Chúa Nhaät

27/7: Thánh Pantaleon (? – 305)

Là lương y riêng của hoàng đế Rôma Maximianus.

Thánh nhân đă thú nhận đức tin của ḿnh với bà vợ của hoàng đế.

Ṭa án Valerius đă tố cáo ngài.

Hoàng đế rất buồn v́ tin này.

Galerius lên kế vị Maximianus đă ra lệnh xứ tử thánh nhân.

 


CHÚA NHẬT XVII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: 2 Reg 4:42-44

“Họ ăn xong mà hăy c̣n dư”

Bài trích sách Các Vua quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, có một người từ Baal-Salisa mang đến dâng cho người của Thiên Chúa bánh đầu mùa, hai mươi chiếc bánh mạch nha và lúa ḿ đầu mùa. Người của Thiên Chúa liền nói: “Xin dọn cho dân chúng ăn”. Đầy tớ của người trả lời: “Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao?” Nhưng người ra lệnh: “Cứ dọn cho dân chúng ăn, v́ Chúa phán như sau: “Người ta ăn rồi mà hăy c̣n dư”. Đoạn người dọn cho họ ăn mà c̣n dư đúng như lời Chúa phán.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng tôi được no nê.

1.      Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hăy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hăy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hăy nói lên vinh quang nước Chúa, và hăy đề cao quyền năng của Ngài.

2.      Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa, và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.

3.      Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm.


BÀI ĐỌC II: Eph 4:1-6
“Chỉ có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một phép rửa tội”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Anh em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hăy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đă lănh nhận. Anh em hăy hết ḷng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái; hăy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy b́nh an ḥa thuận làm giây ràng buộc: Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đă được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy gọi các con là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy đă nghe biết nơi Cha Thầy, th́ Thầy đă cho các con biết”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 6:1-15
“Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tùy thích”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tiberia. Có đám đông dân chúng theo Người, v́ họ đă thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái đă gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ư thử ông, v́ chính Người đă biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”. Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô thưa cùng Người rằng: “ƠŒ đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu th́ thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đă tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tùy thích. Khi họ đă ăn no nê, Người bảo các môn đệ: “Hăy thu lấy những miếng c̣n lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn, do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đă ăn mà c̣n dư. Thấy phép lạ Chúa Giêsu đă làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông nầy là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian”. V́ Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một ḿnh.

Phúc Âm của Chúa.

-------------------------------------------------------------------------
 

Chúa Nhật XVII Thường Niên 

HAI  CON  CÁ

NĂM  CHIẾC  BÁNH 

Trần Mỹ Duyệt 

 

Trong ba trích đoạn Tin Mừng tuần này, h́nh ảnh cá và bánh được đề cao và nổi bật. Cá xuất hiện trong Mátthêu qua h́nh ảnh chài lưới bên bờ biển. Bánh trong Luca qua h́nh ảnh người hàng xóm vay tạm ba chiếc bánh của người láng giềng để tiếp bạn trong trường hợp khẩn cấp. Và sau cùng là cá và bánh trong Gioan khi Chúa nuôi đoàn lũ dân chúng bằng phép lạ với hai con cá và năm chiếc bánh. Cá và bánh trong cả ba Phúc Aâm là những h́nh ảnh liên quan đến sự sống. Và qua những h́nh ảnh này, Chúa Giêsu cũng muốn nói với mọi người về một sự sống thiêng liêng, cao cả, và vô cùng quan trọng mà Ngài và các môn đệ Ngài đang nỗ lực rao giảng: Sự sống đời đời. Sự sống tâm hồn. 

 

Nhưng để dân chúng lănh hội được những mạc khải về mầu nhiệm nước trời, về sự sống đời đời, về Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, Chúa Giêsu cũng hiểu rằng, Ngài cần phải nuôi sống phần xác của họ trước đă. Hành động của Chúa mang tính chất rất tự nhiên, rất con người. Hành động này phù hợp với quan niệm và suy tư của con người, trong đó có người Việt Nam: “Có thực mới vực được đạo”. Nhưng câu hỏi ở đây là tại sao chỉ có hai con cá và năm chiếc bánh? Tại sao không phải là năm con cá và hai chiếc bánh? Hay đó chỉ là một sự t́nh cờ.

 

Đối với con người th́ có sự t́nh cờ, nhưng đối với Thiên Chúa th́ làm ǵ có sự t́nh cờ. Do đó, hẳn là Chúa có mục đích của Ngài. Ngài muốn qua h́nh ảnh hai con cá và năm chiếc bánh ấy nhắc nhở các môn đệ và mọi người rằng trong tất cả hành động của ḿnh, dù là bất cứ dưới h́nh thức nào, th́ Chúa cũng phải có mặt, đồng hành và ở bên con người. Không những thế, Ngài mới là Đấng có toàn quyền trên mọi sự.

 

Hai con cá bơi lội bên nhau. Hai con cá có thể làm nên một gia đ́nh cá. Hai con cá bơi lội bên nhau tạo nên một h́nh ảnh trọn vẹn, đầy đủ, và sống động. Hai con cá sóng đôi bên nhau, cũng chính là h́nh ảnh người tông đồ sóng bước bên Chúa, đồng hành bên Chúa, và không hành động lẻ lỏi, riêng rẽ. Khi sai các môn đệ ra đi, Ngài đă sai họ đi có đôi. H́nh thức hoạt động này là do sáng kiến của Chúa và cũng do chính Ngài truyền cho các môn đệ. Nó nhắc nhớ sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời của mỗi môn đệ, cũng như sự giúp đỡ của Ngài trong các hoạt động của họ. Như hai người bạn thân đồng hành trên một hành tŕnh xa, Ngài muốn luôn có mặt bên các môn đệ và nâng đỡ họ mỗi khi cần thiết. Người môn đệ không thể nào làm nên phép lạ, không thể nào nuôi sống hàng ngàn con người nếu không có Chúa. Chúa mới là Đấng làm nên phép lạ, c̣n các môn đệ chỉ là người phân phát các phép lạ.

 

Và tại sao lại là năm chiếc bánh. Chiếc bánh chính là lao công của con người. Là sản phẩm của trái đất. H́nh ảnh lẻ loi của năm chiếc bánh cũng lại cho thấy cái khác biệt và sự quyết định vẫn là Chúa. Con người chỉ đóng góp phần ḿnh một phần trong những nỗ lực và hoạt động. Song song với Chúa như hai con cá, và bên nhau như bốn chiếc bánh. C̣n chiếc bánh thứ năm đó là ngón tay, là quyền năng, và là sức sống của chính Ngài. Ngài muốn dành quyền tối thượng, và Ngài chính là cội nguồn của mọi ân phúc.

 

H́nh ảnh của đoàn lũ theo Chúa hôm đó, sự khó xử và cùng bí của các môn đệ trước nhu cầu vật chất và tâm linh của những người được trao phó cho họ và có mặt trong cuộc đời của họ, đă chứng tỏ rằng họ chẳng là ǵ cả: “Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philípphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” (Gio 6:5). Và Gioan đă ghi tiếp: “Người hỏi như vậy có ư thử ông, v́ chính Người đă biết việc Người sắp làm” (Gio 6:6). Đúng như Chúa đă tiên đoán, Philípphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút” (Gio 6:7). Cả Anrê, em của Phêrô cũng tỏ ra hoài nghi trước khả năng nuôi sống đám đông hôm đó: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu th́ thấm vào đâu cho từng ấy người” (Gio 6:9). Nhưng rồi với sức lao công của con người, và với sự cộng tác của con người, bằng hai con cá và năm chiếc bánh dân chúng hôm đó đă được ăn no nê, và “họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn, do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đă ăn mà c̣n dư” (Gio 6:13).

 

H́nh ảnh phép lạ Gioan ghi lại hôm nay, chẳng qua là những nét vẽ thêm vào và cần thiết về bức tranh được sai đi trong đó Máccô đă phác họa. Nó giúp ta mường tượng như thấy Chúa Giêsu đang nói về sứ mạng của kẻ được sai với các môn đệ của Ngài. Nghe được Ngài đang căn nhặn các môn đệ cần phải đem theo những hành trang ǵ, và phải hành động như thế nào. Và h́nh ảnh các ông được sai đi.

 

Các môn đệ được sai đi, đối diện với cuộc đời và con người. Họ vào đời với sứ mạng rao truyền tin mừng cứu độ, và để minh chứng cho sự thật về Tin Mừng ấy, họ được trao cho quyền trừ tà ma, và chữa lành. Cũng như hôm nay, họ được tham dự vào quyền làm phép lạ, và trao ban ân sủng. Nhưng họ cần đến ngón tay thần linh của Thiên Chúa. Họ cần phải mang theo “cây gậy”, và không được đi một ḿnh. Cũng như h́nh ảnh hai con cá sinh động và bơi lội bên nhau. Cũng như h́nh ảnh của sức lao công và hoa mầu ruộng đất mà con người đă chế biến thành năm chiếc bánh. Trong đó, chiếc bánh thứ năm chiếm địa vị rất quan trọng, v́ nó là ngón tay của Thiên Chúa, ngón tay thực hiện phép lạ.

 

Hai con cá và năm chiếc bánh. Nếu cần th́ Chúa chỉ dùng một con cá và một chiếc bánh cũng đủ nuôi dân chúng vậy, đâu cần đến hai con cá và năm chiếc bánh. Nhưng như vậy th́ đâu c̣n là lao công của con người. Đâu là sự cộng tác của con người và của các môn đệ? Chúa dư lực làm phép lạ một ḿnh như Gioan đă ghi: “Người hỏi như vậy có ư thử ông, v́ chính Người đă biết việc Người sắp làm” (Gio 6:6). Nhưng Ngài vẫn cần thêm sự cộng tác của con người nữa. V́ Ngài muốn con người được hân hạnh đóng góp phần vào công việc thực thi các phép lạ của Ngài.

 

Chúa cũng có thể dùng Manna để nuôi dân chúng hôm đó, như Ngài đă nuôi tổ tiên họ trong sa mạc. Nhưng rồi, Ngài lại cần đến năm chiếc bánh. Đó là sự pha trộn của mồ hôi, của lao công con người, nhưng cũng là của hoa mầu đến từ ruộng đất. Ở đây, Chúa lại cần đến con người để biến lúa thành bánh, và đem phân phát cho nhau, c̣n Chúa th́ “cầm bánh và khi đă tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tùy thích” (Gio 6:11). Con người đi đánh cá, phơi khô. Con người gieo giống, gặt hái, lấy lúa làm bánh. Nhưng Chúa th́ tạ ơn và phân phát. Các môn đệ là những người giúp Chúa phân phát.

 

Oâi!. T́nh thương vô biên của Thiên Chúa đối với con người và đối với từng người. Người tạo dựng nên con người, nuôi sống con người, nhưng lại nhờ những sản phẩm do bàn tay con người làm nên để làm thành phép lạ. Ngài muốn sự cộng tác của con người đối với chương tŕnh Cứu Độ của Ngài như hai con cá bơi lội bên nhau, như những chiếc bánh trong rổ bánh. Nhưng như chiếc bánh thứ năm trong rổ bánh của t́nh thương và phép lạ, Chúa muốn con người hiểu rằng Chúa mới là tất cả, cùng đích và là Đấng làm nên những phép lạ. 

 

Cá Hóa Nhiều phải chăng là h́nh ảnh nhiều người được cứu rỗi? 

  

Như bài chia sẻ tuần trước đă nhận định, từ Chúa Nhật 17 tuần này tới Chúa Nhật 21 Thường Niên, nghĩa là trong ṿng 5 tuần lễ liền, các bài Phúc Âm thuộc chu kỳ phụng vụ Năm B vốn theo Thánh Kư Marcô này sẽ theo Thánh Kư Gioan, những bài Phúc Âm về biến cố hóa bánh ra nhiều và bài giảng về Bánh Hằng Sống. Thực tế cho thấy Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan rất hiếm có trường hợp trung với bộ Phúc Âm Nhất Lăm, nếu có trùng, th́ cũng rất hiếm, như những đoạn về vị tiền hô Gioan Tẩy Giả và đoạn về Mầu Nhiệm Vượt Qua, song nội dung của một ít đoạn trùng này cũng hầu như rất khác biệt. Bài Phúc Âm về biến cố bánh hóa nhiều được Giáo Hội giành cho Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm B tuần này là một trong mấy đoạn trùng hợp giữa Phúc Âm Thánh Gioan và bộ Phúc Âm Nhất Lăm. Tuy nhiên, trong khi Thánh Kư Gioan chẳng những thuật lại biến cố Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều giống như bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm về lần thứ nhất Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều này mà c̣n ghi lại cả một bài giảng dài hết sức lạ lùng thần bí về Bánh Hằng Sống đi kèm nữa.

 

Chúng ta sẽ chia sẻ về chính bài giảng này vào ba Chúa Nhật (XVIII, XIX, XX) tới, cũng như về hậu quả của bài giảng này vào Chúa Nhật XXI sau đó. Hôm nay chúng ta chỉ chia sẻ về biến cố bánh hóa ra nhiều theo quan điểm của Phúc Âm Thánh Gioan, một quan điểm liên quan đến vai tṛ của một vị mục tử, một vị mục tử động ḷng thương dân chúng đông đảo tuốn đến với Người như đàn chiên vô chủ, một chi tiết duy nhất (trong bộ Phúc Âm Nhất Lăm) được thấy trong bài Phúc Âm Thánh Kư Marcô tuần trước. Tuy nhiên, v́ Thánh Kư Marcô chỉ nêu lên nhận định có tính cách mục tử về Chúa Giêsu chứ không khai triển thêm nhận định này, mà Giáo Hội đă cần phải sử dụng bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, bài Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 6 này tuy không trực tiếp nói đến vai tṛ và tinh thần của một người mục tử nhân lành như ở đoạn 10, nhưng cũng đă cho thấy trước tất cả ruột gan của vị mục tử nhân lành, vị mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên (x Jn 10:11), ở chỗ, đă tự trở thành bánh nuôi chiên (x Jn 6:57), cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn (x Jn 10:10).

 

Vấn đề của bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Kư Marcô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, dù biết dân đang đói, vẫn cứ nuôi dân bằng lời Chúa trước, nuôi dân bằng một bài giảng dài, và dân chúng, tuy đói, vẫn hăng say nghe lời Chúa, như chưa bao giờ được ăn những của cao lương mỹ vị thiêng liêng như vậy. Vấn đề của bài Phúc Âm tuần này là Chúa Giêsu chẳng những nuôi dân chúng, thành phần t́m kiếm Người và khao khát Người, bằng lời Chúa mà c̣n bằng của ăn phần xác nữa. Việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều nuôi thành phần dân chúng theo đuổi để nghe lời Người đây thực sự nói lên cho thấy vai tṛ Cứu Thế của Người, một vị cứu thế của toàn thể nhân loại (được biểu hiệu qua h́nh ảnh đám đông dân chúng), và là một vị cứu tinh toàn diện con người (tức cả hồn lẫn xác, chứ không phải chỉ cứu có hồn thôi). Người là vị cứu tinh linh hồn con người khỏi tội lỗi bằng việc Người tỏ ḿnh ra cho họ, tức bằng việc Người tái sinh họ “bởi nước” là những ǵ liên quan đến nhân tính của Người, qua các lời Người nói và việc Người làm, cũng như “bởi Thần Linh” là Đấng làm cho họ nhận biết Người; Người c̣n cứu cả thân xác con người khỏi tử thần nữa, bằng quyền năng phục sinh của Người, khi Người biến thân xác yếu hèn của họ ngay khi c̣n sống trên trần gian thành dụng cụ hoạt động cho bác ái, tận tuyệt hy sinh phục vụ tha nhân, những việc hoàn toàn ngược lại với khuynh hướng vị kỷ sinh tồn và hoàn toàn vượt khả năng tự nhiên hữu hạn của họ, nhất là bằng cuộc phục sinh cánh chung thân xác của họ.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là hiện tượng và ư nghĩa “hóa nhiều” của 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô. Trước hết về hiện tượng “hóa nhiều”, một hiện tượng phát xuất từ hành động ban phát của các môn đệ. Bởi v́, khi Chúa Giêsu cầm 5 ổ bánh trước và 2 con cá khô sau, dâng lời cảm tạth́ vẫn là 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô, không hơn không kém. Thế nhưng, con số 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô này đă “hóa nhiều” khi chúng được truyền đi từ Chúa Giêsu sang các môn đệ và từ các môn đệ sang đám đông dân chúng. V́ là phép lạ vượt tự nhiên, chúng ta không biết được tại sao và làm sao 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá khô này có thể “hóa nhiều” hơn cả ngàn lần ấy, thế nhưng, qua phép lạ này, ở đây, chúng ta thấy được một số chân lư hợp với lời Chúa:

 

Thứ nhất, hiện tượng “hóa nhiều” đây nói lên t́nh trạng dồi dào, (chứ không phải chỉ đầy đủ hay vừa đủ), một thứ dồi dào Chúa Giêsu Mục Tử muốn cho chiên của ḿnh được hưởng: “Tôi đến cho chúng được sự sống và là một sự sống viên măn” (Jn 10:10).

 

Thứ hai, hiện tượng “hóa nhiều” đây c̣n nói lên chân lư cành nho mới là nơi sinh muôn vàn hoa trái chứ không phải thân nho, miễn là cành nho phải dính liền với thân nho (x Jn 15:5), v́ ở trường hợp này, tác động phân phát của các môn đệ sau khi nhận lănh từ Thày đă gây nên hiện tượng “hóa nhiều”.

 

Thư ba, hiện tượng “hóa nhiều” đây cho thấy đường lối càng cho càng có, càng phân phát càng dồi dào, càng bỏ càng c̣n, đúng như lời Chúa phán với các môn đệ: “Ai yêu sự sống ḿnh th́ làm mất nó, c̣n ai ghét sự mạng ḿnh trên thế gian này th́ lại giữ được nó cho sự sống đời đời” (Jn 12:25; x Mt 16:25). Thật vậy, hiện tượng “hóa nhiều” này cũng đúng theo định luật tự nhiên nữa. Điển h́nh nhất là trường hợp người mẹ, ở chỗ, sở dĩ bà có sữa là v́ có con, và bà chỉ c̣n sữa khi cho con bú, bằng không th́ nguồn giữa của bà sẽ cạn kiệt rất nhanh.

 

Ngoài ra, hiện tượng “hóa nhiều” đây c̣n liên quan đến chất liệu được hóa nhiều, đó là 5 ổ lúa mạch và 2 con cá khô, tức là những ǵ ăn liền mà không cần phải nấu nướng. Theo Phúc Âm Nhất Lăm, trừ Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu c̣n thực hiện việc hóa nhiều lần thứ hai nuôi 4 ngàn người nữa. Trong lần thứ hai này, Thánh Kư Marcô chỉ nói đến 7 ổ bánh, c̣n Thánh Mathêu nói thêm, ngoài 7 ổ bánh c̣n có mấy con cá nhỏ nữa (x Mt 15:34). Nếu cả hai lần “hóa nhiều” nuôi dân này, hai chất liệu cần có là bánh và cá th́ chắc hẳn hai chất liệu này phải có một liên hệ với nhau và với Chúa Giêsu. Thật vậy, bánh và cá là hai món đồ ăn thông dụng nhất như một thứ lương khô thuận lợi cho thành phần đi đường xa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đă lợi dụng những vật dụng, những thứ tự nhiên ấy để dẫn con người vào lănh giới siêu nhiên, vào mầu nhiệm thần linh cao cả. Như Người đă dùng h́nh ảnh nước và việc kín nước b́nh thường để nói chuyện với chị phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp (x Jn 4:1-26). Vậy bánh và cá đây liên quan đến Chúa Kitô như thế nào? Nếu không phải bánh liên quan đến chính bản thân Chúa Kitô nói chung và đến thân xác của Người nói riêng (x Jn 6:51), như Người khẳng định trong bài Phúc Âm về Bánh Hằng Sống trong ba tuần tới.

 

C̣n cá? Trước hết, h́nh ảnh cá là biểu hiệu cho Chúa Kitô trước thế kỷ thứ 5. Chữ cá theo tiếng Hy Lạp là ichthus, tức chữ bao gồm những mẫu tự tắt về Chúa Giêsu: Iesous, CHristos, THeou, Uios, Soter, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Ngoài ra, theo người chia sẻ bài này, cá c̣n là h́nh ảnh liên quan đến Mầu Nhiệm Vượt Qua nói chung và h́nh ảnh mồ táng nói riêng, v́ Chúa Giêsu đă khẳng định với những người luật sĩ và biệt phái Do Thái không tin Người mà chỉ đ̣i xem dấu lạ rằng: “Không có một dấu lạ nào ngoài dấu lạ tiên tri Giona. Như Giona ở trong bụng cá voi ba ngày ba đêm thế nào, Con Người cũng ở trong ḷng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12:39-40). Thánh Thể được Chúa Kitô thiết lập để Giáo Hội cử hành mà nhớ đến Người, nhớ đến cuộc tử nạn của Người, nhớ đến việc “ḿnh Thày bị nộp v́ các con”, “máu Thày đổ ra cho các con” (Lk 22:19-20). Bánh và cá đi với nhau trong phép lạ “hóa nhiều” là như thế: Bánh là tiêu biểu cho ḿnh Chúa Kitô và cá tiêu biểu cho cuộc tử nạn của Người.

 

Chưa hết, cá c̣n tiêu biểu cho cả sứ vụ tông đồ truyền giáo của Giáo Hội trong việc tung lưới bắt cá người nữa (x Mt 4:19). Thế nhưng, nếu Chúa Kitô khẳng định Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến thân làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Về chữ “nhiều người” đây không phải là Người chỉ có cứu bằng đó hay khả năng cứu độ của Người chỉ có như thế, trái lại, công nghiệp của Chúa Kitô có khả năng cứu rỗi “tất cả” loài người, và mục đích cứu chuộc của Chúa Kitô là cứu rỗi “hết mọi” người. “Nhiều người” đây là h́nh ảnh của thành phần được cứu rỗi qua công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, một h́nh ảnh đă được tiên báo khi các tông đồ, vào lúc mới bắt đầu theo Thày cũng như sau khi Thày phục sinh từ trong cơi chết, vâng lời Thày thả lưới theo sự chỉ dẫn của Thày và đă bắt được một mẻ cá đầy đến gần rách lưới (x Lk 5:4-7; Jn 21:6-7). Như thế, vấn đề có người một lần kia đặt ra với Chúa Giêsu là “có phải số người được cứu rỗi ít hay chăng?” (x Lk 13:23), tuy Chúa Giêsu bấy giờ không trả lời thẳng vấn đề, mà chỉ nói đến nỗ lực của con người và tác dụng của ân sủng liên quan tới số phận đời đời của con người, ở đây, nhân bài Phúc Âm về phép là “hóa nhiều” liên quan đến cá này, một hải sản lại liên quan đến sứ mệnh tông đồ truyền giáo của Giáo Hội, một Giáo Hội, qua các tông đồ ngày xưa đă đánh được những mẻ cả lạ, một Giáo Hội như cành nho luôn dính liền với thân nho nên tiếp tục trổ sinh muôn vàn hoa trái, th́ có thể suy ra rằng “nhiều người” được cứu rỗi chứ không ít.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL