Chuùa Nhaät

21/7: Thánh Daniel (610-535 BC)

Là một trong những tiên tri thời Cựu Ước.

Thường được vẽ h́nh đang ở trong hang sư tử,

nơi ngài được cứu sống bằng một phép lạ.

CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: Sap 12:13. 16-19
“Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại”


Bài trích sách Khôn Ngoan.
Ngoài Chúa, không có Chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngơ hầu minh chứng rằng: Chúa không đoán xét bất công. V́ chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và v́ Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra, khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nh́n biết Người. V́ là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy ḷng khoan dung: V́ khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.
Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, Chúa nhân hậu và khoan dung.


1. Lạy Chúa, v́ Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời tôi khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng tôi van nài.
2. Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. V́ Ngài cao cả và làm những điều kỳ diệu, duy một ḿnh Ngài là Thiên Chúa.
3. Nhưng lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất b́nh, rất mực khoan dung và thủ tín. Xin đoái nh́n đến tôi và xót thương tôi.


BÀI ĐỌC II: Rom 8:26-27
“Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. V́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp. Nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Đấng thấu suốt tâm hồn, th́ biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi v́ Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ư Thiên Chúa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 13:24-43
“Hăy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”


Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: “Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng ḿnh. Trong lúc mọi người ngủ, th́ kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông th́ cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đă không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đă làm như thế”. Đầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng ḷng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hăy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hăy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lăm cho ta”. Người lại nói với họ một dụ ngôn khác mà rằng: “Nước Trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng ḿnh. Hạt nó bé nhỏ hơn mọ i thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, th́ lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi nghành nó”. Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: “Nước Trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men”. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều ǵ với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đă chép rằng: “Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta đă tỏ ra nhũng điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian”. Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: “Xin thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”. Người đáp rằng: “Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. C̣n hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, th́ ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha ḿnh. Ai có tai để nghe th́ hăy nghe”.
Phúc Âm của Chúa.


 

Suy Niệm Lời Chúa

 

“Hạt giống tốt trong ruộng”

 


Chứng Từ Giáo Hội nơi Phụng Vụ Lời Chúa

Nếu “Triều đại Thiên Chúa đă đến” là chủ đề rao giảng của các vị tông đồ được Chúa Giêsu sai đi trong bài Phúc Âm Thánh Mathêu Chúa Nhật XI trước đây, th́ “Triều đại Thiên Chúa” tự bản chất vốn mầu nhiệm ấy như thế nào, đă được Chúa Giêsu mạc khải cho con người biết bằng những dụ ngôn, điển h́nh là dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay và hai dụ ngôn trong bài Phúc Âm tuần tới.

Thật ra trong bài Phúc Âm hôm nay không phải chỉ có một mà là ba dụ ngôn về Triều Đại Thiên Chúa: thứ nhất là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như một người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”; thứ hai là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như hạt cải có người lấy gieo trong ruộng của ḿnh”; và thứ ba là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như men được người đàn bà lấy vùi vào ba đấu bột”. Tuy nhiên, hai dụ ngôn sau, theo Sách Bài Đọc tiếng Anh, được Giáo Hội để trong ngoặc không buộc đọc. Tại sao? Phải chăng, tại v́ ư nghĩa của dụ ngôn thứ nhất thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh qua Chứng Từ Giáo Hội? Thật vậy, Chứng Từ Giáo Hội đây là ǵ, nếu không phải, thực tế nhất và sống động nhất ở nơi hay thể hiện qua thành phần Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô nói chung và thành phần Kitô hữu chứng nhân của Người nói riêng. Vậy trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta t́m thấy ǵ liên quan đến vấn đề Chứng Từ Giáo Hội này?

Trước hết, trong phần Phúc Âm không buộc đọc, Chúa Giêsu đă cắt nghĩa cho các tông đồ biết ư nghĩa của các h́nh ảnh được Người sử dụng và nhắc đến trong dụ ngôn: “Người nông phu gieo hạt giống tốt là Con Người; thửa ruộng là thế gian, hạt giống tốt là các công dân Nước Trời. Cỏ lùng là thành phần môn đệ của tên gian ác và kẻ thù gieo rắc thành phần gian ác này là ma quỉ. Mùa gặt là tận thế trong khi thợ gặt là các thiên thần”. Căn cứ vào phần giải thích này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được rằng dụ ngôn hôm nay, dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói ngay từ đầu “Triều đại Thiên Chúa giống như có người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”, là dụ ngôn về thành phần “các công dân Nước Trời”. Chúng ta có thể chuyển dịch câu mở đầu của dụ ngôn hôm nay thế này: “Triều đại Thiên Chúa là việc Con Người sai các môn đệ của ḿnh vào thế gian”. Như thế, nếu câu chuyển dịch này không sai th́ dụ ngôn thứ nhất, cũng là dụ ngôn chính yếu trong bài Phúc Âm hôm nay, quả thực là dụ ngôn hợp với chủ đề Chứng Từ Giáo Hội của chung Mùa Phụng Vụ Thường Niên Hậu Phục Sinh. V́ thời điểm trước Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là thời điểm Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đă thông ban Thánh Thần cho các tông đồ (x Jn 20:22) và sai các vị đi khắp thế gian (x Mt 28:19; Mk 16:15) để làm chứng về Người và cho Người (x Lk 24:48; Acts 1:8) tới tận cùng trái đất (x Acts 1:8).

Chứng Từ Giáo Hội nơi Dụ Ngôn Giống Tốt

Chủ đề Chứng Từ Giáo Hội của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh này, qua dụ ngôn thứ nhất của bài Phúc Âm hôm nay, c̣n được sáng tỏ hơn nữa bởi những chi tiết được Chúa Giêsu cắt nghĩa về thân mệnh của hạt giống tốt là thành phần môn đệ chứng nhân trong thửa ruộng thế gian. Ở chỗ, họ chắc chắn sẽ phải chịu bách hại, và thậm chí sẽ bị sát hại, bởi ma quỉ là tên gian ác đă gieo rắc đầy giẫy thành phần môn đệ cỏ lùng của hắn vào trong thế gian để chen lấn và đán áp họ đến cùng, cho đến mùa gặt tận thế. “Trong khi mọi người đang ngủ th́ kẻ thù của người ấy đến gieo cỏ lùng chung với lúa của ông rồi bỏ đi. Khi lúa bắt đầu chín và trổ hạt th́ cỏ lùng cũng xuất hiện”. Thế nhưng, theo ư của chủ ruộng, qua lời ông trả lời với nhóm đầy tớ nhiệt t́nh, th́ thành phần kẻ lành, tức thành phần Chứng Từ Giáo Hội này, dù tinh thần “không thuộc về thế gian” (x Jn 17:14,16) song bản thân hay thân xác cũng cần phải “sống trong thế gian” (x Jn 17:11), để nhờ đó, nhất là nhờ những gian nan khốn khó, họ mới có thể chiếu giải ánh sáng của họ là Chúa Kitô ra (x Mt 5:14; Jn 8:12) hầu làm tan biến bóng tối thế gian, tan biến bóng tối nơi thế giới của thành phần “yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19). V́, Giáo Hội được Chúa Kitô thành lập là một thành xây trên núi, và môn đệ Kitô hữu của Người là những ngọn đèn được Người thắp lên không phải để đặt dưới đáy thùng mà là để đặt trên đế cao hầu có thể soi sáng cho cả nhà (x Mt 5:14-15).

Trong dụ ngôn thứ nhất trong bài Phúc Âm hôm nay, dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như có người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh”, qua những ǵ Chúa Giêsu giải thích, chúng ta thấy được mạc khải về nguồn gốc và tác dụng của sự dữ đối với thành phần môn đệ Sống Thánh Chứng Nhân của Chúa Kitô.

Trước hết, về nguồn gốc, sự dữ hay kẻ gian ác là do ma quỉ gieo rắc mà có: “Các người đầy tớ của chủ ruộng đến nói với ông: ‘Thưa ông, ông đă không gieo giống tốt trong ruộng của ông sao? Vậy tại sao lại có cỏ lùng?’ Ông đáp: ‘Ta thấy có bàn tay kẻ thù của ta nhúng vào việc này’”. Tại sao ma quỉ là nguồn gốc của sự dữ cũng như của những kẻ gian ác trên thế gian này, nếu không phải, như Chúa Giêsu đă nói với dân Do Thái, “nơi hắn không có sự thật. Dối trá là bản chất của hắn; hắn là tên gian trá và là cha của các thứ dối trá” (Jn 8:44).

Sau nữa, về tác dụng của sự dữ đối với thành phần môn đệ chứng nhân Chúa Kitô, đó là để tạo cơ hội làm cho đức tin của họ được cứng cát hơn và sáng tỏ hơn. Đó là lư do chủ ruộng đă không cho phép nhóm đầy tớ đi nhổ cỏ ḷng vực tai hại mọc chung với lúa: “Các người đầy tớ nói với ông: ‘Thế ông có muốn chúng tôi đi nhổ chúng lên chăng?’ Ông đáp: ‘Đừng, kẻo khi anh em nhổ cỏ lùng th́ lại nhổ cả lúa nữa’”. Như thế, việc “công dân Nước Trời” là hạt giống tốt được gieo trong ruộng thế gian đây bị cỏ lùng đàn áp và sát hại không phải là do bởi ma qủi có thể tự động hoành hành theo như bản chất gian trá của ḿnh, cho bằng bởi chính Thiên Chúa, Đấng vô cùng khôn ngoan, lân ái và toàn năng, như bài đọc một hôm nay tuyên nhận, đă để xẩy ra như vậy hầu làm lợi cho chính những kẻ thuộc về Ngài, đúng như Vị Tông Đồ Phaolô cảm nhận và xác tín như sau: “Những ai Thiên Chúa biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho họ được thông phần h́nh ảnh Con Ngài” (Rm 8:29), Đấng “Ngài đă không tiếc xót song đă trao nộp v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32).

Chứng Từ Giáo Hội nơi Thửa Ruộng Thế Gian

Thật ra, thửa ruộng thế gian không phải là của ma qủi, dù hắn được chính Chúa Giêsu gọi là “vương chủ thế gian” (Jn 14:30), v́ hắn “là tên sát nhân ngay từ ban đầu” (Jn 8:44), là kẻ chiếm đất giành dân của Đấng đă dựng nên tất cả mọi sự và “thấy mọi sự Ngài đă tạo dựng tốt lành” (Gen 1:31). Đúng hơn, chủ quyền của thửa ruộng thế gian này vẫn là của Thiên Chúa, của Đấng cho phép hắn gieo cỏ lùng trong “ruộng của ḿnh” (Mt 13:24,27) “cho đến mùa gặt là tận thế”. Chính v́ thế, theo dự án thần linh của ḿnh, Thiên Chúa vẫn có cách để làm cho Triều Đại của Ngài hoàn toàn trị đến trên thế gian này. Trước hết là trị đến nơi Giáo Hội, thành phần hạt giống tốt được Con Ngài là người gieo giống sai vào thế gian và ở trong thế gian song không thuộc về thế gian, sau đó và nhờ đó, là trị đến trên khắp thế gian cho đến tận cùng trái đất. Đó là lư do, ngay sau dụ ngôn thứ nhất về hạt giống tốt được gieo trong ruộng, Giáo Hội c̣n cho phép, nếu được, đọc cả hai dụ ngôn kế tiếp, đó là dụ ngôn hạt cải và nắm men, hai dụ ngôn dù sao cũng có liên hệ mật thiết với dụ ngôn thứ nhất. Ở chỗ nào? Nếu không phải ở chỗ tác dụng của Chứng Từ Giáo Hội trong thế gian.

Đúng vậy, hạt cải đây và nắm men đây có thể được hiểu là Giáo Hội, mầm mống Nước Thiên Chúa trên thế gian, đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội Lumen Gentium, đă cảm nhận và tuyên tín: “Giáo Hội – tức vương quốc của Chúa Kitô luôn luôn hiện diện cách mầu nhiệm – phát triển một cách tỏ tường trên thế gian nhờ quyền lực của Thiên Chúa” (đoạn 3). Sở dĩ Giáo Hội có quyền năng làm cho thế gian trở thành Vương Quốc của Thiên Chúa, làm cho Triều Đại Thiên Chúa trị đến, trước hết và trên hết, là do Thần Linh Thiên Chúa, linh hồn của Giáo Hội. Đó là lư do, ngay sau khi Phục Sinh từ trong cơi chết, Chúa Kitô đă ban Thánh Thần cho các tông đồ (x Jn 20:22), và đă sai Thánh Thần xuống trên các vị trong Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 1:1-4), Vị Thánh Linh của chính Người, Vị Thánh Linh đă tác thành Người trong cung ḷng trinh nguyên của Đức Nữ Maria Nazarét (x Mt 1:20); Lk 1:35), đă ở với Người trong suốt cuộc sống (x Lk 3:22, 4:1, 10:21 v.v.), và nhất là đă làm cho Người phục sinh từ trong kẻ chết (x Rm 8:11).

Chính v́ thế, bài đọc thứ hai hôm nay đă xác tín: “Thần Linh cũng giúp đỡ chúng ta trong nỗi yếu hèn của chúng ta… Thần Linh chuyển cầu cho các thánh đúng như Thiên Chúa muốn”. Phải, Giáo Hội không thể nào làm chứng cho Chúa Kitô nếu không có Thánh Thần của Người, Vị Thánh Thần “dẫn các con vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), tức làm cho Giáo Hội hoàn toàn thấu triệt Chúa Kitô, để nhờ đó có thể làm chứng về Người và cho Người. Hay nói cách khác, chính Thánh Thần làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô qua Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, thừa tác viên của Ngài. Đó là lư do Chúa Kitô đă khẳng định với các tông đồ về vai tṛ Tác Nhân Thần Linh và Chứng Từ Giáo Hội như sau: “Khi Đấng Huấn Dụ đến, Thần Chân Lư từ Cha mà đến và là Đấng chính Thày từ Cha sai đến, Ngài sẽ làm chứng cho Thày. Các con cũng phải làm chứng nữa” (Jn 15:26-27).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL