HUẤN TỪ TRIỀU KIẾN CHUNG 2006

của ĐTC BIỂN ĐỨC XVI

 

 

Thứ Tư 27/12/2006 về ý nghĩa Giáng Sinh

Thứ Tư 13/12/2006 về niềm mong đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh

Thứ Tư 6/12/2006 – Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ Tư  20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc

Thứ Tư  16/8/2006 - Về lễ trọng kính Trinh Nữ Maria Mông Triệu

Thứ Tư  2/8/2006 – với các em giúp lễ về việc làm tông đồ của/cho Chúa Kitô

“Hôm nay, tôi muốn ôn lại với anh chị em những đoạn đường của chuyến tông du tôi mới thực hiện ở Balan trong mấy ngày gần đây”

19/4/2006 về kỷ niệm một năm được tuyển bầu làm Giáo Hoàng và về việc gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh

1/3/2006: Thứ Tư Lễ Tro về Việc Sống Mùa Chay

22/2/2006: Về Ý Nghĩa cùng Lịch Sử của Ngai Tòa Phêrô và Thông Báo 15 Tân Hồng Y

 

Những bài khác trong năm xin đọc ở

Giáo Lý Tam Nhật Phục Sinh 13-15/4

Giáo Lý Hằng Tuần về chủ đề Giáo Hội

 

 

Thứ Tư 27/12/2006 về ý nghĩa Giáng Sinh

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay diễn ra trong bầu khí Giáng Sinh, một bầu khí thấm nhiễm đậm đà niềm vui trước việc Chúa Cứu Thế giáng sinh. Chúng ta vừa cử hành ngày hôm kia mầu nhiệm này, một mầu nhiệm được vang vọng trong phụng vụ của tất cả những ngày này. Nó là một mầu nhiệm ánh sáng mà dân chúng thuộc mọi thời đại nhờ đó có thể tài sinh trong niềm tin.

 

Tâm hồn chúng ta vang lên những lời của Thánh Ký Gioan, vị được mừng lễ vào chính ngày hôm nay đây: ‘Et Verbum caro factum est’ – Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta’ (Jn 1:14). Bởi thế, vào Ngày Giáng Sinh, Thiên Chúa đã đến ngự giữa chúng ta, Người đã đến vì chúng ta, để ở với chúng ta. Một vấn nạn vẫn cứ luẩn quẩn qua 2 ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, đó là: Thế nhưng tại sao Người lại làm như thế? Tại sao Thiên Chúa lại làm người chứ?

 

Bài ca được các thiên thần hát lên ở hang Bê Lem giúp chúng ta giải đáp câu hỏi này: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bằng an dưới thế cho người Ngài thương!’ (Lk 2:14). Bài ca vịnh đêm Giáng Sinh này, một bài đã được cho vào Kinh Vinh Danh, giờ đây là một phần của phụng vụ như ba bài ca vịnh khác của Tân Ước liên quan tới việc hạ sinh và tuổi thơ của Chúa Giêsu, đó là bài Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis.

 

Trong khi ba bài vừa rồi được đưa vào các giờ kinh phụng vụ, một vào giờ kinh ban mai, một vào giờ kinh ban tối, và một vào giờ kinh ban đêm, thì Kinh Vinh Danh được đưa vào ngay Thánh Lễ. Được đưa vào từ thế kỷ thứ hai những lời của các thiên thần ấy có những hình thức kêu lên như : ‘Chúng tôi ca ngợi vinh quang cao cả Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa, chúng tôi thờ lạy Chúa, chúng tôi tôn vinh Chúa, chúng tôi cảm tạ Chúa’, rồi sau đó là những lời kêu xin khác: ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian… cho đến khi hình thành một bài thánh ca chúc tụng đáng yêu được hát lên đầu tiên trong Lễ Giáng Sinh rồi sau đó trong tất cả các bậc lễ kính.

 

Được đặt vào đầu việc cử hành Thánh Thể, Kinh Vinh Danh nhấn mạnh đến cái liên tục vốn có giữa việc hạ sinh và tử nạn của Chúa Kitô, giữa Giáng Sinh và Phục Sinh, những khía cạnh bất khả phân  ly của một mầu nhiệm cứu độ duy nhất.

 

Phúc Âm thuật lại rằng có vô số thần trời hát lên rằng: ‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Ngài thương’. Các thần trời loan báo cho những mục đồng rằng việc hạ sinh của Chúa Giêsu ‘là’ vinh hiển cho Thiên Chúa trên trời; và ‘là’ bình an trên thế gian cho những ai được Thiên Chúa thương.

 

Bởi thế, thật là thích đáng những lời này thường được đặt ở hang đá như là nhữn g gì giải thích cho mầu nhiệm Giáng Sinh, một mầu nhiệm được xẩy ra nơi máng cỏ. Chữ ‘gloria’ (doxa) cho thấy cái ánh quang rạng ngời của Thiên Chúa làm cho các tạo vật vang lên những lời chúc tụng tạ ơn. Thánh Phaolô nói rằng: Nó là ‘việc nhận biết vinh hiển của Thiên Chúa được tỏa ra nơi dung nhan của Chúa Kitô’ (2Cor 4:6). ‘Bình an’ (eirene) là những gì tổng hợp trọn vẹn tất cả các tặng ân của đấng thiên sai, là ơn cứu độ được đồng hóa với chính Chúa Kitô, như cũng được Thánh Tông Đồ này nhận định. ‘Người là bình an của chúng ta’ (Eph 2:14).

 

Và sau cùng là chi tiết liên quan tới ‘người Chúa thương’. ‘Thiện tâm’ (eudokia), theo ngôn từ chung, làm cho người ta nghĩ đến ‘thiện chí’ của con người, thế nhưng ở đây lại cho thấy ‘cái thiện chí’ của Thiên Chúa đối với con người là những gì vô hạn. Bởi thế, sứ điệp Giáng Sinh là thế này: bằng việc hạ sinh của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tỏ bày thiện chí của Ngài đối với hết mọi người.

 

Chúng ta hãy trở lại với câu hỏi ‘Tại sao Thiên Chúa đã làm người?’ Thánh Irene viết: ‘Lời đã trở thành cái chất chứa vinh quang của Cha cho lợi ích của con người…. Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động – ‘vivens homo’ – và sự sống của con người là ở chỗ nhìn ngắm Thiên Chúa’ ("Adv. Haer," IV, 20.5.7).

 

Bởi vậy, vin h quang của Thiên Chúa được biểu lộ nơi việc cứu độ con người, thành phần được Ngài yêu thương đến nỗi ‘đã ban Người’, như Phúc Âm Thánh Gioan khẳng định, ‘Người Con duy nhất của mình để ai tin vào Người thì không bị chết, song được sự sống đời đời’ (Jn 3:16). Bởi vậy là tình yêu là lý do tối hậu cho việc nhập thể của Chúa Kitô.

 

Thần học gia Hans Urs von Balthasar đã chia sẻ sống động về khía cạnh này khi viết: Thiên Chúa  ‘trước hết không tuyệt đối quyền năng mà là tuyệt đối yêu thương, Đấng có chủ quyền không được biểu lộ nơi việc giữ cho mình những gì thuộc về Ngài mà là nơi việc từ bỏ những thứ ấy’ ("Mysterium Paschale," 1,14).

 

Vị Thiên Chúa chúng ta chiêm ngưỡng trong máng có là Vị Thiên Chúa Yêu Thương. Về điềm này, việc loan báo của các thần trời, đối chúng ta là những gì cũng âm vang như một lời mời gọi: ‘Chớ gì Thiên Chúa được vinh hiển trên trời, chớ gì con người được Ngài thương được an bình dưới thế’.

 

Cách thức duy nhất để tôn vinh Thiên Chúa và để xây dựng hòa bình trên thế giới là ở chỗ khiêm tốn và tin tưởng chấp nhận tặng ân Giáng Sinh là yêu thương. Bài ca của các thần trời bấy giờ mới trở thành một lời nguyện cầu thường vang lên, không chỉ trong mùa Giáng Sin h này thôi. Bài thánh ca chúc  tụng Thiên Chúa trên trời và thiết tha kêu cầu cho nền hòa bình trên thế giới, một bài thánh ca được chuyển dịch thành một việc cụ thể dấn thân để xây dựng nó bằng cuộc đời của chúng ta. Đó là việc dấn thân được Giáng Sinh ủy thác cho chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/1/2007

 

 

TOP

 

 

Thứ Tư 13/12/2006 về niềm mong đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh

 

Anh Chị Em thân mến!

 

‘Chúa sắp tới rồi: nào chúng ta hãy đến tôn thờ Người!’ Bằng lời kêu gọi này, trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng này, phụng vụ mời gọi chúng ta hãy rón rén mon men tiến gần tới hang đá ở Bêlem, nơi xẩy ra một biến cố phi thường đã làm biến đổi lịch sử, đó là việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc.

 

Vào Ngày Áp Lễ Giáng Sinh, chúng ta một lần nữa lại đứng trước máng cỏ để ngất ngây chiêm ngưỡng ‘Lời đã hóa thành Nhục Thể’. Những cảm thức hân hoan  và cảm tạ,  như mọi năm, được tái diễn trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta nghe thấy những cung điệu réo rắt Giáng Sinh, được vang lên bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau về cùng một phép lạ phi thường. Đấng Sáng Tạo nên vũ trụ này, vì yêu thương, đã đến lập cư giữa loài người. Trong Thư gửi giáo đoàn Phliphê, Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô, ‘mặc dù thân phận là Thiên Chúa, đã không tự cho mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, song đã tự hủy mình, mặc lấy thân phận tôi đòi, sinh ra giống như con người’ (2:6). Thánh Phaolô thêm, Người đã xuất hiện nơi hình dạng con người, khi hạ mình xuống. Vào Lễ Giáng Sinh thánh, chúng ta sẽ sống lại việc hiện thực mầu nhiệm cao cả của ân sủng và tình thương ấy.

 

Thánh Phaolô còn thêm: ‘Thế nhưng, vào lúc thời gian viên trọn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài, được hạ sinh bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc những ai ở dưới lề luật, hầu chúng ta được ơn làm nghĩa tử’ (Gal 4:4-5). Dân tuyển chọn đã đợi chờ Đấng Thiên Sai qua bao thế kỷ, nhưng lại mường tượng rằng Người phải là một vị lãnh đạo quyền năng và vinh thắng đến để giải phóng dân Người khỏi áp lực của ngoại bang.

 

Tuy nhiên, Đấng Cứu Thế lại được hạ sinh trong âm thầm và hoàn toàn bần cùng. Người đến như ánh sáng chiếu soi tất cả mọi người – Thánh Ký Gioan viết – ‘mà dân  Người đã không tiếp nhận Người’ (Jn 1:9,11). Tuy nhiên, Thánh Tông Đồ thêm: ‘Song tất cả những ai tiếp nhận Người… Người ban cho họ quyền trở nên con cái của Thiên Chúa’ (ibid 1:12). Ánh sáng được hứa hẹn này đã chiếu soi tâm can của những ai kiên trì mong đợi một cách tỉnh táo và chủ động.

 

Phụng vụ Mùa Vọng cũng kêu gọi chúng ta cũng hãy khôn ngoan tỉnh táo, để khỏi bị chế ngự bởi gánh nặng tội lỗi và các thứ quan tâm thế gian thái quá. Thật vậy, nhờ tỉnh táo và nguyện cầu, chúng ta mới có thể nhận thấy và tiếp nhận ánh quang của việc Chúa Kitô Giáng Sinh. Ở một trong những bài giảng của mình, Thánh Maximus thành Turin, một vị giám mục  sống giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 5, đã khẳng định rằng: ‘Thời gian báo động chúng ta rằng Việc Chúa Kitô Giáng Sinh gần tới nơi rồi. Thế giới, với những nỗi âu lo của mình, nói về việc đến nơi của một cái gì đó sẽ canh tân đổi mới nó, và hy vọng một cách nhẫn nại đợi chờ để thấy được ánh quang của một mặt trời rạng ngời hơn chiếu soi cái tối tăm của nó… Việc mong đợi này của tạo vật cũng dẫn chúng ta tới chỗ đợi chờ việc phục sinh của Chúa Kitô, tân Vầng Dương” (Sermon 61a, 1-3). Bởi thế, chính tạo vật dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra và nhận ra Đấng phải đến.

 

Thế nhưng, vấn đề ở đây là phải chăng nhân loại trong thời đại của chúng ta đây cũng vẫn đang đợi chờ Đấng Cứu Thế? Cái ấn tượng ở đây đó là nhiều người coi Thiên Chúa như một cái gì xa lạ với những hứng thú của họ. Họ rõ ràng là không cần chi đến Người cả, và sống như thể Người không hiện hữu, hoặc tệ hơn nữa, như thể Người là một thứ ‘trở ngại’ cần phải được loại trừ để họ có thể chiếm được những gì là viên mãn cho bản thân của họ. Thậm chí ngay cả nơi thành phần tín hữu đi nữa… cũng là những người chạy theo những ảo vọng hão huyền và bị chi phối bởi những giáo huấn lọc lừa khêu gợi lên những thứ đốt giai đoạn một cách mơ tưởng trong việc chiếm đạt hạnh phúc.     

 

Thế nhưng, trước tất cả những gì là ngược ngạo của họ ấy, những gì là sầu đau và những thảm cảnh của họ ấy – hay có lẽ chính vì họ – mà con người nam nữ ngày nay lại đang tìm kiếm một con đường canh tân, cứu độ, họ kiếm tìm một Đấng Cứu Thế và đang đợi chờ, đôi khi không biết đến nỗi chờ đợi ấy, …. việc xuất hiện của Chúa Kitô, Đấng Cứu  Chuộc chân thật duy nhất của con người. Thật thế, các thứ tiên tri giả vẫn tiếp tục rao bán một thứ cứu độ ‘rẻ mạt’, một thứ cứu độ bao giờ cũng đi đến hậu quả vỡ mộng. Thật thế, lịch sử của 50 năm vừa qua đã điển hình cho thấy việc tìm kiếm một Đấng Cứu Thế ‘rẻ mạt’ này và nhấn mạnh tới tất cả những hậu quả vỡ mộng này.

 

Kitô hữu chúng ta có nhiệm vụ, bằng chứng từ của đời sống mình, truyền bá sự thật về Giáng Sinh, một sự thật được Chúa Kitô mang đến cho tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Được hạ sinh bần cùng trong máng cỏ, Chúa Giêsu đã đến để cống hiến cho hết mọi người thứ niềm vui và an bình duy nhất có thể làm mãn nguyện các nhu cầu của linh hồn con người.

 

Thế nhưng, chúng ta làm sao để sẵn sàng mở lòng mình ra đón Chúa tới đây? Thái độ tỉnh táo về tâm linh và đợi chờ trong nguyện cầu tiếp tục phải là đặc tính căn bản của Kitô hữu trong thời điểm Mùa Vọng. Nó là thái độ làm nên đặc tính của những người thủ vai chính vào thời đó, như tư tế Zachariah và Elizabeth, các mục đồng, các Nhà Đạo Sĩ, thành phần dân chúng đơn sơ hèn kém, nhưng trên hết là việc đợi chờ của Mẹ Maria và Thánh Giuse! Mẹ Maria và Thánh Giuse, hơn bất cứ một ai, đã cảm nghiệm được nguyên vẹn cái xúc động và rung động trước Con Trẻ sắp giáng sinh. Thật là dễ mường tường thấy được cái cảnh các vị đã sống ra sao những ngày cuối cùng trong niềm trông đợi được ôm ẵm con trẻ mới sinh trong vòng tay của mình.  

 

Chớ gì thái độ của các vị cũng là thái độ của chúng ta. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Maximô, vị giám mục thành Turin được đề cập đến trên đây: ‘Trong khi chúng ta sửa soạn đón Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy mặc những tấm áo sạch tinh, vô tì tích. Tôi muốn nói tới tấm áo của linh hồn, chứ không phải của thân xác. Chúng ta không cần phải mặc các thứ áo lụa là, mà là bằng các việc lành phúc đức! Những tấm áo xa xỉ có thể che phủ các phần thể của xác thân, nhưng không trang điểm nổi lương tâm!’ (ibid).

 

Chớ gì Con Trẻ Giêsu, được hạ sinh giữa chúng ta, không thấy chúng ta bị chi phối hay chỉ tìm cách trang hoàng nhả cửa của chúng ta bằng các thứ ánh sáng. Trái lại, nơi tâm  thần của chúng ta cũng như nơi nhà cửa của mình, chúng ta hãy trang hoàng một nơi cư trú xứng đáng để Người cảm thấy được đón nhận một cách tin yêu. Chớ gì Đức Trin h Nữ và Thánh Giuse giúp chúng ta sống mầu nhiệm Giáng Sinh bằng một cảm nhận mới và sự thanh thản an lành.

 

Với những cảm thức ấy, tôi muốn bày tỏ cùng tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây cũng như cùng anh đình anh chị em những lời chúc chân tình nhất của tôi về một Lễ Giáng Sinh thánh đức và hạnh phúc, đặc biệt nhớ tới những ai đang chịu khốn khó hay khổ đau nơi thân  xác cũng như tinh thần. Chúc mừng Giáng Sinh cho toàn thể anh chị em!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/12/2006

 

 

TOP

 

 

Thứ Tư 6/12/2006 – Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Như thói quen sau mỗi chuyến tông du, trong buổi triều kiến chung này, tôi muốn ôn lại những giai đoạn của cuộc hành trình tôi đã thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ Thứ Ba tới Thứ Sáu tuần vừa rồi. Như anh chị em biết, theo một số quan điểm thì đó là một cuộc viếng thăm không phải là chuyện dễ dàng thực hiện, song lại là một chuyến viếng thăm đã được Thiên Chúa phù trợ từ đầu, nhờ đó, nó đã được diễn tiến một cách tốt đẹp. Bởi vậy, như tôi đã xin cầu nguyện để sửa soạn và hỗ trợ cho chuyến viếng thăm thế nào thì giờ đây tôi cũng xin anh chị em hãy cùng với tôi để tạ ơn Chúa về việc diễn tiến và kết thúc của nó như vậy.

 

Tôi xin ủy thác cho Ngài các thành quả tôi hy vọng gặt hái được từ đó, đó là những hoa trái về mối liên hệ với anh chị em Chính Thống của chúng ta cũng như về việc đối thoại với tín đồ Hồi Giáo.

 

Trước hết, tôi cảm thấy có nhiệm vụ lập lại niềm tri ân thân ái của tôi đối với vị tổng thống của nước cộng hòa này, với vị thủ tướng, cũng như với các vị thẩm quyền khác, những người đã tiếp đón tôi rất lịch thiệp và bảo đảm những điều kiện cần thiết để tất cả đều được diễn tiến một cách tốt đẹp nhất.

 

Trong tình huynh đệ tôi xin cám ơn các vị giám mục Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cám ơn các người cộng tác viên  của các vị về tất cả những gì đã thực hiện.

 

Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Đức Thượng Phụ Bartholomew I, vị đã tiếp đón tôi tại nhà của ngài, đến Thượng Phụ Armenia Mesrob II, đến Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Syro Mor Filuksinos cũng như đến các vị thẩm quyền khác về tôn giáo.

 

Suốt chuyến đi này, tôi đã đặc biệt cảm thấy được hỗ trợ bởi các vị tiền nhiệm khả kính của tôi là các vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đã thực hiện cuộc viếng thăm đáng nhớ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là Chân Phước Gioan XXIII, vị là đại diện giáo hoàng ở xứ sở cao quí này từ năm 1935 đến 1944, để lại một ký ức đầy cảm mến.

 

Trở về với nhãn quan được Công Đồng Chung Vaticanô II trình bày về Giáo Hội (x Tông Hiến ‘Lumen Gentium’, các số 14-16), tôi có thể nói rằng các chuyến đi của Giáo Hoàng cũng góp phần thực hiện cái sứ vụ của ngài theo chiều hướng ‘các vòng tròn qui tâm’. Ở vòng tròn sâu xa nhất Vị Thừa Kế Thánh Phêrô thực hiện việc củng cố đức tin cho thành phần tín hữu Công Giáo, ở vòng tròn lưng chừng, ngài gặp gỡ các anh chị em Kitô hữu khác, và nơi vòng tròn ngoài cùng, ngài ngỏ lời cùng những người ngoài Kitô Giáo và toàn thể nhân loại.

 

Ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ xẩy ra ở phạm vi của ‘vòng tròn’ thứ ba, vòng tròn rộng lớn nhất. Tôi đã gặp gỡ vị thủ tướng, vị tổng thống nước cộng hòa, và vị chủ tịch tôn giáo vụ, ngỏ lời đầu tiên của tôi cùng vị chủ tịch tôn giáo vụ này. Tôi đã đến kính viếng đài tưởng niệm ‘vị cha ông của quê hương này’ là Mustafa Kemal Ataturk, sau đó tôi đã có dịp nói chuyện với phái đoàn ngoại giao ở Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Ankara.

 

Những chuỗi gặp gỡ c ần thiết này là một phần quan trọng của chuyến viếng thăm, đặc biệt vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hầu như toàn tòng người Hồi Giáo, một quốc gia được quản trị bởi một bản hiến pháp mang tính cách một quốc gia trần thế. Bởi thế, đó là một xứ sở tạo nên một tiêu biểu cho một thách đố lớn lao trên tầm cấp thế giới ngày nay. Một đàng, nó cần phải tái nhận thức được thực tại về Thiên Chúa, về tầm quan trọng công cộng của niềm tin tôn giáo, đàng khác, nó lại cần phải bảo đảm được quyền tự do bày tỏ niềm tin ấy, không có những thoái hóa mang sắc thái bảo thủ, và có khả năng mạnh mẽ loại trừ đi bất cứ một hình thức bạo động nào. 

 

Bởi thế, tôi đã có dịp thuận lợi để lập lại những cảm thức trân trọng của mình với các tín đồ Hồi Giáo cũng như với nền văn mình Hồi Giáo. Đồng thời tôi cũng có thể nhấn mạnh tới tầm quan trọng cả tín đồ Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo cần phải cùng nhau dấn thân cho con người, cho sự sống, cho hòa bình và cho công lý, tái khẳng định rằng việc phân biệt giữa phạm vi dân  sự và tôn giáo là những gì tạo nên giá trị, và quốc gia cần phải bảo đảm quyền tự do thờ phượng một cách hiệu nghiệm cho các cộng đồng tôn giáo.

 

Trong phạm vị của cuộc đối thoại liên tôn, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã cho tôi có thể thực hiện, hầu như vào cuối cuộc hành trình của mình, một cử chỉ mà ban đầu không được dự tính mà chính nó lại cho thấy là cực kỳ quan trọng, đó là việc viếng thăm Đền Thờ Xanh ở Istanbul. Khi giữ tĩnh lặng vài phút ở nơi nguyện cầu ấy, tôi đã hướng lòng về Vị Chúa Tể duy nhất của trời đất này, vị Cha nhân hậu của toàn thể nhân loại, để van xin Ngài cho tất cả mọi tín hữu được ơn nhận biết mình như là tạo vật của Ngài và biết chứng tỏ tình huynh đệ chân  thực với nhau!

 

Ngày thứ hai đưa tôi đến Êphêsô, bởi đó, tôi thấy mình mau chóng tiến vào ‘vòng tròn’ trong cùng của chuyến đi, trực tiếp liên hệ với cộng đồng Công Giáo. Thật vậy, ở Êphêsô, ở một nơi đẹp đẽ được gọi là ‘Đồi Nightingale’, nhìn thấy cả Biển Aegean, là Đền Thờ Gia Cư Mẹ Maria. Đó là một nguyện đường cổ kính và nhỏ bé nổi lên bao quanh ngôi nhà bé nhỏ, mà theo truyền thống rất lâu đời, Tông Đồ Gioan đã xây cất cho Trinh Nữ Maria, sau khi cùng Mẹ đến Êphêsô. Chính Chúa Giêsu đã các vị cho nhau, vì trước khi chết trên thập giá, Người đã phán cùng Mẹ Maria rằng: ‘Này Bà, đó là con của bà!’, và cùng Gioan rằng: ‘Mẹ của con đó!’ (Jn 19:26-27).

 

Những cuộc khảo cổ đã chứng tỏ rằng từ thời rất xa xưa nơi này đã từng là một chốn tôn sùng Thánh Mẫu, nơi được yêu chuộng bởi cả các tín đồ Hồi Giáo, thành phần thường xuyên đến đó để tôn kính Mẹ là vị được họ gọi là ‘Meryem Ana’, tức Mẹ Maria. Ở ngôi vườn gần đền thánh mẫu ấy, tôi đã cử hành Thánh Lễ cho một nhóm tín hữu đến từ các vùng lân cận Izmir và các phần đất khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ hải ngoại. Chúng tôi cảm thấy thực sự ‘tự nhiên như ở nhà’ nơi ‘Ngôi Nhà Mẹ Maria’, và trong bầu khí an bình ấy, chúng tôi đã nguyện cầu cho hòa bình ở Thánh Địa và khắp thế giới. Ở đó tôi nhớ tới Cha Andrea Santoro, một vị linh mục người Rôma, một nhân chứng của Phúc Âm đổ máu mình ra ở mảnh đất Thổ Nhĩ Kỳ.

 

‘Vòng tròn’ long chúng, vòng tròn của các mối liên hệ đại kết, đã nắm phần chính yếu của chuyến đi của tôi, vào dịp lễ Thánh Anrê, 30/11. Việc cử hành mừng lễ này trở thành như một môi trường lý tưởng để củng cố các mối liên hệ huynh đệ giữa Giám Mục Rôma, vị Thừa Kế Thánh Phêrô và vị thượng phụ toàn cầu ở Constantinople, một Giáo Hội được thành lập, theo truyền thống, bởi Thánh Tông Đồ Anrê là người an hem của Tông Đồ Simon Phêrô. Theo bước chân của Đức Phaolô VI, vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras, cũng như của Đức Gioan Phaolô II, vị đã được tiếp đón bởi vị thừa kế Đức Athenagoras là Dimitrios I, tôi lập lại cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomew I cử chỉ có một giá trị tiêu biểu lớn lao ấy, để xác quyết việc cùng nhau dấn thân tiếp tục con đường tiến đến việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn giữa tín đồ Công Giáo và Chính Thống Giáo.

 

Để tỏ ra chấp nhận ý hướng mạnh mẽ này, tôi đã cùng với vị thượng phụ toàn cầu n ày ký một ‘Bản Tuyên Ngôn Chung’, tiến tới một giai đoạn xa hơn nữa trên con đường này.   

 

Hành động hết sức ý nghĩa này đã xẩy ra vào lúc kết thúc phụng vụ trọng kính lễ Thánh Anrê mà tôi đã tham dự và đã kết thúc bằng một phép lành song phương được ban bởi cả Vị Giám Mục Rôma lẫn thượng phụ Constantinople, những vị thừa kế riêng biệt của hai vị Tông Đồ Phêrô và Anrê. Như thế chúng tôi đã bày tỏ rằng việc nguyện cầu bao giờ cũng là nền  tảng cho hết mọi nỗ lực đại kết và là một lời cầu liên  lỉ cùng Thánh Linh.  

 

Trong cùng một lãnh vực của vòng tròn đại kết này, tôi đã hoan hỉ viếng thăm vị thượng phụ của Giáo Hội Tông Truyền Armenia là Đức Mesrob II, và vui mừng gặp gỡ vị tổng giám mục Chính Thống Syro. Trong bối cảnh ấy, tôi luyến nhớ tới cuộc đàm thoại tôi có với vị Đại Tôn của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Chuyến viếng thăm của tôi được kết thúc, ngay trước khi trở về Rôma, bằng việc trở  về với ‘vòng tròn’ trong cùng, đó là cuộc gặp gỡ cộng đồng Công Giáo hiện  diện với tất cả những phần tử của họ tại Vương Cung Thánh Đường Latinh  Thánh Linh ở Istanbul. Tham dự Thánh Lễ này còn có cả vị thượng phụ toàn cầu, vị thượng phụ Armenia, vị tổng giám mục  Chính Thống Syro và các đại diện chư giáo hội Tin Lành. Tóm lại, tất cả mọi Kitô hữu qui tụ lại để nguyện cầu, với tính cách đã dạng của truyền thống mình, lễ ngi và ngôn ngữ của mình. Được an ủi trước Lời của Chúa Kitô, Đấng đã hứa hẹn tin tưởng vào ‘những giòng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38), và với hình ảnh của nhiều phần tử hiệp nhất thành một thân thể duy nhất (x 1Cor 12:12-13), chún g tôi đã sống lại cảm nghiệm Hiện Xuống.

 

Anh Chị Em thân mến: tôi đã trở về Vatican với một tin h thần đầy lòng biết ơn Thiên Chúa và với những tâm tình cảm mến chân thành và quí mến đối với thành phần dân cư của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thân yêu, những người đã làm tôi cảm thấy được đón nhận và cảm thông. Lòng cảm mến và thân ái này vây bọc lấy tôi, cho dù những khó khăn bất khả tránh do chuyến viếng thăm của tôi đã gây ra cho việc diễn tiến bình thường nơi các sinh hoạt thường nhật của tôi, vẫn ở với tôi như một nhung nhớ mạnh mẽ dẫn tôi tới việc nguyện cầu. Xin Thiên Chúa Toàn Năng và Xót Thương giúp cho nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, cho các vị lãnh đạo chính trị của họ và cho các vị đại diện chư tôn giáo biết cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, nhờ đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một ‘chiếc cầu nối’ thân hữu và hợp tác huynh đệ giữa Tây phương và Đông phương.

 

Ngoài ra, chúng ta hãy nguyện cầu để nhờ việc chuyển  cầu của Mẹ Maria Rất Thánh, Thánh Linh sẽ làm cho chuyến tông du này sinh hoa kết trái, và làm khởi sắc khắp thế giới việc truyền giáo của Giáo Hội, một Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập để loan báo cho tất cả mọi dân nước Phúc Âm sự thật, an bình và yêu thương.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/12/2006 

 

 

TOP

 

Thứ Tư  20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay tôi muốn nhớ lại một lần nữa những giây phút khác nhau của chuyến tông du mà Chúa đã cho tôi thực hiện tuần vừa qua ở Bavaria. Chia sẻ với anh chị em những cảm xúc và cảm thức khi tôi trở lại với những nơi thân yêu ấy, tôi cảm thấy trước hết cần phải tạ ơn Thiên Chúa về việc Ngài cho tôi có thể thực hiện được chuyến tông du thứ hai về Đức quốc này, và lần đầu tiên về Bavaria là quê quán của tôi.

 

Tôi cũng chân thành cám ơn tất cả những ai dấn thân và nhẫn nại làm việc – các vị mục tử, các linh mục, các nhân viên mục vụ, các vị thẩm quyền dân sự, các nhân viên tổ chức, các lực lượng an ninh và các tình nguyện viên – nhờ đó mỗi một biến cố được diễn tiến một cách hết sức tốt đẹp. Như tôi đã nói khi tới phi trường Munich hôm Thứ Bảy, 9/9, mục đích của chuyến tông du này, trong khi tưởng nhớ đến tất cả những ai đã góp phần vào việc hình thành con người của tôi, đó là tái xác định và củng cố, với tư cách là Thừa Nhiệm Tông Đồ Phêrô, những mối liên hệ chặt chẽ thắt kết Tòa Thánh Rôma với Giáo Hội ở Đức.

 

Bởi thế, chuyến tông du này không phải chỉ là một cuộc “trở về” với quá khứ, mà còn là một cơ hội thuận lợi để hy vọng nhìn về tương lai. “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc”: Câu tâm niệm cho chuyến tông du này là một lời mời gọi hãy suy nghĩ về vai trò làm phần tử của mọi người đã lãnh nhận phép rửa trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, một Giáo Hội không có ai là cô đơn lẻ loi mà là được liên lỉ hiệp thông với Thiên Chúa và với tất cả mọi anh chị em.

 

Chặng đầu tiên là thành phố Minich, được gọi là “thủ phủ có lòng” (“Weltstadt mit Herz”). Nơi trung tâm lịch sử của nó là Quảng Trường Maria “Marienplatz”, nơi mọc lên Trụ Cột Đức Trinh Nữ “Mariensaeule”, trên đỉnh có bức tượng Mẹ Maria bằng đồng vàng.

 

Tôi muốn mở màn cho chuyến viếng thăm này bằng việc tôn kính Vị Nữ Quan Thày của xứ Bavaria, vì đối với tôi nó có một giá trị hết sức ý nghĩa: Nơi quảng trường đó và trước hình ảnh của Mẹ Maria, tôi đã được nghênh đón như là một vị tổng giám mục vào 30 năm trước và tôi đã bắt đầu sứ vụ giáo phẩm của mình bằng lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria; tôi đã trở lại đó vào cuối sứ vụ này của mình, trước khi đi Rôma. Lần này tôi muốn đặt mình một lần nữa dưới chân trụ cột “Mariensaeule” để van xin sự chuyển cầu và phép lành của Mẹ Thiên Chúa, chẳng những cho thành phố Munich và cho Bavaria, mà còn cho toàn thể Giáo Hội và tất cả thế giới nữa.

 

Ngày hôm sau, Chúa Nhật, tôi đã cử hành Thánh Thể ở khu “Neue Messe” (New Fair) Munich giữa thành phần tín hữu qui tụ lại rất đông từ các nơi khác nhau: Theo đường hướng của bài Phúc Âm ngày hôm đó, tôi đã nhắc nhở mọi người rằng đặc biệt là ngày nay đang khổ sở bởi tình trạng “điếc lác” đối với Thiên Chúa. Kitô hữu chúng ta có phận sự loan báo và làm chứng cho tất cả mọi người, trong một thế giới bị tục hóa, sứ điệp hy vọng được đức tin cống hiến cho chúng ta, đó là nơi Chúa Giêsu tử giá, Thiên Chúa, Người Cha nhân hậu xót thương, kêu gọi chúng ta trở nên con cái của Ngài và thắng vượt mọi hình thức hận thù và bạo lực để góp phần vào cuộc chiến thắng cuối cùng của yêu thương.

 

“Hãy làm cho Chúng Con Mạnh Mẽ trong Đức Tin” là câu tâm niệm của cuộc gặp gỡ chiều Chúa Nhật với thành phần trẻ em Rước Lễ lần đầu và những gia đình trẻ của các em, với các giáo lý viên và những nhân viên mục vụ khác cùng những người cộng tác vào việc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Phận Munich. Cùng nhau, chúng tôi đã cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Chiều ở ngôi vương cung thánh đường lịch sử, được gọi là “Vương Cung Thánh Đường Đức Bà”, nơi cất giữ các thánh tích của Thánh Benno, quan thày của thành phố này, ngôi vương cung thánh đường tôi đã được tấn phong làm giám mục năm 1977.

 

Tôi đã nhắc nhở những em nhỏ và thành phần người lớn rằng Thiên Chúa không ở cách xa chúng ta, ở một nơi bất khả với tới nào đó trong vũ trụ này; trái lại, nơi Chúa Giêsu, Ngài đã đến để thiết lập mối liên hệ thân tình với từng người chúng ta. Nhờ việc liên lỉ dấn thân nơi các phần tử của mình, hết mọi cộng đồng Kitô hữu, nhất là giáo xứ, được kêu gọi để trở thành một đại gia đình, có thể liên kết tiến triển trên con đường của sự sống chân thực.

 

Ngày Thứ Hai, 11/9, phần lớn được giành để viếng thăm Altoetting, ở Giáo Phận Passau. Thành phố nhỏ này được gọi là “tâm điểm của Bavaria” (“Herz Bayerns”), và ở đó có “Đức Trinh Nữ Đen”, được tôn kính ở “Gnadenkapelle” (Nguyện Đường Ân Sủng), đối tượng của nhiều người hành hương từ Đức và các quốc gia Trung Âu.

 

Ở vùng phụ cận là đan viện dòng Capuchin Thánh Anna, nơi Thánh Konrad Bimdorfer đã sống, được vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Piô XI phong thánh vào năm 1934. Với một số đông tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ được cử hành ở quảng trường cạnh đền thờ, chúng tôi cùng nhau suy niệm về vai trò của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc, để học nơi Mẹ sự từ tâm cứu giúp, lòng khiêm tốn và việc quảng đại chấp nhận theo ý muốn thần linh.

 

Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu: Sự thật này thậm chí được thấy tỏ tường hơn, ở vào cuối của Hy Lễ Thần Linh, với một cuộc cung nghinh cùng với bức tượng Đức Trinh Nữ, chúng ta đi đến nguyện đường tôn thờ Thánh Thể (“Anbetungskapelle”) là nơi được khánh thành vào dịp ấy. Ngày hôm ấy được kết thúc bằng Giờ Kinh Chiều về Thánh Mẫu ở Đền Thờ Thánh Anna, với sự hiện diện của các tu sĩ ở Bavaria, cùng với các phần tử của tổ chức Làm Việc Cho Các Ơn Gọi.

 

Ngày hôm sau, Thứ Ba, ở Regensburg, một giáo phận được Thánh Bonifaciô thiết lập năm 739 và nhận Thánh Wolfgang làm quan thày, đã có 3 cuộc họp được diễn ra. Vào buổi sáng, Thánh Lễ ở Islinger Feld, một thánh lễ chúng tôi đã chia sẻ một lần nữa đề tài cho chuyến tông du này là “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc” liên quan tới nội dung của kinh tin kính. Thiên Chúa, Đấng là Cha, muốn qua Chúa Kitô muốn qui tụ toàn thể nhân loại thành một gia đình duy nhất là Giáo Hội. Đó là lý do những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc: Những ai tin tưởng thì không cần phải sợ đi đến đường cùng.

 

Thế rồi, vao buổi chiều, tôi đã đến vương cung thánh đường Regensburg, một vương cung thánh đường còn được nổi tiếng bởi ca đoàn “thanh giọng” của mình là “Domspatzen” (đàn chim sẻ của vương cung thánh đường), thành phần hãnh diện về cả ngàn năm sinh hoạt của mình và là thành phần được người anh của tôi là Georg điều khiển cả 30 năm trời. Việc cử hành Giờ Kinh Chiều đại kết cũng đã diễn ra ở đó, với sự hiện diện của nhiều đại diện Chư Giáo Hội khác nhau và các cộng đồng giáo hội khác nhau ở Bavaria, cũng như các phần tử thuộc Ủy Ban Đại Kết thuộc hội đồng giám mục Đức. Đó là một cơ hội thuận lợi để cùng nguyện cầu cho việc gia tăng mối hiệp nhất trọn vẹn nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô, cũng như để khẳng định nhiệm vụ loan báo đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô một cách không suy yếu mà hoàn toàn sáng tỏ, nhất là bằng tác hành yêu thương chân tình của chúng ta.

 

Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời đối với tôi vào hôm đó tôi đã được họp trong một hội trường rộng lớn đầy những vị giáo sư và sinh viên thuộc Đại Học Regensburg, nơi tôi đã từng làm giáo sư nhiều năm. Tôi đã hoan hỉ gặp gỡ lại thế giới đại học đã từng là quê hương tinh thần của tôi qua một thời gian dài của đời tôi.

 

Tôi đã chọn đề tài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Để dẫn thính giả của mình vào bản chất thê thảm và vai trò quan trọng hiện tại của đề tài này, tôi đã trích dẫn một số lời từ cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo từ thế kỷ thứ 14, một cuộc đối thoại được một Kitô hữu là Hoàng Đế Byzantine Manuel II Paleologus trình bày với vị đối thoại Hồi Giáo của mình, một cách chúng ta cảm thấy sống sượng không thể tượng tượng, vấn đề về mối liên hệ giữa đức tin và bạo lực.

 

Tiếc thay, chính lời trích dẫn này đã dẫn đến chỗ hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với thành phần độc giả thận trọng đọc bản văn của tôi thì thấy rõ là tôi không thể nào lại chấp nhận những lời lẽ tiêu cực được thốt ra từ cửa miệng của vị hoàng đế thời trung cổ này, và nội dung có tính cách luận chiến của của những lời lẽ ấy không biểu hiện cho những niềm xác tín của cá nhân tôi. Chủ ý của tôi hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, căn cứ vào những gì được hoàng đế Manuel II nói sau đó theo chiều hướng tích cực… liên quan tới lý trí là những gì cần phải hướng dẫn chúng ta trong việc truyền đạt niềm tin, tôi muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực mà là tôn giáo và lý trí mới là những gì đi đôi với nhau.

 

Bởi thế, đề tài của bài tôi nói là mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí. Tôi muốn kêu gọi thực hiện một cuộc đối thoại giữa đức tin Kitô Giáo với thế giới hiện đại, cũng như một cuộc đối thoại giữa tất cả mọi nền văn hóa và tôn giáo. Tôi hy vọng rằng những thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm này của tôi - chẳng hạn như ở Munich, tôi đã nhấn mạnh tới tính cách quan trọng biết bao cần phải tỏ ra tôn trọng những gì là linh thánh đối với người khác – đã cho thấy rõ niềm tôn trọng sâu xa của tôi đối với tất cả những đại tôn giáo, cách riêng đối với tín đồ Hồi Giáo là những người ‘tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất’, và cùng với họ chúng ta dấn thân cổ võ ‘hòa bình, tự do, công lý xã hội và các giá trị luân lý cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostrs Aetate, 3).

 

Thế nên, tôi tin rằng sau những phản ứng ban đầu, những lời lẽ của tôi ở Đại Học Regensburg có thể trở thành một tác lực và niềm phấn khích hướng tới một cuộc đối thoại tích cực thậm chí tự kiểm cả giữa các tôn giáo cũng như giữa lý trí hiện đại và niềm tin Kitô Giáo.

 

Vào buổi sáng hôm sau, ngày 13/9, trong “Nguyện Đường Cổ – Alte Kapelle” ở Regensburg là nơi có bức ảnh làm phép lạ của Mẹ Maria, theo truyền thống được vẽ bởi Thánh Ký Luca, tôi đã chủ sự một nghi lễ phụng vụ ngắn nhân dịp làm phép chiếc đàn phong cầm mới.

 

Lợi dụng cái kết tạo của nhạc cụ này, một nhạc cụ được làm nên bởi nhiều ống có chiều kích khác nhau, nhưng tất cả đều rất hòa hợp với nhau, tôi đã nhắc nhở những người hiện diện bấy giờ nhu cầu đối với tất cả mọi thừa tác vụ khác nhau, các tặng ân và đặc sủng khác nhau trong cộng đồng giáo hội để góp phần vào việc hình thành, theo sự điều khiển của ca trưởng Thánh Linh, một ban hợp ca chúc tụng Chúa và yêu thương anh chị em.

 

Chặng cuối cùng, Thứ Năm, 14/9, là thành phố Freising. Tôi đặc biệt cảm thấy liên hệ đến nó, vì tôi đã được thụ phong linh mục chính tại ngôi vương cung thánh đường của nó, ngôi vương cung thánh đường đã được cung hiến cho Đức Maria Rất Thánh và Thánh Corbinian, nhà truyền bá phúc âm hóa xứ Bavaria. Cũng chính tại ngôi vương cung thánh đường ấy đã diễn ra nghi thức cuối cùng, đó là cuộc họp với các vị linh mục và phó tế vĩnh viễn.

 

Sống lại những cảm xúc của việc được thụ phong linh mục của mình, tôi đã nhắc nhở những ai hiện diện bấy giờ nhiệm vụ cộng tác với Chúa trong việc tái khơi dậy nhiều ơn gọi mới là điều làm cho họ thành người phục vụ cho “mùa gặt”, một mùa gặt “bề bộn” cả vào thời nay nữa, và tôi đã kêu gọi họ hãy vun trồng đời sống nội tâm như những gì ưu tiên mục vụ, để đừng mất đi mối liên hệ với Chúa Kitô là nguồn hân hoan cho những nỗ lực hằng ngày của thừa tác vụ.

 

Trong nghi thức từ biệt, lúc mà mội lần nữa lên tiếng cám ơn tất cả những ai đã hợp tác trong việc thực hiện chuyến viếng thăm này, tôi lại tái khẳng định mục đích chính của nó, đó là việc tôi muốn lập lại với đồng hương của tôi những chân lý đời đời của Phúc Âm và củng cố thành phần tín hữu sống gắn bó với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, tử giá và phục sinh vì chúng ta.

 

Chớ gì Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, giúp chúng ta biết mở lòng trí của mình ta cho Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6). Tôi đã nguyện cầu cho ý nguyện này và đó là lý do tại sao tôi kêu mời tất cả anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, hãy tiếp tục cầu nguyện, và tôi cám ơn anh chị em về lòng cảm mến  anh chị em đã hỗ trợ tôi trong thừa tác mục vụ hằng ngày của tôi. Cám ơn tất cả anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2006

 

 

TOP

 

 

 

Thứ Tư  16/8/2006 - Về lễ trọng kính Trinh Nữ Maria Mông Triệu

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Cuộc gặp gỡ hằng tuần bình thường của chúng ta diễn ra hôm nay trong bầu khí của lễ trọng kính Trinh Nữ Maria Mông Triệu. Bởi thế tôi muốn mời anh chị em hãy hướng ánh mắt một lần nữa về người mẹ thiên đình này của chúng ta, vị được phụng vụ tỏ cho chúng ta thấy chiến thắng với Chúa Kitô trên thiên quốc.

 

Dân Kitô giáo bao giờ cũng hết sức hân hoan cử hành lễ này từ các thế kỷ đầu của Kitô Giáo. Như vốn đã biết, lễ này cử hành sự vinh quang, bao gồm cả thể lý, của một tạo vật được Thiên Chúa chọn làm mẹ của Ngài, và là vị được Chúa Giêsu trên cây thập giá đã ban cho toàn thể loài người như một người mẹ.

 

Mông Triệu là lễ gợi lên một mầu nhiệm ảnh hưởng tới mỗi một người trong chúng ta, vì như Công Đồng Chung Vaticanô II khẳng định, Mẹ Maria ‘rạng ngời đi trước dân Chúa như dấu hiệu của niềm hy vọng và ủi an’ (Lumen Gentium, 68). Chúng ta quá chìm sâu vào những cuộc chống chọi hằng ngày đến nỗi có những lúc chúng ta quên đi thực tại thiêng liêng an ủi này, một thực tại là một sự thật đức tin hệ trọng.

 

Làm thế nào để có thể làm cho dấu hiệu rạng ngời này càng ngày càng được xã hội ngày nay nhận thấy đây? Ngày nay có những người sống như thể họ sẽ chẳng bao giờ chết, hay như thể chết là chấm dứt tất cả mọi sự. Một số người tác hành như thể con người là tác giả duy nhất đối với định mệnh của họ, như thể Thiên Chúa chẳng hề hiện hữu, có những lúc thậm chí chối bỏ một chỗ giành cho Ngài trên thế giới của chúng ta.

 

Những thành đạt cả thể của kỹ thuật và khoa học, những gì đã cải tiến đáng kể điều kiện đời sống của con người, không cống hiến những giải pháp cho những vấn đề sâu xa nhất của tâm linh con người. Lòng khao khát chân lý và hạnh phúc của chúng ta mới được thỏa mãn, chỉ khi nào nó cởi mở trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu; chỉ khi nào cái viễn ảnh về vĩnh hằng có thể cống hiến một giá trị chân thực cho các biến cố lịch sử và nhất là cho mầu nhiệm về nỗi yếu hèn của con người, về khổ đau và chết chóc. 

 

Trong việc chiêm ngưỡng Mẹ Maria trong vinh quang thiên đình, chúng ta cũng hiểu rằng trái đất này không phải là quê hương vĩnh viễn của chúng ta, và nếu chúng ta sống liên lỉ hướng về những sự thiện trường cửu, thì một ngày kia chúng ta sẽ được chung phần vào cùng vinh quang của Mẹ. Đó là lý do, bất chấp nhiều khó khăn hằng ngày, chúng ta không được đánh mất tình trạng thản nhiên hay an bình.

 

Dấu hiệu sáng ngời của việc Mông Triệu về trời chiếu tỏa thậm chí còn hơn nữa khi những bóng sầu buồn thương tiếc và bạo động phủ lấp chân trời. Chúng ta tin tưởng rằng ở trên trời Mẹ Maria theo dõi bước đi của chúng ta bằng nỗi rung động nhẹ nhàng, ban cho chúng ta niềm thanh thản trong giờ tăm tối và phong ba bão tố, và ban cho chúng ta sự an ninh trong bàn tay từ mẫu của Mẹ.

 

Được nâng đỡ bởi niềm xác tín này, chúng ta tiếp tục tin tưởng thực hiện cuộc dấn  thân Kitô Giáo ở bất cứ nơi nào được Đấng Quan Phòng dẫn đưa. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006

 

TOP

 

Thứ Tư  2/8/2006 – với các em giúp lễ về việc làm tông đồ của/cho Chúa Kitô

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 42 ngàn em Giúp Lễ Âu Châu trong buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/8/2006 về Việc Làm Bạn với Chúa Giêsu.  Trong số các em giúp lễ khắp Âu Châu này có 35 ngàn em người Đức. Đó là lý do, thay vì thói quen nói bằng tiếng Ý trong các buổi triều kiến chung hằng tuần như thế, ngài đã nói bằng tiếng Đức, rồi sau đó nói tóm gọn lại bằng tiếng Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Balan và 7 ngôn ngữ khác. Tất cả con số qui tụ ở quảng trường Thánh Phêrô cho buổi triều kiến chung hằng tuần này là 55 ngàn người, vào một ngày nóng ẩm. Ngài nói với các em gíup lễ rằng các em đang ở vào thời điểm loạt bài giáo lý về Giáo Hội liên quan tới các vị tông đồ.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Cám ơn anh chị em nghênh đón! Tôi hết sức ưu ái chào tất cả anh chị em. Sau một thời gian ở Aosta Valley, hôm nay tôi trở lại với các buổi triều kiến chung. Và tôi đang bắt đầu bằng một buổi triều kiến chung thật là đặc biệt, vì tôi hân hoan tiếp đón nhiều Phái Đoàn Hành Hương của Thành Phần Giúp Lễ ở Âu Châu.

 

Các em trai, em gái và giới trẻ thân mến, chào mừng các em. Vì hầu hết các em giúp lễ qui tụ lại quảng trường này hôm nay đây nói tiếng Đức, tôi sẽ nói với các em ấy trước bằng tiếng mẹ đẻ của tôi.

 

Các em Giúp Lễ thân mến,

 

Tôi sung sướng thấy rằng, sau thời gian nghỉ hè ở dẫy núi Alps, buổi triều kiến chung đầu tiên của tôi xẩy ra với thành phần giúp lễ các em, tôi thân ái chào từng người trong các em. Tôi cám ơn vị mục tử của các em là Đức Giám Mục phụ tá Martin Gachter ở Basle, về những lời lẽ với tư cách là chủ tịch của Coetus Internationalis Ministrantium, đã mở đầu cho buổi triều kiến chung này, và tôi cũng cám ơn về cái khăn quàng cổ là những gì tôi lại được làm cậu bé giúp lễ một lần nữa. Vào năm 1935, hơn 70 năm trước đây, tôi đã bắt đầu là một chú giúp lễ; để rồi nó đã trở thành một cuộc hành trình dài theo con đường này.

 

Tôi thân ái chào Đức Hồng Y Christoph Schonborn, vị đã cử hành Thánh Lễ cho các em hôm qua, và nhiều vị giám mục và linh mục tới từ Đức, Áo, Thụy Sĩ và Hung Gia Lợi.

 

Các em giúp lễ thân mến, tôi muốn cống hiến cho các em – một cách vắn tắt, vì trời nóng bức – một sứ điệp có thể theo các em suốt cuộc đời của các em và việc các em phục vụ trong Giáo Hội.

 

Bởi thế, tôi muốn trở về với chủ đề tôi đang chia sẻ vào các buổi Giáo Lý trong những tháng gần đây. Có lẽ một số trong các em biết rằng vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần tôi đang nói tới hình ảnh các vị tông đồ.

 

Trước hết là Simon, vị được Chúa Kitô gọi là Phêrô, người anh em của ngài là Anrê, đoạn tới một cặp anh em khác là Thánh Giacôbê được gọi là ‘Tiền’, vị tử đạo đầu tiên trong các tông đồ, và Gioan là một thần học gia và là vị Thánh Ký, rồi đến Giacôbê được gọi là ‘Hậu’. 

 

Tôi có ý định tiếp tục việc chia sẻ của tôi về từng vị tông đồ vào các buổi triều kiến chung tới đây, nơi các ngài Giáo Hội có thể nói trở thành cá biệt riêng tư.

 

Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta chia sẻ về một đề tài chung, về các tông đồ thuộc loại người nào.

 

Nói tắt chúng ta có thể nói rằng các tông đồ là ‘bạn hữu’ của Chúa Giêsu. Chính Người đã gọi các vị như thế trong Bữa Tiệc Ly, khi phán: ‘Thày không gọi các con là tôi tớ nữa …. mà …. là bạn hữu’ (Jn 5:15).

 

Họ đã là và đã có thể là những vị tông đồ và là những chứng nhân của Chúa Kitô vì các vị gần gũi với Người. Các vị hiệp nhất với Người bằng một liên hệ yêu thương được Chúa Thánh Thần khơi động.

 

Theo chiều hướng ấy, chúng ta có thể hiểu được đề tài cho chuyến hành hương của các em, đó là ‘Spiritus vivificat’. Chính Thần Linh, Thánh Linh là Đấng ban sự sống. Chính Ngài là Đấng ban sự sống cho mối liên hệ của các em với Chúa Giêsu, ở chỗ mối liên hệ này không phải chỉ bề ngoài: ‘Chúng tôi biết rằng Người hiện hữu và Người hiện diện trong bí tích’, thế nhưng Ngài làm cho nó trở thành một mối thân hữu mật thiết, sâu xa và thực sự riêng tư có thể mang lại ý nghĩa cho mỗi một cuộc sống của các em. Và vì các em biết Người và biết Người một cách thân tình, các em mới có thể làm chứng cho Người và mang Người đến với kẻ khác.

 

Hôm nay, nhìn thấy các em ở đây trước mắt mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô, tôi nghĩ tới các vị tông đồ và nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu nói cùng các em rằng: Thày không gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu; hãy ở lại trong tình yêu của Thày và các con sẽ sinh dồi dào hoa trái (x Jn 15:9,16).

 

Tôi xin các em hãy lắng nghe tiếng nói này! Chúa Kitô không chỉ nói điều này 2000 năm trước đây; Người đang sống và đang nói như thế với các em lúc này đây. Hãy lắng nghe tiếng của Người một cách hết sức cởi mở; Người muốn nói điều gì đó với từng người trong các em. Có lẽ ngài đang nói với một số trong các em rằng: ‘Thày muốn con phục vụ Thày cách đặc biệt như là một linh mục, nhờ đó làm chứng nhân của Thày, làm bạn hữu của Thày và mang những người khác tới với mối thân hữu này’.

 

Bởi thế, các em hãy trung thành lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu. Ơn gọi của mỗi người đều khác nhau, thế nhưng Chúa Kitô muốn làm bạn với hết mọi người, như Người đã làm như vậy với Simon, vị được Người gọi là Phêrô, với Anrê, Giacôbê, Gioan và các tông đồ khác.

 

Người đã ban cho các em lời của Người và tiếp tục ban lời của Người cho các em, để các em biết được sự thật, biết các sự vật thật sự như thế nào đối với con người, nhờ đó, các em biết con người phải sống một cách ngay chính như thế nào, con người phải đương đầu với cuộc đời ra sao để nó trở nên chân thực. Nhờ đó, mỗi một người trong các em, theo cách thế riêng của mình, mới có thể trở thành môn đệ và tông đồ của Người.

 

Các em thân mến, thực ra thì các bạn đã là các tông đồ của Chúa Giêsu rồi. Khi các bạn phục vụ bàn thờ là các bạn làm chứng cho tất cả mọi người rồi. Việc các em trầm ngập nguyện cầu, lòng sùng kính của các bạn xuất phát từ con tim và được bày tỏ qua các cử chỉ, bài hát và đối đáp: Nếu các em làm một cách đúng đắn và đừng chia trí, thì một cách nào đó, việc làm chứng của các em là việc tác động dân chúng  vậy.

 

Thánh Thể là nguồn mạch và là tột đỉnh của mối liên hệ thân tình với Chúa Giêsu. Các em rất gần gũi với Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và đây là dấu hiệu quan trọng nhất nơi mối thân hữu của Người đối với từng người trong chúng ta. Đừng quên điều ấy.

 

Đó là lý do tại sao tôi xin các em đừng vô tình nhận lãnh tặng ân này, kẻo nó trở thành một thứ thói quen, biết cách thi hành và thi hành một cách máy móc tự động; trái lại, hãy khám phá mỗi ngày một cách mới mẻ là có một cái gì đó quan trọng đang xẩy ra, rằng vị Thiên Chúa hằng sống đang ở giữa chúng ta và các em có thể cận kề Người và giúp vào việc cử hành mầu nhiệm của Người và làm cho mầu nhiệm của Người chạm tới dân chúng.

 

Nếu các em không làm theo thói quen, nếu các em hết sức chuyên chú thi hành việc phục vụ của mình, thì các em mới thực sự là tông đồ của Người và làm trổ sinh hoa trái thiện hảo và phục vụ nơi mọi hoàn cảnh sống của các em: nơi gia đình, học đường, trong giờ rảnh rỗi.

 

Tình yêu thương mà các em lãnh nhận nơi phụng vụ ấy, hãy mang đến nhất là những con người mà các em thấy họ thiếu thốn yêu thương, họ không được đối xử tốt lành, họ bị khổ đau và cảm thấy cô đơn.

 

Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, các em hãy mang Chúa Giêsu đến cho chính những người bị ruồng bỏ, những người không nổi danh lắm hay bị trục trặc. Chính ở những nơi đó mà các em cần phải mang Chúa Giêsu tới bằng quyền năng của Thánh Thần.

 

Có thế, tấm bánh mà các em thấy được bẻ ra trên bàn thờ là những gì sẽ được chia sẻ và hóa ra nhiều, và các em, như 12 Tông Đồ, sẽ giúp Chúa Giêsu phân phối bánh ấy cho dân chúng ngày nay ở các nẻo đường đời của họ.

 

Các em giúp lễ thân mến, vậy đây là những lời cuối cùng tôi muốn nói cùng các em, đó là chớ gì các em bao giờ cũng là những người bạn hữu và là những người tông đồ của Chúa Giêsu Kitô!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/8/2006

 

TOP

 

 

“Hôm nay, tôi muốn ôn lại với anh chị em những đoạn đường của chuyến tông du tôi mới thực hiện ở Balan trong mấy ngày gần đây”

 

Chia sẻ Cảm Nghiệm Tông Du Mục Vụ trong Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 31/5/2006

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, tôi muốn ôn lại với anh chị em những đoạn đường của chuyến tông du tôi mới thực hiện ở Balan trong mấy ngày gần đây. Tôi xin cám ơn hội đồng giám mục Balan, cách riêng các vị tổng giám mục các tổng giáo phận Warsaw và Krakow, về nhiệt tình và lo lắng để sửa soạn cho chuyến viếng thăm này. Một lần nữa tôi xin cảm tạ vị tổng thống của nước cộng hòa này cũng như các vị thẩm quyền khác nhau của đất nước ấy, cùng tất cả những ai giúp vào việc thành đạt của chuyến viếng thăm này.

 

Trên hết, thâm tâm tôi muốn cám ơn những người Công Giáo cùng toàn thể nhân dân Balan, vì tôi đã cảm thấy được việc thiết tha gắn bó đầy nồng nàn về nhân bản cũng như về thiêng liêng của họ. Nhiều người trong anh chị em đã nhìn thấy điều ấy qua truyền hình. Nó thực sự là một biểu hiện của công giáo tính, của lòng mến yêu Giáo Hội, một lòng mến yêu được bày tỏ nơi lòng yêu mến Vị Thừa Kế Thánh Phêrô.

 

Sau khi đến phi trường Warsaw, nơi hẹn hò đầu tiên của tôi được giành cho các vị linh mục đó là vương cung thánh đường của thành phố quan trọng ấy vào ngày đang mừng kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của Đức Hồng Y Jozef Glemp, vị mục tử của Tổng Giáo Phận này. Bởi thế, cuộc hành trình của tôi đã mở màn bằng dấu hiệu của thiên chức linh mục và sau đó cuộc hành trình đã được tiếp tục với mối quan tâm về đại kết tại Nhà Thờ Luthêrô Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

 

Trong dịp này, cùng với thành phần đại diện các giáo hội khác nhau và các cộng đồng giáo hội ở Balan, tôi đã khẳng định quyết định mạnh mẽ trong việc coi vấn đề dấn thân để tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình nơi thành phần Kitô hữu như là một ưu tiên thực sự nơi thừa tác vụ của tôi.

 

Sau đó là cuộc long trọng cử hành Thánh Thể ở Quảng Trường Pilsudski, đông đảo dân chúng, tại trung tâm Warsaw. Nơi này, nơi chúng tôi long trọng cử hành Thánh Thể một cách hân hoan, đã có một giá trị tiêu biểu, như nó đã đóng vai trò chủ yếu trong các biến cố lịch sử như các Thánh Lễ được Đức Gioan Phaolô II cử hành và lễ an táng của Đức Hồng Y Giáo Chủ Stefan Wyszynski, cùng một số các cử hành lớn để cầu hồn cho vị tiền nhiệm đáng kính của tôi vào những ngày sau khi ngài băng hà.

 

Chương trình của chuyến tông du này cũng không thể nào không bao gồm cả việc viếng thăm các đền thờ ghi dấu vết đời sống của Đức Karol Wojtyla khi còn là linh mục và giám mục, nhất là 3 đền thờ, đền thờ Czestochowa, đền thờ Kalwaria Zebrzidowska và đền thờ Lòng Thương Xót Chúa. Tôi không thể quên được cuộc viếng thăm đền Thánh Mẫu Jasna Gora nổi tiếng. Trên Ngọn Núi Sáng Tỏ đó, tâm điểm của nước Balan, nó giống như một căn nhà tiệc ly, rất nhiều tín hữu, nhất là thành phần tu sĩ nam nữ, chủng sinh và đại diện các phong trào trong giáo hội, qui tụ lại quanh Vị Thừa Kế Thánh Phêrô để cùng với tôi lắng nghe Mẹ Maria.

 

Được tác động bởi những suy niệm tuyệt vời về Thánh Mẫu, những suy niệm Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến cho Giáo Hội trong bức thông điệp ‘Mẹ Đấng Cứu Chuộc’, tôi muốn phác họa một lần nữa đức tin là một thái độ nồng cốt của tinh thần, một tinh thần không phải chỉ là những gì thuần túy về tri thức hay tình cảm. Đức tin chân chính là những gì bao gồm toàn thể con người: các tư tưởng, cảm tình, ý hướng, liên hệ, bản tính thể lý, hoạt động và việc làm hằng ngày của họ.

 

Sau đó, đến thăm đền thờ tuyệt vời Kalwaria Zebrzydowska, gần Krakow, tôi đã cầu xin Đức Mẹ Sầu Bi hãy nâng dỡ đức tin của cộng đồng giáo hội vào những lúc khó khăn và thử thách; chặng viếng thăm tiếp theo đó là ở Đền Thờ Lòng Thương Xót Chúa ở Lagiewniki, là nơi cho tôi được dịp nhấn mạnh rằng chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới làm sáng tỏ mầu nhiệm con người. Ở một nữ tu viện gần đền thờ này, khi chiêm ngắm những thương tích rạng ngời của Chúa Kitô phục sinh, Nữ Tu Faustina Kowalska đã lãnh nhận một sứ điệp về niềm tin tưởng gửi cho nhân loại, sứ điệp của Lòng Thương Xót Chúa, một sứ điệp đã được vang vọng bởi Đức Gioan Phaolô II, vị đã trở thành dẫn giải viên cho sứ điệp ấy. Nó thực sự là sứ điệp chính yếu cho thời đại của chúng ta: Tình Thương là mãnh lực của Thiên Chúa, là giới hạn thần linh đối với sự dữ trên thế giới này.

 

Tôi đã muốn đến viếng thăm cả ‘các đền thánh’ tiêu biểu khác nữa: Tôi đang nói tới Wadowice, một địa phương đã trở thành nổi tiếng vì Đức Karol Wojtyla đã được vào đời và lãnh nhận phép rửa ở đó. Chuyến viếng thăm này đã cho tôi có cơ hội để cảm tạ Chúa về tặng ân người tôi tớ Phúc Âm không biết mệt mỏi này. Cái căn gốc của những gì ngài mạnh mẽ tin tưởng, của bản tính rất nhậy cảm và cởi mở nơi ngài, của việc ngài yêu thích sự mỹ và sự thật, của việc ngài tôn sùng Mẹ Maria, của việc ngài mến yêu Giáo Hội và nhất là của ơn gọi nên thánh của ngài đều ở nơi thành phố nhỏ này, nơi ngài đã được giáo dục và đào luyện từ những năm đầu đời. Một địa điểm khác cũng được Đức Gioan Phaolô II yêu thích đó là Vương Cung Thánh Đường Wawel ở Krakow, một nơi tiêu biểu cho quốc gia Balan: Đức Karol Wojtyla đã cử hành Thánh Lễ đầu tay tại hầm mộ của ngôi vương cung thánh đường ấy.

 

Một cảm nghiệm rất đẹp khác nữa là cuộc gặp gỡ giới trẻ diễn ra ở Krakow tại khu Công Viên Blonie rộng lớn. Tôi đã trao một cách tượng trưng cho nhiều người trẻ ‘Ngọn Lửa Tình Thương’ để họ trở thành thành phần rao giảng Tình Yêu và Lòng Thương Xót Chúa trên thế giới. Cùng với họ, tôi đã suy niệm về đoạn Phúc Âm xây nhà trên đá (x Mt 7:24-27) là đoạn Phúc Âm cũng được đọc vào đầu cuộc triều kiến chung hôm nay. 

 

Tôi đã dừng lại để suy niệm về Lời Chúa cho sáng Chúa Nhật, lễ trọng Thăng Thiên, trong cuộc cử hành kết thúc cuộc viếng thăm của tôi. Đó là một cuộc gặp gỡ theo phụng vụ đầy sinh động trước sự tham dự ngoại thường của thành phần tín hữu tại cùng một khu công viên mà đêm hôm trước đã diễn ra cuộc gặp gỡ giới trẻ.

 

Tôi đã lợi dụng dịp này để lập lại trước nhân dân Balan việc sự thật Kitô Giáo công bố một cách tuyệt vời về con người là thành phần được dựng nên và được cứu chuộc nơi Đức Kitô; một sự thật đã được Đức Gioan Phaolô II mạnh mẽ rao giảng vào rất nhiều dịp để phấn khích tất cả mọi người hãy vững mạnh trong đức tin, đức cậy và đức mến. ‘Hãy đứng vững trong đức tin’. Đó là lời hướng dẫn được ngài để lại cho con cái thuộc quê hương Balan yêu dấu của ngài, khuyến khích họ hãy kiên trì trung thành với Chúa Kitô cũng như với Giáo Hội, nhờ đó, Âu Châu và thế giới sẽ không bao giờ thiếu hụt việc đóng góp chứng từ phúc âm của đất nước này. Tất cả mọi Kitô hữu cần cảm thấy họ  dấn thân để cống hiến chứng từ ấy, để nhân loại thuộc ngàn năm thứ ba có thể tránh được việc nếm mùi những điều ghê tởm mới giống như những điều kinh hoàng được gợi lên cho thấy một cách thê thảm nơi trại tử thần Auschwitz-Birkenau.

 

Thật thế, trước khi về lại Rôma, tôi đã muốn dừng chân lại ở địa điểm bất hạnh nổi tiếng khắp thế giới này. Ở trại Auschwitz-Birkenau, cũng như ở các trại tương tự khác, Hitler đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái. Ở Auschwitz-Birkenau, có khoảng 150 ngàn người Balan và cả chục ngàn con người nam nữ thuộc các quốc tịch khác cũng bị sát hại.

 

Trước cảnh kinh hoàng của trại tử thần Auschwitz không còn câu trả lời nào khác ngoài thập giá Chúa Kitô, ở chỗ, Tình Yêu đã xuống tới tận vực thẳm của sự dữ để cứu độ con người nơi thâm cung của họ là nơi tự do có thể nổi lên chống lại Thiên Chúa. Chớ gì nhân loại ngày nay đừng quên Auschwitz cùng các ‘xưởng tử thần’ khác là những nơi chế độ Nazi đã cố gắng loại trừ Thiên Chúa ra để chiếm lấy chỗ của Ngài! Chớ gì con người tái nhận biết rằng Thiên Chúa là Cha của tất cả và Ngài kêu gọi tất cả chúng ta trong Chúa Kitô để cùng nhau xây dựng một thế giới công chính, chân thực và an bình! Chúng ta muốn xin Chúa ban cho điều này nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, vì mà hôm nay, vào ngày kết thúc tháng Năm, chúng ta chiêm ngắm việc Mẹ ân cần và yêu thương viếng thăm người họ hàng luống tuổi Isave của Mẹ.

 

Riêng bài chia sẻ này được chuyển dịch theo Zenit ngày 31/5/2006

 

 

 TOP

 

19/4/2006 về kỷ niệm một năm được tuyển bầu làm Giáo Hoàng và về việc gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Để mở đầu cho Buổi Triều Kiến Chung hôm nay diễn ra trong bầu khí vui mừng của Phục Sinh, tôi xin cùng vớiu anh chị em tạ ơn Chúa. Sau khi kêu gọi tôi, đúng một năm trước đây, để phục vụ Giáo Hội với vai trò Thừa Kê Tông Đồ Phêrô – cám ơn việc anh chị em hân hoan vui mừng, cám ơn việc anh chị em vỗ tay – Người đã không bao giờ thôi hỗ trợ tôi bằng ơn trợ giúp bất khả thiếu của Người.

 

Thời gian qua nhanh biết bao! Một năm đã qua đi kể từ khi các vị Hồng Y tập trung trong cuộc Mật Nghị, để rồi, tôi hoàn toàn không ngờ và ngỡ ngàng, các vị đã muốn chọn con người hèn kém tôi đây thay thế Người Tôi Tớ quá cố yêu dấu là vị đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi bồi hồi nhớ đến việc tôi thoạt tiên giao tiếp với tín hữu tập trung ở cùng Quảng Trường đây, từ Hành Lang chính của Đền Thờ này ngay sau khi được tuyển bầu.

 

Cuộc gặp gỡ này vẫn còn sâu đậm trong tâm trí của tôi. Cuộc gặp gỡ này được tiếp nối bởi nhiều cuộc gặp gỡ khác đã cho tôi cơ hội để cảm nghiệm thấy sự thật sâu xa về những lời tôi nói trong cuộc long trọng đồng tế để chính thức bắt đầu thi hành thừa tác vụ Phêrô của tôi: “Tôi cũng có thể tài thâm tín mà nói rằng: Tôi không lẻ loi một mình. Tôi không gánh vác một mình những gì thật sự tôi không thế một mình gánh vác” (L'Osservatore Romano English edition, 27 April 2005, p. 2).

 

Thế rồi càng ngày tôi càng cảm thấy một mình tôi không thể nào gánh vác nổi công việc này, sứ vụ này. Thế nhưng, tôi cũng cảm thấy rằng anh chị em đang cùng tôi gánh vác: bởi thế, tôi đang sống trong một mối hiệp thông lớn lao và cùng nhau chúng ta có thể tiến bước thi hành sứ vụ của Chúa Kitô. Việc bảo vệ của trời cao từ Thiên Chúa cũng như trừ các thánh là một sự đỡ nâng bất khả thay thế đối với tôi, và hỡi quí bạn thân mến, tôi cảm thấy được ủi an bởi sự cận kề gần gũi của quí bạn, những người không để tôi thực hiện mà lại thiếu mất sự ưu ái và yêu thương của quí bạn. Tôi xin gửi những lời cám ơn rất nồng hậu đến tất cả những ai bằng cách này cách khác hỗ trợ tôi ngay bên hay theo dõi tôi trong tinh thần từ xa bằng lòng quí mến và những lời nguyện cầu. Tôi xin mỗi người hãy tiếp tục nâng đỡ tôi, nguyện cầu cúng Thiên Chúa ban ơn để tôi được trở thành một Vị Mục Tử mạnh mẽ và nhân hiền của Giáo Hội Người.

 

Thánh Ký Gioan nói rằng chính sau cuộc Phục Sinh của mình, Chúa Giêsu đã kêu gọi Thánh Phêrô chăm sóc đàn chiên của Người (x Jn 21:15,23). Bấy giờ, về phương diện nhân loại, ai có thể tưởng tượng được một việc phát triển qua các thế kỷ đã đánh dấu nhóm nhỏ bé môn đệ của Chúa Kitô ấy chứ?

 

Thánh Phêrô, cùng với các Vị Tông Đồ và rồi với những người Thừa Kế của các vị, trước tiên ở Giêrusalem và sau đó cho đến tận cùng trái đất, đã can đảm truyền bá sứ điệp Phúc Âm là sứ điệp có một cốt lõi nồng cốt và bất khả thiếu nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Khổ Nạn, tử nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô.

 

Giáo Hội cử hành mầu nhiệm này vào Lễ Phục Sinh, kéo dài tính chất hân hoan của nó vào những ngày sau đó; Giáo Hội hát hãy vui lên về cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự dữ và sự chết.

 

Cuộc cử hành Lễ Phục Sinh theo ngày tháng niên lịch, như Đức Giáo Hoàng Lêô Cả nhận định, là biến cố nhắc nhở chúng ta về một lễ hội đời đời trổi vượt trên tất cả mọi thời điểm nhân trần. Lễ Phục Sinh ngày nay, ngài nhận định thêm rằng, là bóng dáng của Lễ Phục Sinh mai hậu. Đó là lý do chúng ta cử hành lễ này, biến từ một việc cử hành hằng năm thành một cuộc cử hành kéo dài muôn thuở muôn đời.

 

Niềm vui của những ngày này kéo dài trọn phụng niên và đặc biệt được lập lại vào Ngày Chúa Nhật, ngày được giành để tưởng nhờ đến Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Vào Ngày Chúa Nhật, có thể nói là “Ngày tiểu Phục Sinh” hằng tuần, cộng đoàn phụng vụ qui tụ lại dâng Lễ để công bố theo Kinh Tin Kính rằng Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ ba, rồi thêm rằng chúng ta chờ đợi “việc kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”.

 

Điều này cho thấy rằng biến cố về cuộc tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu làm nên tâm điểm của đức tin chúng ta và chính vì việc loan truyền này mà Giáo Hội được dựng xây và phát triển.

 

Thánh Âu Quốc Tinh đã nhắc lại một cách sâu sắc là: “Các bạn thân mến, chúng ta hãy xét tới việc Phục Sinh của Chúa Kitô: thật vậy, như cuộc Khổ Nạn của Người tiêu biểu cho đời sống cũ của chúng ta thì việc Phục Sinh của Người là bí tích của cuộc sống mới…. Các bạn đã tin tưởng, các bạn đã được thanh tẩy; đời sống cũ của các bạn đã chết đi, đã bị giết chết trên Cây Thập Giá, được chôn táng trong Phép Rửa. Đời sống cũ mà các bạn đã sống ấy được chôn táng: cuộc sống mới được phát sinh. Hãy sống tốt lành: hãy sống cuộc sống thế nào để khi chết tới các bạn sẽ không chết” (Sermo Guelferb. 9,3).

 

Những trình thuật Phúc Âm đề cập tới những lần hiện ra của Đấng Phục Sinh thường chấm dứt bằng việc mời gọi hãy thắng vượt hết mọi thứ bất ổn, hãy đối chiếu biến cố này với Thánh Kinh, hãy loan báo rằng Chúa Giêsu vượt qua sự chết đang sống muôn đời là nguồn mạch của cuộc sống mới cho tất cả mọi người tin tưởng nơi Người.

 

Đó là những gì đã xẩy ra, chẳng hạn như nơi trường hợp của Maria Mai Đệ Liên (x Jn 20:11-18), người đã thấy ngôi mộ mở ra và trống không liền cảm thấy lo sợ là người ta đã lấy xác của Chúa đi đâu mất rồi. Bấy giờ Chúa Kitô mới lên tiếng gọi tên của chị, và váo bấy giờ xẩy ra một cái gì đổi thay sâu xa nơi chị: đó là tâm trạng buồn thảm và bối rối của chị được biến thành niềm vui và hớn hở. Chị liền đi đến với các Vị Tông Đồ và loan báo cho các vị: “Tôi đã thấy Chúa” (Jn 20:18).

 

Đó, những ai gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh đều được biến đổi nội tâm; không thể nào “thấy” Đấng Phục Sinh mà lại không “tin” nơi Người. Chúng ta hãy cầu xin để Người kêu gọi mỗi người chúng ta bằng tên của chúng ta, nhờ đó Người hoán cải chúng ta, hướng chúng ta tới “nhãn quan” đức tin.

 

Đức tin được xuất phát từ việc gặp gỡ riêng tư với Chúa Kitô Phục Sinh và trở thành một động lực của lòng can đảm và tự do làm cho con người hô lên trước thế giới rằng: “Đức Giêsu đã sống lại và sống muôn đời”.

 

Đó là sứ vụ của thành phần môn đệ Chúa Kitô ở mọi thời đại kể cả thời đại của chúng ta đây: “Bởi thế, nếu anh chị em được sống lại với Chúa Kitô”, Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta, “anh chị em hãy tìm kiếm những sự trên trời… Anh chị em hãy hướng tâm trí vào những sự trên trời, chứ đừng vào những sự dưới thế” (Col 3:1-2). Điều này không có nghĩa là tách mình ra khỏi những việc dấn thân hằng ngày, lơ là với những thực tại trần thế; trái lại, nó có nghĩa là làm hồi sinh mọi hoạt động nhân loại với một sinh khí siêu nhiên, có nghĩa là làm cho chúng ta trở thành những người hân hoan loan báo và chứng nhân của Việc Chúa Kitô Phục Sinh là Đấng sống động muôn đời (x Jn 20:25; Lk 24:33-34).

 

Anh chị em thân mến, nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Con Duy Nhất của mình, Thiên Chúa hoàn toàn tỏ mình ra, quyền năng vinh thắng của Ngài trên các lực lượng sự chết, quyền năng của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin Trinh Nữ Maria, Vị liên kết chặt chẽ với Cuộc Khổ Nạn, tử giá và Phục Sinh của Người Con, và ở dưới chân cây Thập Giá đã trở nên Mẹ của tất cả mọi tín hữu, giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm yêu thương này, mầu nhiệm biến đổi các tâm can và làm cho chúng ta cảm nghiệm thấy trọn vẹn niềm vui Phục Sinh, nhờ đó, phần chúng ta có thể truyền đạt nó cho con người nam nữ của ngàn năm thứ ba.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2006/documents/hf_ben-xvi_aud_20060419_en.html

 

TOP

 

 

1/3/2006: Thứ Tư Lễ Tro về Việc Sống Mùa Chay

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay, với phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro,chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mua Chay 40 ngày dẫn chúng ta tới tam nhật thánh, một cuộc tưởng niệm đến việc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Kitô, tâm điểm mầu nhiệm cứu độ của chúng ta.

 

Thật là một thời gian thích thuận, một thời gian Giáo Hội mời gọi Kitô hữu hãy ý thức hơn nữa về công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô và hãy sống phép rửa của chúng ta một cách sâu xa hơn. Thật vậy, trong giai đoạn phụng vụ này, từ những thời sơ khai Dân Chúa đã nuôi dưỡng mình một cách dồi dào bằng Lời Chúa được đức tin đào sâu, duyệt qua tất cả lịch sử tạo dựng và cứu chuộc.

 

Bằng một thời gian dài 40 ngày, Mùa Chay có một mãnh lực rõ ràng về vấn đề gợi ý. Nó cố gắng để nhắc lại các biến cố đánh dấu đời sống và lịch sử của dân Yến Duyên xưa, đồng thời cho chúng ta thấy cái giá trị kiểu mẫu của nó: Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ tới 40 ngày của trận lụt toàn cầu, trận lụt được chấm dứt bằng việc Thiên Chúa giao ước với Noe cũng là với nhân loại, và tới 40 ngày Moisen ở trên Núi Sinai, sau đó là tặng ân các tấm bia đá Lệ Luật.

 

Nhất là Mùa Chay là lời mời gọi hãy sống lại cùng với Chúa Giêsu 40 ngày Người sống trong hoang địa, nguyện cầu và chay tịnh, trước khi thực hiện sứ vụ công khai của mình.

 

Hôm nay chúng ta cũng thực hiện một cuộc hành trình suy tư và nguyện cầu cùng với tất cả mọi Kitô hữu trên thế giới để tới Đồi Canvê một cách thiêng liêng, suy niệm về các mầu nhiệm chính yếu của đức tin. Có thế, chúng ta mới dọn mình cảm nghiệm được niềm vui Sống Lại của Lễ Phục Sinh, sau mầu nhiệm Thập Giá.

 

Trong tất cả mọi cộng đồng giáo xứ  hôm nay đều thực hiện một cử chỉ khổ chế tiêu biểu, đó là việc xức tro. Đây là một nghi thức được kèm theo bởi hai công thức đầy ý nghĩa tạo nên một lời kêu gọi là hãy nhìn nhận mình là những tội nhân mà hãy trở về cùng Thiên Chúa. Công thức thứ nhất là: “Hãy nhờ rằng mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (Gen 3:19). Những lời này được trích từ Sách Khởi Nguyên, nhắc lại thân phận của con người bị lệ thuộc vào dấu hiệu của tình trạng băng hoại và giới hạn, khiến chúng ta tin tưởng hy vọng vào một mình Thiên Chúa mà thôi.

 

Công thức thứ hai đề cập tới những lời được Chúa Giêsu nói để mở màn cho sứ vụ công khai của Người: “Hãy hối cải và tin vào Phúc Âm” (Mk 1:15). Đó là một lời mời gọi hãy đặt nền tảng việc canh tân cá nhân và cộng đồng một cách gắn bó mạnh mẽ và tin tưởng vào Phúc Âm.

 

Đời sống của Kitô hữu là một đời sống đức tin, được đặt nền tảng trên Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. Trong các cơn thử thách của cuộc đời và ở mỗi một chước cám dỗ, cái bí mật chiến thắng là ở chỗ lắng nghe Lời chân lý và cương quyết loại trừ cái gian dối của sự dữ.

 

Đây là chương trình chân thực và chính yếu của Mùa Chay: đó là lắng nghe Lời chân lý, sống động, nói năng và thực hiện chân lý, loại trừ những thứ dối trá đầu độc nhân loại và mở cờ cho tất cả mọi thứ sự dữ. Bởi thế, trong 40 ngày này, cần  phải lằng nghe một lần nữa Phúc Âm, Lời Chúa, Lời chân lý, nhờ đó, nơi hết mọi Kitô hữu, nơi mỗi một người trong chúng ta, cái ý thức ấy đươc củng cố về sự thật được ban bố, về sự thật Người đã ban cho chúng ta, để sống sự thật ấy và trở thành chứng nhân của Người.

 

Mùa Chay là mùa phấn khích chúng ta hãy để cho Lời Chúa thấu nhập đời sống của chúng ta, nhờ dó chúng ta biết được sự thật nền tảng này, đó là sự thật chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến, chúng ta sẽ đi đâu, chúng ta cần phải đi theo con đường nào trong cuộc đời của chúng ta. Như thế Mùa Chay cống hiến cho chúng ta một cuộc hành trình khổ hạnh và phụng vụ, một cuộc hành trình, khi giúp chúng ta mở mắt mình ra trước những yếu hèn của mình, giúp chúng ta mở lòng mình ra cho tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô.

 

Troing việc đem chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa, cuộc hành trình Mùa Chay còn giúp cho chúng ta thấy anh chị em mình cùng với các nhu cầu của họ bằng đôi mắt mới mẻ. Ai bắt đầu thấy được Thiên Chúa, chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, thì thấy được anh chị em mình bằng đôi mắt khác, khám phá ra anh chị em mình, sự thiện của mình, sự dữ của mình, nhu cầu của mình.

 

Đó là lý do, Mùa Chay, vì là thời gian lắng nghe sự thật mà nó là một thời điểm thuận lợi để trở về với tình yêu, vì sự thật sâu xa này – sự thật về Thiên Chúa – đồng thời cũng là tình yêu. Một tình yêu có thể mặc lấy thái độ thương cảm và xót thương của Chúa, như tôi muốn nhắc nhở trong Sứ Điệp Mùa Chay năm nay, một sứ điệp có chủ đề là những lời Phúc Âm: “Khi Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng thì Người động lòng thương hại họ” (Mt 9:36).

 

Ý thức được sứ vụ của mình trên thế giới, Giáo Hội không ngừng loan truyền tình yêu thương nhân hậu này của Chúa Kitô, Đấng tiếp tục hướng ánh mắt cảm thương của mình về con người và các dân tộc thuộc mọi thời đại: “Trước cuộc thách đố khủng khiếp của tình trạng nghèo khổ đang hành hạ rất nhiều dân số trên thế giới, thì việc dửng dưng và thái độ thu mình lại là những gì hoàn toàn tương phản với ‘ánh mắt’ của Chúa Kitô. Việc chay tịnh và bố thí, những việc cùng với việc nguyện cầu, được Giáo Hội đặc biệt phác họa trong Mùa Chay, là phương tiện thích hợp để chúng ta tuân hợp với ‘ánh mắt’ này” (đoạn 3 Sứ Điệp Mùa Chay), ánh mắt của Chúa Kitô, và để thấy được chính chúng ta, thấy nhân loại, thấy người khác, bằng ánh mắt của Người. Với tinh thần ấy, chúng ta hãy tiến vào bầu khí khổ hạnh và nguyện cầu của Mùa Chay, một mùa thực sự có bầu khí yêu thương anh chị em mình.

 

Chớ gì chúng là những ngày của suy tư và thiết tha nguyện cầu, những ngày chúng ta để cho Lời Chúa hướng dẫn, lời được phụng vụ đề ra cho chúng ta hết sức dồi dào phong phú. Ngoài ra, chớ gì Mùa Chay là một thời điểm chay tịnh, thống hối và tỉnh thức đối với bản thân mình, biết rằng cuộc đối chọi với sự dữ là cuộc đối chọi không bao giờ chấm dứt, vì chước cám dỗ là một thực tại thường nhật và ai cũng cảm thấy mình yếu mềm và hão huyền mơ tưởng. 

      

Sau hết, chớ gì Mùa Chay, qua việc bố thí, là thời điểm làm lành cho người khác; chớ gì nó là một cơ hội để chia sẻ các tặng ân được lãnh nhận cho anh chị em của chúng ta, chú trọng tới nhu cầu của thành phần nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi.  

 

Xin Mẹ Maria, Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, vị là thày dạy viếc gắn bó lắng nghe và trung thành với Thiên Chúa, hãy đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình thống hối này. Với tâm trì và tinh thần được tinh tuyền và canh tân, xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta cử hành đại mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô. Với những cảm thức ấy tôi chúc tất cả anh chị em một Mùa Chay tốt lành và sinh hoa kết trái.

 

(cuối buổi triều kiến chung, Đức Thánh Cha đã tóm tắt bài huấn từ bằng Ý ngữ của mình bằng tiếng Anh như sau:)

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay, thời điểm Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về công cuộc cứu độ của Chúa Kitô, hãy sống sâu xa hơn thực tại Phép Rửa của chúng ta, và hãyrút tỉa dưỡng chất dồi dào từ Thánh Kinh. Nhất là chúng ta hãy sống lại cùng với Chúa Giêsu 40 ngày Người ở trong hoang địa, nguyện cầu và chay tịnh, để sửa soạn cho sứ vụ công khai của Người. Chúng ta liên kết với Người trong cuộc hành trình thiêng liêng, chúng ta theo Người trên con đường lên Đồi Canvê, và sau mầu nhiệm Thập Giá, chúng ta cảm nghiệm thấy niềm vui của việc Người Phục Sinh.

 

Ngày hôm nay được đánh dấu bằng việc long trọng phân phát tro. Có hai đoạn Thánh Kinh được sử dụng kèm theo nghi thức xức tro này. Câu thứ nhất là “Hãy nhớ rằng mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (Gen 3:19), câu thúc giục chúng ta hãy đặt niềm hy vọng của mình nơi một mình Thiên Chúa mà thôi. Câu thứ hai đó là “hãy từ bỏ tội lỗi và trung thành với Phúc Âm” (Mk 1:15), hướng chúng ta trong việc bắt đầu con đường canh tân tâm linh, loại trừ sự dữ và kín múc sự thật từ chân lý cứu độ của Chúa Kitô.

 

Đề tài Sứ Điệp Mùa Chay của tôi cho năm nay là câu Phúc Âm: “Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng thì động lòng thương”. Chúng ta cũng được kêu gọi chú trọng tới các nhu cầu của anh chị em đau thương của chúng ta, như một phần của việc tuân giữ Mùa Chay của chúng ta. Qua việc nguyện cầu, chay tịnh và bố thí, chớ gì chúng ta được thanh tẩy và canh tân, khi chúng ta sửa soạn để cử hành đại lễ Phục Sinh.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/3/2006

 

TOP

 

22/2/2006: Về Ý Nghĩa cùng Lịch Sử của Ngai Tòa Phêrô và Thông Báo 15 Tân Hồng Y

 

Loạt 166 bài giáo lý về việc nguyện cầu bằng Thánh Vịnh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II theo chiều hướng duc in altum – ra chỗ nước sâu thả lưới bắt cá tiếp ngay sau Đại Năm Thánh 2000 khi Giáo Hội đã bước qua ngưỡng cửa năm 2000 để tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô Giáo, loạt bài được bắt đầu từ ngày 28/3/2001 đến 15/2/2006, gần 5 năm trời, trong đó, từ bài 132 ngày 4/5/2005, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tiếp tục cho tới hết.

 

Giờ đây, Thứ Tư 22/2/2005, đúng vào ngày Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô, để bắt đầu những gì ngài muốn chia sẻ vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần này, một buổi triều kiến chung đã được Đức Gioan Phaolô I nẩy lên sáng kiến muốn lợi dụng để giảng dạy giáo lý, và sáng kiến này đã được Đức Gioan Phaolô II tiếp nối trong suốt giáo triều dài 26 năm rưỡi của ngài, vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI đương kim của chúng ta đã mở màn bằng bài giáo lý về ý nghĩa Ngai Tòa Thánh Phêrô, tại Sảnh Đường Phaolô VI, nguyên văn sau đây:

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay phụng vụ lễ nghi Latinh cử hành lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đây là một truyền thống rất cổ, được lịch sử ghi nhận ở Rôma từ cuối thế kỷ thứ 4, một truyền thống để tạ ơn Thiên Chúa về sứ vụ được trao phó cho Tông Đồ Phêrô cũng như cho những Vị Thừa Kế ngài.

 

Chữ ‘cathedra’ theo nghĩa đen là tòa của vị giám mục ở giáo hội mẹ trong một giáo phận, bởi thế mới được gọi là ‘cathedral’, và tòa này là biểu hiểu cho quyền bính của vị giám mục, nhất là cho ‘Huấn Quyền’ của ngài, hay giáo huấn phúc âm được ngài, với tư cách là vị thừa kế các Tông Đồ, được kêu gọi để bảo vệ và truyền đạt cho cộng đồng Kitô hữu.

 

Khi vị giám mục cai quản Giáo Hội địa phương được trao phó cho ngài, thì ngài, khi mang mũ tế và gậy chăn của vị mục tử, ngôi trên tòa này. Từ tòa này mà ngài hướng dẫn cuộc hành trình của người tín hữu trong đức tin, đức cậy và đức mến, như là một thày dạy và là mục tử.

 

Vậy thì tại sao ‘ngai tòa’ này lại liên quan tới Thánh Phêrô? Ngài, vị được Chúa Kitô chọn làm ‘tảng đá’ để xây Giáo Hội (x Mt 16:18), đã bắt đầu thừa tác vụ của mình ở Giêrusalem, sau khi Chúa Giêsu thăng thiên và Thánh Thần hiện xuống. ‘Ngai tòa’ đầu tiên này của Giáo Hội là Nhà Tiệc Ly, và rất có thể là nơi căn phòng ấy, Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, cũng cùng nguyện cầu với các môn đệ, có một nơi đặc biệt giành riêng cho Simon Phêrô.

 

Sau đó, tòa Thánh Phêrô là Antiokia, một thành phố tọa lạc trên bờ Sông Oronte ở Syria, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, một thành phố, vào thời bấy giờ, là nơi đô hội đứng thứ ba của Đế Quốc Rôma sau Rôma và Alexandria ở Ai Cập. Thánh Phêrô là vị Giám Mục đầu tiên ở thành phố ấy, một thành phố được Thánh Banabê và Phaolô truyền bá phúc âm hóa, nơi “lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu” (Acts 11:26).

 

Thật vậy, Danh Sách Tử Đạo, trước thời niên lịch được đổi mới, cũng cho thấy có việc đặc biệt mừng kính Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Antiôkia. Từ đó, Chúa Quan Phòng đã dẫn ngài tới Rôma là nơi ngài đã kết thúc bằng cuộc tử đạo cuộc hành trình của ngài trong việc phục vụ Phúc Âm. Đó là lý do ngai tòa Rôma, một ngai tòa có được vinh dự đệ nhất, cũng nhận được trách nhiệm được Chúa Kitô ủy thác cho Thánh Phêrô trong việc phục vụ tất cả mọi Giáo Hội riêng, hầu xây dựng và hiệp nhất toàn thể Dân Chúa.

 

Bởi thế, Tòa ở Rôma được coi là tòa của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, và ‘ngai’ của vị Giám Mục Rôma là những gì tiêu biểu cho ngai của vị tông đồ được Chúa Kitô ký thác cho việc chăn dưỡng tất cả đàn chiên của Người. (Biệt chú riêng của người dịch bản Việt ngữ này ở đây là phải chăng cụm từ ‘Tòa Thánh Rôma’ là danh xưng được gọi tắt từ ‘Tòa của Thánh Phêrô ở Rôma’?). Hầu hết các vị Giáo Phụ của Hội Thánh đã chứng thực như thế, chẳng hạn như Thánh Irenaeus, giám mục Lyon, trong luận đề ‘Chống Lại Các Lạc Giáo’, đã diễn ta Giáo Hội ở Rôma là một Giáo Hội “cao cả nhất và cổ kính nhất, được mọi người công nhận; … được thiết lập và cấu tạo ở Rôma bởi hai Vị Tông Đồ hiển vinh là Thánh Phêrô và Phaolô”; vị giáo phụ cnày còn thêm: “Vì tính cách cao cả chủ yếu của mình, mà với Giáo Hội này, Giáo Hội hoàn vũ cần phải hòa hợp với tín hữu ở khắp nơi” (III, 3, 2-3).

 

Về phần mình, Tertullian đã khẳng định là “Giáo Hội ở Rôma diễm phúc biết bao! Chính các Vị Tông Đồ đã chiếu sáng trên Giáo Hội này toàn bộ tín lý bằng máu của các ngài ("La Prescrizione degli Eretici," 36). Bởi thế mà Tòa Giám Mục Rôma tiêu biểu cho chẳng những việc ngài phục vụ cộng đồng Rôma mà còn tiêu biểu cho sứ vụ của ngài trong việc hướng dẫn toàn Dân Chúa nữa.

 

Việc cử hành ‘Ngai Tòa’ Thánh Phêrô, như chúng ta làm hôm nay đây, bởi thế có nghĩa là hiến cho ngai tòa này một tầm quan trọng thiêng liêng mạnh mẽ, và qua cống hiến này, nhận ra dấu hiệu đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa, Vị Mục Tử nhân lành và hằng hữu, Đấng muốn liên kết toàn thể Giáo Hội của Người lại và dẫn Giáo Hội theo con đường cứu độ.

 

Trong số rất nhiều chứng từ của các Vị Giáo Phụ, tôi muốn nói đến chứng từ của Thánh Giêrônimô, chứng từ được trích từ bức thư ngài gửi cho Giám Mục Rôma, đặc biệt hay ho, vì ngài thực sự minh nhiên nhắc đến ‘ngai tòa’ Thánh Phêrô, cho ngai tòa này như là một hải cảng an tòan của chân lý và bình an. Thánh Giêrônimô viết: ‘Con muốn tham vấn với ngai tòa Thánh Phêrô, nơi đức tin được tuyên xưng bởi môi miệng của một Vị Tông Đồ; bởi vậy con đến để được bồi dưỡng cho linh hồn con ở đó, nơi mà ngài đã lãnh nhận tấm áo của Chúa Kitô. Con không theo một vị lãnh đạo nào khác ngoài Chúa Kitô, bởi thế mà con được thông công ân phúc của ngài, tức là thông công với Ngai Tòa Thánh Phêrô, vì con biết rằng đó là tảng đá làm nền móng xây dựng Giáo Hội!’ ("Le Lettere," I, 15,1-2).  

 

Anh Chị Em thân mến, trong hậu cung của Đền Thờ Thánh Phêrô đây, như anh chị em biết, là ngôi đền của Ngai Tòa Vị Tông Đồ này, một công trình điêu luyện của Bernini, kiến trúc theo hình một chiếc ngai lớn bằng đồng, chiếc ngai được nâng đỡ bởi 4 pho tượng 4 vị Tiến Sĩ của Giáo Hội, 2 vị Tây Phương là Thánh Âu Quốc Tinh và Ambrosiô, và hai vị Đông Phương là Thánh Gioan Kim Khẩu và Athanasia.


Tôi kêu gọi anh chị em hãy dừng lại trước công trình đầy cảm kích này, một công trình đáng ca ngợi mà hôm nay đây được trang hoàng rất nhiều cây nến, và hãy nguyện cầu đặc biệt cho thừa tác vụ Thiên Chúa đã ủy thác cho tôi. Hướng mắt về phía cửa sổ kính bằng thạch cao tuyết hoa mở ra ngay trên ngai tòa này, anh chị em hãy xin Thánh Linh để Ngài nâng đỡ tôi bằng ánh sáng và sức mạnh của Ngài trong việc tôi hằng ngày phục vụ toàn thể Giáo Hội. Tôi hết lòng cám ơn anh chị em.

(Trước mỗi buổi triều kiến chung bằng tiếng Ý, ĐTC bao giờ cũng tóm tắt lại những ý tưởng chính bằng tiếng Anh như sau:)

 

Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đây là một lễ cổ xưa, từ hồi thế kỷ thứ 4, một lễ tạo ơn Thiên Chúa về sứ vụ được trao phó cho Thánh Phêrô cùng những vị thừa kế của ngài.

 

‘Tòa’ đầu tiên của Giáo Hội là Nhà Tiệc Ly, nơi rất có thể có một chỗ đặc biệt giành riêng cho Simon Phêrô. Từ đó, ‘tòa’ của Thánh Phêrô được chuyển tới Antiokia là nơi Ngài là Vị Giám Mục tiên khởi, và rồi từ đó, Đấng Quan Phòng đã dẫn Thánh Phêrô đến Rôma là nơi việc ngài phục vụ đã được tôn vinh bằng cuộc tử đạo.

 

Nhờ đó, Rôma đã được công nhận là ‘Tòa’ (Seat) của thành phần thừa kế Thánh Phêrô, và ‘ngai’ (cathedral) của vị Giám Mục Rôma, như biểu hiệu cho sứ vụ được Chúa Kitô ký thác cho ngài trong việc chăn dắt tất cả đàn chiên của Người. Trong việc mừng ‘Ngai Tòa’ (Chair) Thánh Phêrô như thế là chúng ta nhìn nhận tầm quan trọng thiêng liêng của ngai tòa này; Nó là dấu hiệu đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa – Vị Mục Tử nhân lành và hằng hữu – Đấng hướng dẫn toàn thể Giáo Hội trên con đường cứu độ. Thánh Giêrônimô nói: ‘Con không theo một vị lãnh đạo nào khác ngoài Chúa Kitô, bởi thế con tham vấn ngai tòa Thánh Phêrô, vì con biết rằng đây là tảng đá nền tảng để dựng xây Giáo Hội!”’

 

Hôm nay tôi kêu gọi anh chị em hãy viếng thăm ngôi đền ‘ngai’ Thánh Phêrô đặc biệt được trang hoàng ở trong Đền Thờ Phêrô. Ở đó, tôi xin anh chị em hãy nguyện cầu cùng Thánh Linh soi sáng cho tôi và nâng đỡ tôi trong việc phục vụ Giáo Hội. Cám ơn anh chị em và xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em!

 

Cuối buổi triều kiến chung này, ngài dùng tiếng Latinh để kêu gọi học tiếng Latinh với sinh viên thuộc phân khoa Văn Chương Kitô Giáo và Cổ Điển Đại Học Giáo Hoàng Salesian ở Rôma như sau:

 

“Các vị tiền nhiệm của tôi có lý để khuyến khích học thứ ngôn ngữ trọng đại này, để đạt được sự hiểu biết hơn nữa về tín lý hay ho được chất chứa nơi các khoa về giáo hội và nhân bản. Cũng thế, tôi khuyến khích hãy tiếp tục hoạt động này, để nhiều người bao nhiêu có thể thấy được tầm quan trọng của kho tàng này và đạt được nó”.

 

Cuối cùng, cũng nhân dịp lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô này, ngài đã công bố tên tuổi của 15 vị hồng y mới trước khi kết thúc buổi triều kiến chung hôm nay. Sau mật nghị hồng y ngày 24/3/2006 tới đây, con số hồng y sẽ là 193, trong đó có 120 vị dưới 80 tuổi. Nguyên văn của Đức Thánh Cha liên quan tới việc tân thăng phẩm tước này như sau:

 

Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô là ngày đặc biệt thích hợp để loan báo là, vào ngày 24/3/2006 tới đây, tôi sẽ triệu tập một mật nghị hồng y để bổ nhiệm các phần tử mới cho Hồng Y Đoàn.

 

Việc loan báo này thật là thích hợp với khung cảnh của Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô đây, vì các vị hồng y có nhiệm vụ giúp đỡ và nâng đỡ Vị Thừa Kế Thánh Phêrô trong việc thi hành công việc tông đồ phục vụ Giáo Hội được ủy thác cho ngài.

 

Không phải là vô lý mà các vị giáo hoàng, trong các văn kiện giáo hội cổ thời, đã diễn tả Hồng Y Đoàn như là ‘pars corporis nostri’ (phần thể của thân mình chúng ta) (cf. F.X. Wernz, "Ius Decretalium," II, No. 459). Các vị hồng y làm thành một loại nghị viên quanh vị Giáo Hoàng, thành phần ngài nương tựa để thi hành các nhiệm vụ liên hệ tới thừa tác vụ của ngài như “nguồn mạch thường hằng và hữu hình và là nền tảng cho mối hiệp nhất đức tin và hiệp thông” (cf. "Lumen Gentium," No. 18).

 

Bởi thế, bằng việc tạo thêm các vị tân hồng y tôi muốn hoàn tất con số 120 vị cử tri cho Hồng Y Đoàn, một con số được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đáng kính nhớ thiết định (cf. "Acta Apostolicae Sedis" 65, 1973, p. 163). Đầy là tên của các tân hồng y:

 

1.                    Đức ông William Joseph Levada, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin;

2.                    Đức ông Franc Rodé, C.M., tổng trưởng Thánh Bộ Dòng Tu và Tông Đồ;

3.                    Đức ông Agostino Vallini, tổng trưởng Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh;

4.                    Đức ông Jorge Liberato Urosa Savino, tổng giám mục Caracas;

5.                    Đức ông Gaudencio B. Rosales, tổng giám mục Manilla;

6.                    Đức ông Jean-Pierre Ricard, tổng giám mục Bordeaux;

7.                    Đức ông Antonio Canizares Llovera, tổng giám mục Toledo;

8.                    Đức ông Nicolas Cheong Jin-Suk, tổng giám mục Seoul;

9.                    Đức ông Sean Patrick O'Malley, O.F.M. Cap., tổng giám mục Boston;

10.                 Đức ông Stanislaw Dziwisz, tổng giám mục Krakow;

11.                 Đức ông Carlo Caffarra, tổng giám mục Bologna;

12.                 Đức ông Joseph Zen Ze-kiun, SDB, giám mục Hồng Kông.

 

Ngoài ra, tôi đã quyết định phong tước hồng y cho 3 vị trên 80 tuổi, để tỏ lòng tri ân việc phục vụ các vị đã cống hiến cho Giáo Hội một cách trung thành gương mẫu và dấn thân đáng ca ngợi. Các vị đó là:

 

1.                    Đức ông Andrea Cordero Lanza Di Montezemolo, tổng linh mục Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành;

2.                    Đức ông Peter Poreku Dery, tổng giám mục hưu trí giáo phận Tamale, Ghana;

3.                    Cha Albert Vanhoye, SJ, nguyên viện trưởng đặc biệt của Học Viện Thánh Kinh của Tòa Thánh và là bí thư của Ủy Ban Thánh Kinh Tòa Thánh.

 

Các vị tân hồng y phản ảnh rõ ràng tính cách đạo đồng của Giáo Hội. Thật vậy, các vị đến từ các phần đất khác nhau trên thế giới và lãnh nhận những nhiệm vụ khác nhau để phục vụ Dân Chúa.

 

Tôi mời gọi anh chị em hãy đặc biệt dâng lời nguyện cầu cùng Chúa cho các vị này, để Người ban cho các vị ơn cần thiết trong việc thi hành sứ vụ của các vị cách quảng đại.

 

Như tôi nói ngay từ đầu là vào ngày 24/3/2006 tới đây, tôi sẽ triệu tập một mật nghị hồng y đã được loan báo và vào ngày hôm sau, ngày 25/3, lễ trọng Truyền Tin, tôi sẽ hân hoan chủ tế thánh lễ trọng thể với các vị tân hồng y này.

 

Nhân dịp ấy, tôi sẽ mời tất cả mọi phần tử thuộc Hồng Y Đoàn về tham dự, những vị tôi có ý định tổ chức một cuộc hội họp để chia sẻ và nguyện cầu vào ngày hôm trước, 23/3.

 

Giờ đây chúng ta hãy kết thúc bằng việc hát Kinh Lạy Cha – Pater Noster.

 

Đức Giám Mục Joseph Zen Ze-kiun, 74 tuổi, giáo phận Hồng Kông đã bày tỏ lòng tri ân Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh Cha đã chọn ngài làm một trong 15 tân hồng y, nguyên văn lời của vị giám mục này ngỏ cùng Đài Phát Thanh Vatican như sau:

 

“Chúng tôi thật tình cám ơn Đức Thánh Cha, vì trong một số nhỏ tân hồng y, ngài đã chọn một người vị người Trung Hoa. Đây là một dấu hiệu đặc biệt ưu ái đồi với nhân dân Trung Hoa. Ở đây Đức Thánh Cha muốn bày tỏ tình yêu thương đặc biệt của ngài đối với nhân dân Trung Hoa. Về phần mình, chúng tôi bao giờ cũng haọt động vì mến yêu quê hương của chúng tôi, và tôi nghĩ rằng cho dù có những khác biệt về ý nghĩ và chủ trương, tôi cũng nghĩ rằng chính phủ Trung Hoa tin tưởng chúng tôi chân thành mến yêu quê hương của chúng tôi, bởi đó, tôi nghĩ rằng đó là nền tảng vững chắc cho việc cải tiến vậy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/2/2006

   

TOP