Thöù 2

.

7/10     Mẹ Mân Côi và Đáng Kính Pierre Toussaint (1776-1863)

Đáng kính Pierre được sinh ra như là một nô lệ ở Haiti nước Pháp.

Chủ của ngài đă cho ngài đi học nghề với một bà chủ làm tóc.

Sau khi bà chủ tóc này xuống dốc về công ăn việc làm th́ để cho ngài đi làm nghề hầu bàn.

Trước khi bà chủ tóc chết đă trả lại tự do cho ngài.

Hôm nay cũng là Lễ Đức Mẹ Mân Côi, một lễ đă được Giáo Hội lập để kỷ niệm quân Kitô Giáo thắng quân Hồi Giáo ở Lepantô năm 1571 nhờ Kinh Mân Côi do Đức Thánh Cha Piô V kêu gọi Kitô hữu lần hạt để cầu nguyện cho trận đánh này. ĐTC Piô V đă lập lễ Đức Bà Thắng Trận này năm 1572 và một năm sau, Đức Grêgory đă đổi thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi và truyền kính vào Chúa Nhật đầu tháng 10 hằng năm. Ngày 5/8/1716, quân Thổ Nhĩ Kỳ lại thua trận một lần nữa v́ Kinh Mân Côi, nên Đức Lemente XI đă truyền lễ này được mừng kính khắp Tây phương. Ngày 7/10 Giáo Hội cử hành lễ Mẹ Mân Côi hiện nay chính là ngày quân Kitô giáo thắng quân Hồi giáo ở Lepanto năm 1571. Tại Fatima ngày 13/10/1917, Đức Mẹ đă xưng ḿnh “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”, và lần nào hiện ra, trong cả 6 lần, Đức Mẹ đều kêu gọi “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” “để cầu cho chiến tranh” (Thế Chiến I bấy giờ) và “cho ḥa b́nh thế giới”.

 

Thứ Hai
Mùa Thường Niên (tuần 27) Quanh Năm


Tóm Lời Chúa
Bài Sách Thánh năm 1 (năm lẻ): Jon.1:1-2:1-11
Sách Giona ghi việc vị tiên tri này trốn lệnh Chúa truyền, bị bỏ xuống biển và vào ở trong bụng cá.
Bài Sách Thánh năm 2 (năm chẵn): Gal.1:6-12
Thư Galata khẳng định tính cách chân thực và thần linh của phúc âm được giảng cho giáo đoàn này.
Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Lk.10:25-37
Phúc Aâm Luca ghi lại dụ ngôn người Samaritanô nhân lành Chúa dạy để trả lời vấn đề anh em tôi là ai?

Suy Lời Chúa
Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là “hăy đi mà làm như thế”, như người Samaritanô xử với kẻ bị nạn xa lạ.
Để trả lời vấn nạn “ai là anh em của tôi?” cho một người luật sĩ (trong bài Phúc Aâm hôm nay), Chúa Giêsu đă lật ngược vấn đề thành “ai là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?”. Đúng thế, nếu căn cứ “ai là anh em tôi”, tôi mới yêu thương giúp đỡ, th́ vị tư tế và thày Lêvi trong dụ ngôn Chúa dạy có phận sự phải giúp kẻ gặp nạn hơn là người Samaritanô ngoại lai. Chính v́ thấy rằng ḿnh “là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp” mà người Samaritanô ngoại lai này đă trở thành hiện thân của đức ái Kitô giáo, đáng Kitô hữu noi theo: “hăy đi mà làm như thế”. Cũng chính tinh thần kỳ thị theo chiều hướng “ai là anh em tôi” này, như vị tư tế và thày Lêvi trong dụ ngôn bỏ người đồng hương gặp nạn ngấp ngoái dọc đường, đă xúi bậy Giona (trong bài đọc năm 1 hôm nay) không muốn “lên đường đến đại đô Ninêvê” theo lệnh Chúa, v́ ông không muốn thấy họ được thứ tha (cùng bài đọc thứ tư tuần này). Tinh thần “ai là anh em tôi” này hoàn toàn ngược với phúc âm yêu thương của Chúa Kitô, Đấng “đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt.20:28), một phúc âm mà vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă dứt khoát với giáo đoàn Galata (trong bài đọc năm 2 hôm nay): “Nếu chúng tôi hay một thiên thần từ trời giảng dạy anh em một phúc âm không đúng phúc âm chúng tôi đă truyền cho anh em th́ khốn cho kẻ ấy!... Tôi bảo đảm với anh em rằng phúc âm tôi loan báo cho anh em không phải thuần túy loài người (mà là) do Chúa Giêsu Kitô mạc khải”.

Nguyện Lời Chúa
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian như Thiên Chúa ở giữa chúng sinh. Kitô hữu chúng con đă được tái sinh từ trên cao khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể chết trong tội lỗi của ḿnh. Bởi thế, xin Mẹ Maria đầy ơn phúc và ơn nghĩa với Chúa nuôi lớn chúng con bằng lương thực hằng ngày là nhận biết Chúa. Amen.