|
27/10 Thánh Cyriacus (? – 606) Thượng Phụ Contantinople từ năm 595 đến 606 Thường xung khắc với cả giáo hoàng lẫn hoàng đế. |
CHÚA NHẬT XXX QUANH NĂM
Suy Niệm
Chúa là Thiên Chúa…
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, về nội dung, có thể nói
làm sáng tỏ ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước. Đó là lư do, Giáo Hội
không chọn đọc đoạn Phúc Âm tiếp ngay sau bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước về
vấn đề kẻ chết sống lại để trả lời cho nhóm Sađucê, một vấn đề không trực tiếp
liên quan đến ư nghĩa sâu xa của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước và Chúa Nhật
tuần này. Thật vậy, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước Chúa Giêsu đă lợi
dụng vấn đề “trả thuế cho Cêsa có hợp lư hay chăng?”, do nhóm đồ đề của phái
Pharisiêu đặt ra để gài bẫy lời nói của Người, để kêu gọi chung tất cả mọi người
và riêng thành phần chất vấn Người rằng: “Hăy trả cho Cêsa những ǵ của Cêsa và
hăy trả cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”. Qua câu trả lời làm cho mọi
người ngỡ ngàng này, Chúa Giêsu chẳng những đă kêu gọi riêng thành phần chất vấn
Người và chung dân tộc Do Thái của họ là hăy v́ Chúa mà nộp thuế cho Cêsa, tức
hăy hàng phục Cêsa là nhân vật Thiên Chúa duy nhất của họ đă muốn dùng để kéo họ
về với Ngài, v́ thực tế họ đă không “trả cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên
Chúa”, những ǵ Thiên Chúa muốn chứ không phải những ǵ họ nghĩ ra, những ǵ
theo ư riêng của họ. Trong bài suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước tôi đă chia
sẻ vấn đề dân Do Thái này như sau:
“Thật vậy, vấn đề Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn có âm mưu của nhóm người
Pharisiêu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, nếu để ư, sẽ thấy có liên hệ đến
ba dụ ngôn Người đă nói với thành phần lănh đạo dân Do Thái trong Phúc Âm ba
tuần trước. Ở chỗ, thành phần lănh đạo Do Thái nói chung, trong đó có những
người thuộc nhóm Pharisiêu, như Nicôđêmô chẳng hạn (x Jn 3:1), đă là người con
chỉ làm theo ư ḿnh, ‘vâng con đi’, mà thực tế không làm theo ư cha, tức họ đă
không ‘trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa’; hay họ đă là bọn tá điền
làm vườn nho cho chủ nhưng không sinh hoa lợi cho chủ như ư chủ muốn, lại c̣n
sát hại các thừa sai của chủ, kể cả người con trai duy nhất của chủ, tức họ đă
thực sự không ‘trả về cho Thiên Chúa nhưng ǵ của Thiên Chúa’; hoặc họ đă là
những người được chính thức mời đến dự tiệc cưới của vua, song đă từ chối không
chịu đến dự, thậm chí c̣n ra tay sát hại những đầy tớ của vua sai đi mời họ, tức
là họ cũng đă không chịu ‘trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa’”.
Vậy, qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu đă vạch rơ lư do tại sao họ
đă không “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, và đă xác định rơ cho
chung con người, nhất là cho riêng dân Do Thái, biết những ǵ họ cần phải “trả
về cho Thiên Chúa”, và họ phải “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”
bằng cách nào. Vấn đề của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, qua câu trả lời của
Chúa Giêsu cho nhóm Pharisiêu thông luật, đó là vấn đề kính mến Thiên Chúa hết
bản thân ḿnh và yêu thương nhau như bản thân ḿnh, một vấn đề cốt lơi của tất
cả lề luật và các lời tiên tri, như lời Chúa Giêsu khẳng định ở cuối bài Phúc Âm.
Vậy nếu thành phần Pharisiêu nói riêng và dân Do Thái nói chung lại hết sức để ư
đến lề luật và cặn kẽ tuân giữ từng điều luật của Thiên Chúa th́ họ phải là
những người đă kính mến Thiên Chúa hết bản thân của họ cũng như đă yêu thương
tha nhân như bản thân của họ? Thế mà, theo Chúa Giêsu, Đấng thấu suốt ḷng trí
con người, họ chỉ là những kẻ tôn thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, c̣n ḷng
họ hoàn toàn xa cách Ngài (xem Mathêu 15:8), đúng như người con thưa với cha
“vâng con đi” rồi lại không đi trong dụ ngôn cha kêu gọi hai con trai đi làm
vườn nho cho ông. Điều Thiên Chúa muốn họ trả về cho Ngài đây không phải là môi
miệng của họ, mà là tấm ḷng của họ, không phải là việc làm bề ngoài của họ mà
là ḷng họ tin tưởng nhận biết Ngài, ở chỗ kính mến Ngài “hết ḷng muốn, hết
linh hồn, hết trí khôn”. Đó là lư do, trong bài đọc thứ hai Chúa Nhật tuần này,
Thánh Phaolô đă nói đến việc “bỏ những ngẫu tượng mà quay về cùng Thiên Chúa, để
phụng sự Ngài là Thiên Chúa hằng sống chân thật…”
Và chính v́ họ không thực ḷng kính mến “Chúa là Thiên Chúa” của họ như thế mà
họ chẳng những đă không thể “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, mà
c̣n không thể “trả về cho Cêsa những ǵ của Cêsa” nữa. Tức là họ như tông đồ
Phêrô nh́n tất cả mọi sự theo tự nhiên, theo phán đoán trần gian chứ không theo
Thần Linh (xem Mathêu 16:23), và họ như tông đồ Gioan phản ứng hoàn toàn theo tự
nhiên, những ǵ không hợp với họ (như đế quốc Rôma chẳng hạn) đều là kẻ thù của
họ, cần phải loại trừ (xem Marco 9:38). Chẳng những thế, v́ chỉ t́m ḿnh hơn t́m
Chúa, không “trả về cho Thiên Chúa” đúng như những ǵ của Thiên Chúa và như
Thiên Chúa muốn, nên họ cũng đă không “trả về cho Cêsa những ǵ của Cêsa”, tức
cho tha nhân những ǵ của tha nhân, trái lại, họ đă khinh thường, hà hiếp, bóc
lột chính anh em ḿnh, như trường hợp người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện bộc
phát đối với người thu thuế ở cuối đền thờ bấy giờ (xem Luca 18:11), những hành
động được Sách Xuất Hành trong bài đọc thứ hai của Chúa Nhật tuần này liệt kê
cấm không được làm. Có thể nói, nếu con người biết “trả về cho Cêsa những ǵ của
Cêsa” là họ đồng thời cũng “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”. Hay
nói cách khác, một khi họ yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh là chứng tỏ họ
đă “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”, đă tỏ ra “yêu Chúa là Thiên
Chúa hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết trí khôn” của họ.
Như thế, con người phải “trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” là chính
tấm ḷng của ḿnh, và trả về cho Ngài bằng cách “yêu thương tha nhân như bản
thân ḿnh”. Thế nhưng, chỉ khi nào con người biết “kính mến Chúa là Thiên Chúa
của ḿnh hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết trí khôn” con người mới có thể vừa
“trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa” vừa “trả về cho Cêsa những ǵ
của Cêsa” mà thôi. Thế nhưng, vấn đề ở đây là tại sao con người phải “trả về cho
Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa”? Hay tại sao con người phải “kính mến Chúa
là Thiên Chúa của ḿnh hết ḷng muốn, hết linh hồm và hết trí khôn”? Nếu không
phải tại v́ “Chúa là Thiên Chúa”!
Đúng thế, theo tiến tŕnh Mạc Khải Thần Linh trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Do
Thái th́ vị “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), “là Đấng vô h́nh” (Col 1:15),
đă tự ư tỏ ḿnh ra trong lịch sử loài người, cách riêng cho một dân tộc được
Ngài tuyển chọn là dân Do Thái. Bằng cách đă tự động lập giao ước với tổ phụ của
họ là Abraham và đă giữ trọn những ǵ Ngài đă hứa với con cháu của ông (xem Luca
1:55), một giao ước và lời hứa đă được nên trọn nơi Đức Kitô Thiên Sai Con Ngài
(xem Heb 1:2), Người Con Ngài đă làm đám cưới cho, như dụ ngôn của bài Phúc Âm
hai tuần trước. Phải, Người Con này “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), đă nên
một với loài người, đă cưới lấy nhân tính loài người, như vợ chồng nên một thân
thể với nhau, nhờ đó hết mọi người không trừ ai, kể cả Do Thái lẫn Dân Ngoại, đă
được mời đến tham dự bữa Tiệc Cưới Thần Linh ấy, một Tiệc Cưới mà thực phẩm Tân
Ước tuyệt hảo được thiết đăi nhưng không là chính Ḿnh Máu của Con Thiên Chúa,
làm cho khách dự tiệc “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).
Chính v́ Thiên Chúa đă yêu nhân loại chúng ta trước một cách nhưng không và vô
cùng như vậy mà chúng ta phải kính mến Ngài (xem 1Jn 4:19), bằng chính t́nh Ngài
yêu thương chúng ta. V́ “Chúa là Thiên Chúa” đă yêu thương chúng ta vô cùng bằng
chính con tim nhân loại của Con Ngài, th́ chúng ta cũng chỉ có thể trả lại cho
vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16) toàn thiện toàn ái này một cách cân
xứng bằng con tim nhân loại của Đấng đă dạy chung Giáo Hội Nhiệm Thể của Người
cũng như riêng thành phần môn đệ của Người rằng “Các con hăy yêu nhau như Thày
đă yêu các con” (Jn 13:34;15:12).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL