VAI TRÒ CHUYÊN NHẤT CỦA CHÚA KITÔ VÀ GIÁO HỘI

 

Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: ‘Vai trò môi giới chuyên biệt của Đấng Cứu Thế không loại trừ song làm phát sinh việc hợp tác đa diện, một việc hợp tác với nguồn mạch duy nhất ấy’ (Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 62). Nội dung của vai trò môi giới dự phần này cần phải được tìm hiểu sâu xa hơn nữa, thế nhưng, vẫn phải luôn luôn hợp với nguyên lý của vai trò làm môi giới chuyên nhất của Chúa Kitô: ‘Mặc dù không loại bỏ những thể thức môi giới dự phần thuộc các thứ loại hay ở các cấp độ, nhưng những thể thức môi giới dự phần này chỉ có ý nghĩa và giá trị từ vai trò môi giới của Chúa Kitô mà thôi, chứ chúng không thể được cho là tương đương với hay bổ khuyết cho vai trò môi giới của Người’ (Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 5). Bởi thế, những luận giải cho rằng tác động cứu độ của Thiên Chúa ở ngoài vai trò môi giới chuyên nhất của Chúa Kitô là những luận giải trái với đức tin Kitô Giáo và Công Giáo”.

 

(Tuyên Ngôn, đoạn 14.2)

 

6. Không cần phải tránh né việc sử dụng những từ ngữ đã được mạc khải trong Thánh Kinh.

 

·        Không phải là ít khi có vấn đề đặt ra rằng thần học phải tránh sử dụng những từ ngữ như ‘duy nhất tính’, ‘phổ quát tính’ và ‘tuyệt đối tính’, những từ ngữ có liên quan đến các tôn giáo khác, ở chỗ, chúng gây ấn tượng về việc quá nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng và giá trị nơi biến cố cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, thực tế thì thứ ngôn ngữ này chỉ phản ánh mạc khải mà thôi, vì nó biểu hiệu cho việc phát triển của chính các nguồn mạch đức tin. Ngay từ ban đầu, cộng đồng tín hữu đã nhận biết nơi Chúa Giêsu một giá trị cứu độ, ở chỗ, một mình Người, với tư cách là Con Thiên Chúa làm người, tử giá và phục sinh, theo sứ vụ được Cha trao cho và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, đã ban bố mạc khải (x Mt 11:27) và sự sống thần linh (x Jn 1:12, 5:25-26, 17:2) cho toàn thể nhân loại cũng như cho hết mọi người”.

 

(Tuyên Ngôn, đoạn 15)

 

7.   “Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù có những phân rẽ nơi các Kitô hữu, vẫn tiếp tục hiện hữu một cách trọn vẹn nơi duy một mình Giáo Hội Công Giáo mà thôi”.

 

·        Chúa Giêsu, Vị Cứu Thế duy nhất, đã không phải chỉ thiết lập một cộng đồng môn đệ đơn thuần thôi, mà còn làm cho Giáo Hội thành một mầu nhiệm cứu độ nữa, ở chỗ, chính Người sống trong Giáo Hội và Giáo Hội sống trong Người (x Jn 15:1ff; Gal 3:28; Eph 4:15-16; Acts 9:5). Thế nên, tầm mức viên trọn nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng thuộc về Giáo Hội được hiệp nhất bất khả phân ly với Chúa của mình. Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô tiếp tục hiện diện và hoạt động cứu độ nơi Giáo Hội và nhờ Giáo Hội (x Col 1:24-27) (x Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 14) là thân thể của Người (x 1Cor 12:12-13, 27; Col 1:18) (cùng nguồn vừa dẫn, 7). Do đó, như đầu và các chi thể trong cùng một thân xác sống động, mặc dù không đồng nhất với nhau, cũng không thể phân ly thế nào, Chúa Kitô và Giáo Hội cũng không thể bị lẫn lộn và phân rẽ như vậy, và cả hai cũng làm nên một ‘toàn thể Chúa Kitô’ duy nhất như vậy (x Thánh Âu Quốc Tinh, Enarratio in Psalmos, Ps. 90, sermo 2, 1: CCSL 39, 1266; Thánh Gregory Cả, Moralia in Iob, Praefatio, 6, 14: PL 75, 525; Thánh Thomas Aquinas, Summa Theologiae, III, q. 48, a. 2 ad 1). Tính cách bất khả phân ly này còn được diễn tả trong Tân Ước qua sự so sánh Giáo Hội như Hiền Thê của Chúa Kitô (x 2Cor 11:2; Eph 5:25-29; Rev 21:2, 9) (x Công Đồng Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, 6).

 

“Bởi thế, trong mối liên hệ với duy nhất tính và phổ quát tính nơi vai trò môi giới cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, thì duy nhất tính của Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập phải được tin tưởng một cách vững vàng như là một chân lý thuộc đức tin Công Giáo. Như chỉ có một Chúa Kitô duy nhất thế nào, thì cũng chỉ có một thân thể của Chúa Kitô, một Hiền Thê của Chúa Kitô như vậy, đó là ‘một Giáo Hội Công Giáo và tông truyền duy nhất’ (Symbolum maius Ecclesiae Armeniacae: DS 48. x Boniface VIII, Unam sanctam: DS 870-872; Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 8). Ngoài ra, Chúa đã hứa Chúa sẽ không bỏ rơi Giáo Hội của Người (x Mt 16:18, 28:20), và Người sẽ hướng dẫn Giáo Hội bằng Thần Linh của Người (x Jn 16:13), nghĩa là, theo đức tin Công Giáo, duy nhất tính và việc hiệp nhất của Giáo Hội – giống như tất cả những sự khác thuộc về toàn thể Giáo Hội – sẽ không bao giờ bị thiếu hụt (x Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 4; ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Ut Unum Sint, 11: AAS 87 năm 1995, 927).

 

Tín hữu Công Giáo buộc phải tuyên xưng rằng, giữa Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập và Giáo Hội Công Giáo có một sự liên tục về lịch sử, được bắt nguồn nơi việc thừa kế tông đồ: ‘Đó là một Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất... một Giáo Hội được Đấng Cứu Thế của chúng ta, sau khi phục sinh, đã ký thác cho Thánh Phêrô công cuộc mục vụ (x Jn 21:17), bằng việc truyền cho ngài cũng như cho các Vị Tông Đồ khác phải trông coi và quản trị Giáo Hội (x Mt 28:18ff), đã dựng nên cho mọi đời thấy như ‘cột trụ và nền tảng của chân lý’ (1Tim 3:15). Giáo Hội này, được cấu tạo và tổ chức như là một xã hội trong hiện thế, thuộc hữu nơi Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội được cai quản bởi Vị Thừa Kế Thánh Phêrô cùng với các Vị Giám Mục hiệp thông với ngài’ (Công Đồng Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, 8). Khi nói đến việc thuộc hữu này, Công Đồng Chung Vaticanô II muốn dung hòa hai điều về tín lý sau đây: thứ nhất, đó là việc Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù có những phân rẽ nơi các Kitô hữu, vẫn tiếp tục hiện hữu một cách trọn vẹn nơi duy một mình Giáo Hội Công Giáo mà thôi, thứ hai, đó là vấn đề ‘ở ngoài cơ cấu của Giáo Hội cũng có nhiều yếu tố về vấn đề thánh hóa và chân lý’ (cùng nguồn vừa dẫn như đoạn 8 trên và cả đoạn 15; x ĐTC Gioan Phaolô, Thông Điệp Ut Unum Sint, 13; cũng xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3), tức là, nơi những Giáo Hội và cộng đồng giáo hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo (x Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Thông Báo về Cuốn ‘Giáo Hội: Đặc Sủng và Quyền Bính’ của Cha Leonardo Boff: AAS 77 năm 1985, 756-762). Thế nhưng, trong khi tôn trọng những yếu tố này, cũng cần phải nói là ‘chúng nhận được hiệu năng từ chính mức độ viên mãn ân sủng và chân lý đã được ký thác cho Giáo Hội Công Giáo’ (Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3).

 

(Tuyên Ngôn, đoạn 16.1, 16.2 và 16.3)

 

Do đó, chỉ có một Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, một Giáo Hội thuộc hữu nơi Giáo Hội Công Giáo do Vị Thùa Kế Thánh Phêrô cai quản cùng với các Vị Giám Mục hiệp thông với ngài (x Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Tuyên Ngôn về Mầu Nhiệm Giáo Hội, 1: AAS 65 năm 1973, 396-398). Những Giáo Hội, dù không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo mà vẫn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo nhờ những mối liên kết gắn bó nhất, tức là, nhờ việc thừa kế tông đồ và Bí Tích Thánh Thể hiệu thành, thì đó là những Giáo Hội riêng biệt thực sự (x Công Đồng Vaticanô II, Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 14 và 15; Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Letter Communionis Notio, 17: AAS 85 năm 1993, 848). Bởi thế, Giáo Hội của Chúa Kitô cũng đang hiện diện và hoạt động nơi cả những Giáo Hội này nữa, mặc dù họ không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, vì họ không chấp nhận tín lý Công Giáo về Thượng Quyền, một thượng quyền mà, theo ý muốn của Thiên Chúa, Vị Giám Mục Rôma được khách quan nắm giữ và thi hành trên toàn thể Giáo Hội (x Công Đồng Chung Vaticanô I, Hiến Chế Pastor Aeternus: DS 3053-3064; Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 22).

 

Mặt khác, các cộng đồng giáo hội nào không bảo tồn Hàng Ngũ Giám Mục được công nhận cũng như bản chất đích thực trọn vẹn của mầu nhiệm Thánh Thể (x Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 22) thì không phải là những Giáo Hội đúng nghĩa; tuy nhiên, những ai đã lãnh nhận phép rửa trong các cộng đồng này thì, nhờ Bí Tích Rửa Tội, được tháp nhập với Chúa Kitô, nhờ đó họ cũng thật sự được hiệp thông với Giáo Hội, mặc dù không trọn vẹn (cùng nguồn vừa dẫn, 3). Bí Tích Rửa Tội tự mình hướng tới tình trạng phát triển trọn vẹn đời sống trong Chúa Kitô, qua việc tuyên xưng trọn vẹn đức tin, qua Bí Tích Thánh Thể cũng như qua việc hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội (cùng nguồn vừa dẫn, 22).

 

Thế nên, tín hữu Kitô Giáo không được phép cho rằng Giáo Hội của Chúa Kitô chỉ là một tổng hợp – bị phân rẽ song một cách nào đó vẫn là một – bao gồm các Giáo Hội và cộng đồng giáo hội;