Chuùa Nhaät

18/8     Thánh Jane Frances de Chantal (1572-1641)

Là bạn thân của Thánh Phanxicô Salêsiô.

Là một quả phụ khi c̣n trẻ.

Sống nhiều năm với người cha chồng hung dữ và nuôi con,

Thánh nhân đă cùng với Thánh Phanxicô lập ḍng nữ Chị Em Thăm Viếng Thánh Linh.

CHÚA NHẬT XX QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 56:1, 6-7
“Ta sẽ đến dẫn con cái Ta lên núi thánh”


Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Đây Chúaphán: “Hăy giữ luật và thực thi công b́nh, v́ ơn cứu độ của Ta đă gần tới, và sự công chính của Ta sẽ tỏ hiện. Người ngoại ban theo Chúa để phụng sự Chúa và mến yêu danh Người, để trở nên tôi tớ Chúa, tất cả những ai giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Ta, Ta sẽ dẫn chúng lên núi thánh và Ta sẽ cho chúng niềm vui trong nhà cầu nguyện, Ta sẽ nhâỉn những lễ toàn thiêu và hiến tế của chúng trên bàn thờ, v́ nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”.
Lời của Chúa.

 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Chư dân hăy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hăy ca tụng Ngài.
 

1. Xin Thiên Chúa xót thương và chúc phúc lành cho chúng tôi, xin tỏ ra cho chúng tôi thấy long nhan Ngài tươi sáng, để trên địa cầu thiên hạ nh́n biềt đường lối của Ngài, cho chư dân người ta được rơ ơn Ngài cứu độ.
2. Các dân tộc hăy mừng vui và khoái trá, v́ Ngài công b́nh cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.
3. Chư dân hăy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hăy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng tôi, để cho khắp cùng bờ cơi trái đất kính sợ Ngài.

 

BÀI ĐỌC II: Rom 11:13-15, 29-32
“Thiên Chúa an ơn và kêu gọi Israel, th́ Người không hề hồi tiếc”

 

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nói với anh em là những người gốc Dân ngoại rằng: Bao lâu tôi là Tông đồ các Dân ngoại, tôi sẽ tôn trọng chức vụ của tôi, nếu có cách nào làm cho đồng bào tôi phân b́, mà tôi cứu rỗi được ít người trong họ. V́ nếu do việc họ bị loại ra mà thiên hạ được giao ḥa: th́ sự họ được thâu nhận sẽ thế nào, nếu không phải là một sự sống lại từ cơi chết? V́ Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai, th́ Người không hề hối tiếc. Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay v́ họ cứng ḷng tin, nên anh em được thương xót, cũng thế, nay họ không tin, v́ thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót. Thiên Chúa đă để mọi người phải gian hăm trong sự cứng ḷng tin, để Chúa thương xót hết mọi người.
Lời của Chúa.

 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. --- Alleluia.

 

PHÚC ÂM: Lc 1:39-56
“Nầy bà, bà có ḷng mạnh tin”

 

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, th́ liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: “Lạy Ngài là con Vua Đavit, xin thương xót tôi: Con gái tôi bị qủy ám khốn cực lắm”. Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà xin rằng: “Xin Thầy thương để bà ấy về đi, v́ bà cứ theo chúng ta mà kêu măi”. Người trả lời: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel”. Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi”. Người đáp: “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Bà ấy đáp lại: “Vâng, lạy Ngài, v́ chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”. Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: “Này bà, bà có ḷng mạnh tin. Bà muốn sao th́ được vậy”. Và ngay lúc đó, con gái bà đă được lành.
Phúc Âm của Chúa.

 

 

"Cái bà này cứ lẻo nhẻo theo chúng ta hoài"
 

 

Nước Cờ Hiểm Đức Tin

Bài Phúc Âm hôm nay Thánh Mathêu thuật lại cho chúng ta thấy việc Chúa Giêsu trừ quỉ cho đứa con gái của một người đàn bà Canaan. Thế nhưng, để đứa con gái này được thoát khỏi quỉ ám, mẹ của nó đă phải trải qua một cơn thử thách, có thể nói, c̣n kinh khủng hơn những ǵ nó phải chịu về tâm lư và thể lư bởi quỉ ám nữa. Bởi v́, người mẹ ngoại bang không phải là dân Do Thái này đă chịu một cơn thử thách về lănh vực siêu nhiên, về đức tin. Có thể nói, người Do Thái chính cống, vốn có đức tin, vốn được thừa hưởng đức tin do cha ông của họ để lại, chưa chắc đă có đức tin mănh liệt như người mẹ này đă tỏ ra trước Chúa Giêsu và thành phần môn đệ tông đồ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay. Thật vậy, như trường hợp tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm tuần trước, dù đi trên nước chưa tiến được với Thày ḿnh về thể lư đă ch́m xuống nước, nhưng thật sự ngài đă nắm được Thày ḿnh về tâm linh khi c̣n tỉnh táo kêu lên "Thày ơi, cứu con với" trong lúc nguy biến nhất thế nào, người mẹ ngoại bang này cũng gặp được Chúa Giêsu trước khi Người tỏ ḿnh ra bằng việc trừ quỉ cho con gái của bà. Ở chỗ, bà đă chấp nhận mọi sự hết sức bất lợi cho bản thân của bà trước khi con của bà được khỏi quỉ ám. Do đó, ngay câu mở đầu, bà đă đồng hóa bà với con của bà khi thưa cùng Chúa Giêsu: "Lạy Thày, Con Vua Đavít, xin thương xót tôi". Bà không nói "xin thương xót con gái của tôi", mà là "xin thương xót tôi". Ngay sau đó, bà đă xác định rơ tại sao "bà" cần được "Con Vua Đavít" thương xót như thế: "Đứa con gái của tôi bị quỉ làm khốn quá sức". Có nghĩa là cái khổ của con bà cũng là của bà. Nó khổ th́ bà cũng chẳng sung sướng ǵ. Bởi thế, nếu Chúa Giêsu trừ quỉ cho nó cũng chính là việc Người thương bà vậy.

Cuộc thử thách đức tin đối với một người ngoại đạo Do Thái như bà đă diễn tiến qua ba giai đoạn: bị coi thường, bị hất hủi và bị nhục mạ. Giai đoạn thứ nhất, bà như bị Chúa Giêsu coi thường, ở chỗ, sau khi nghe bà lớn tiếng kêu xin như thế, Phúc Âm đă thuật lại là "Người đă không trả lời bà ǵ cả". Giai đoạn thứ hai, bà bị các môn đệ của Người khinh khi hất hủi, giai đoạn này có thể bà không biết, v́ các vị bấy giờ nói riêng với Chúa Giêsu: "Xin Thày tống bà ấy đi. Bà ta cứ lẻo nhẻo theo chúng ta hoài", và lời yêu cầu này của các vị dường như đă được Chúa Giêsu chấp nhận, qua lời đáp của Người "Thày chỉ được sai đến với thành phần chiên lạc của nhà Yến Duyên mà thôi". Bởi thế, sang giai đoạn thứ ba, bà như đă bị Chúa Giêsu ra mặt xỉ nhục vô cùng thậm tệ, ở chỗ, sau khi nghe bà cứ lải nhải: "Thày ơi xin thương tôi đi mà!", Người liền giáng cho bà một câu vô cùng nhục nhă, ấn bà xuống tận bùn đen: "Không được lấy bánh của con cái mà ném cho loài chó". Phải nhận là người đàn bà lương dân ngoại đạo này có một nhân đức phi thường, phi thường hơn cả nhóm Pharisiêu và luật sĩ là thành phần vẫn tự cho ḿnh là công chính. Bởi thế, trước lời lẽ vô cùng xỉ nhục của Chúa Giêsu, bà vẫn b́nh tĩnh và khiêm nhượng thân thưa: "Vâng, lạy Thày, dù thế đi nữa, những con chó cũng được hưởng những vụn bánh từ bàn chủ của chúng rơi xuống đất cơ mà".

Người phụ nữ ngoại đạo này không ngờ cao cờ như vậy, bà đă chơi ván cờ đức tin thật là tuyệt vời. Bà đă giải được nước cờ thế của Chúa Giêsu. Ở chỗ, dù bị chiếu tướng bất ngờ, bà chẳng những không bị thua trước nước cờ độc của Người, trái lại, bà c̣n chiếu tướng lại Người, làm cho Người bị bí trước nước cờ hiểm của bà. Người đành chịu thua: "Hỡi bà, bà có đức tin mạnh lắm! Điều bà muốn sẽ được thực hiện". Thật ra không phải Chúa Giêsu thua người phụ nữ này, mà Người đă thắng bà. Đối với Người, bà là ḥn ngọc quí mà Người đă vớ được, như Người đă ví trong dụ ngôn Triều đại Thiên Chúa giống như một thương gia đi t́m kiếm viên ngọc quí. C̣n đối với người đàn bà Canaan này, Chúa Giêsu là thửa ruộng chôn kho tàng vô cùng quí báu mà bà đă phải đánh đổi bằng cả danh dự của bà để chứng tỏ bà đă tin Con Vua Đavít ấy là Con Thiên Chúa, Đấng duy nhất có toàn quyền trừ quỉ cho con gái của bà. Qua lời lẽ cuối cùng của bà, bà đă tuyên xưng đức tin vào Vị Thiên Chúa Tối Cao, Đấng chẳng những là Chúa của dân Do Thái mà c̣n là Chúa của tất cả mọi dân tộc trên thế gian này nữa, trong đó có thứ dân ngoại tộc Do Thái của bà: Dù là "chó" cũng có "chủ", bởi đó "chó" Dân Ngoại như bà, thứ dân sống ngay bên cũng như sống trong cùng một mảnh Đất Hứa với Dân Chúa, cũng có thể được thừa hưởng những ǵ thừa thăi của "con cái" Do Thái.

