Chúa Nhaät

Ngày 30/3: Thánh Zosimus (571-660)

Tranh đấu bênh vực cho quyền giám mục Rôma trong toàn Giáo Hội.

V́ chủ trương tranh đấu này đă bị tấn công vào những năm cuối đời,

Nhất là từ Gaul và Phi Châu.

 

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: 2 Chron 36:14-16, 19-23)
“Cơn thịnh nộ và ḷng từ bi của Chúa được tỏ bày qua sự lưu đày và giải phóng của dân tộc”


Bài trích sách Kư sự quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, tất cả những đầu mục tư tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của các dân ngoại. Họ làm dơ bẩn đền thờ Chúa đă được Chúa thánh hóa tại Giêrusalem. Chúa là Thiên Chúa tổ phụ họ, đă luôn luôn đêm ngày sai sứ giả đến với họ, v́ Người thương xót dân Người và đền thờ của Người. Nhưng họ nhạo báng các sứ giả Chúa, coi thường lời Chúa, và nhạo báng các tiên tri, đến nỗi, sau hết, cơn thịnh nộ của Chúa đă đổ lên dân Người, và vô phương cứu chữa. Quân thù đă đốt đền thờ Chúa, phá hủy tường thành Giêrusalem, phóng hỏa tất cả các lâu đài và thiêu hủy mọi đồ vật quí giá. Nếu có ai thoát khỏi lưỡi gươm, th́ bị dẫn về Babylon để làm nô lệ nhà vua và con cái vua, cho đến thời vua nước Ba Tư thống trị, như thế ứng nghiệm lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia mà phán, cho đến khi đất nước được mừng ngày Sabbat; v́ trong tất cả những ngày xáo trộn, họ sẽ không giữ được ngày Sabbat trọn bảy mươi năm trường. Năm thứ nhất triều đại Cyrô, vua xứ Ba Tư, để lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia phán trước được thực hiện, th́ Chúa thúc đẩy tâm hồn Hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba Tư, nhà vua ra lệnh truyền rao khắp đất nước, và ban chiếu chỉ rằng: “Đây Hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba Tư tuyên bố: Chúa là Thiên Chúa trời đất đă ban cho trẫm mọi nước trên mặt đất, và chính Người đă ra lệnh cho trẫm xây cất cho Người một đền thờ ở Gêrusalem trong xứ Giuđa. Ai trong các người thuộc về dân Chúa? Thiên Chúa sẽ ở với nó, và nó hăy tiến lên.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi không nhớ đến ngươi

1. Trên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi khóc nức nở, khi tưởng nhớ đến núi Sion. Trên những cây dương liễu miền đó, chúng tôi treo các cây lục huyền cầm của chúng tôi.
2. V́ nơi nầy, quân canh ngục đ̣i chúng tôi vui vẻ hát lên. Họ giục chúng tôi rằng: “Hăy vui mừng: Hăy hát cho chúng ta nghe điệu ca Sion”.
3. Lẽ nào chúng tôi ca hát ngợi khen Thiên Chúa, trên đất khách quê người? Hỡi Giêrusalem, nếu tôi lại quên ngươi, th́ cánh tay tôi sẽ bị khô đét.
4. Lưỡi tôi sính vào cuống họng, nếu tôi không nhớ đến ngươi. Nếu tôi không đặt Giêrusalem, trên tất cả mọi niềm vui thỏa.


BÀI ĐỌC II: Eph 2:4-10
“Anh em chết bởi tội và được cứu rỗi bởi ân sủng”


Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng giàu ḷng từ bi, v́ ḷng yêu thương cao cả mà Người đă yêu thương chúng ta, đến nỗi khi tội lỗi làm cho chúng ta phải chết, th́ Người làm cho chúng ta sống lại trong Đức Kitô, nhờ ơn Ngài mà chúng ta được cứu rỗi; Người đă cho chúng ta được cùng chung sống lại và đồng ngự trị trên nước trời trong Đức Giêsu Kitô, để tỏ cho hậu thế được thấy sự phong phú dồi dào của ơn Chúa mà ḷng nhân lành Chúa đă ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. V́ chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Điều đó không phải do anh em, v́ đó là ân huệ của Chúa; cũng không phải do việc làm, để không ai được tự phụ. V́ chúng ta là thụ tạo của Người, đă được tạo thành trong Đức Giêsu Kitô, để làm các việc lành mà Chúa đă dự liệu, hầu chúng ta đem ra thực hành.

Lời của Chúa.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi ban Con Một ḿnh, để tất cả những ai tin Con Ngài, sẽ được sống đời đời.


PHÚC ÂM: Joan 3:14-21
“Thiên Chúa đă sai Con Ngài đến để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Như Môisen đă treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, th́ Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị hủy diệt, nhưng được sống đời đời. V́ Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một ḿnh, để tất cả những ai tin Con Ngài th́ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, v́ Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy th́ không bị luận phạt. Ai không tin th́ đă bị luận phạt rồi, v́ không tin vào danh Con Một Thiên Chúa; và đây án phạt là sự sáng đă đến thế gian và người đời đă yêu sự tối tăm hơn sự sáng, v́ hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa th́ ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của ḿnh bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật th́ đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đă làm trong Thiên Chúa”.

Phúc Âm của Chúa.

 

 

Suy Niệm

 

 

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

Trần Mỹ Duyệt
 


“Và đây án phạt là sự sáng đă đến thế gian và người đời đă yêu sự tối tăm hơn sự sáng, v́ hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa th́ ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của ḿnh bị tỏ lộ; nhưng ai hành động trong sự thật th́ đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đă làm trong Thiên Chúa” (Gio 3:19-21).

Con đường tử đạo của Đức Kitô đang đưa Ngài gần tới pháp trường. Giờ tử nạn đă điểm. Chẳng c̣n bao lâu nữa, Ngài sẽ bị bắt, bị đánh đón, bị kết án bất công, bị vác thập giá, và bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài biết thời gian đang dần trôi, và sự tranh chấp giữa bóng tối và ánh sáng cũng đang dẫn vào giai đoạn quyết liệt. Nhưng khi Ngài chiến thắng sự chết trên thập tự giá, cũng là lúc bóng tối tội lỗi phải mờ tan, dành chỗ cho ánh sáng cứu độ.

Satan và các thần dữ cũng tiên đoán được số mệnh và thời điểm của chúng. Do đó, cuộc chiến ở vào giai đoạn chót đă diễn ra thật khốc liệt, và nóng bỏng. Phải chăng nhân loại vẫn đắm ch́m trong bóng đêm tội lỗi. Và phải chăng nhân loại ưa thích bóng tối hơn ánh sáng. Câu trả lời là đúng như vậy. Nhân loại một mặt than khóc trong bóng đêm, nhưng một mặt lại không muốn ra khỏi bóng đêm ấy: “Sự sáng đă đến thế gian và người đời đă yêu sự tối tăm hơn sự sáng” (Gio 3:19). Tại sao lại có hiện tượng trái ngược ấy? Thưa là v́: “Sợ những việc làm của ḿnh bị tỏ lộ” (Gio 3:20). Giữa hai chiến tuyến không có vùng phi quân sự. Trong cuộc chiến tâm linh này sẽ không có thành phần trung lập. Và khi Đức Kitô nói về sự sống tinh thần, sự sống được tái sinh trong ân sủng và trong chiến thắng Phục Sinh, Ngài đă cho Nicôđêmô và nhân loại hiểu rằng giữa bóng tối và ánh sáng là một chọn lựa.

Bạn có bao giờ trải qua một cuộc giải phẫu mắt chưa? Hoặc bạn đă có bao giờ bị đau mắt chưa? Nếu có, chắc bạn đă cảm nghiệm được ư nghĩa của ánh sáng qua h́nh ảnh so sánh mà Thánh Kinh đă đề cập đến ở đây khi nói về ánh sáng và bóng tối. Phải là người bị đau mắt, hoặc mổ mắt th́ mới có kinh nghiệm về ánh sáng quí giá như thế nào. Tuy quí giá, nhưng nó cũng là một cực h́nh đối với con mắt bị đau, hoặc đang phải băng bó sau một cuộc giải phẫu.

Con mắt nội tâm, con mắt tâm hồn cũng thế. Ánh sáng Phục Sinh mà Chúa Kitô sắp sửa chan ḥa đổ xuống trên nhân loại cũng mang cùng một ư nghĩa tương tự. Aùnh sáng ấy sẽ làm bừng sáng nguồn ánh sáng cứu độ trước những cặp mắt công chính. Nhưng nó lại làm nhức nhối, và khó chịu cho những cặp mắt của kẻ bất lương: “Ai hành động xấu xa th́ ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của ḿnh bị tỏ lộ; nhưng ai hành động trong sự thật th́ đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đă làm trong Thiên Chúa” (Gio 3:20-21). Đó là lư luận và kết quả tự nhiên. Nhưng cũng qua những lời được Thánh Kư ghi lại ấy, ta hiểu thêm về t́nh thương vượt trên sự trừng phạt mà con người thường hay gán ghép lầm lẫn cho Thiên Chúa.

“Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gio 1:8). Gioan đă định nghĩa Thiên Chúa như thế. Và t́nh yêu là bản tính của Ngài. Để cho nhân loại biết thế nào là t́nh yêu ấy, Gioan đă viết: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một ḿnh, để tất cả những ai tin Con Ngài th́ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Gio 3: 16). Thiên Chúa t́nh yêu không những yêu, mà c̣n “quá yêu” – yêu một cách say đắm - chính v́ thế Ngài đă “không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ” (Gio 3:17). Mặc dù t́nh Ngài bao la và chan ḥa như ánh sáng, nhưng cũng vẫn có nhiều người không màng tới. Bằng cái nh́n Cứu Độ, th́ Máu Thánh Ngài đổ trên thập tự giá sẽ trở thành vô giá trị cho những ai không nhiệt tâm đón nhận: “Sự sáng đă đến thế gian và người đời đă yêu sự tối tăm hơn sự sáng” (Gio 3:19).

Nhưng điều khiến ta cảm thấy ngạc nhiên hơn nữa, là Thiên Chúa không luận phạt ai, mặc dù con người từ chối lời mời gọi của Ngài. Chính con người đă tự luận phạt ḿnh khi họ không nh́n lên Đấng bị treo trên thập tự giá, hoặc không đón nhận ánh sáng Cứu Độ của Ngài. Trong sa mạc, dân Do Thái đă phải nh́n lên con rắn đồng mà Maisen đă treo mỗi khi họ bị rắn cắn. Điều kiện để được chữa lành là “nh́n lên” con rắn đồng ấy. Việc tự ư nh́n lên hay không nh́n lên con rắn đồng, cho thấy thêm rằng con người có tự do lựa chọn, và sự tự do của con người trong trường hợp này là yếu tố quyết định. Đối với ơn Cứu Độ, th́ việc quyết định đón nhận hay từ chối đă chứng minh được ḷng mến hay không mến của một người với Đấng chịu treo lên v́ phần rỗi của họ.

Vậy phải chăng Thiên Chúa bỏ con người xuống hỏa ngục? Hay Ngài đọa đày họ trong đó v́ Ngài ghét bỏ họ. Thiên Chúa đă trả lời băn khoăn này và cho biết, Ngài không xử phạt ai, và Ngài cũng không ra tay bỏ ai xuống hỏa ngục. Nhưng chính họ, những con người tội lỗi ấy tự ra án phạt cho ḿnh, và tự họ đi vào hỏa ngục, v́: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một ḿnh” (Gio 3:16), th́ sao đành ḷng nh́n thấy con người hư đi. Ngược lại, Ngài luôn luôn mong muốn mọi người “tin Con Ngài” để “không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Do đó, khi con người tự ḿnh tách ra khỏi vùng sáng yêu đương và ân sủng của Thiên Chúa, th́ chỉ v́ con mắt của họ sẽ phải nhức nhối, và đau đớn khi nh́n ánh sáng ấy. Aùnh sáng làm mở ra những khúc mắc và những vùng tối tăm của tâm linh họ. Nơi đó tội lỗi, đam mê, và dục vọng đang ẩn náu và khống chế. Nói một cách khác là họ ghét ánh áng: “Thật vậy, ai hành động xấu xa th́ ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của ḿnh bị bại lộ” (Gio 3: 20). Tóm lại, chính con người đă tự luận phạt ḿnh khi tự cảm thấy ḿnh bất xứng. Thiên Chúa không bao giờ rời xa con người, mà là chính con người tự ư rời xa Thiên Chúa.

Cũng như những người đương thời với Chúa Cứu Thế, nếu nhân loại hôm nay không đón nhận ánh sáng Cứu Độ, và không dám nh́n lên nguồn sáng ấy, th́ không phải v́ Thiên Chúa đă không thương yêu họ, mà là chính họ đă từ khước Ngài. Thiên Chúa không muốn cho một ai phải luận phạt, phải đi vào bóng tối mịt mù của tội lỗi và trầm luân. Aùnh sáng và bóng tối. Sự sống và sự chết. Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Tất cả là một lời mời gọi. Thiên Chúa tuy mong muốn cho mọi người được phần rỗi và hạnh phúc muôn đời, nhưng Ngài vẫn tôn trọng tự do và ư muốn của con người.

 

 

 

dù con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng,

nhưng tối tăm không át được ánh sáng...
 

 

 

Vấn đề liên hệ Phúc Âm giữa ba Chúa Nhật 3, 4 và 5 của Chu Kỳ Phụng Vụ A, B và C

 

Như tuần trước đă nhận định, “chúng ta nên lưu ư là, chu kỳ Phụng Vụ Năm B bao giờ cũng theo Phúc Âm Thánh Kư Marcô. Tuy nhiên, có lẽ v́ Phúc Âm Thánh Kư Marcô hơi ngắn, do đó, trong chu kỳ phụng vụ Năm B này, Giáo Hội đă phải sử dụng đến một số bài Phúc Âm của Thánh Gioan xen kẽ, như ở Mùa Vọng có Chúa Nhật Thứ Ba, ở Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh có Chúa Nhật Thứ 2 (cho cả chu kỳ năm A và C), ở Mùa Chay sáu tuần có Chúa Nhật Thứ Ba, Tư và Năm, ở Mùa Phục Sinh Phúc Âm Thánh Gioan được sử dụng hầu hết cho cả ba chu kỳ, chứ không riêng ǵ chu kỳ B, trừ Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh có Chúa Nhật 17-21, và Lễ Chúa Kitô Vua (cho cả 3 chu kỳ)”. Tuy nhiên, trong Mùa Chay, nếu để ư kỹ, chúng ta c̣n thấy Phúc Âm Thánh Gioan cũng được Giáo Hội sử dụng cho cả chu kỳ Năm A (Chúa Nhật 3, 4 và 5) và C (Chúa Nhật 5) nữa.

Ở chu kỳ Năm A, các bài Phúc Âm của Thánh Gioan cho ba Chúa Nhật 3, 4 và 5 thứ tự như sau: Chúa Giêsu với chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp, Chúa Giêsu phục quang kẻ mù từ lúc mới sinh, và Chúa Giêsu hồi sinh Lazarô. Ở chu kỳ Năm B, Phúc Âm Thánh Gioan cho ba Chúa Nhật 3, 4 và 5 thứ tự như sau: Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu nói chuyện với Nicôđêmô và Chúa Giêsu cho các môn đệ biết mầu nhiệm tử giá của Người. Ở chu kỳ Năm C, Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật thứ 5 về thân phận của người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, bài phúc âm của Thánh Gioan này được Giáo Hội chọn đặt sau bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật thứ 4 về dụ ngôn người con hoang đàng, cũng như sau bài Phúc Ân Thánh Luca cho Chúa Nhật thứ 3 về nhu cầu cần phải thống hối ở chỗ sinh hoa kết trái như cây vả được chăm bón, bằng không sẽ chịu hậu quả của nó như những nạn nhân bất hạnh ở vụ tháp Siloe.

So sánh những bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ư sắp xếp cho 3 Chúa Nhật 3, 4 và 5 Mùa Chay cho cả ba chu kỳ A, B và C trước Chúa Nhật Thương Khó và Tuần Thánh này, chúng ta có thể thấy được ngầm ư của Giáo Hội muốn bày tỏ cho con cái ḿnh thấy toàn diện ư nghĩa Mùa Chay nói riêng và Mầu Nhiệm Cứu Độ nói chung. Ở chu kỳ Năm A, các bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan cho chúng ta thấy Mạc Khải Thần Linh cũng là Mầu Nhiệm Chúa Kitô, ở chỗ, Chúa Giêsu tỏ ḿnh là Đường qua việc Người ban nước hằng sống Thần Linh cho chung nhân loại (được tiêu biểu nơi người phụ nữ ngoại lai Samaritanô) để họ có thể nhận biết Người, là Sự Thật qua phép lạ tiêu biểu Người phục quang cho một người Do Thái bị mù từ lúc mới sinh, và là Sự Sống qua phép lạ tiêu biểu Người hồi sinh bạn thân Lazarô của Người.

Ở chu kỳ Năm B, các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chúng ta thấy một yếu tố vô cùng quan trọng để đáp lại Mạc Khải Thần Linh, tức để chấp nhận Mầu Nhiệm Chúa Kitô, những ǵ các bài Phúc Âm của chu kỳ Năm A cho thấy, đó là yếu tố Đức Tin Tuân Phục, yếu tố để được Cứu Độ. Đó là lư do chúng ta thấy cả ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật 3, 4 và 5 của chu kỳ Năm B đều đă nhấn mạnh đến Đức Tin Cứu Độ: Ở bài phúc âm Chúa Nhật 3, dân Do Thái là thành phần thích xem dấu lạ muốn được cứu độ cần phải tin vào cuộc phục sinh của đền thờ thân xác Chúa Kitô sẽ bị họ ra tay triệt hạ, tàn phá; ở bài phúc âm Chúa Nhật 4, thành phần lănh đạo dân Do Thái (được tiêu biểu nơi Nicôđêmô là thành viên của Hội Đồng Do Thái) vốn chuộng tối tăm hơn ánh sáng cần phải tin vào Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa để được sự sống đời đời; và ở bài phúc âm Chúa Nhật thứ 5, thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, thành phần chứng nhân của Người nơi các dân nước (là thành phần được tiêu biểu nơi những người Hy Lạp đă xin các vị cho được gặp Chúa Giêsu bấy giờ) cần phải chấp nhận Đấng được Thiên Chúa tôn vinh trên thập giá.

Ở chu kỳ Năm C, chúng ta thấy những cuộc hội ngộ giữa Mạc Khải Thần Linh (chiều hướng của các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chu kỳ Năm A) và Đức Tin Tuân Phục (chiều hướng của các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chu kỳ Năm B) gặp nhau. Thật vậy, bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay Năm C cho thấy, nếu dân Do Thái thích xem dấu lạ (theo chiều hướng của Phúc Âm năm B) muốn tin vào Chúa Kitô là Đấng Phục Sinh sẽ làm phép rửa Thánh Linh (theo chiều hướng của Phúc Âm năm A), th́ họ cần phải hoán cải nội tâm bằng những việc làm cụ thể như cây vả sinh hoa kết trái (như trong bài Phúc Âm năm C). Bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay Năm C cho thấy, nếu thành phần lănh đạo dân Do Thái chuộng tối tăm hơn ánh sáng (theo chiều hướng của bài Phúc Âm năm B) muốn chấp nhận Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian (theo chiều hướng của bài Phúc Âm năm A), họ phải là người con cả biết cùng cha vui mừng khi thấy em ḿnh là thành phần hoang đường tội lỗi quay trở về nhà cha (như trong bài Phúc Âm năm C). Bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay Năm C cho thấy, nếu thành phần môn đệ Chúa Kitô biết chấp nhận Đấng được tôn vinh trên thập giá (theo chiều hướng của bài Phúc Âm năm B), họ sẽ được Đấng Phục Sinh tái sinh về phần hồn, một việc tái sinh được tiêu biểu qua việc Người đă hồi sinh như Lazarô (theo chiều hướng của bài Phúc Âm năm A), nhờ đó, các vị mới có khả năng tái sinh trong Thần Linh, tức có quyền năng tha tội do Chúa Kitô ban cho, một quyền năng Người đă thực hiện nơi trường hợp người phụ nữ bị bắt quiả tang đang phạm tội ngoại t́nh đưa đến cho Người xét xử (như trong bài Phúc Âm năm C).

 

Vấn đề cứu độ của bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay Năm B

Riêng bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chu kỳ Năm B của Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay, Giáo Hội muốn cho con cái ḿnh thấy, trước hết là dự án cứu độ của Thiên Chúa, sau nữa là công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, và sau hết là điều kiện duy nhất để được cứu độ. Trước hết, về dự án cứu độ của Thiên Chúa, bài Phúc Âm đă tŕnh thuật chính lời Chúa Kitô mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương con người và muốn cho con người được hiệp thông với Ngài bằng sự sống trường sinh: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian… để họ được sự sống trường sinh”. Thế nhưng, để thực hiện dự án cứu độ của ḿnh, dự án muốn con người được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như ḿnh (x Gen 1:26) có thể hiệp thông với Ngài, có thể được hoan hưởng Sự Sống Thần Linh vô cùng viên măn và thiện hảo của Ngài, bài Phúc Âm cho biết thêm về lời mạc khải hết sức quan trọng của Chúa Kitô, đó là “Thiên Chúa đă ban Người Con duy nhất của Ngài” cho thế gian. Tuy nhiên, công cuộc cứu chuộc không phải chỉ có thế, chỉ ở chỗ “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), mà c̣n ở chỗ, cũng theo lời mạc khải củaChúa Giêsu tỏ cho Nicôđêmô, “như Moisen treo con rắn lên trong sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như thế”. Đúng thế, công cuộc cứu độ loài người của Thiên Chúa đây chẳng những ở chỗ Lời Nhập Thể mà c̣n ở chỗ Lời Vượt Qua nữa, bởi v́, Thiên Chúa “đă không dung tha Con một của Ngài song đă phó nộp Người v́ tất cả chúng ta”, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đă cảm nhận như thế (x Rm 8:32). Đó là lư do, cũng trong cùng bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu c̣n mạc khải cho biết dứt khoát dự án cứu độ của Thiên Chúa như sau: “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để luận phạt thế gian, song để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy con người bị luận phạt, một t́nh trạng không thể nào không xẩy ra v́ tự do nơi thành phần được dựng nên với hồn thiêng bất tử theo h́nh ảnh Thiên Chúa là Thần Linh và tương tự như Ngài với ư thức tự do yêu thương. Đó là vấn đề con người ư thức có nhận biết nhận biết Lời Nhập Thể (x Jn 1:10-11), có tự do đáp ứng ở chỗ chấp nhận Mạc Khải Thần Linh. Nếu được Thiên Chúa mạc khải cho biết về (bản thân và ư định của) Ngài nơi Lời Nhập Thể, Đấng là “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9), con người “lại chuộng tối tăm hơn ánh sáng”, như lời Chúa Giêsu cho biết trong bài Phúc Âm, th́ tự họ luận phạt bản thân họ: “Ai tin vào Người th́ không bị luận phát, c̣n ai không tin đă bị luận phạt rồi, bởi không tin vào danh Con một Thiên Chúa”. Vậy, theo Chúa Giêsu cho biết th́ thành phần không tin vào Người sẽ tự luận phạt bản thân họ như thế nào, nếu không phải, họ tiếp tục sống trong tăm tối, trong gian dối, trong lo âu sợ hăi trước sự thật: “Ai hành ác th́ sợ ánh sáng; họ không dám đến gần ánh sáng v́ sợ các việc họ làm bị bại lộ”. Ánh sáng tự bản chất bao giờ cũng tốt, cũng cần cho tất cả mọi vật, nhất là sinh vật, để sinh động và phát triển, thế nhưng, nó lại trở thành cực h́nh cho kẻ bị đau mắt thế nào, thành phần “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” cũng thế. Trong trường hợp của họ, ánh sáng đă trở thành h́nh phạt của họ và cho họ, chỉ v́ họ không chịu chấp nhận ánh sáng, không dám phơi ḿnh ra trước ánh sáng.

Như thế, căn cứ vào chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta có thể giải quyết vấn đề tiền định có vẻ và hầu như nan giải như thế này. Tiền định đây đúng thực có nghĩa là định trước; nhưng vấn đề định trước đây không phải là định cho người này được lên thiên đàng người kia phải xuống hỏa ngục, và bởi đó, người bị tiền định xuống hỏa ngục dù có làm lành mấy cũng không thể lên thiên đàng, và người được tiền định lên thiên đàng th́ dù có tội lỗi mấy cũng không phải xuống hỏa ngục. Nếu vậy th́ Thiên Chúa đă không xuống thế làm người cứu chuộc tất cả mọi người mà làm ǵ: “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để luận phạt thế gian, song để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”. Vấn đề tiền định ở đây liên quan đến dự án cứu độ của Thiên Chúa th́ đúng hơn, dự án đó, như bài Phúc Âm mạc khải cho biết, là Thiên Chúa yêu thương con người, muốn con người được hiệp thông sự sống thần linh của Ngài và với Ngài, nhưng muốn được như vậy, con người cần phải đáp ứng t́nh yêu của Ngài, bằng việc tri ân đón nhận những ǵ Ngài ban là Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể. Đó là lư do Vị Tông Đồ Dân Ngoại đă chí lư xác tín là: “Những ai Thiên Chúa biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho họ chia sẻ h́nh ảnh Con Ngài” (Rm 8:29), nghĩa là cũng phải hy sinh phục vụ và chịu khổ nạn mới được cứu độ. Tóm lại, đối với Thiên Chúa, tiền định là yêu thương, là ban phát, là cứu độ, c̣n đối với nhân loại, là đáp ứng, là tiếp nhận, là tin tưởng; nói chung, tiền định là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn ấn định để con người có thể nhờ đó mà được cứu độ; bởi thế, nếu con người với đầy đủ ư thức và tự do không chịu chấp nhận những ǵ được ban cho họ một cách nhưng không, họ sẽ không thể trách cứ ai được nữa, ngoài việc trách chính bản thân ḿnh, bằng thái độ “khóc lóc nghiến răng” trong cơi đời đời (Mt 8:12, 13:42, 22:13, 24:51, 25:30): “Ai tin th́ khỏi bị luận phạt, c̣n ai không tin th́ đă bị luận phạt rồi vậy”.

 

Vấn đề tiền định liên quan đến ơn cứu độ

Thế nhưng, cho dù Thiên Chúa vô cùng toàn hảo không thể nào lại tiền định cho một ai xuống hỏa ngục đi nữa, Ngài vẫn biết trước ai sẽ xuống hỏa ngục, vậy th́ tại sao Ngài c̣n dựng nên họ mà làm ǵ, để họ phải hư đi đời đời vô cùng khốn nạn như vậy, hóa ra Ngài không độc ác lắm sao?

Trước hết, không thể nào phủ nhận được vấn đề Thiên Chúa biết trước những ai trong loài người được Ngài dựng nên sẽ bị đời đời hư đi. Phải chăng đó là chén đắng Vị Thiên Chúa Làm Người đă cảm thấy khó uống trong đêm Vườn Cây Dầu trước giờ tử nạn của Ngài? Bởi v́, bấy giờ, trong thân phận làm người, Ngài cảm thấy “buồn sầu đến nỗi chết được” (Mt 26:38), đến toát mồ hôi máu (x Lk 22:44) nơi thân xác của Ngài, một trạng thái đau thương trong tâm hồn đă lên đến cực độ! Một đàng Ngài thấy rằng Ngài không thể nào không ra tay cứu độ con người, dù bằng một giá rất cao, mất hết phẩm giá của một Vị Thiên Chúa Tối Cao của Ngài, mất cả mạng sống loài người của Ngài, là tất cả những ǵ cao quí nhất nơi một Ngôi Vị mang hai bản tính thần nhân. Thế nhưng, công ơn cứu độ hết sức đắt giá và nhưng không vô giá của Ngài ấy lại trở thành vô ích cho một số người, thậm chí c̣n trở nên án phạt cho thành phần đời đời hư đi.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây liên quan đến dự án tạo dựng và công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa. Thiên Chúa dựng nên con người để làm ǵ và tại sao Thiên Chúa dựng nên họ theo h́nh ảnh cùng tương tự như Ngài? Nếu không phải, về dự án tạo dựng, Thiên Chúa muốn con người nhận biết Ngài để được sống Sự Sống Thần Linh của Ngài và với Ngài. Và về công cuộc tạo dựng, Thiên Chúa đă dựng nên con người có tâm linh ư thức và tự do để nhờ đó họ có khả năng nhận biết và yêu mến Ngài. Đó là lư do Thiên Chúa không thể, đúng hơn không muốn, dựng nên loài người giống như đất đá, cỏ cây hay con vật vô tri thức, chẳng biết Đấng Hóa Công là ǵ. Mà một khi đă dựng nên con người có ư thức và tự do, Ngài cũng không muốn, đúng hơn không thể, ép buộc họ phải nhận biết Ngài và yêu mến Ngài. Tất nhiên, Ngài thực sự muốn tất cả mọi và từng con người Ngài tạo dựng nên nhận biết và yêu mến Ngài, không phải để Ngài được thêm vinh quang vốn đă toàn măn nơi bản thân của Ngài, nơi nội tâm của Ngài, mà là để họ được hiệp thông và hoan hưởng sự sống thần linh của Ngài và với Ngài. Thế nhưng, tự ḿnh, về bản tính tự nhiên, dù có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, nhưng nếu không được Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho nơi Lời Nhập Thể và thông ḿnh ra cho qua Thánh Thần, con người cũng không thể nào thực sự và hoàn toàn nhận biết và yêu mến Ngài đích thực và trọn hảo như chính Ngài biết Ngài và yêu Ngài, để có thể hiệp thông với sự sống nội tâm Ba Ngôi của Ngài. Phải chăng đó chính là lư do “Lời đă hóa thành nhập thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14)…, chẳng những “để tỏ Cha ra” (Jn 1:19) mà c̣n để “làm phép rửa Thánh Thần” (Jn 1:33; Lk 3:16; Jn 20:22)?

Thực tế cho thấy, dù Lời có tỏ cho con người biết Cha và ban cho người Thần Linh để yêu Cha đi nữa, con người cũng không thể nào biết Cha như Cha biết ḿnh và yêu Cha như Cha yêu ḿnh, dù ở nơi Đệ Nhất Tạo Vật của Ngài là Trinh Nữ Maria “đầy ơn phúc” (Lk 1:28) đi nữa, một mức độ “đầy ơn phúc” với tất cả khả năng hết cỡ nhưng vẫn có giới hạn của tạo vật. Thật vậy, chỉ có ở nơi chính Lời Nhập Thể, một Ngôi Vị có hai bản tính, Thiên Chúa mới thực sự và hoàn toàn biết ḿnh và yêu ḿnh như Ngài là và như Ngài muốn. Nhân Tính của Chúa Kitô, như thế, đối với Thiên Chúa, hoàn toàn là phản ảnh Thần Tính của Lời Nhập Thể (x Heb 1:2), và đối với nhân loại, “là ánh sáng sự sống” (Jn 8:12), một “ánh sáng thật chiếu soi cho hết mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9). Như thế, dù những kẻ không chấp nhận Lời Nhập Thể, không nhận biết Chúa Kitô, th́ “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) này vẫn không v́ thế mà bị lu mờ đi: “Ánh sáng đă chiếu trong tăm tối song tăm tối đă không lấn át được ánh sáng” (Jn 1:5). Chính lúc con người “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” và sợ “không dám tới gần ánh sáng”, như trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay Năm B nói đến, cũng đủ chứng tỏ thực sự có một thứ ánh sáng siêu việt, một thứ ánh sáng thần linh.

Đó là lư do, dù con người khi c̣n sống nhất định phủ nhận thần linh, chối bỏ lương tâm, triệt hạ chân lư, nhưng cuối cùng họ, ngay trong giờ chết, nhất là trong cơi đời đời, cùng với thành phần tà thần là ma qủi, họ vẫn công nhận thực tại Chân Thiện Mỹ tối thượng là Thiên Chúa, Đấng đă tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể, một thực tại họ không thể phủ nhận nhưng tiếc thay không được hiệp thông và hoan hưởng như thành phần kẻ lành. Dầu sao, nếu mục đích tạo dựng của Thiên Chúa là tỏ ḿnh ra để loài người nói riêng có thể nhận biết Ngài, th́ quả thực Ngài đă đạt được mục đích ấy của Ngài, dù nơi thành phần hư đi chăng nữa. V́, qua Lời Nhập Thể và Vượt Qua, Ánh Sáng Thần Linh đă, đang và sẽ thực sự và hoàn toàn đánh tan bóng tối vô tri, bóng tối sự chết trên thế gian, nhất là khi Ngài “canh tân tất cả mọi sự” (Rev 21:5), “để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28), ở chỗ, dù kẻ lành hay dữ, cuối cùng tất cả đều nh́n nhận “tất cả sự thật” (Jn 16:13) bất biến này: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến bản Con Một của Ngài… không phải để luận phạt thế gian song để thế gian nhờ Người mà được sự sống trường sinh”. “Ánh sáng đă chiếu soi trong tăm tối song tăm tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5) là như thế. Bởi v́, ngay chính nơi Con Người Giêsu Kitô “là phản ảnh vinh quang Cha” (Heb 1:3), Thiên Chúa đă thực sự và hoàn toàn được nhận biết và yêu mến như Ngài mong muốn rồi vậy: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp ḷng Ta mọi đàng” (Mt 3:17, 17:5). Và “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” đă được trọn vẹn hiện thực nơi Lời Nhập Thể và Vượt Qua.
 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL