa một khi được phát ra nhất định phải trổ sinh hoa
trái. Trong khi nơi bài Phúc Âm, nếu hạt giống là biểu hiệu cho lời Chúa, th́
lời Chúa ở đây thua nhiều hơn thắng, không hoàn toàn trổ sinh hoa trái, v́ lời
Chúa rơi vào ba môi trường xấu và chỉ rơi vào một môi trường tốt.
Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài Phúc Âm ở phần được đóng ngoặc không buộc đọc, th́ hạt
giống, theo chính miệng Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ của Người nghe,
không phải là lời Chúa, mà lại là thành phần được nghe loan báo “sứ điệp về
triều đại Thiên Chúa”. Như thế, theo bài Phúc Âm hôm nay, thành phần nghe loan
báo và rao giảng “sứ điệp về triều đại Thiên Chúa” không phải là môi trường của
hạt giống, mà là chính hạt giống. Đây, chúng ta hăy đọc lại những ǵ Chúa Giêsu
dẫn giải về dụ ngôn hết sức sâu nhiệm về ư nghĩa của Người: “Hạt rơi ở dọc đường
là con người nghe sứ điệp về triều đại Thiên Chúa mà không hiểu ǵ về sứ điệp ấy…
Hạt rơi trên sỏi đá là con người nghe sứ điệp này liền vui vẻ nhận lấy. Nhưng họ
không đâm rễ nên họ chỉ tồn tại một thời gian… Hạt được gieo vào bụi gai là con
người nghe sứ điệp ấy, nhưng sự lo toan thế gian và ḷng tham lam tiền bạc đă
làm cho sứ điệp này chết nghẹt đi… Nhưng hạt được gieo trên đất tốt là con người
nghe sứ điệp ấy và nhận lấy. Họ chính là người sinh lợi gấp trăm hay sáu mươi
hoặc ba mươi”.
Nếu hạt giống là “con người nghe sứ điệp về Triều Đại Thiên Chúa” th́ phải chăng
người gieo giống là người đi gieo những thứ người khác nhau đối với sứ điệp cứu
độ này? Vậy ai là người gieo giống con người này? Rất tiếc Chúa Giêsu đă không
cho các môn đệ biết đích danh và chân tướng của nhân vật ấy, trong dụ ngôn người
gieo giống của bài Phúc Âm hôm nay, nhưng Người quả thực có cho các môn đệ biết
về “người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh” là ai trong bài Phúc Âm về lúa và
cỏ ḷng vực tuần tới.
Nếu hạt giống là “con người nghe sứ điệp về Triều Đại Thiên Chúa” th́ phải chăng
bài Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh đến đối tượng của Mạc Khải Thần Linh hơn là chính
Mạc Khải Thần Linh, chính lời Chúa như bài đọc thứ nhất đề cập tới. Thật ra, nếu
chúng ta hiểu ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay theo chiều hướng của Mầu Nhiệm và
Biến Cố Nhập Thể, chúng ta có thể giải tỏa được phần nào những khúc mắc của dụ
ngôn gieo giống được nêu lên trên đây.
Thật vậy, hạt giống tự bản chất chính là Lời Chúa: “Từ ban đầu đă có Lời, Lời ở
nơi Thiên Chúa. Lời chính là Thiên Chúa” (Jn 1:1). Thế nhưng, một khi được gieo
xuống th́ đă trở thành một con người: “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng
ta” (Jn 1:14). Lời Nhập Thể thực sự là một Con Người, khi mặc lấy bản tính của
loài người. Và nhờ hóa thành nhục thể, Lời đă đồng hóa với mọi người, nhất là
với thành phần hèn kém nhất trong loài người (x. Mt 20:40,45), đă “trở nên mọi
sự cho mọi người” (1Cor 9:20), nhất là cho thành phần “nghe sứ điệp về Triều Đại
Thiên Chúa” như vệ đường, sỏi đá hay bụi gai, thành phần mà Người đă kêu gọi
“hăy đến với Tôi” trong bài Phúc Âm tuần trước.
Về phần ḿnh, v́ được ngôi hiệp với thần tính, tự bản chất nhân tính của Người
là một mảnh đất tốt. Nhưng v́ mang thân phận của một con chiên gánh tội trần
gian (xem Jn 1:29), nhân tính tuyệt hảo ấy đă trở nên như một vùng sỏi đá gập
ghềnh khó đi làm cho nhiều người vấp ngă (x Lk 2:34), trở thành một viên đá vô
dụng bị loại bỏ bên vệ đường bởi đám thợ xây (x Acts 4:11; Mt 21:42), trở thành
một mảnh đất đầy những gai góc bệnh hoạn tật nguyền của con người (x Mt 8:17),
thậm chí phải chết đi như con người, nhưng lại là một bụi gai thần hiển, bị
thiêu song không rụi (x Ex 3:2), Tử Nạn song Phục Sinh.
Như thế, quả thực đúng như lời Thiên Chúa phán qua miệng tiên tri Isaia trong
bài đọc thứ nhất: “lời của Ta cũng thế, một khi thoát ra khỏi miệng của Ta sẽ
không trở lại với Ta vô ích mà lại không làm theo ư của Ta, đạt được mục đích Ta
muốn sai đi”. Ở chỗ, Lời Nhập Thể, qua Nhân Tính Vượt Qua của ḿnh, đă hoàn trọn
“ư Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4): “Mặc
dù là Con, song Người đă biết vâng lời qua những ǵ phải chịu, để khi thành
toàn, Người đă trở thành căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục
Người” (Heb 5:8-9).
Bởi thế, trong Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, loài người nói chung đă được cứu
độ, điển h́nh và thực tế nhất là thành phần tỏ ra “tín phục Người” qua Bí Tích
Rửa Tội, thành phần mà, như Thánh Phaolô khẳng định trong bài đọc thứ hai hôm
nay là “toàn thể tạo vật đang ngong ngóng trông đợi cuộc hiển hiện của (họ là)
những người con Thiên Chúa”. Như thế, Lời Nhập Thể chẳng những biến đổi con
người có bản tính được Người đă mặc lấy khi xuống trần gian, mà c̣n qua nhân
loại, nhất là qua “hạt giống tốt gieo trong ruộng của ḿnh” (như bài Phúc Âm
tuần tới nói tới), Người biến đổi cả vũ trụ này nữa vậy.
(Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL)