Chuùa Nhaät

13/10   Thánh Edward (1003-1066)

Vua Nước Anh với biệt danh là “Ông Vua Nhân Hậu”.

Ngài đă tái thiết Đan Viện Westminster là nơi ngài được chôn táng.

Ngài là quan thày của thành phố Westminster.

CHÚA NHẬT XXVIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 25:6-10a
“Chúa mời đến dự tiệc của Người và lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt”


Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi nầy một bữa tiệc, đầy thịt rượu, thịt th́ béo, rượu th́ ngon. Trên núi nấy, Người sẽ cất khăn tang bao trùm muôn dân, và tấm khăn liệm trải trên mọi nước. Người tiêu diệt sự chết đến muôn đời. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, và cất bỏ khỏi toàn mặt đất sự tủi hổ của dân Người, v́ Người đă phán: “Ngày đó, người ta sẽ nói: Nầy đây Chúa chúng ta, chúng ta đă chờ đợi Người, và người sẽ cứu chúng ta. Đây là Chúa, nơi Người, chúng ta đă tin tưởng, chúng ta hăy hân hoan và vui mừng v́ ơn Người cứu độ, v́ Chúa sẽ đặt tay của Người trên núi nầy”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Trong nhà Chúa tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.


1. Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
2. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ v́ uy danh Người. Dù bước đi trong thung luong tối, tôi không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng tôi. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi ḷng tôi.
3. Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu tôi th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu tôi đầy tràn chan chứa.
4. Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống, và trong nhà Chúa tôi sẽ định cư, cho tới thời gian rất ư lâu dài...

BÀI ĐỌC II: Phil 4:12-14, 19-20
“Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, tôi biết chịu thiếu thốn và biết hưởng sung túc. Trong mọi trường hợp và hết mọi cách, tôi đă học cho biết no, biết đói, biết dư dật và thiếu thốn. Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi. Nhưng anh em đă hành động chí lư, khi san sẻ nỗi quẫn bách của tôi. Xin Thiên Chúa cung cấp dư dật những như cầu của anh em, theo sự phú túc vinh quang của người trong Đức Giêsu Kitô. Vinh danh Thiên Chúa là Cha chúng ta muôn đời. Amen.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Lạy Chúa, xin hăy mở ḷng chúng tôi, để chúng tôi lắng nghe lời Con của Chúa. --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt: 22:1-14
“Các ngươi gặp bất cứ ai, th́ mời vào dự tiệc cưới”


Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lăo trong dân những dụ ngôn nầy rằng: “Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đă được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: “Hăy nói cùng những người đă được mời rằng: Nầy ta đă dọn tiệc sẵn rồi, đă hạ ḅ và súc vật béo tốt rồi, mọi việc đă sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới”. Nhưng những người ấy đă không đếm xỉa ǵ và bỏ đi: Người th́ đi thăm trại, người th́ đi buôn bán; những người khác th́ bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu hủy thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: “Tiệc cưới đă dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đă được mời không đến dự. Vậy các ngươi hăy ra các ngă đường, gặp bất cứ ai, th́ mời vào dự tiệc cưới”. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và pḥng cưới chật ních khách dự tiệc. Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: “Nầy bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới”. Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! V́ những kẻ được gọi th́ nhiều, c̣n những kẻ được chọn th́ ít”.

Phúc Âm của Chúa.

 

 

Suy Niệm



Tiệc Cưới Thần Linh



Cốt Lơi của Dụ Ngôn Tiệc Cưới Thần Linh

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Năm A tuần này, Chúa Giêsu tiếp tục nói với thành phần lănh đạo dân Do Thái là các trưởng tế và kỳ lăo một dụ ngôn nữa, tiếp ngay sau hai dụ ngôn hai tuần trước. Qua ba dụ ngôn Chúa Giêsu dùng để nói với thành phần lănh đạo dân Do Thái này, chúng ta thấy Người muốn từ từ tỏ cho họ thấy Mạc Khải Thần Linh về Người.

Thật vậy, dụ ngôn tuần vừa rồi về thái độ của nhóm tá điền bất lương, trong việc họ giết các thừa sai của chủ, kể cả người con trai yêu quí nhất của ông, chỉ v́ họ có ư định muốn cướp đoạt gia tài của người con duy nhất này, đă làm sáng tỏ ư nghĩa của dụ ngôn tuần trước đó, dụ ngôn về một trong hai người con cứ tưởng rằng chỉ cần thưa “vâng con đi” là đủ, tức là, theo họ, chỉ cần giữ những luật lệ tỉ mỉ là đă làm theo ư cha, nhưng thực ra những việc ấy lại không hợp với ư của cha, v́ Ngài cần ḷng tin tưởng của họ hơn là việc làm của họ, hay nói cách khác, nếu việc giữ luật lệ của họ không làm cho họ tin tưởng Ngài th́ kể như họ đă không chịu đi làm vườn nho cho Ngài, hay không làm đúng như ư muốn của Ngài. Đó là lư do, trong đoạn cuối của dụ ngôn về hai người con, Chúa Giêsu đă đề cập đến lư do đứa con không đi làm vườn nho cho cha là v́ không tin vào cha, tức tin vào những vị thừa sai của cha, như Gioan Tẩy Giả. Đúng thế, trong ba dụ ngôn liền nhau này, chúng ta thấy Mạc Khải Thần Linh về Chúa Kitô cũng như thấy được vấn đề Đức Tin Tuân Phục (x Rm 1:5) được từ từ tỏ hiện như thế này.

Trước hết, trong dụ ngôn hai người con được cha kêu gọi đi làm vườn nho cho cha, Gioan Tẩy Giả đă được Chúa Giêsu nhắc đến, v́ thánh nhân là tiền hô đến để dọn đường cho Người là Đấng đến sau nhưng cao trọng hơn (xem Jn 1:30), vị tiền hô mà ai không tin tưởng cũng không thể chấp nhận Đấng được vị tiền hô ấy loan báo. Sau nữa, trong dụ ngôn bọn tá điền làm vườn nho cho chủ vườn, Chúa Giêsu đă bắt đầu tỏ cho thấy ḿnh là Đấng đến sau, sau các vị tiên tri tới trước, mà Gioan Tẩy Giả là vị cuối cùng, một Đấng đến sau nhưng cao trọng hơn nơi người con trai duy nhất được Thiên Chúa sai đến để thu hoa lợi cho Thiên Chúa là Cha ḿnh, nhưng v́ không nhận biết Người (x Lk 23:34; Acts 3:17) nên bọn tá điền này đă giết Người. Sau hết, trong dụ ngôn vua làm tiệc cưới cho con trai của ḿnh của Chúa Nhật XXVIII Năm A tuần này, Chúa Giêsu tỏ cho thấy người con trai duy nhất của chủ vườn nho sai đến bị bọn tá điền sát hại ấy chính là vị thái tử của vua trời, là Con Thiên Chúa đă nhập thể làm người, Đấng đă thành hôn với nhân loại, hay đă nên một thân thể với nhân loại nơi Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp của ḿnh, một mầu nhiệm chẳng những làm cho Thần Tính vô cùng cao trọng và toàn thiện nên một với nhân tính vô cùng thấp hèn và bất toàn nơi bản thân Chúa Kitô Thiên Sai, mà c̣n làm cho toàn thể nhân loại được mời gọi đến dự Tiệc Cưới Thần Linh, tức được tham dự vào Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu Nhiệm Cứu Độ, Mầu Nhiệm Hiệp Thông, Mầu Nhiệm Sự Sống, “một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).

Thành Phần được mời Tham Dự Tiệc Cưới Thần Linh

Đó là lư do, nơi Mầu Nhiệm Thần Linh Thiên Chúa Làm Người nơi Chúa Giêsu Kitô này, theo dự án cứu độ của ḿnh, Thiên Chúa là vua trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này đă sai các đầy tớ của Ngài là các vị tiên tri ngôn sứ thuộc mọi thời đại lịch sử loài người đi mời toàn thể nhân loại đến tham dự, trước hết là dân Do Thái, sau mới tới Dân Ngoại, thành phần ở đầu đường xó chợ, đủ mọi thứ hạng giai cấp trong xă hội, miễn sao tiệc cưới đă dọn ra phải có người đến tham dự và hoan hưởng như ư Ngài muốn.

Thế nhưng, dụ ngôn của bài Phúc Âm cho thấy, những kẻ được mời đến trước là dân Do Thái, một số, chỉ v́ bận bịu với những việc làm thường nhật của ḿnh, (trong việc giữ lề luật Moisen chẳng hạn), đă chẳng những từ chối không chịu đến, tức không chịu tin vào những vị được Thiên Chúa Giao Ước của họ sai đến tiên báo cho họ biết về Đấng Thiên Sai, mà một số trong họ c̣n ra tay sát hại các vị thừa sai này nữa. Hậu quả của việc dân Do Thái cứ tin theo những ǵ ḿnh nghĩ hơn là vào Thiên Chúa, hơn là vào những vị ngôn sứ thừa sai của Ngài, đă khiến họ, như bài dụ ngôn trong Phúc Âm cho thấy, đă bị vua nổi giận đến nỗi đă sai quân đội (Rôma do tướng Titô lănh đạo năm 70AD) đến hủy diệt họ (phân tán khắp nơi trên thế giới) và phá hủy thành đô (Giêrusalem) của họ, một hậu quả vô cùng khốc liệt cũng đă được Chúa Giêsu nhắc đến, sau khi Người vinh hiển vào Thành Thánh cũng như vào lúc các môn đệ của Người ca tụng vẻ nguy nga đồ sộ của thành này (x Mk 13:1), đó là: “Rồi những ngày sẽ đến với ngươi khi quân thù vây hăm ngươi tứ bề. Họ sẽ loại trừ ngươi, cả ngươi (thành thánh) lẫn con cái của ngươi trong thành (dân Do Thái), và sẽ không c̣n ḥn đá nào chồng lên ḥn đá nào, v́ ngươi đă không nhận biết thời gian ngươi được viếng thăm” (Lk 19:43-44).

Chính v́ thành phần được mời đến tham dự trước là dân Do Thái đă không chịu đáp ứng mà Dân Ngoại đă được mời đến thế chỗ của họ. Thật ra, không phải là Dân Ngoại được mời đến để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa đâu. V́ Thiên Chúa Thần Linh hóa thành nhục thể nơi Con Người Giêsu Kitô đă mặc lấy nhân tính như mọi người mà toàn thể loài người, không trừ ai, một cách nào đó, như Công Đồng Chung Vaticanô II trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng Gaudium et Spes, đoạn 22, đều được nên một với Người, đều được mời đến tham dự và hoan hưởng Tiệc Cưới Thần Linh. Chỉ có điều là kẻ đến trước người đến sau thôi, chứ không phải Tiệc Cưới Thần Linh, Con Thiên Chúa Làm Người này, chỉ giành cho kẻ đến trước là dân Do Thái. Nếu vậy th́ dân Do Thái đâu có bao nhiêu so với Dân Ngoại, làm sao Dân Ngoại có đủ chỗ tham dự trong trường hợp được lùa vào thay chỗ cho dân Do Thái được chứ? Đúng thế, nếu lời Thiên Chúa hứa với Abraham tổ phụ dân Do Thái là Ngài sẽ làm cho ông trở thành cha của một dân tộc vĩ đại, vô số như sao trời, hằng hà như cát biển (x Gen 17:4; 22:17-18), th́ dân tộc này chính là Dân Ngoại, thành phần tin vào Thiên Chúa nơi Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu Kitô, qua việc turyền giáo của Giáo Hội, qua những chứng nhân tông đồ được Con Ngài sai đi rao giảng tin mừng cho muôn dân (x Mt 28:18-19; Mk 16:15-16), tức những người đầy tớ trong bài Phúc Âm được vua sai đi mời đủ mọi thứ hạng vào tham dự Tiệc Cưới Thần Linh. Chính nhờ việc mời mọc thành phần đến sau này mà thành quả cho thấy, cuối cùng, như bài Phúc Âm kết luận, “pḥng tiệc cưới đă đầy những người tham dự”.

Giá Trị đ̣i hỏi của Tiệc Cưới Thần Linh

Đến đây, theo cảm nhận trần gian, chúng ta có thể nghĩ rằng bữa Tiệc Cưới Thần Linh này cũng chẳng ra làm sao, v́ là bữa tiệc giành cho những người ở đầu đường xó chợ, thành phần pha trộn lung tung, chứ không phải thành phần quan khách đặc biệt được chọn lọc đàng hoàng. Đúng, đó là Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa. Đó là lư do đă được Lời Nhập Thể, Vị đồng bàn với thành phần tội nhân, đă khẳng định với thành phần cho ḿnh là thanh liêm công chính, tưởng ḿnh là kẻ lành mạnh không cần đến thày thuốc (x Mt 9:11-12): “Con Người đến để t́m kiếm những ǵ đă hư trầm” (Lk 19:10). Nếu Chúa Kitô là vị mục tử đến t́m từng con chiên lạc một về với đàn chiên của ḿnh (x Lk 15:4-5), th́ Tiệc Cưới Nước Trời quả thật dù trước hết có tính cách đại đồng, tính cách Công Giáo, giành cho tất cả mọi người, nhưng trên hết giành riêng cho thành phần thấp hèn trước mắt thế gian, thậm chí cho thành phần xấu xa tội lỗi trong thế gian như vậy thôi. Tuy nhiên, không phải v́ thế, v́ đối tượng được mời hạ cấp mà Tiệc Cưới Thần Linh mất giá. Trái lại, như Thiên Chúa Thần Linh vô cùng Toàn Thiện và cao cả đă nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô để thăng hoa và thần linh hóa cả bản tính lẫn thân phận thấp hèn của loài người phàm trần thế nào, như bài th́ Tiệc Cưới Thần Linh này cũng vậy, một bữa tiệc được khoản đăi trên núi cao với tất cả những món thịnh soạn nhất, như Tiên Tri Isaia diễn tả trong bài đọc một, “xứng với sự phong phú cao cả của Ngài trong Chúa Giêsu Kitô”, như Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc hai, cũng được Thiên Chúa khoản đăi nhân loại để họ được trọn vẹn hiệp thông Sự Sống Thần Linh với Ngài như vậy.

Đó là lư do, trong phần Phúc Âm được Giáo Hội để trong ngoặc không buộc đọc ở cuối dụ ngôn, người đến tham dự Tiệc Cưới Thần Linh này cũng cần phải tỏ ra ḿnh xứng đáng, qua việc ăn mặc đàng hoàng, tức ư thức về đặc ân nhưng không của ḿnh và sống xứng đáng với đặc ân tham dự Tiệc Cưới Thần Linh, chứ không phải tưởng rằng chủ tiệc cưới cần ḿnh chứ ḿnh không cần chủ tiệc. Chính v́ con người chẳng là ǵ và chẳng biết trước được đặc ân tham hưởng Tiệc Cưới Thần Linh vô cùng cao trọng này đă cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người trước (x 1Jn 4:19,10), yêu thương một cách hoàn toàn và tuyệt đối nhưng không. Tuy nhiên, cũng chính v́ t́nh yêu vô cùng trọn lành nhưng không này mà con người cần phải nhận thức và đáp trả một cách xứng đáng theo khả năng của ḿnh, bằng không, t́nh yêu của Thiên Chúa sẽ trở thành án phạt cho họ, như trường hợp của một trong thành phần tham dự Tiệc Cưới Thần Linh được bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại.

Tóm lại, một khi Thiên Chúa thiết đăi con người Tiệc Cưới Thần Linh là cho họ tham hưởng T́nh Yêu Toàn Hảo của Người, để họ được “sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), con người phải lấy Đức Tin Tuân Phục chẳng những đáp lại, chứ đừng như thành phần được mời trước là dân Do Thái đă từ chối lời mời gọi của Ngài, từ chối T́nh Yêu của Ngài, mà c̣n đáp lại một cách xứng đáng nữa, chứ đừng như người không ăn mặc xứng hợp, như các Kitô hữu sống hững hờ và vô ơn, đă bị loại trừ khỏi Tiệc Cưới Thần Linh. Đến đây chúng ta có thể đặt vấn đề, nếu chú rễ trong Tiệc Cưới Thần Linh này là Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể th́ cô dâu đâu, cô dâu là ai, nếu không phải là Giáo Hội Kitô Giáo, Nhiệm Thể mà Người là Đầu, Hiền Thê đă được Người cứu chuộc và thánh hóa (x Eph 5:23,25-27), một Giáo Hội đă đáp lại T́nh Yêu Thiên Chúa bằng việc “phục tùng Chúa Kitô”, Phu Quân của ḿnh trong mọi sự” (Eph 5:24).



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Tôi đi dự
TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI

Trần Mỹ Duyệt
 



Trong đời sống thường ngày ta vẫn nhận được những tấm thiệp đến từ những người thân hoặc bạn bè quen thuộc, báo tin lễ thành hôn hay vu quy của con cháu họ. Đối với người mời, th́ những tấm thiệp như thế nói lên tấm thịnh t́nh và sự trân trọng quí mến. Và đối với những kẻ được mời, th́ coi đó như một vinh dự. V́ tính chất đặc biệt của biến cố nên nếu không có lư do quan trọng, ít khi những người được mời từ chối những lời mời như vậy. Tiệc cưới càng quan trọng, th́ những khách mời càng phải được chọn lọc và giới hạn. Không phải ai cũng được mời tham dự tiệc cưới của con một dân biểu, nghị sĩ, hay bộ trưởng. Càng ít người được mời tham dự đám cưới của một công chúa hay hoàng tử. Địa vị xă hội của người mời càng cao, những khách mời càng được chọn lọc, và cho đó là một vinh dự.

Mátthêu, qua thí dụ tiệc cưới đă mô tả cách đầy đủ về cách tổ chức, mời mọc, và thành phần được mời tham dự một tiệc cưới tương tự như chúng ta hôm nay, nhưng thời điểm xẩy ra cách đây 2000 năm và tại nước Do Thái. Hơn thế nữa, đây là tiệc cưới của một hoàng tử. Dĩ nhiên, đó chỉ là một thí dụ nhằm nói tới một ư nghĩa khác về mầu nhiệm Nước Trời. Nghe hoặc đọc trích đoạn Tin Mừng này một cách thận trọng, người nghe hoặc đọc sẽ thấy tính chất nhưng không của khách được mời, và từ đó, cũng nói lên tấm ḷng rộng răi của chủ mời. Theo ư nghĩa của Tin Mừng, th́ khách mời ấy chính là mỗi Kitô hữu, và chủ mời, ông vua tổ chức tiệc cưới là Thiên Chúa.

Điều làm ngạc nhiên là không ai trong số những người tham dự buổi tiệc lại biết ḿnh được mời trước đó. Nhưng đây chính là mầu nhiệm về t́nh thương của Thiên Chúa. Nhờ vào ḷng rộng răi của Thiên Chúa, qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta mới trở thành những khách được mời tham dự bàn tiệc Nước Trời. Kitô hữu chúng ta được như vậy, v́ như lời trích đoạn Thánh Kinh hôm nay, những kẻ được mời trước đă không quan tâm, hoặc từ chối lời mời của họ, nhờ đó chúng ta trở thành những kẻ may mắn thế chỗ của họ: “Tiệc cưới đă sẵn, nhưng những kẻ được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hăy ra các ngă đường, gặp bất cứ ai, th́ mời vào dự tiệc cưới” (Mt 22: 8-9).

Điều này nói lên rằng mỗi Kitô hữu chúng ta được mời tham dự Bàn Tiệc Nước Trời, được mời đón nhận Tin Mừng, và làm Con Chúa một cách nhưng không. Thật vậy, có nhiều người phải trải qua bao nhiêu là thử thách, học hỏi, hoặc vất vả truân chiên mới biết, mới được nghe, và mới hiểu được Thiên Chúa. Hơn thế nữa, nhiều người dù đă được nghe, được biết, nhưng lại không giữ được mối giây t́nh thân với Ngài, nên đă bị loại khỏi bàn tiệc Nước Trời. Suy nghĩ về ơn được làm con cái Chúa, được gia nhập Hội Thánh Người, và được tham dự các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, Kitô hữu chúng ta phải lấy làm hănh diện, và phải coi ḿnh như những người rất có phúc. Bởi v́ cũng như lời Chúa, không phải chúng ta chọn Ngài, nhưng chính là Ngài đă chọn chúng ta từ muôn thuở.

Nhưng khi đă đón nhận, đă hiểu Ngài, th́ chúng ta phải hành động như thế nào? Dĩ nhiên là không nên và nhất định không được viện dẫn lư do này khác để chối từ ơn huệ Chúa ban. Ngoài ra, Mátthêu cũng ghi lại rằng, tuy rất đông thực khách, nhưng cũng có một người có lẽ v́ coi thường, hoặc khinh khi giá trị lời mời nên đă không ăn mặc chỉnh tề. Kết quả là những khách mời đă coi thường lời mời, và người được mời lại không ăn mặc xứng đáng đều đă bị quở phạt. Đó cũng là tấm gương cho những ai cố t́nh phủ nhận giá trị lời mời, và không hành xử như một thực khách đàng hoàng và trọng lễ nghĩa.

Tóm lại, là những thành phần được mời tham dự bàn tiệc Nước Trời, Kitô hữu chúng ta hẳn là phải lấy làm vinh dự và hạnh phúc lắm. Do đó, chúng ta phải nghĩ tới thái độ và lối sống tạ ơn bằng chính cuộc sống ḿnh, bằng chính tấm ḷng biết ơn ḿnh. Dĩ nhiên, Thiên Chúa chẳng cần đến chúng ta biết ơn và cảm ơn Ngài, nhưng bổn phận là con, là những kẻ được Ngài tuyển chọn, chúng ta không thể nào lại không biết ơn và sống với thái độ biết ơn ấy. Mẹ Maria khi đón nhận lời mời làm Mẹ Đấng Cứu Thế, đă sốt sắng dâng lời cảm tạ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và ḷng trí tôi vui mừng trong Đấng Cứu Độ tôi” (Luc 1:46-47). Đó cũng là tâm t́nh của mỗi Kitô hữu chúng ta. Hăy tận hưởng bàn tiệc nước Trời. Hăy vui mừng v́ được mời tham dự. Nhưng với ḷng cảm mến, biết ơn, và sống sao cho xứng với vinh dự ấy.