Chúa Nhaät

Ngày 23/3: Thánh Turibus Alfonso of Mongrovejo (1538-1606)

Một giáo dân được chọn làm chủ tịch Ṭa Tra Xét năm 1575.

Được bổ nhiệm làm tổng giám mục ở Lima Nam Mỹ.

Học tiếng Quechua và xuất bản các sách giáo lư cũng như đạo đức bằng ngôn ngữ này.

Quan thày nước Peru và Mỹ Châu Latinh.

 

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: Ex 20:1-17
“Luật do Môisen đă ban ra”


Bài trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Chúa phán bảo những lời sau đây: “Ta là Thiên Chúa ngươi, Đấng đă dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ h́nh các vật trên trời, dưới đất, trong nước, dưới ḷng đất. Đừng thờ lạy và phụng sự các h́nh tượng ấy, v́ Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con v́ tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ ḷng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta và tuân giữ các giới răn Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, v́ Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hăy nhớ thánh hóa ngày Sabbat. Ngươi làm lụng và tất cả mọi việc trong sáu ngày, c̣n ngày thứ bảy là ngày Sabbat, th́ thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi; trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc ǵ. V́ trong sáu ngày, Chúa đă tạo dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hóa ngày Sabbat. Ngươi hăy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người, chớ phạm tội ngoại t́nh, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối hại anh em ḿnh, chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, ḅ, lừa và bất cứ vật ǵ của bạn hữu.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời.

1. Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
2. Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
3. Ḷng tôn sợ Chúa thuần khiết, c̣n măi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.
4. Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ṛng, ngọt hơn mật và hơn cả mật tàng ong.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 1:22-25
“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho nhiều người, nhưng là một sự khôn ngoan đối với kẻ được Chúa chọn”


Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, các người Do Thái đ̣i hỏi những dấu lạ, những người Hy Lạp t́m kiếm sự khôn ngoan, c̣n chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo, nhưng đối với những người được gọi, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, th́ Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa th́ vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa th́ vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người.

Lời của Chúa.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.


PHÚC ÂM: Joan 2:18-25
“Các ngươi cứ phá hủy đền thờ nầy, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Lễ Vượt Qua của dân Do Thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong đền thờ có những người bán ḅ, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên ḅ ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hăy đem những thứ nầy đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: Sự nhiệt thành v́ nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi. Bấy giờ người Do Thái bảo Người rằng: “Ông hăy tỏ cho chúng tôi thấy dấu ǵ là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đến thờ nầy mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư? Nhưng Người, Người có ư nói đền thờ là thân thể Người. V́ thế, khi Chúa Giêsu từ cơi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đă tin Kinh Thánh và tin lời Người đă nói. Trong thời gian Người ở lại Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, nhiều kẻ tin danh Người, v́ mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, v́ Người biết tất cả mọi người và không cần ai làm chứng về người nào: Người biết rơ mọi điều trong ḷng người ta.

Phúc Âm của Chúa.
 

 

Suy Niệm



Nếu Tin v́ dấu lạ th́ vấp phạm v́ Tử Giá

 

Để tiếp theo ư nghĩa hướng về phục sinh của Bài Phúc Âm tuần trước, bài Phúc Âm về biến cố Chúa Biến H́nh trên núi, bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay Năm B tuần này Giáo Hội lấy từ bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan, bài Phúc Âm về việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ, một việc làm mà ngay sau đó, khi trả lời cho thành phần hạch hỏi Người về vấn đề dấu hiệu nào chứng tỏ cho thấy Người thực sự có quyền ra tay xua đuổi đám bán buôn ở đền thờ, Người cho họ biết việc Người làm ấy có liên quan đến việc phục sinh của Người sau này. Chúng ta nên lưu ư là, chu kỳ Phụng Vụ Năm B bao giờ cũng theo Phúc Âm Thánh Kư Marcô. Tuy nhiên, có lẽ v́ Phúc Âm Thánh Kư Marcô hơi ngắn, do đó, trong chu kỳ phụng vụ Năm B này, Giáo Hội đă phải sử dụng đến một số bài Phúc Âm của Thánh Gioan xen kẽ, như ở Mùa Vọng có Chúa Nhật Thứ Ba, ở Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh có Chúa Nhật Thứ 2 (cho cả chu kỳ năm A và C), ở Mùa Chay sáu tuần có Chúa Nhật Thứ Ba, Tư và Năm, ở Mùa Phục Sinh Phúc Âm Thánh Gioan được sử dụng hầu hết cho cả ba chu kỳ, chứ không riêng ǵ chu kỳ B, trừ Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, và Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh có Chúa Nhật 17-21 và Lễ Chúa Kitô Vua.

Riêng Mùa Chay, Giáo Hội chọn ba bài Phúc Âm liền theo Thánh Kư Gioan, 3, 4 và 5, trước Chúa Nhật Thương Khó hay Lễ Lá. Chính v́ vị trí của ba Chúa Nhật trước Tuần Thánh mà ba bài Phúc Âm Thánh Gioan đề hướng về và chất chứa cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một cuộc Vượt Qua từ đau khổ tới vinh quang, từ tử giá đến phục sinh. Bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba theo Thánh Kư Gioan cho Mùa Chay chu kỳ Năm B này đă cho thấy rơ sự kiện ấy, qua câu Chúa Giêsu trả lời cho những người Do Thái muốn xem dấu lạ để biết được Người thực sự có quyền thế trên con người hay chăng: “Hăy cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại”. Thánh Kư Gioan đă phải chú thích ngay trong bài Phúc Âm là Chúa Giêsu có ư nói đến đền thờ thân xác của Người, chứ không nói đến đền thờ Giêrusalem bấy giờ đầy nguy nga tráng lệ được xây cất hết sức công phu trong ṿng 46 năm mới xong, một nơi được Người khẳng định là “nhà của Cha Tôi” đă bị đám con buôn sặc mùi lợi lộc biến thành khu phố chợ đến nỗi Người đă phải thẳng tay thanh tẩy. Ở đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu biết trước cuộc Vượt Qua của Người, một cuộc Vượt Qua ba ngày về thời gian, một cuộc Vượt Qua trực tiếp liên quan đến thân xác của Người, và là một cuộc Vượt Qua gây ra bởi bàn tay tham lam hận thù của đám thợ xây Do Thái (như được Người bóng bẩy nói đến trong dụ ngôn bọn tá điền làm vườn nho – Mt 21:33-46). Thế nhưng, nhân vật chủ chốt của cuộc Vượt Qua này không phải là chính bọn tá điền làm vườn nho, mà là chính nạn nhân, chính vật tế thần là Đấng Thiên Sai, Người Con Duy Nhất được Cha sai đến thu hoa lợi nhưng bị bọn tá điền này sát nhân đoạt của, chiếm gia tài (x Mt 21:38). Đó là lư do, trong bài Phúc Âm hôm nay, Nạn Nhân của cuộc Vượt Qua cũng là nhân vật chủ chốt trong cuộc Vượt Qua này mới lên tiếng thách thức đối phương :”Hăy cứ phá đền thờ này đi…”

Tất nhiên, dân Do Thái, một dân tộc rất tôn kính đền thờ của họ, làm sao có thể dám ra tay làm điều này, dám ra tay phá ngôi đền thờ của cha ông họ, phá một nơi linh thiêng nhất của dân tộc họ, nơi Thiên Chúa ngự trị giữa họ (1Kgs 8:29-30). Thế nhưng, dù họ không có ư phá, phá về thể lư ngôi đền thờ linh thiêng của họ này, về thiêng liêng, họ cũng đă phá nó rồi, ở chỗ, họ tục hóa nó bằng sinh hoạt phàm tục bất xứng của họ ở đó, một sinh hoạt chỉ biết kiếm chác lợi lộc trần gian bất xứng với khu vực đền thờ linh thiêng, một t́nh trạng tục hóa như thế mà thành phần lănh đạo và tôn sư giảng dạy lề luật trong dân vẫn mần ngơ không nói năng ǵ. Chính v́ chỉ biết sống đạo theo h́nh thức bề ngoài, theo lễ nghi, một cách giả h́nh, mà đám thợ xây lănh đạo và tôn sư của dân này đă không dám đụng đến đền thờ vật chất, dù khu đền thờ của chung dân tộc họ bị một thiểu số tục hóa bằng sinh hoạt trần gian, nhưng đă dám ra tay phá ngôi đền thờ đích thực xứng đáng nhất cho Chúa ngự trị là thân xác của Đấng Thiên Sai nữa. Tại sao lại xẩy ra trường hợp đám thợ xây Do Thái dám phá đền thờ chính là thân xác của Chúa Kitô, nếu không phải v́ họ đă để cho đền thờ của họ bị tục hóa mà không biết. T́nh trạng tục hóa đền thờ đây không phải chỉ xẩy ra nơi đền thờ Giêrusalem của họ mà thôi, mà c̣n xẩy ra ngay khu vực đền thờ bản thân của họ nữa, v́ nơi khu vực ngoại vi đền thờ bản thân họ này hằng diễn ra những việc làm giả h́nh, những việc làm vụ h́nh thức, theo lễ nghi, theo luật lệ, chứ không “theo tinh thần và chân lư” (Jn 4:24) của những kẻ tôn thờ Thiên Chúa đích thực (x Jn 4:23). Nếu Chúa Giêsu đă thẳng tay đánh đuổi con buôn ra khỏi khu vực ngoại vi của đền thờ Giêrusalem trong bài Phúc Âm hôm nay thế nào, Người cũng đă nghiêm nghị ra tay thanh tẩy khu vực ngoại vi của đền thờ bản thân thành phần lănh đạo và tôn sư của dân Do Thái như vậy (xem cả đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu).

Việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ trong bài Phúc Âm hôm nay, tuy là một việc bề ngoài, nhưng có một ư nghĩa hết sức sâu xa, ở chỗ, Người muốn dọn ḷng cho con người để họ có thể thực sự tin tưởng chấp nhận Người, Đấng là Thiên Chúa Nhập Thể, Đấng muốn đến ngự giữa chúng sinh, không phải ở một đền thờ nào đó, mà là nơi chính cơi ḷng mỗi người, qua việc họ tin tưởng nhận biết Người. Đó là lư do Thánh Phaolô đă nguyện ước “chớ ǵ Chúa Kitô ngự trị trong ḷng anh em nhờ đức tin” (Eph 3:17). Và đó cũng là lư do, ở phần cuối bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Kư Gioan đă đề cập đến vấn đề đức tin của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu: “Trong khi Người ở Giêrusalem vào lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đă tin vào danh Người, v́ họ thấy được những dấu lạ Người đă làm. Về phần ḿnh, Chúa Giêsu không hề tin tưởng họ, v́ Người biết tất cả mọi ngườiỉ. Người không cần ai làm chứng về bản tính loài người. Người quá biết những ǵ chất chứa trong ḷng con người”. Ở đây, theo chiều hướng của cả bài Phúc Âm th́ đoạn cuối liên quan đến đức tin của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu này cho thấy, Chúa Giêsu đă biết ḷng người ta tin tưởng Người bấy giờ chỉ v́ họ thấy dấu lạ Người làm, tức sống theo những cái bề ngoài mà thôi, chứ không hay chưa đi sâu vào thực tại của những dấu lạ chỉ đường dẫn lối như ngôi sao cho ba chiêm vương gia Đông Phương đến bái thờ Hài Vương Giêsu ở Bêlem. Chính v́ ḷng tin do bởi được xem dấu lạ mà một khi họ thấy những ǵ ngược lại, họ sẽ không tin nữa, sẽ mất đức tin. Chẳng hạn như trường hợp họ thấy con người đă từng làm phép lạ cho kẻ chết sống lại, đă cứu được nhiều người khỏi mọi thứ tật nguyền bệnh hoạn mà không tự cứu được ḿnh, tức không thể xuống khỏi thập giá (x Lk 23:35; Mk 15:29-32).

Thế nhưng, Chúa Giêsu đă lợi dụng chính cái hiếu kỳ bề ngoài này của dân Do Thái để làm cho họ tin, ở chỗ, cho họ thấy một dấu lạ trên hết các dấu lạ, một dấu lạ không ai có thể làm được ngoại trừ chính Thiên Chúa, đó là dấu lạ Người để cho con người sát hại ḿnh nhưng sau ba ngày Người sống lại từ trong kẻ chết (x Jn 10:17-18).
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL