41- Adoptionists
· Chủ xướng: Elipandus, tổng giám mục Tôlêđô, nước Tây Ban Nha.
· Chủ trương:
- Chúa Kitô đóng một vai trò làm con kép đôi;
- Một vai trò làm con theo truyền sinh và bản tính, và một vai trò được thừa nhận và ân sủng;
- Là Thiên Chúa, Đức Kitô thực sự là Con Thiên Chúa theo truyền sinh và bản tính, thế nhưng, là con người, Đức Kitô là Con Thiên Chúa bởi được thừa nhận và ân sủng;
- “Đức Kitô Con Người” (The Man Christ) bởi thế là Con Thiên Chúa được thừa nhận chứ không phải tự bản tính.
THẾ KỶ IX
42- Greek-Russian
· Chủ xướng: Photius, một thượng quan thuộc chính quyền Byzantine, nổi bật về kiến thức và khiếu văn chương. Năm 858, để phế bỏ Ignatius, ông được gấp rút thăng tất cả các chức trong giáo hội và được hoàng đế Michael III phong làm thượng chủ Contantinôpôli. Đức Nicholas I phản đối việc thăng chức bất thường của Photius và triệu tập một công đồng ở Rôma loại trừ và tuyệt thông ông. Bấy giờ Photius lái cuộc tương khắc sang vấn đề tín lý, mở lối cho cuộc Ly Giáo giữa Giáo Hội Đông Tây. Photius bị phế bỏ và đi đầy mấy lần, lần cuối cùng là năm 886, và chết mấy năm sau đó ở một đan viện Armenia.
· Chủ trương:
- Không công nhận thượng quyền của Giáo Hoàng;
- Giáo Hội Công Giáo sai lầm trong việc qui định luật độc thân hàng giáo sĩ;
- Chúa Thánh Thần nhiệm xu61t từ một mình Chúa Cha.
THẾ KỶ XI
43- Bogomilists
· Chủ xướng: Basil, một đan sĩ và là một y sĩ, nhân vật đã qui tụ 12 “tông đồ” và giảng dậy ở Contantinôpôli năm 1118. Hoàng đế Alexis I truyền lệnh thu hồi các sai lầm của nhóm này. Có một số bất tuân đã bị tống ngục, còn Basil bị án tử năm 1118 và bị chết thiêu.
· Chủ trương:
- Có hai nguyên lý chính, một tốt và một xấu;
- Thiên Chúa Ngôi Cha vô thể song có một diện mạo loài người;
- Ngài có hai người con, một trong họ có quyền năng tạo dựng;
- Con người có hai đấng tạo dựng;
- Phủ nhận từng phần Cựu Ước;
- Phủ nhận việc rửa tội bằng nước;
- Chối bỏ việc Chúa Giêsu Thực Sự Hiện Diện trong Bí Tích Thánh Thể;
- Lên án hôn nhân;
- Không công nhận các ảnh tượng;
- Cấm ăn thịt.
44- Berengarians
· Chủ xướng: Berengarius, một người sinh ở Tour khoảng năm 999, được giáo dục đàng hoàng, trở thành một nhà học thức và tinh thông, có một số môn đồ đáng kể. Sau đó trở thành Tổng Phó Tế ở Angers. Ông bị giam giữ vì các lầm lạc của mình. Tuy nhiên, ông đã rút lại các sai lầm này trước khi ẩn mình ở At. Cosme gần Tour, nơi ông qua đời năm 1088 trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
· Chủ trương:
- Mình Máu Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể, nhưng chỉ là một sự hiện diện thiêng liêng hay về tâm linh mà thôi;
- Bản thể của bánh và bản thể của rượu vẫn không thay đổi nơi bản tính của mình; thế nhưng, nhờ lời truyền phép, đã trở nên một cách linh thiêng Mình Máu Chúa Kitô.
THẾ KỶ XII
45- Petrobrosians
· Chủ xướng: Peter de Bruis, một đan sĩ, chán đời gò bó khổ tu, đã đi làm tông đồ và tới miền Arles khoảng vào năm 1118, nơi ông đã giảng dậy những điều sai lầm. Hai mươi năm sau, dân chúng ở St. Gilles, gần Nimes, nổi giận về việc ông đốt các cây thánh giá đã vứt ông vào lửa. Các sai lầm của ông bị Công Đồng Latêranô 2 lên án năm 1139.
· Chủ trương:
- Phủ nhận phép rửa tội cho trẻ em;
- Lên án các bàn thờ và nhà thờ;
- Cấm tôn kính Thánh Giá;
- Chối bỏ Thánh Lễ và Thánh Thể;
- Phủ nhận lợi ích của việc cầu cho kẻ chết.
46- Henricians
· Chủ xướng: Henry Lausanne, một đan sĩ, người bỏ đan viện mình đi rao giảng cho dân chúng. Ông đã nhập bè với nhóm Petrobrosians ở Provence, bị tống giam trong một cái cũi như một người lạc giáo. Sau khi được thả ra, lại bị bắt giữ và chết trong tù năm 1149.
· Chủ trương:
- Đề cao trách nhiệm cá nhân hơn là thẩm quyền trong các vấn đề trong đạo;
- Phủ nhận các lễ nghi và quyền bính của Giáo Hội.
47- Waldenses
· Chủ xướng: Peter Waldo, một thương gia giầu có ở Lyon, người thực hiện từng chữ theo nghĩa đen lời khuyên của Chúa Giêsu: “Nếu anh muốn nên trọn lành, hãy về bán những gì anh có mà thí cho kẻ khó”. Năm 1176, ông đã hoàn toàn cho đi tất cả mọi của cải trần gian của mình và sau đó khấn giữ đức khó nghèo. Hành động của ông đã kích động thành Lyon và chẳng bao lâu đã có nhiều người bắt chước ông, nhiều người bắt đầu giảng dậy ngoài đường phố. Chẳng bao lâu họ bị lầm lạc và bị kết án như những kẻ lạc giáo bởi một số công đồng, nhất là Công Đồng Chung Latêranô 3 năm 1179.
· Chủ trương:
- Giáo Hội Công Giáo sai lầm trong việc chấp nhận của cải trần thế;
- Lên án việc đóng góp cho giáo hội;
- Chấp nhận hai bí tích Rửa Tội và Thánh Thể;
- Giáo dân có thể xá tội song vị linh mục tội lỗi không thể xá tội;
- Phủ nhận các ân xá, chay tịnh và tất cả mọi lễ nghi của Giáo Hội;
- Không phân biệt giữa tội nhẹ và tội trọng;
- Tôn kính tượng ảnh là việc tôn thờ ngẫu tượng;
- Lên án tất cả các lời thề cho là bất hợp pháp.
THẾ KỶ XIII
48- Albigenses
· Chủ xướng: Constantine ở Samosata. Lạc giáo này đầu tiên phát xuất từ tỉnh Albi hay Albigensum phần đất của Gaul, sau đó lan tới thành Toulouse. Các sai lầm của mọi lạc giáo khác đều có nơi giáo phái này. Lạc giáo này bị một số công đồng lên án, nhất là Công Đồng Lateranô 3 năm 1179.
· Chủ trương:
- Có hai Thiên Chúa;
- Chỉ có Tân Ước mới được ơn linh ứng;
- Không công nhận phép rửa tội cho trẻ em;
- Hôn nhân là việc tội lỗi;
- Vâng lời và nâng đỡ hàng giáo sĩ là sai lầm;
- Mọi người có quyền tha tội;
- Chối bỏ Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể, Cứu Chuộc và các Bí Tích;
- Mọi việc thống hối đều vô ích;
- Linh mục bất xứng mất quyền truyền phép Thánh Thể.
49- Fraticelli
· Chủ xướng: Gherardơ Segarelli, một người lao động ở Parma, tổ chức các người theo mình như một “phẩm trật tông đồ”, và làm náo động ở miền thượng ý Đại Lợi từ năm 1260 tới 1307. Một giáo phái tương tự như thế do hai thầy dòng Phanxicô là Peter Macerata và Peter Fossombrone khởi xướng. Họ đã bị lên án bởi sắc chỉ của Đức Gioan XXII năm 1318.
· Chủ trương:
- Có hai giáo hội, một thuộc về xác thể và một về tinh thần;
- Chỉ có giáo hội thuộc linh mới có các cuốn Thánh Kinh thực sự và quyền linh;
- Phúc Âm của Chúa Giêsu được nên trọn nơi các cuốn Thánh Kinh và quyền linh này.
50- Flagellants
· Chủ xướng: phát xuất từ một lòng đạo đức bệnh hoạn.
· Chủ trương:
- Xưng tội với giáo dân;
- Việc ăn năn thống hối giúp ích cho thành phần bị hư đi;
- Chối bỏ các bí tích;
- Việc thống hối một tháng cần cho việc thứ tha tội lỗi.