Chứng Từ Giáo Hội qua Nước Cờ Đức Tin

Trong việc chữa lành cho đứa con gái của người phụ nữ Canaan này, Chúa Giêsu không phải chỉ có ư tỏ ḿnh ra cho đứa con gái của bà, hay cho chính bà, cho bằng cho các môn đệ của Người. V́ người đàn bà này đă có đức tin, một đức tin làm nên phép lạ, một đức tin làm xiêu ḷng Thiên Chúa, một đức tin muốn ǵ được nấy. C̣n con gái của bà không có mặt bấy giờ chỉ là cơ hội để Người dùng trong việc tỏ ḿnh ra mà thôi, một đứa con gái đă được thừa hưởng đức tin mạnh mẽ của mẹ nó. Phần các môn đệ, các vị cũng đă tin vào Người là Thày của các vị, bằng không, các vị đâu thể nào theo một nhân vật chẳng những vô danh mà c̣n bị kịch liệt chống đối như Người. Tuy nhiên, v́ các vị được Người tuyển chọn để làm chứng nhân cho Người, thành phần chứng nhân tiên khởi, thành phần làm nền tảng cho Giáo Hội của Người sau này, mà các vị cần phải học nơi Người những ǵ Người không tỏ ra cho những người khác biết. Vậy trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đă muốn các môn đệ tông đồ của Người học nơi Người những ǵ? Nếu không phải học gương đi t́m kiếm viên ngọc quí, chứ đừng có thái độ kỳ thị, khinh thường và xua đuổi những ai không thuộc về dân của ḿnh, những kẻ không thuộc về nhóm của ḿnh, như các vị đă đối xử với người đàn bà Canaan trong bài Phúc Âm hôm nay: "Xin Thày tống bà ta đi. Bà này cứ lẻo nhẻo theo chúng ta hoài". Việc Người thử thách người đàn bà Canaan này một cách khiếp đảm trước mắt các môn đệ của Người như vậy là Người cố ư cho các vị thấy rằng không phải hễ là dân ngoại đều xấu, trái lại, có những ḥn ngọc c̣n quí hơn cả Dân Chúa nữa, như trường hợp người phụ nữ Canaan mà các vị xúi Người xua đuổi bà ấy đi.

Là môn đệ của Đấng đă đến để t́m kiếm và cứu độ những ǵ đă hư trầm (x Lk 19:10), Đấng đă đến không phải để kêu gọi người công chính mà là tội nhân (x. Mt 9:13), các tông đồ chứng nhân tiên khởi của Người mới được Người kêu gọi để sai đến với thành phần chiên lạc nhà Yến Duyên, như Người đă bảo các vị trong bài Phúc Âm Thánh Mathêu Chúa Nhật XII Thường Niên trước đây. Chính Người, trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng minh định Người chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Yến Duyên. Quả thực, về khung cảnh lịch sử không gian và thời gian bấy giờ, Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, chỉ ở giữa dân Do Thái và tỏ ḿnh ra cho họ, thành phần được Cha Người tuyển chọn giữa muôn dân, cũng như đă được Cha Người liên lỉ tỏ ḿnh ra cho họ biết Ngài là Thiên Chúa chân thật duy nhất trong suốt gịng lịch sử trần gian cũng là lịch sử cứu độ của họ, một lịch sử cứu độ cũng liên quan đến cả các dân tộc lân bang của họ, thành phần nhiều lần cũng được nhăn tiền chứng kiến thấy Thiên Chúa của dân Yến Duyên, cho tới khi Ngài tỏ hết ḿnh ra nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người. Thế nhưng, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, được Ngài tỏ ra ngay từ ban đầu, ở đoạn 3 câu 15 trong Sách Khởi Nguyên, th́ Thiên Chúa Hóa Công muốn cứu độ cả loài người nữa, chứ không phải riêng dân Do Thái. Bởi thế, sau khi phục sinh từ trong cơi chết, Chúa Kitô mới sai các môn đệ đi rao giảng muôn dân cho đến tận cùng trái đất bằng việc các vị làm chứng về Người (x Mk 16:15, Acts 1:8). Giáo Hội là Chứng Từ đích thực và sống động của Chúa Kitô trên trần gian này là như thế.

Đó là lư do, ư thức được bản chất của ḿnh là truyền giáo, từ Công Đồng Vaticanô II, qua sắc lệnh Về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Cho Muôn Dân Ad Gentes, cũng như qua các thông điệp về truyền giáo Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI, ban hành ngày 8/12/1975, và Redemptoris Missio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ban hành ngày 7/12/1990, Giáo Hội đă chân nhận nơi các tôn giáo cũng như các nền văn hóa đều có những mầm mống chân thiện, những mầm mống cao quí, chẳng những cần phải được Kitô hữu tôn trọng, mà họ c̣n phải thực hiện việc đối thoại liên tôn để học nơi những tôn giáo hay văn hóa ấy những cái hay, như được thể hiện nơi cá nhân người phụ nữ Canaan trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ đó, Kitô hữu mới có thể Phúc Âm Hóa môi trường sống cùng các mối liên hệ xă hội của ḿnh, như Chúa Giêsu đă hiện thực hóa đức tin của người phụ nữ Canaan khi tỏ ḿnh ra cho bà thấy trong bài Phúc Âm hôm nay vậy. Chủ đề Chứng Từ Giáo Hội cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh được thể hiện trong bài Phúc Âm hôm nay là ở chỗ ấy.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
(viết xong tại khách sạn Waikiki Sunset trên lầu 22, Honolulu sáng Thứ Năm 25/7/2002)

 

 


THƯỢNG ĐẾ CŨNG NGỠ NGÀNG

Trần Mỹ Duyệt




Điều ǵ nơi con người có thể làm cho Thiên Chúa phải ngỡ ngàng?

Con người ngỡ ngàng và sửng sốt về những kỳ công và những sáng tạo của Thiên Chúa. Con người cảm thấy tràn trền xúc động và thổn thức khi đứng trước t́nh yêu vô biên của Ngài. Nhưng phần con người th́ có ǵ để làm cho một Đấng Hóa Công toàn năng vô biên, uy quyền khôn sánh và khôn ngoan tuyệt đối phải ngỡ ngàng. Câu trả lời là có. Con người tuy chỉ là một tạo vật hèn kém, nhưng vẫn có thể làm Thiên Chúa phải sửng sốt và ngỡ ngàng.

Thánh Kinh ghi lại có ít nhất 2 lần con người đă làm Thiên Chúa ngỡ ngàng và sửng sốt. Trường hợp thứ nhất, Thiên Chúa thấy ngỡ ngàng về đức tin của một viên đội trưởng ngoại đạo. Matthêu đă thuật lại khi nghe ông này biểu tỏ niềm tin, và nhân danh niềm tin ấy, xin Thiên Chúa chữa lành người đầy tớ của ḿnh: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. V́ tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này đi, là nó đi. Bảo người kia đến là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi làm cái này là nó làm” (Mt 8: 8-9). Chúa Giêsu đă sửng sốt và nói với mọi người: “Tôi không thấy một người Israen nào có đức tin như thế” (Mt 8:10). Và Ngài đành phải làm phép lạ như một đáp trả đối với niềm tin ấy: “Oâng cứ về đi! Oâng tin thế nào th́ được như vậy” (Mt 8:13).

Cũng trong Tin Mừng của Matthêu, Oâng đă kể lại một lần nữa, Thiên Chúa lại phải thua ḷng tin của con người qua biến cố người đàn bà xứ Canaan đến xin Ngài chữa lành con bà đang bị quỉ ám: “Này bà, ḷng tin bà mạnh thật. Bà muốn sao th́ sẽ được vậy” (Mt 15:28).

Trong cả hai tŕnh thuật trên, Thiên Chúa xem như phải đầu hàng trước đức tin của con người. Không những thế, nói theo ngôn ngữ của con người, th́ Ngài c̣n “khẩu phục, tâm phục” nữa. Chẳng thế mà cả hai trường hợp trên, Chúa Giêsu đă ca ngợi đức tin con người không tiếc lời. Ta hăy nghe Ngài nói với người đội trưởng: “Oâng tin thế nào th́ được như vậy” (Mt 8:10), và với người đàn bà Canaan, th́ Ngài c̣n nhất mạnh hơn: “Bà muốn sao th́ sẽ được vậy” (Mt 15:18). Trong lịch sử con người, đă có ǵ làm cho Thiên Chúa phải sửng sốt và dễ dăi đến như thế nếu không phải là đức tin: “Tôi không thấy một người Israen nào có đức tin như thế” (Mt 8:10), và “Ḷng tin bà mạnh thật” (Mt 15:28).

Nhưng để đức tin của ḿnh chữa được người đầy tớ, và để đức tin của ḿnh xua đuổi được ma quỉ ra khỏi con ḿnh, th́ cả người đội trưởng và người thiếu phụ Canaan đều đă phải qua một cuộc khảo sát và trắc nghiệm rất gắt gao. Trong tương quan giữa con người với con người, khi đă “khẩu phục, tâm phục” ai th́ phải hiểu rằng người được sự kính phục ấy phải xuất sắc, tài ba, và có uy thế hơn người ngưỡng mộ. Và điều này khi ứng dụng vào việc Thiên Chúa làm một phép lạ chỉ v́ niềm tin của con người, hiển nhiên, đức tin ấy cũng phải lớn lao và vững vàng lắm. Ta hăy lấy thí dụ trường hợp thiếu phụ Canaan.

Thử thách trước hết mà Chúa Giêsu dùng để trắc nghiệm ḷng tin của người mẹ đau khổ ấy là “IM LẶNG”. Mặc cho bà kêu xin thảm thiết, lẽo đẽo theo sau van nài. Mặc cho bà viện dẫn lư do này, lư do khác: “Xin rủ ḷng thương tôi. Đứa con gái tôi bị quỉ ám khổ sở lắm” (Mt 8:22). Trong trường hợp bà, sự im lặng của Chúa Giêsu hiểu như một thách đố ghê gớm. Nhưng Chúa càng im lặng th́ bà càng kêu gào thảm thiết. Cuối cùng bà đă vượt qua được phần đầu của cuộc trắc nghiệm, khi các môn đệ sốt ruột với lời kêu xin lải nhải của bà: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, v́ bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu măi” (Mt 15:23). Chúa đă thua sự nhẫn nại và bền chí của bà.

Thử thách thứ hai bà cần phải vượt qua đó là “KHIÊM TỐN”. Thật sự nếu bị đặt vào trường hợp của thiếu phụ này, liệu mấy ai trong chúng ta đă khiêm tốn đủ trước thái độ và lời lẽ như khinh bỉ và coi thường của Chúa Giêsu đối với người thiếu phụ này: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” (Mt 15:26). Khinh bỉ đến thế là cùng. Coi thường phẩm vị con người ta đến thế là cùng. Chúng ta có thể lư luận một cách tương tự và cho rằng, ban ơn hay không ban ơn th́ cũng phải nói sao cho dễ nghe một chút, làm ǵ mà phải gán ghép con người ta với lũ chó. Làm ǵ mà phải ném, phải vứt như thế. Cho th́ cũng nên cho một cách lịch sự, “Của cho không bằng cách cho”. Nhưng Chúa Giêsu cũng đă phải thua ḷng “khiêm tốn” của thiếu phụ này khi bà thưa với Ngài, “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” (Mt 15:27). Đến đây th́ bà đă hoàn tất phần hai của cuộc trắc nghiệm. Chúa đă thật sự sửng sốt về kết quả bà làm.

Trong cuộc đời của mỗi cá nhân, và trên hành tŕnh cuộc sống Thiên Chúa dành để cho con người tất cả t́nh thương yêu và quan pḥng của Ngài. Con người chỉ cần mở mắt ra là nhận ra ngay những kỳ công và sáng tạo kia chính là việc làm Thiên Chúa dành cho con người. Chúng phát xuất từ t́nh yêu Thiên Chúa. Nhưng để đồng hành bên Chúa và để có Chúa trong cuộc đời, Ngài đ̣i con người phải biểu lộ niềm tin của ḿnh, nhất là trong những cơn gian nan và thử thách. Ngài muốn thấy con người kiên tŕ với Ngài, và nhất là khiêm tốn để Ngài hướng dẫn và d́u dắt. Đó cũng là điều mà Chúa Giêsu đă thấy nơi người đội trưởng và thiếu phụ Canaan khi hai người này đến với Ngài. Họ đă đến với Ngài trong tuyệt vọng, và trong những nỗi cùng quẫn nhất của con người. Nhưng họ đă đến với Ngài bằng một niềm tin kiên vững và hoàn toàn phó thác nơi bàn tay quan pḥng của Thiên Chúa.

Bạn có muốn dành cho Chúa một sự ngỡ ngàng không? Và nếu có, điều bạn cần thực hiện chính là KIÊN TR̀ và KHIÊM TỐN.