Chúa Nhaät

31/8     Thánh Raymond Nonnatus (1200-1240)

Nhập ḍng Mercedarian.

Dấn thân hoạt động cho việc giải phóng nô lệ.

Chính ḿnh cũng trở thành nô lệ ở Algeria.

Được trả tự do và được ĐGH Grêgory IX phong làm hồng y.

 


CHÚA NHẬT XXII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Deut 4:1-2, 6-8

“Các ngươi hăy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm”

Bài trích sách Đệ Nhị Luật

Môisen nói với dân chúng rằng: “Hỡi Israel, giờ đây hăy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều ǵ trong các điều ta đă truyền, nhưng hăy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đă truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, v́ đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: “Thật, dân tộc vĩ đại nầy là một dân khôn ngoan và sáng suốt”. Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh ḿnh, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta tŕnh bày trước mặt các ngươi hôm nay không? Vậy các ngươi hăy ư tứ và giữ ḿnh. Trong suốt đời các ngươi đừng quên và đừng để ḷng xao lăng những điều các ngươi đă thấy. Hăy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy”.

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, ai sẽ được ở trong đền tạm Chúa?

1.      Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong ḷng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.

2.      Người không làm nhục cho ai lân cận; người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.

3.      Người dẫu thề điều chi bất lợi, cũng không thay đổi, không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương... Người thực thi những điều kể đó, th́ muôn đời chẳng có lung lay.


BÀI ĐỌC II: Jac 1:17-18, 21b-22, 27

“Anh em hăy thực thi lời đă nghe”

Bài trích thơ Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do tự trời bởi Cha sáng láng ban xuống, nơi Người không có thay đổi và cũng không có bóng dáng sự thay đổi, Người đă muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật. Cho nên anh em hăy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và ḷng đầy gian ác, anh em hăy ngoan ngoăn nhận lănh lời đă gieo trong ḷng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hăy thực thi lời đă nghe, chớ đừng nghe suông mà lừa dối chính ḿnh. Ḷng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ ḿnh khỏi mọi ô uế đời nầy.

Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 7:1-8a, 14-15, 21-23

“Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. V́ theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do Thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ c̣n giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa b́nh, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả h́nh, Isaia thật đă nói tiên tri rất chí lư về các ngươi, như lời chép rằng: “Dân nầy kính Ta ngoài môi miệng, nhưng ḷng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi v́ nó dạy những giáo lư và những luật lệ loài người”. V́ các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”. Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: “Hết thảy hăy nghe và hiểu rơ lời Ta. Không có ǵ từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những ǵ từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. V́ từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại t́nh, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

CÁI VẺ BÊN NGOÀI
 

Trần Mỹ Duyệt


 

Ngày Thánh Mẫu năm 2002 tại Carthage, Missouri, lúc đang đứng ở một quán nước, tôi bỗng thấy một nhóm bạn trẻ sà vào mua nước uống. Thoạt trông thấy, nhiều người yếu bóng viá đă cảm thấy “nhột” v́ cái lối ăn mặc không giống ai của nhóm này. Đặc biệt trong nhóm có một em mà đầu tóc trông giống như một vườn hoa muôn mầu, muôn sắc. Lại thêm đôi bông tai coi bộ rất “hải tặc”.

Cùng lúc đó, một nữ tu vừa ở phía sau quán bước ra kêu gọi những ai đang có mặt quanh quán giúp cho chương tŕnh bác ái mà tu hội đang thực hiện nhân danh các trẻ em nghèo tại Việt Nam. Mỗi người kẻ ít người nhiều ai cũng vui vẻ giúp đỡ. Nhưng khi chiếc nón trên tay nữ tu đưa về phía “mấy đứa bụi đời” này, th́ tôi nh́n thấy những khuôn mặt ái ngại của những người chung quanh hiện ra rơ ràng. Dường như nữ tu ấy cũng ái ngại th́ phải, v́ tôi thấy lời kêu gọi của bà bỗng yếu đi và như nói cho có lệ: “Các em có ǵ cho không?”.

Bất chợt, anh chàng đầu tóc loang lổ kia tḥ tay vào túi quần và rút ra một tờ giấy bạc được ṿ nát nằm trong đó chẳng biết từ bao giờ. Em cẩn thận vuốt cho gọn ghẽ đồng tiền, và ḱa đó là một tờ giấy 50$ (năm mươi đôla). Em vui vẻ đưa cho vị nữ tu trước sự bỡ ngỡ của mọi người.

- Em có muốn thối lại không? Cho cả sao?!
- Vâng, con cho cả.

Em nói xong và cùng với nhóm bạn ra khỏi quán.

Câu truyện trên lại khiến tôi nhớ lại một h́nh ảnh khác tương tự. Hôm đó, anh bạn tôi dẫn một nhóm bạn trẻ đi sinh hoạt. Trên đường về, đói bụng nên cả đám ghé vào một quán ăn. Ngồi đối diện với nhóm của anh là một nhóm trẻ khác mà thoạt nh́n là biết ngay thuộc dân “đầu đường xó chợ” thứ thiệt. Phản ứng tự nhiên là cả nhóm đều thấy ngán. Nhưng một chuyện c̣n bất ngờ hơn những ǵ mà mọi người đang suy nghĩ, đó là khi món ăn được người bồi bàn bưng lên, th́ người con gái coi như “nữ chúa” trong nhóm lại tỏ ra rất nghiêm chỉnh, cẩn thận làm dấu thánh giá, và dừng lại cầu nguyện ít giây trước khi ăn.

Không biết mấy ông Pharisiêu và luật sĩ mà Thánh Máccô nói đến trong Thánh Kinh nếu có dịp chứng kiến hai cảnh vừa kể sẽ nghĩ thế nào? Các ông lấy ǵ mà chê trách Chúa đây? Và các ông sẽ có phản ứng ǵ khi thấy một thằng đầu tóc không ra thể thống ǵ lại dám móc túi dâng cúng đến 50$, và một đứa “bụi đời” từ đỉnh đầu đến bàn chân kia lại biết kính cẩn làm dấu thánh giá và cầu nguyện trước khi ăn? Có lẽ mấy ông sẽ khó xử lắm, v́ trong luật các ông đâu có chép đến trường hợp làm dấu trước khi ăn, nhưng chỉ nói đến việc phải rửa tay trước khi ăn thôi. Hơn nữa trong luật cũng không cấm một đứa trẻ đầu tóc xanh đỏ dâng cúng cho quĩ trẻ em nghèo tại Việt Nam 50 Mỹ kim.

Mừng cho mấy ông Pharisiêu và luật sĩ ấy v́ đă chết, nhưng buồn v́ tinh thần mấy ông vẫn c̣n. Tinh thần ấy dường như vẫn đang sống trong tôi, trong anh, trong chị, trong em, và trong chúng ta. Người Việt Nam đă chẳng có câu: “Trông mặt mà bắt h́nh dong. Con lợn có béo th́ ḷng mới ngon” là ǵ. Chả thế mà làm ǵ th́ làm, chứ để bị mất mặt là không được. Con gái mà lỡ có bầu trước khi cưới th́ phải phá thai. Con trai ông bà làm cho con gái tôi có bầu th́ phải cưới. Con dâu mà xấu xấu một tí th́ phải bỏ. Con rể mà nghèo th́ được xếp vào loại rể cà chớn. Nhà ḿnh là nhà gia giáo, vọng tộc, bố làm chủ tịch, và mẹ sinh hoạt trong nhiều đoàn thể. Làm ǵ th́ làm, để mất mặt là không được.

Người Aâu Mỹ th́ văn minh hơn, các ông bà luật sư đă áp dụng luật hấp dẫn ngoại h́nh của tâm lư khuyên các thân chủ họ, hoặc đ̣i hỏi phải để các thân chủ họ ăn mặc bảnh bao, son phấn, trang sức tề chỉnh khi ra hầu toà. Mục đích là để chiếm được niềm tin và cảm t́nh của bồi thẩm đoàn, các cơ quan ngôn luận, truyền thanh và truyền h́nh. V́ một người đẹp trai, đẹp gái ăn mặc lịch sự, hợp thời trang và nói năng lịch sự, b́nh tĩnh như thế kia, th́ không thể nào là một thằng ăn cướp, một đứa hiếp dâm, hoặc một mụ tú bà được.

Cũng v́ sống và ảnh hưởng bởi tinh thần ấy, nên hễ đă là cha, là thầy, là tu sĩ, là chủ tịch, là trưởng ban th́ tất nhiên không có chuyện lầm lẫn, lẩm cẩm, lôi thôi thế này thế khác. Những cái đó chỉ là hậu quả của mấy anh nhà nghèo, khô khan, hoặc không tham gia các việc hội đoàn, giáo xứ, lười xin lễ.

Nhưng có những cái mà không cần phải xét nét, không cần phải phê phán, tự nhiên nó cũng ḷi ra mà không áo quần, trang sức, hoặc chức tước nào có thể che dấu được. Đó là đời sống và tư cách của một người. Người ta chỉ có thể che đậy được một vài giờ, và trong một vài hoàn cảnh, nhưng dứt khoát không thể nào che đậy nổi măi cái tâm ư tà vạy, cái thói kêu căng, phách lối, và những ham muốn dục vọng, tham lam quá độ, hoặc ích kỷ hẹp ḥi. Chính Chúa Giêsu đă nói điều này với những ông Pharisiêu và luật sĩ chuyên phê phán và xét nét người khác: “Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế” (Mc 7: 23). Nội tâm con người làm cho con người ra ô uế. Aùo quần không làm cho con người ô uế.

Đừng đoán xét người khác theo cái vẻ bề ngoài của họ. Cũng đừng câu nệ và h́nh thức. Chúa Giêsu qua bài học hôm nay đă muốn chúng ta phải biết sống thật với chính ḿnh, và sống thật với anh chị em ḿnh. Nếu ḿnh đă không thật với ḷng ḿnh, th́ việc đến với Chúa cũng chỉ là bôi bác: “Dân này thờ kính ta bằng môi bằng miệng c̣n ḷng chúng th́ xa ta” (Is 29:13). Chắc vị nữ tu được nhắc đến ở trên sẽ không bao giờ quên được h́nh ảnh anh chàng đầu tóc xanh đỏ, và tờ giấy bạc 50$ của em. Tôi tin là trong dịp Thánh Mẫu năm ấy, nữ tu này đă gặp nhiều người ăn mặc đẹp đẽ, thái độ ḥa nhă, trí thức và lịch sự hơn em trai này, nhưng tôi cũng tin là ít ai trong họ đă vui vẻ móc túi ủng hộ 50$ vào công tác bác ái của bà. Mấy ông, mấy bà Pharisiêu thời đại nếu có nh́n thấy tụi nhóc quần áo, bông tai, mặt mày không giống ai kia mà lại nghiêm trang, kính cẩn làm dấu và cầu nguyện trước khi ăn, th́ cầm chắc là hơn mấy ông, mấy bà rồi. Nhiều người bề ngoài đạo mạo, nghiêm trang, nói năng đạo đức, và hô hào đền tạ, cầu nguyện, nhưng đă không bao giờ làm dấu thánh giá, và cầu nguyện mỗi khi ngồi vào bàn ăn tại một tiệm ăn.

Sống theo h́nh thức và giả h́nh. Sống với tư tưởng phê phán và xét đoán. Lối sống này dường như đă ăn sâu vào máu huyết và tim óc của nhiều người. Nhưng đây lại là lối suy nghĩ, phê phán, và sống không phù hợp với tinh thần Phúc Aâm. Lối sống của những Pharisiêu và luật sĩ giả h́nh. Những người chỉ chú trọng vào việc rửa sạch chén điă hoặc bàn tay trước khi ăn, nhưng lại quên gạn lọc, và tu tỉnh tâm tính của ḿnh đối với việc nh́n và xử dụng chén đĩa, cũng như việc xử dụng các của ăn. Lạy Chúa, xin cho con biết luôn sống thật với ḷng con, và sống thật với những người chung quanh con. Và xin cho con thâm tín rằng: “Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế” (Mc 7: 23).

 

 

“Bảy Thần Ô Uế Khác”

 

Chúa Nhật tuần này là Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B. Năm Chúa Nhật liền vừa rồi, từ Chúa Nhật XVII tới XXI, chúng ta đă nghe các bài Phúc Âm không phải của Thánh Marcô là phúc âm thuộc chu kỳ phụng vụ Năm B, mà là Phúc Âm Thánh Gioan, một loạt 5 bài Phúc Âm về Bài Giảng Bánh Sự Sống. Vậy để tiếp nối chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, Giáo Hội đă chọn bài Phúc Âm Thánh Marcô Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B tuần này về vấn đề tục lệ rửa tay trước khi ăn của người Do Thái, một vấn đề, theo giáo huấn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm, chẳng những có vẻ tương phản với tinh thần của lề luật của Thiên Chúa, mà c̣n liên quan đến cả tính chất tinh tuyền của tâm linh con người nữa. Bởi v́ ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến cái lầm lạc của con người, ở chỗ, con người đă coi trọng những ǵ là của ḿnh hơn là của Chúa, những ǵ do ḿnh tạo ra hơn là do Chúa qui định, những ǵ do ḿnh nghĩ tưởng hơn là Mạc Khải Thần Linh, tức con người đă sống theo các thứ ngẫu tượng do chính họ tạo ra, nếu không muốn nói theo ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu Ước, con người ngoại t́nh với các tà thần không phải là Thiên Chúa chân thật duy nhất, những tà thần làm cho con người ra ô uế.

Thật vậy, nếu tất cả những ǵ con người tạo ra và tôn sùng chúng, đến nỗi coi chúng hơn lề luật của Thiên Chúa, đều là những ǵ tính mê nết xấu và tội lỗi, như 12 thứ vừa tội lỗi vừa tính mê nết xấu được Chúa Giêsu liệt kê trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “gian dâm (1), trộm cắp (2), sát nhân (3), ngoại t́nh (4), tham lam (5), ác tâm (6), lừa đảo (7), lăng loàn (8), tị hiềm (9), lộng ngôn (10), kiêu hănh (11), mê muội (12)”, th́ 5 thứ tội lỗi (1,2,3,4,10) và 7 tính mê nết xấu (5,6,7,8,9,11,12) được Chúa Giêsu chính thức nhắc đến này chính là các thần ô uế hay tinh thần bất chính gian ác giả tạo nơi con người và của con người. Phải chăng “bảy thần ô uế” (Mt 12:45) Chúa Giêsu muốn nói đến trong dụ ngôn về ngôi nhà hoang sạch sẽ là thành phần tính mê nết xấu được Người liệt kê ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này?

Riêng về tính mê nết xấu cuối cùng mang tên “mê muội” (đa số các bản dịch tiếng Anh dùng chữ “folly”, trong khi tiếng Việt dùng chữ “ngông cuồng”, “điên cuồng” hay “vô lương tri”) cũng được Chúa Giêsu liệt kê trong bản danh sách thần ô uế này nữa. Bởi v́ thần ô uế này cũng làm cho con người ra dơ bẩn, đến nỗi không đáng ở trước nhan Chúa, như trường hợp của tông đồ Phêrô bị Chúa Giêsu thậm tệ quở trách là “Satan” và phũ phàng xua đuổi “hăy xéo đi”, chỉ v́ vị tông đồ này “mê muội”, ở chỗ “không phán đoán theo đường lối Thiên Chúa mà chỉ theo đường lối loài người” (Mt 16:23). Chúa Giêsu cũng đă nhắc đến thứ thần ô uế “mê muội” này khi nói với thành phần giả h́nh Pharisiêu, khi gọi họ là “những người hướng đạo tối tăm mê muội” (Mt 23:24).

Hai bài đọc một và hai của Chúa Nhật tuần này c̣n nói đến những ǵ liên quan đến tính mê nết xấu “lừa đảo” và “kiêu hănh”. Trong bài đọc một, Moisen đă nói với dân chúng được ghi lại trong Sách Nhị Luật rằng: “các người không được thêm thắt hay bớt xén những ǵ tôi truyền cho các người”. Thật ra dân Chúa không dám thêm hay bớt ǵ vào chính lề luật của Thiên Chúa. Thực tế cho thấy họ chỉ lập thêm những điều mới bên cạnh lề luật của Ngài thôi, như tục lệ rửa tay trước khi ăn, hay thanh tẩy các đồ ăn mua ở chợ về rồi mới dám ăn, hoặc rửa các thứ ly chén b́nh v.v., nhưng rất tiếc họ lại coi chúng hơn lề luật của Ngài. Thái độ này cho thấy con người đă mặc nhiên phạm tội “lộng ngôn”, một thứ tội phát xuất từ ḷng “kiêu hănh” của họ mà ra. Trong bài đọc hai, Thánh Giacôbê đă khuyên “anh em hăy khiêm nhượng đón nhận lời đă đâm rễ nơi anh em có khả năng cứu độ anh em. Hăy thực hành lời này. Nếu anh em chỉ nghe lời ấy thôi th́ anh em đang tự lừa dối ḿnh vậy”. Dân Do Thái nói chung và thành phần thông luật nói riêng đă không mắc chứng “lừa đảo” này hay sao, khi họ nghe lời Chúa, qua lề luật của họ, song vẫn không chịu tuân giữ hay không muốn tuân giữ (x Mt 23:4), nghĩa là họ thờ kính Thiên Chúa một cách bôi bác bề ngoài mà thôi, chứ không thật ḷng.

Chính v́ sống “giả h́nh”, không thật, tức sống trong gian dối, trong tối tăm, mà con người có thể làm bất cứ điều ǵ xấu xa tội lỗi, như 12 thứ tội lỗi và tính mê nết xấu được Chúa Giêsu nhắc đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Đó là lư do “giả h́nh” phải được kể như một thứ thần ô uế đă đóng vai gia chủ đi rủ thêm “bảy thần ô uế” khác, bảy loại tính mê nết xấu được kể đến trên đây, những thần ô uế “c̣n dữ hơn nó”, để nhào vô tác hại ngôi nhà Yến Duyên đă được các ngôn sứ dọn dẹp sạch sẽ gọn ghẽ nhưng lại bị dân chúng coi thường, làm cho ngôi nhà này trở thành hoang trống (x Mt 12:45)? Nếu đọc kỹ những lời Chúa Giêsu nặng lời trách móc thành phần luật sĩ và biệt phái Do Thái “giả h́nh” trong cả đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu, người ta có thể thấy được nguyên vẹn h́nh hài của đầy đủ “bảy thần ô uế khác”, những tác nhân đă làm cho họ ra nhơ nhớp thối tha hết sức kinh tởm chẳng khác ǵ như một huyệt mộ chứa đầy những thứ chết chóc (x Mt 23:27).

Thế giới văn minh của con người ngày nay, nhất là thế giới Âu Châu vốn đồng nghĩa với văn minh Kitô giáo, sau khi được tinh thần Phúc Âm từ thiên kỷ thứ nhất dọn dẹp cho sạch sẽ và gọn ghẽ cho khỏi các thứ văn minh mọi rợ, giờ đây, đă bị “bảy thần ô uế khác” tàn phá hầu như đang đi tới chỗ phá sản đức tin đến khủng hoảng luân lư nơi đa số tín hữu, thậm chí cả nơi các đấng bậc. Thật vậy, lịch sử phũ phàng cho thấy, chính từ một châu lục đă hăng say truyền bá Phúc Âm hóa khắp thế giới từ khi bắt đầu hậu bán thiên kỷ thứ hai này nay đă trở thành nơi phát xuất tất cả những ǵ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “văn hóa sự chết”. Con người thuộc thế giới Kitô giáo tiêu biểu này chẳng những đă hạ bệ Thiên Chúa xuống mà c̣n thay vào chỗ của Ngài các thứ ngẫu tượng vô cùng xấu xa ghê tởm do họ làm ra nữa.

Họ đă hạ bệ Thiên Chúa xuống, ở chỗ, không tuân giữ lề luật tự nhiên của Ngài. Ngay từ ban đầu Ngài đă kết hợp hai con người nam nữ lại với nhau trong hôn nhân và đă chúc lành cho việc sinh sản là tác động hôn nhân của họ (x Gen 2:21-24, 1:28). Giờ đây họ đă tự động cho phép nhau ly dị và phá thai, sống coi như không có Thiên Chúa, hay có th́ Ngài đă chết rồi. Chưa hết, sau khi hạ bệ Thiên Chúa xuống khỏi vị thế của Ngài xong, con người liền ngang nhiên trèo lên ngồi chỗm chệ vào chỗ của Ngài, bằng các thứ ngẫu tượng của họ, những thứ ngẫu tượng văn hóa pháp luật do họ làm ra. Ngẫu tượng thứ nhất là ngẫu tượng hôn nhân đồng tính luyến ái và ngẫu tượng thứ hai là ngẫu tượng tạo sinh ngoại nhiên. Đúng thế, sau khi đă đi tới chỗ cho phép ly dị rồi con người vẫn cảm thấy chưa đủ, họ c̣n tiến tới chỗ tự lập nên một cơ cấu hôn nhân khác, đó là việc họ cho phép hai người đồng phái tính lấy nhau và có quyền nhận con nuôi như một gia đ́nh thực sự vậy. C̣n vấn đề truyền sinh, con người ra tay phá thai chưa đủ, họ c̣n tiến tới chỗ tạo sinh ngoại nhiên, như qua ống nghiệm, bằng việc mang thai mướn, bằng nỗ lực t́m cách tạo sinh sao bản phi tính dục (cloning) v.v. Con người cho rằng, để tránh nạn quá đông dân số trên thế giới, họ đă khuyến khích và có những lúc t́m cách buộc phải phá thai hay triệt sản, thế mà họ lại t́m cách tạo thêm những sự sống theo ư họ, theo kiểu của họ, kiểu của “bảy thần ô uế khác”. Ôi con người..!
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL