Chuùa Nhaät

1/9       Thánh Egidius

Lập một đan viện Bênêđictô và cộng đồng Thánh Giles, nơi trở thành một địa điểm hành hương, v́ ở trên đường giữa Rôma đến Santiago Compostela.

CHÚA NHẬT XXII QUANH NĂM


 

BÀI ĐỌC I: Jer 20:7-9
“Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhă”


Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa, Chúa đă khuyến dụ tôi, và Chúa đă khuyến dụ được tôi. Chúa đă hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi: suốt ngày tôi đă trở nên tṛ cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhăvà bị chế nhạo suốt ngày. Tôi đă nói rằng: “Tôi sẽ không nhớ đến Người ữaa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, th́ lúc đó trong ḷng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịi nổi nữa”.
Lời của Chúa.

 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khát khao Chúa.
 

1. Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của tôi, tôi thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn tôi khát khao, thể xác tôi mong đợi Chúa tôi, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!
2. Tôi cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nh́n thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. V́ ân t́nh của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng tôi sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.
3. Tôi sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời tôi, tôi sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn tôi được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng tôi ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.
4. V́ Chúa đă ra tay trợ phù tôi, để tôi được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn tôi bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người tôi.

 

BÀI ĐỌC II: Rom 12:1-2
“Anh em hăy tiến thân làm của lễ sống động”

 

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến tôi nài xin anh em về lượng từ bi Thiên Chúa, hăy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp ḷng Thiên Chúa. Đó là việc phụng thờ hợp lư anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời nầy, nhưng hăy canh tân ḷng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ư Chúa, biết điều ǵ tốt lành đẹp ḷng Chúa và hoàn hảo.
Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. --- Alleluia.

 

PHÚC ÂM: Mt 16:21-27
“Nếu ai muốn theo Thầy, th́ hăy từ bỏ ḿnh"

 

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các Kỳ lăo, Luật sĩ và Thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba th́ sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu”. Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hăy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, v́ con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”. Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai muốn theo Thầy, th́ hăy từ bỏ ḿnh đi, và vác thập giá ḿnh mà theo Thầy. V́ chưng, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai đành mất mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống ḿnh, th́ được ích ǵ? Hoặc người ta sẽ lấy ǵ mà đổi được sự sống ḿnh? Bởi v́ Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mọi người tùy theo việc họ làm. Thầy bảo thật các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người”.
Phúc Âm của Chúa.

 

 

Suy Niệm Lời Chúa

 


Chứng Nhân Vượt Qua
 



Mạc Khải về Con Người Vượt Qua

Trong bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Kư Mathêu thuật lại cho chúng ta thấy một vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô được Chúa Giêsu khen lao về lời tuyên xưng đức tin theo mạc khải của ngài. Trong bài Phúc Âm tuần này, Thánh Kư Mathêu tiếp tục thuật lại cho chúng ta thấy con người Phêrô ấy, nhưng không phải là con người của một vị tông đồ được Chúa Giêsu hứa sẽ dùng để xây Giáo Hội của Người cũng như sẽ trao ch́a khóa Nước Trời cho nữa, mà là một con người thuần túy có những tâm tưởng tuy ngay lành nhưng mang tính chất của một tên Satan. (Xin lưu ư ở đây là, theo Sách Bài Đọc tiếng Anh, bài Phúc Âm tuần trước không có đoạn tông đồ Phêrô can ngăn Chúa Giêsu và bị Người thậm tệ rủa mắng, trong khi Sách Bài Đọc tiếng Việt lại có đoạn này cho cả bài Phúc Âm tuần trước lẫn tuần này). Tuy nhiên, đoạn về riêng tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay có thể hiểu là đoạn đóng vai tṛ chuyển tiếp cho những ǵ Chúa Giêsu muốn dứt khoát tỏ ra cho các môn đệ của Người biết lần đầu tiên về thân phận của các vị là thành phần môn đệ muốn theo Người: “Ai muốn theo Thày, người ấy phải chối bỏ chính bản thân ḿnh, phải vác thập giá của ḿnh mà bắt đầu theo chân Thày”.

Thật ra không phải đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu nói đến vấn đề này, và các tông đồ lần đầu tiên mới nghe thấy vấn đề ấy. Theo Phúc Âm Thánh Mathêu, ở gần cuối đoạn Chúa Giêsu sai Nhóm 12 các vị đi rao giảng, đoạn Phúc Âm Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm A cách đây 9 tuần, Chúa Giêsu đă nói đến vấn đề tương tự này rồi: “Ai yêu cha mẹ, con cái hơn Thày th́ không xứng với Thày. Ai không vác thập giá ḿnh mà theo Thày cũng không xứng với Thày” (Mt 10:37-38). Tuy nhiên, trong lần ấy, Chúa Giêsu dường như nói điều này cho chung tất cả mọi người, nhất là thành phần nghe lời rao giảng của các vị thừa sai của Người, hơn là cho chính các vị được Người sai đi. Bởi v́, nếu đối với thành phần được Người sai đi là các tông đồ bấy giờ, Người khẳng định ở đoạn ngay trước đó là “Ai tuyên nhận Thày trước mặt con người th́ Thày sẽ tuyên nhận họ trước Cha Thày trên trời”, th́ đối với thành phận nghe lời rao giảng của các vị thừa sai này, Người cũng đă khẳng định ngay sau đó là: “Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày…”. Dù lần trước Chúa Giêsu nói về vấn đề bỏ ḿnh và vác thập giá theo Người có bao gồm cả các vị tông đồ đi nữa, giáo huấn này vẫn chưa được Người tuyên bố một cách rơ ràng và trịnh trọng như lần của bài Phúc Âm hôm nay thuật lại. Tại sao? Thưa, tại v́ lần này có dính liền đến lời loan báo lần đầu tiên về cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Người, như đầu bài Phúc Âm hôm nay ghi lại.

Nếu Chúa Giêsu là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ cho riêng dân Do Thái cũng như cho chung loài người biết, và Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là tột đỉnh của Mạc Khải Thần Linh Thiên Chúa muốn tỏ cho con người biết về Ngài cũng như về Đấng Ngài sai là Đức Kitô, th́ việc mạc khải về Cuộc Vượt Qua này là một mạc khải siêu việt, vượt quá tầm mức hiểu biết và cảm nhận của con người, kể cả thành phần đă theo sát Lời Nhập Thể. Bởi thế, Chúa Giêsu đă phải thực hiện việc mạc khải bằng lời nói trước khi bằng chính bản thân của Người, và việc mạc khải bằng lời nói Người đă phải thực hiện làm ba lần chứ không phải một lần duy nhất; chưa hết, mỗi lần mạc khải bằng lời nói về Cuộc Vượt Qua của Người này Người cũng phải sửa soạn kỹ lưỡng cho các tông đồ trước, để các vị sau khi nghe mạc khải khủng khiếp này đỡ bị choáng váng. Đối với lần mạc khải đầu tiên, Chúa Giêsu đă phải cẩn thận xem đức tin của các tông đồ của ḿnh đến đâu đă, và chỉ sau khi nghe người đại diện các vị tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Người mới dám tỏ ra cho các vị biết. Đó là lư do, ngay sau đó, Phúc Âm Thánh Mathêu viết câu chuyển ư, câu mở đầu bài Phúc Âm hôm nay như sau: “Từ bấy giờ, Chúa Giêsu (Đấng Thiên Sai) bắt đầu cho các môn đệ của ḿnh biết rằng Người phải lên Giêrusalem để chịu nhiều khốn khổ trong tay các kỳ lăo, trưởng tế và luật sĩ, rồi bị giết chết, song sống lại vào ngày thứ ba”.

Lần thứ hai, cũng theo Phúc Âm Thánh Mathêu, Chúa Giêsu tỏ cho các tông đồ biết biến cố Vượt Qua của Người sau lần thứ nhất 6 ngày, tức sau khi Người biến h́nh trên núi Tabor (xem Mt 17:1,12), một biến cố Người muốn cho ba môn đệ thân tín nhất của Người được chứng kiến thấy trước thân xác phục sinh của Người qua việc Người biến h́nh trước mắt các vị. Lần thứ ba, Phúc Âm Thánh Mathêu cho biết vào dịp Người bắt đầu hành tŕnh lên Giêrusalem (x Mt 20:17-19). Lần cuối cùng này Người không cần phải xem xét đức tin của các tông đồ như lần thứ nhất, hay cũng không cần phải củng cố đức tin cho các vị như lần thứ hai. Không biết các vị có hiểu rơ những ǵ Người tiên báo về cuộc Vượt Qua của Người hay chăng, nhất là những ǵ Người nói rất rơ trong lần thứ ba này, chỉ biết rằng có cặp anh em tông đồ trong các vị đă dám cam đoan với Người rằng họ “có thể uống chén Thày uống” (Mt 20:22).


Môn Đệ của Con Người Vượt Qua

Vấn đề ở đây là việc bỏ ḿnh vác thập giá theo Chúa của thành phần môn đệ của Người gắn liền với Cuộc Vượt Qua của Người, như Người rơ ràng cho thấy trong lần tiên báo thứ nhất được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại. Trước hết là việc Người nặng lời quở mắng tông đồ Phêrô đă không ngờ bóp méo sự thật về Người. Ở chỗ, Người quả là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” như tông đồ Phêrô tuyên xưng theo mạc khải thần linh, nhưng không phải là một Đức Kitô Thiên Sai như con người xác thịt của vị tông đồ này nói riêng cũng như của dân Do Thái nói chung mong đợi (x Acts 1:6), tức một Đấng Thiên Sai đầy quyền năng đến để giải phóng dân Chúa như vẫn xẩy ra trong gịng lịch sử cứu độ của Dân Chúa. Trái lại, “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” đây, qua ba lần được chính Người tỏ cho các tông đồ biết, là một Con Người Vượt Qua, một Con Người trước hết phải vượt qua sự chết rồi mới vào sự sống. V́ là Con Người Vượt Qua, nên vừa xuất đầu lộ diện ở hội đường Nazarét, Chúa Giêsu đă bị đồng hương của ḿnh bắt bớ và âm mưu sát hại (x Lk 4:29-30).

Có thể v́ thế mà dân chúng, (hơn là nhóm Pharisiêu, và Hội Đồng Do Thái), “một số cho là Gioan Tẩy Giả, những kẻ khác cho là Êlia, có những người c̣n cho là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó”, như bài Phúc Âm tuần trước thuật lại. Phải chăng v́ ba vị tiên tri này chẳng những đă rao giảng sự thật, một sự thật ngược lại với ḷng mong đợi của dân chúng, mà chính bản thân của các vị c̣n phải gánh chịu khổ đau v́ những lời rao giảng của ḿnh nữa. Như Gioan Tẩy Giả bị quận vương Hêrôđê lấy đầu (x Mt 14:1-12), và Êlia bị hoàng hậu Jezreel của vua Ahab lùng giết v́ ông đă lột trần bộ mặt ngẫu tượng của 400 tiên tri theo thần Baal (x 1Kgs 18:1-46). Riêng trường hợp của tiên tri Giêrêmia trong bài đọc thứ nhất hôm nay đă cho thấy rơ điều này qua những ǵ ông cảm nhận: “Suốt ngày tôi đă trở nên như tṛ cười, làm cho mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhă và bị chế nhạo suốt ngày”.

Bởi thế, sở dĩ Gioan Tẩy Giả, Êlia và Giêrêmia được dân chúng nhắc đến tên tuổi khi so sánh với Chúa Kitô là v́ họ thấy thân phận của Chúa Kitô giống như trường hợp của các vị, ở chỗ, Người cũng phải chịu khổ đau để làm chứng cho chân lư. Phần các tông đồ nói riêng và thành phần môn đệ theo Chúa Kitô nói chung, sở dĩ các vị cần phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá theo Người là v́ “tôi tớ không hơn chủ. Họ sẽ bắt bớ các con như đă bách hại Thày” (Jn 15:20). Nếu việc bỏ ḿnh và vác thập giá gắn liền với Con Người Vượt Qua là Chúa Kitô như thế, th́ chính việc bỏ ḿnh và vác thập giá chẳng những là dấu chứng tỏ con người thực sự hoàn toàn muốn theo Chúa Kitô, mà c̣n là chứng từ sống động về Người nữa. Đó là lư do đời sống tận hiến tu tŕ, một đời sống tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu sản vật trần gian để sống thanh bần, từ bỏ quyền yêu thương hôn nhân để sống thanh khiết, và quyền tự do định đoạt để sống tuân phục, tự bản chất quả thực là việc chẳng những chứng tỏ con người hết ḷng muốn theo Chúa Kitô mà c̣n là chứng từ sống động cho Chúa Kitô, Con Người Vượt Qua.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thành phần tận hiến nếu không sống đúng với tinh thần làm môn đệ của ḿnh, như lời Chúa Kitô kêu gọi trong bài Phúc Âm hôm nay là bỏ ḿnh và vác thập giá, bằng việc trung thành sống thanh bần, thanh khiết và tuân phục theo gương Người, th́ có những lúc các vị chẳng những không làm chứng cho Chúa Kitô, trái lại, c̣n trở thành gương mù gương xấu cho am chị em đồng đạo của ḿnh và làm cớ vấp phạm cho thế gian nữa. Chẳng hạn như t́nh trạng và hiện tượng linh mục Hoa Kỳ lạm dụng t́nh dục trẻ em trầm trọng xẩy ra vào Tháng Giêng năm 2002. Đó là lư do, dù không sống đời tận hiến tu tŕ, thành phần giáo dân cũng vẫn có thể theo Chúa, làm môn đệ của Người, làm chứng nhân cho Người theo ơn gọi Kitô hữu của ḿnh ở bí tích rửa tội. Miễn là, hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, ai cũng biết thực hiện những ǵ Thánh Phaolô huấn dụ và kêu gọi Kitô Hữu Rôma trong bài đọc thứ hai hôm nay là “anh em đừng hùa theo thời đại này, song hăy canh tân biến đổi tâm trí, để anh em biết phán đoán theo những ǵ Thiên Chúa muốn, những ǵ là thiện hảo, đẹp ḷng Chúa và trọn lành”.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

 

LỜI CHÚA: LỜI CHÓI TAI VÀ KHÓ HIỂU!

 


Trần Mỹ Duyệt



Lời Chúa là lời hằng sống, lời “ban sự sống đời đời” (Gio 6:68). Nhưng lời Chúa nhiều khi cũng làm cho con người cảm thấy lung túng, áy náy và khó hiểu. Không những chỉ với con người thời đại hôm nay, mà ngay cả những đồng hương đương thời của Chúa Giêsu cũng có những cảm nghĩ tương tự. Đă hơn một lần, họ lẩm bẩm, b́nh luận về những lời Ngài, đại khái, “lời nói chói tai ai nghe cho được” (Gio 6:60). Chẳng thế mà đă có lần dân chúng cho rằng Ngài bị “điên”. Nhưng Chúa vẫn nói, và vẫn đ̣i hỏi tất cả những ai muốn theo Ngài phải chấp nhận những lời lẽ ấy. Điển h́nh là trong tin mừng Thánh Matthêu, Ngài đă thẳng thắn cảnh tỉnh những ai muốn theo Ngài: “Được lời lăi cả thế gian mà lỗ vốn mất linh hồn nào được ích ǵ. Lấy ǵ mà đổi được linh hồn” (Mt 16:26). Đối với nhiều người, có lẽ đây cũng là những lời chói tai, khó nghe, và khó hiểu.

Thật vậy, lời Chúa Giêsu nhiều khi nghe rất chói tai, khó nghe và khó hiểu. Nhưng v́ đă tin rằng lời ấy là những lời “ban sự sống đời đời”, nên hẳn là nó có một nội dung và ư nghĩa nào đó khiến con người cần phải t́m hiểu và suy nghĩ. Thí dụ những lời mà Thánh Mattheu đă ghi lại liên quan đến chọn lựa rất gắt gao và hầu như khó ḷng thực hiện trên, đó là chọn Chúa hay chọn thế gian. Chọn linh hồn, sự sống trường sinh hay thể xác, sự giầu có sang trọng vật chất. Tính cách quyết liệt không khoan nhượng này là một bên là tất cả những ǵ con người thấy, con người cảm, và con người có thể chiếm hữu được. Ngược lại, một bên là tất cả những ǵ con người không thấy, không cảm, và không đo đếm được. Như vậy, khi Chúa Giêsu cảnh giác những ai theo Ngài phải có sự lựa chọn là Ngài muốn thấy nơi họ một lựa chọn dứt khoát. Một niềm tin hoàn toàn vào Ngài. Một niềm tin không điều kiện. Một sự tin tưởng mù loà, và không so đo, tính toán.

Là con người với trí khôn và sự hiểu biết, nhiều khi chúng ta cũng cảm thấy lung túng và phân vân trước những lựa chọn như thế. Chúng ta tự hỏi, đă có ai được tất cả những ǵ có trên thế gian này. Đă có ai làm chủ được trái đất này? Và đă có ai thấy được linh hồn ḿnh như thế nào để so sánh và đổi chác? Nhưng vẫn theo lời Chúa th́ dù có ai đó chiếm hữu tất cả, làm chủ được trái đất mà họ “mất linh hồn”, th́ cũng chẳng có ích ǵ. Bởi v́ không “lấy ǵ mà đổi được linh hồn”. Điều làm nhiều người thấy lúng túng, khó hiểu ở đây không phải là giữa linh hồn và của cải thế gian, nhưng là liệu nếu không được tất cả thế gian th́ có bị mất linh hồn không? Và nếu mất th́ sự thua thiệt ấy như thế nào? Câu trả lời ấy tiềm ẩn trong hành động Nhập Thể và cái chết của Ngài trên thập tự giá. Linh hồn và sự sống trường sinh phải là cái ǵ quí giá lắm mới có thể khiến Chúa phải bỏ trời xuống thế để dậy cho nhân loại con đường về trời, để ban lại cho sự sống đời đời mà con người đă đánh mất khi Nguyên Tổ phạm tội, và để cho nhân loại biết được sự sống đời đời như thế nào.

Chính v́ không muốn bất cứ ai phải mất linh hồn, mất sự sống đời đời mà Ngài phải dùng những từ ngữ và cách thức nói năng quyết liệt như vậy. Có lẽ Ngài không c̣n lựa chọn nào khác hơn và đành phải hành động như Ngài đă hành động. Điều này dễ hiểu là tại sao lời Chúa không được nhiều người lưu ư và lắng nghe. Và cũng giải thích tại sao theo Chúa là sẵn sàng chấp nhận bị thua thiệt. Không phải chỉ những tâm hồn b́nh dân mới cảm thấy khó hiểu và khó chấp nhận, mà ngay cả những bậc thánh nhân cao trọng đôi khi cũng thấy khó hiểu và khó chấp nhận cái lối cư xử của Chúa.

Hạnh tích Thánh Nữ Têrêsa Avila, Đấng cải tổ Ḍng Kín Camêlô, kể rằng một hôm trên đường đi thăm các tu viện, con lừa của Thánh nữ tự dưng bị xô xuống vực sâu, đă thế cả vật lẫn chủ lại bị vùi dập dưới cơn mưa như thác lũ trút xuống dữ dội. Bụng đói, mệt lả và rét mướt, người và lừa đều ră rời. Khi về tới tu viện, Thánh Nữ đă hỏi Chúa rằng, tại sao Chúa lại đối xử với các bạn hữu của Ngài như vậy, th́ được nghe Chúa trả lời rằng, “Ta muốn vậy. Đó là cách thức của Ta đối với các bạn hữu Ta”. Và Thánh Nữ đă thưa lại, “Chẳng lạ ǵ Chúa có ít bạn quá”.

Theo Chúa, chọn nước trời, chọn sự sống đời đời, do đó, là một thách đố lớn lao và đ̣i hỏi một niềm tin vững chắc. Đ̣i hỏi này của Chúa như vậy có quá đáng không? “Được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích ǵ”, huống chi nếu chỉ được mấy ngàn, mấy trăm ngàn, mấy triệu, hoặc mấy tỷ mỹ kim mà đành mất linh hồn th́ quả là thua thiệt quá mức. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nhiều khi không phải là mấy ngàn, mấy chục ngàn, mà chỉ mấy đồng mà cũng có người đành liều ḿnh mất linh hồn th́ thật không c̣n thua thiệt nào lớn hơn nữa. Và điểm thực hành ở đây là trong khi t́m gặp những thứ cần cho cuộc sống trần gian, cuộc sống vật chất, con người cũng phải qui hướng và tạo điều kiện cho sự sống tâm linh của ḿnh, nhất là không v́ những thứ ấy mà để mất linh hồn, mất sự sống đời đời. Tuy nhiên, việc này không dễ ǵ làm nổi nếu không có ơn Chúa phù giúp, và không có lời cầu bầu của Mẹ Maria, người Mẹ của niềm tin. Chính Mẹ cũng đă thưa tiếng “xin vâng” (fiat) trong niềm tin hoàn toàn nơi Thiên Chúa, và đă trở thành Mẹ của tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu.