Chúa Nhaät

14/9     Thánh Cornelius và Thánh Cyprian

Thánh Cornelius là giáo hoàng Rôma, và thánh Cyprian là giám mục Carthage. Cả hai vị thánh rất kính trọng nhau song chưa bao giờ gặp nhau. Cả hai đều được tôn kính là các vị tử đạo.

 


CHÚA NHẬT XXIV QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 50:5-9a
“Tôi đă đưa lưng cho kẻ đánh tôi”

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Thiên Chúa đă mở tai mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đă đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đă đưa má cho kẻ giật râu, tôi đă không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. V́ Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai c̣n tranh tụng với tôi được; chúng ta hầu ṭa, ai là kẻ thù địch của tôi, hăy đến đây! Nầy đây Chúa là Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi?

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh.

1.      Tôi yêu mến Chúa, v́ Chúa đă nghe, đă nghe tôi cầu khẩn, v́ Chúa đă lắng tai nghe lời tôi, trong ngày tôi kêu cầu Chúa.

2.      Thừng chăo tử thần đă quấn lấy tôi, và màng lưới âm phủ đă chụp trên người tôi, tôi đă rơi vào cảnh lo âu khốn khó. Và tôi đă kêu cầu danh Chúa: “Ôi lạy Chúa, xin cứu vớt mạng sống tôi”.

3.      Chúa nhân từ và công minh, và Thiên Chúa của chúng tôi rất từ bi. Chúa ǵn giữ những người chất phác, tôi đau khổ và Người đă cứu thoát tôi.

4.      Bởi Người đă cứu tôi khỏi tử thần cho mắt tôi khỏi rơi lệ và chân tôi không quÿ ngă. Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan trong miền đất của nhân sinh.
 

BÀI ĐỌC II: Jac 2:14-18
“Đức tin không có việc làm là đức tin chết”

Bài trích thơ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, nếu ai nói ḿnh có đức tin, mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích ǵ? Đức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: “Chúc anh chị em đi b́nh an, và ăn no mặc ấm”, mà anh em lại không cho họ những ǵ cần dùng cho thân xác, th́ nào có ích ǵ? Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm, là đức tin chết tận gốc rễ. Nhưng có người nói: “Anh, anh có đức tin; c̣n tôi, tôi có việc làm”. Anh hăy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi.

Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. — Alleluia.
 

PHÚC ÂM: Mc 8:27-35
“Thầy là Đấng Kitô. Con Người sẽ phải chịu khổ nhiều”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Xêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Bấy giờ Người hỏi: “C̣n các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Đấng Kitô”. Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lăo, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nh́n các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: “Satan, hăy lui đi, v́ ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người”. Người tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: “Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất. C̣n ai chịu mất mạng sống ḿnh v́ Ta và v́ Phúc Âm, th́ sẽ cứu được mạng sống ḿnh”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Suy Niệm

 

Mặt Trái của Chúa Kitô chính là Chân Dung của Người
 


Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm B tuần này, theo Phúc Âm Marcô, không phải là bài Phúc Âm tiếp tục ngay sau bài Phúc Âm tuần trước. Bởi v́, ngay sau bài Phúc Âm tuần trước Thánh Kư Marcô tŕnh thuật về biến cố Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ hai, về men gương mù gương xấu của nhóm Pharisiêu và về phép lạ chữa lành người mù ở Bethsaida. Bài Phúc Âm tuần này cho thấy mạc khải về chính bản thân nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, vị đă kêu gọi Nhóm 12 Tông Đồ, tỏ ḿnh riêng cho các vị và dạy dỗ các vị hơn quần chúng. Chúng ta nên để ư ở đây là Chúa Giêsu không biến h́nh trên núi rồi mới tỏ cho các tông đồ biết mạc khải cốt lơi nhưng đầy kinh hoàng đối với các vị này, một biến cố biến h́nh, trái lại, theo Phúc Âm Thánh Marcô, chỉ xẩy ra ngay sau mạc khải này. Chúng ta đă biết là Chúa Giêsu, trong bộ Phúc Âm Nhất Lăm, đă tỏ cho các tông đồ biết về mầu nhiệm Đức Kitô Vượt Qua tất cả là 3 lần, và lần đầu tiên xẩy ra trước biến cố Người biến h́nh trên núi cao. Thế nhưng, v́ là một mầu nhiệm hết sức kinh hoàng trước con mắt các tông đồ, bởi thế, Chúa Giêsu đă phải thăm ḍ xem khả năng chịu đựng của các tông đồ tới đâu, bằng cách hỏi các vị xem dân chúng nghĩ về Người ra sao, nhất là tâm tưởng của chính các vị xác tín về Người như thế nào, sau bao ngày tháng các vị được ở bên Người, được nghe lời Người nói, được thấy việc Người làm v.v. Nếu các vị trả lời trật lấc, hay không đúng là bao, hoặc chẳng khác ǵ câu trả lời của dân chúng, chắc Chúa Giêsu đă không tỏ ḿnh ra hay chưa dám tỏ ḿnh ra hoàn toàn cho các vị đâu. Bằng không, thay v́ có lợi cho các vị th́ chỉ gây thêm bất lợi cho các vị mà thôi, làm cho một số nữa hay hầu như tất cả bỏ đi, như nhóm môn đệ sau khi nghe Bài Giảng về Bánh Hằng Sống cách đây ba tuần.

Thật vậy, lời tuyên xưng của các tông đồ, qua vị tông đồ Phêrô đại diện, “Thày là Đức Kitô!”, là Đấng Thiên Sai, đă cho thấy các tông đồ quả thật đă nhận biết Thày của các vị thực sự là Đấng nào, thực tại của nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là ǵ, đúng như Người muốn tỏ ra, muốn chứng thực chẳng những cho dân Do Thái mà c̣n cho cả Dân Ngoại nhất là các Tông Đồ thấy, những lần chứng thực được Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại trong toàn bộ Phúc Âm của ngài, đến nỗi, mầu nhiệm Đấng Thiên Sai này và mầu nhiệm Vượt Qua của Người không thể tách rời nhau trong Phúc Âm Thánh Gioan. Với dân Do Thái: “Bao giờ quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi là ai” (Jn 8:28); với Tổng Trấn Philatô: “Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian đó là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37); với các tông đồ: “v́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19).

Thế nhưng, trong tâm can của các vị tông đồ, sự thật “Thày là Đức Kitô“ đây mới chỉ là một hạt cải nhỏ nhất trong các hạt giống chứ chưa thành cây vĩ đại (x Mt 13:31-33). Bởi đó, hạt cải này vẫn chịu sự chi phối bởi môi trường được gieo xuống. Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần tới sẽ cho chúng ta thấy rơ căn nguyên tại sao các vị tông đồ đă tỏ ra thái độ hoàn toàn mâu thuẫn nơi vị đại diện của ḿnh là Thánh Phêrô, vị đă vừa tuyên xưng chân lư “Thày là Đức Kitô” liền bị Thày quở trách hết sức thậm tệ: “Hăy xéo đi khỏi mặt Ta, đồ Satan, Ngươi chẳng phán đoán theo kiểu cách của Thiên Chúa ǵ cả mà chỉ theo kiểu cách của loài người thôi”. Cũng khó mà trách các vị tông đồ được, v́ các vị bấy giờ chỉ mới được tới đó, tŕnh độ đức tin của họ mới chỉ có thế thôi. Đó là lư do có lần các vị đă phải lên tiếng “xin Thày hăy tăng thêm đức tin cho chúng con” (Lk 17:5).

Đúng vậy, Chúa Giêsu đă lợi dụng một trường hợp để tăng thêm đức tin cho các tông đồ môn đệ của Người, thành phần được Người tuyển chọn để sau này làm chứng cho Người. Những lần Ngài làm tăng thêm đức tin cho các vị, điển h́nh nhất là lần họ gặp phong ba băo táp trên biển hồ song Người đă ra tay cứu các vị (x Lk 8:22-25), hay lần các vị đánh cá thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ theo kinh nghiệm nghề nghiệp đầy ḿnh của các vị, song chỉ v́ vâng lơiụi Người mà các vị đă bắt được những mẻ cá lạ lùng (x Lk 5:5-11). Tuy nhiên, đức tin của các vị dầu sao cũng mới chỉ biết mặt phải của Thày ḿnh, ở chỗ chỉ biết được Thày của các vị đầy quyền năng, có thể chữa lành các thứ bệnh nạn tật nguyền, có quyền trên các thần ô uế, có quyền trên cả thiên nhiên vạn vật v.v., chứ chưa biết mặt trái của “Thày là Đức Kitô”, một Đức Kitô khổ nạn và tử giá rồi mới được vinh quang, một Đức Kitô đầy quyền năng nhưng không thể thoát khỏi bàn tay lông lá của loài người, không thể tự ḿnh xuống khỏi thập giá.

Tiếc thay, chính mặt trái này của Đức Kitô mới thật là chân dung của Người, chân dung của môt Đấng Thiên Sai thực sự, tức của một người tôi tớ được tiên tri Isaia nói tới (42:1), một người tôi tớ cùng khổ cũng được vị tiên tri này diễn tả trong bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật tuần này, của một vai tṛ thừa hành, của một vai tṛ thừa sai, vai tṛ đến không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai (x Jn 6:38). Việc “Người đă vâng lời cho đến chết và chết thập giá” (Phil 2:8) chính “là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37) Người được Cha sai, Người chính là Đấng Thiên Sai, Cha là Đấng đă sai Người, Cha Người là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3) đúng như Ngài đă mạc khải cho dân Do Thái trong suốt Lịch Sử Cứu Độ Cựu Ước của họ, một mạc khải đă được hé mở từ cuộc thần hiển ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi để Ngài tỏ đích danh của Ngài là “hiện hữu” cho Moisen (x Ex 3:14), “hiện hữu” ở chỗ “chân thật duy nhất”, ở chỗ trước sau như một, nghĩa là một khi Ngài đă tự động hứa những ǵ với cha ông tổ phụ họ là Abraham, Isaac và Giacóp th́ Ngài sẽ thực hiện đúng ư như vậy nơi gịng dơi của các vị (x Acts 13:32-33), dù dân của Ngài đă muôn vàn lần bội hứa, đă không ngớt lỗi phạm lề luật thánh của Ngài, đă đáng bị Ngài tận diệt ngay từ đầu (x Ex 32:10).

Chính v́ chân dung của Đức Kitô, của Đấng Thiên Sai không phải ở mặt phải với đầy những quyền năng, mà là ở mặt trái đầy tuân phục, đau khổ và tủi nhục, mà thành phần được Người tuyển chọn, thành phần muốn đáp lại lời Người mời gọi, thành phần muốn thực sự trở thành môn đệ của Người, muốn theo Người cho tới cùng, “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), như Mẹ Maria “đứng bên thập giá” (Jn 19:25), cần phải thực hiện những ǵ Người đă nói với chẳng những với các tông đồ mà c̣n cả với dân chúng ở cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Ai muốn theo Tôi họ phải chối bỏ chính bản thân ḿnh, vác thập giá của ḿnh mà theo Tôi. Ai muốn giữ sự sống ḿnh th́ sẽ đánh mất sự sống, c̣n ai mất sự sống ḿnh v́ Tôi và v́ phúc âm th́ sẽ giữ được sự sống”. Đó là lư do, trong bài đọc thứ hai hôm nay, Thánh Giacôbê đă nhấn mạnh đến việc thực hành những ǵ ḿnh tuyên xưng. Phải chăng những lời khuyên này của vị tông đồ Giacôbê đă phản ảnh cảm nghiệm của ngài từ bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, từ việc các tông đồ tuyên xưng “Thày là Đức Kitô” bằng môi miệng song trên thực tế đă sống mâu thuẫn với sự thật các vị tuyên xưng, mâu thuẫn đến nỗi đă đi đến chỗ phản nộp Người nơi tông đồ Giuđa Ích-Ca, đến chỗ “tất cả đă bỏ Người mà tẩu thoát” (Mk 14:50) khi “Đức Kitô” bị bắt trong vườn Cây Dầu, hay thậm chí đă đi tới chỗ trắng trợn chối bỏ Người ba lần nơi chính cửa miệng của người tông đồ tuyên xưng “Thày là Đức Kitô”, và đến nỗi đă phủ nhận Người khi Người từ trong kẻ chết sống lại đúng như Người đă báo trước (x Lk 24:37; Jn 20:25). Chính v́ con người chỉ t́m kiếm bộ mặt phải của Chúa Kitô, và sợ đụng đầu với bộ mặt trái của Người, một bộ mặt bị khạc nhổ như tiên tri Isaia trong bài đọc một tiên báo, mà họ hăy coi chừng kẻo sẽ gặp toàn là Kitô giả xuất hiện để lừa đảo nhiều người (x Mt 24:24).
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

SỐNG VÀ VÁC THÁNH GÍA

Trần Mỹ Duyệt
 



Một h́nh ảnh mà mọi người đều có thể nh́n thấy mỗi khi đi ngang qua một thánh đường Công Giáo, đó là ngọn tháp cao vút vươn lên trên nền trời xanh, và trên đó là một cây thánh giá. Cũng một h́nh ảnh tương tự, mỗi khi vào một thánh đường Công Giáo, mọi người đều nh́n thấy tượng Thánh Giá được treo nơi cung thánh ở một vị trí rất trang nghiêm và đặc biệt. Đối với nhiều người Công Giáo, nhất là những người Công Giáo sốt sắng, họ c̣n mang Thánh Giá trong người, treo Thánh Giá trong pḥng ngủ, nơi pḥng khách ở nhà họ. Bóng Thánh Giá bao trùm và theo con người trong mọi ngóc ngách của cuộc đời người Kitô hữu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Cây Thánh Giá có ư nghĩa ǵ đối với cuộc sống tâm linh và cuộc sống hiện tại của tôi? Tại sao tôi mang Thánh Giá. Tại sao tôi treo Thánh Giá trong nhà. Tại sao Giáo Hội treo Thánh Giá trong các thánh đường. Hơn thế nữa, theo luật phụng vụ, khi dâng thánh lễ không thể thiếu Thánh Giá.

Khi c̣n nhỏ cũng như bây giờ mỗi khi đi Đàng Thánh Giá, tôi vẫn thường được nghe hoặc chính ḿnh đọc câu này: “Chúng con thờ lậy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. V́ Chúa đă dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.” Trích đoạn Thánh Kinh của Chúa Nhật tuần này, Thánh Máccô đă ghi lại lời Chúa Giêsu nói về ư nghĩa và mục đích của Thánh Giá: “Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất. C̣n ai chịu mất mạng sống ḿnh v́ Ta và v́ Phúc Aâm, th́ sẽ cứu được mạng sống ḿnh” (Mc 8: 35). Dựa vào lời Chúa Giêsu, tác giả cuốn Gương Chúa Giêsu là Toma à Kempi đă suy diễn thêm rằng Thánh Giá là phần rỗi, là vinh dự, và là sự cứu độ của tôi cũng như của nhân loại. Đọc trong một số hạnh tích các thánh, tôi c̣n thấy rằng, có vị vẫn hằng ngày van xin Chúa cho ḿnh được mang vác nhiều Thánh Giá. Những điều như thế càng làm cho tôi thêm hoang mang và khó hiểu. Đối với tôi, sao lại có người chán sống, và điên khùng như thế. Sao lại có người ưa nặng như thế. Tôi thật sự không hiểu! Tuy nhiên, trước những thắc mắc và suy tư ấy, tôi cũng vẫn tự hỏi ḿnh Thánh Giá là ǵ mà có sức mạnh phi thường, có hiệu lực phi thường, và hấp dẫn những người này như thế?

Vác Thánh Giá để theo Chúa, chấp nhận Thánh Giá để thánh hóa cuộc sống và hoàn thiện cuộc sống. Lợi dụng Thánh Giá để chiếm hữu nước Trời. Những tư tưởng này đối với nhiều người chỉ là những tư tưởng tŕu tượng và thiếu thiết thực. Có lẽ chúng chỉ thích hợp cho những người tu hành, hoặc những người chán sống và không c̣n thấy ư nghĩa và hứng khởi của cuộc sống. Nhưng đây lại là những tư tưởng và ư nghĩ của một con người b́nh thường, và cũng hết sức con người. Lư do là v́ không ai lại thích, lại cầu xin cho ḿnh gặp đau khổ, thất bại, thử thách, bệnh tật, nghèo khổ, bị nhục nhă, và xấu hổ bao giờ. Cũng như theo tự nhiên, không ai lại vui vẻ trước những thua thiệt, đau khổ, bệnh tật, cũng như thất bại. Và cũng không ai lại cho ḿnh là người có phúc v́ phải chịu bệnh tật, bị bắt bớ, tù đày, bị hành hạ thân xác và tâm hồn. Nhưng mặt khác, Đức Tin lại bảo tôi rằng, những quan niệm của con người tự nhiên này là không đúng, và tôi phải nh́n Thánh Giá bằng cặp mắt của Đức Tin, nh́n Thánh Giá như Chúa Giêsu đă nh́n, và như các thánh nhân, những người đạo đức đă nh́n. Vậy th́ tôi phải nh́n Thánh Giá như thế nào, và có cách nào làm cho Thánh Giá bớt nặng nề, và khó vác một tí không?!

Có. Thánh Giá thực ra không phải là hai khúc gỗ một nằm ngang, một nằm dọc, xấu xí, xù x́, nặng nề và khó vác. Nh́n Thánh Giá theo cái nh́n này là không hiểu ǵ về Thánh Giá, và là một cái nh́n tự nhiên. Do đó, cần phải nh́n Thánh Giá bằng cái nh́n sát với tâm lư sống, với thân phận con người, và dĩ nhiên, trong tầm nh́n cứu độ của Thánh Giá. Và trong tầm nh́n ấy, th́ những vất vả, những đau yếu, những khó khăn đi liền với thân phận kiếp người, tất cả đều được gọi là Thánh Giá. Tuy nhiên, con người không chỉ nên dừng lại ở những khía cạnh tiêu cực của vấn đề, của nghèo khổ, của bệnh tật, của thua thiệt, của vất vả, mà cần nâng cao cái nh́n ở chỗ phải chấp nhận sự thực của cuộc đời, và biến chúng thành một lẽ sống.

Sự thật của cuộc đời. Thật ra, Thánh Giá không ǵ khác hơn là thân phận của kiếp người. Là tất cả những ǵ theo tôi từ khi tôi vào đời cho tới khi tôi nhắm mắt từ giă cơi đời. Đó là những niềm vui và nỗi buồn. Là những vui mừng, hy vọng và buồn tủi, thất vọng. Là những ngày tháng khỏe mạnh, đầy nghị lực, yêu đời, cũng như những tháng năm trên giường bệnh, yếu đuối, chán nản, cô đơn. Là những lúc đầu óc tỉnh táo, linh hoạt, sáng kiến cũng như những lúc lẩm cẩm, chậm chạp, hay vụng về, yếu đuối. Là những giây phút huy hoàng được người đời ca tụng, tâng bốc cũng như những ngày tháng cô đơn, và bị mọi người quên lăng. Tất cả những cái đó quện lẫn, và nối kết với nhau như hai thanh gỗ dọc và ngang làm nên thánh giá cuộc đời, và thánh giá riêng đời tôi. Và như Chúa Giêsu đă nói, tôi phải mang Thánh Giá ấy, và đi theo Ngài.

Theo Ngài. Trong cuộc sống trần gian 33 năm chắc chắn Chúa Giêsu cũng không làm ǵ hơn là sống trọn vẹn thân phận của kiếp người mà Ngài đă chấp nhận khi vào đời. Phúa Aâm không nói đến những lần Ngài khát nước và phải xin người thiếu phụ Samarita một bát nước lă bên bờ giếng Giacóp sao? Ngài đă chẳng thấy đói bụng, và bị cơn đói hoành hành sau 40 ngày đêm chay tịnh trong hoang địa sao? Chính ma quỉ chúng cũng biết điều này, và đă lợi dụng dịp này để cám dỗ Ngài. Đói và khát, Ngài c̣n sống nghèo, sống thân phận của những kẻ vô gia cư đến nỗi không có riêng một viên đá để gối đầu. Nếu phải đợi đến 33 tuổi, Chúa mới vác hai thanh gỗ lên đồi Gongotha để chịu treo trên đó cho phần rỗi các linh hồn, th́ Thánh Giá đâu có nghĩa lư ǵ và điều mà Ngài nói tôi phải vác thánh giá mọi ngày để theo Ngài thật sự không có ư nghĩa. Như vậy, Thánh Giá Chúa Giêsu vác mọi ngày phải hiểu là cuộc đời của Ngài, những vất vả, thiếu thốn, mệt mă, và lao nhọc; những lúc được người đời ca tụng, cũng như những lúc bị người đời coi khinh, và không ngần ngại xóa tên Ngài bằng bản án tử h́nh oan nghiệt.

Bị kết án tử h́nh trên thập giá. Chúa Giêsu đă thực sự bị treo lên, và như Ngài đă hứa, Ngài sẽ kéo mọi sự lên với Ngài, trong đó có tôi, có bạn, có chúng ta. Lên đâu? Lên khỏi tầm nh́n b́nh thường của ta về thân phận, về kiếp người, và về những đau khổ của cuộc sống. Bằng tầm nh́n từ trên cao ấy, Ngài muốn tôi phải thực tế, trực diện với đời và với những khó khăn của kiếp người bằng ánh mắt và nụ cười của Đức Tin và ơn cứu độ. Ngài muốn tôi biến tất cả những cái ấy thành những thánh giá của đời sống và chấp nhận nó trong bằng an, tin tưởng, và nhẫn nại như chính Ngài đă chấp nhận, đă sống, và sau cùng đă được nâng lên cao, để làm gương.

Đối điện và chấp nhận sự thật về cuộc sống, về thân phận của ḿnh. Bằng ḷng với những ǵ xẩy ra trong cuộc sống cũng chính là một thái độ sống với hiện tại của tâm lư trị liệu. Nó giúp nâng cao hạnh phúc, và ư chí của một người. Sự chấp nhận ấy không ǵ hơn là giúp con người trưởng thành và ư thức hơn về cuộc sống và để đối diện với cuộc sống bằng một thái độ tự tin, yêu đời hơn. Trong đời sống ân sủng, khi một người đă trưởng thành và đă ư thức về cuộc đời ḿnh, th́ chỉ cần hướng cuộc đời ấy về mục đích cứu độ, là đă sống một cuộc sống thánh thiện rồi. Tóm lại, như Chúa Giêsu được nâng cao và treo trên Thánh Giá, Ngài cũng muốn nâng tôi lên với Ngài bằng chủ ư thánh hóa, và chấp nhận ấy.

Đời là bể khổ. Đ̣i là vũng lệ sầu. Đời là ba đào đầy sóng gió. Những điều này ai cũng biết, và ai cũng đă kinh nghiệm. Nhưng nếu đời cho tôi một trái chanh chua, th́ không lẽ tôi ngồi đó để khóc, để nguyền rủa, và hận đời. Tôi nhớ lại một tư tưởng về cuộc đời và thánh giá cuộc đời là “nếu đời cho ta một trái chanh chua, th́ hăy dùng trái chanh ấy để vắt lấy một ly chanh đường”. Sau một cuộc hành tŕnh dài và mệt mă, hay đang khi trên đường dài nóng bức, và khát nước nếu có một ly chanh đường là một điều thật hạnh phúc, và hầu hết ai cũng mong như thế. Tuy nhiên, trong thực tế, khi Thượng Đế trao vào tay con người những trái chanh đầy nước ấy, th́ họ lại la lên, rồi giận dỗi vất đi!!!