THẾ KỶ XIV

 

51- Lollards

 

·        Chủ xướng: John Wyclif, sinh ở Ipreswel (ngày nay là Hipswell) gần Richmond, Yorkshire, Anh quốc, vào mấy năm sau năm 1324. Ông học tại đại học Oxford và bắt đầu phát hành sách năm 1356. Ông bị công đồng 12 nhà thần học lên án năm 1382, rồi đã chết hai năm sau đó. Công Đồng Chung Constance (1414-1418) tuyên bố là lạc giáo.

 

·        Chủ trương:

-         Vũ trụ và Thiên Chúa là một;

-         Tạo vật xuất phát từ Thiên Chúa;

-         Công nhận việc tiền định;

-         Không tin Chúa Giêsu Hiện Diện trong Bí Tích Thánh Thể;

-         Cho rằng việc tôn kính các ảnh tượng là bất hợp pháp;

-         Không công nhận hàng giáo phẩm của Giáo Hội.

 

THẾ KỶ XV

 

52- Hussites

 

·        Chủ xướng: John Huss, sinh tại Husinetz miền nam xứ Bohemia năm 1369, chịu chức linh mục năm 1400 và làm Viện Trưởng Đại Học Prague năm 1402. ông bị ảnh hưởng nhiều bởi các bản văn của Wyclif và chẳng bao lâu nhiễm phải lầm lạc. Ông bị xử tại Constance, bị lên án ngày 6-7-1415 và bị cột thiêu chết.

 

·        Chủ trương:

-         Giáo Hội chỉ gồm có thành phần được tiền định mà thôi;

-         Thánh Phêrô chưa hề làm đầu Giáo Hội;

-         Phủ nhận việc giáo sĩ lãnh nhận quyền bính từ Chúa Kitô;

-         Mọi kẻ lãnh đạo phạm trọng tội thì mất quyền hành sử.

 

53- Bohemian Brethren

 

·        Chủ xướng: Peter Chelczicky, một giáo dân thuộc hàng qúi tộc người Bohemia.

 

·        Chủ trương:

-         Chối bỏ tín lý Biến Thể;

-         Phủ nhận truyền thống;

-         Thánh Kinh là chỉ nam duy nhất về trời.

 

THẾ KỶ XVI

 

54- Anabaptists

 

·        Chủ xướng: Nicholas Stork, một thợ dệt (d.1525), và Thomas Munzer, một linh mục giảng thuyết (c.1490-1525) phái Luteran, vào thời được gọi là cải cách, là những người đầu tiên tạo nên phong trào chống lại việc rửa tội cho trẻ em.

 

·        Chủ trương:

-         Phủ nhận việc hiệu thành của phép rửa tội trẻ em;

-         Sống cộng sản và đa thê;

-         Lên án các lời thề và chiến tranh là trái phép.

 

55- Osiandrists

 

·        Chủ xướng: Andreas Osiander, một nhà cải cách người Đức, sinh ngày 19-12-1498, tại Gunzenhausen, gần Nuremberg. Tên thật là Hosemann. Học tại Ingolstadt và Wittenberg, rồi trở thành một nhà giảng thuyết tại Nuremberg năm 1522, nơi ông ngấm ngầm hoạt động để đưa phong trào Cải Cách Thệ Phản vào.

 

·        Chủ trương:

-         Chúa Kitô là đấng công chính hóa của loài người, không phải theo bản tính nhân loại mà là bản tính thần linh.

 

56- Zwinglians

 

·        Chủ xướng: Ulric Zwingli, một nhân vật đồng thời với Luther, sinh tại Wildhaus, Canton ở St. Gall, ngày 1-1-1484. Năm 1506 trở thành linh mục coi xứ ở Glarus, sau đó bắt đầu giảng dậy các điều sai lầm. Năm 1524 lập gia đình và bị giết năm 1531 trong một cuộc xung khắc về đạo do ông khơi dậy.

 

·        Chủ trương:

-         Công nhận việc tiền định;

-         Hôn nhân xứng hợp với tất cả mọi người;

-         Chối bỏ quyền bính giáo hoàng, ý muốn tự do, các phép bí tích, các việc lành, luyện ngục và việc tha tội.

 

57- Presbyterians

 

·        Chủ xướng: John Knox, sinh tại Gifford, đông Lothian, ở Tô-Cách-Lan năm 1505. Lãnh chức linh mục năm 1530. Năm 1542 bắt đầu xu hướng về phong trào Thệ Phản, rồi sau đó, cho tới khi chết ở Edingurgh năm 1572, hết sức hoạt động trong việc tấn công Giáo Hội Công Giáo.

 

·        Chủ trương:

-         Công nhận việc tiền định;

-         Chối bỏ quyền bính giáo hoàng, ý muốn tự do, các bí tích, luyện tội, các việc lành và việc tha tội.

 

58- Lutherans

 

·        Chủ xướng: Martin Luther, sinh tại Eisleben nước Đức ngày 10-11-1483, học trường Công Giáo Latinh ở Mansfeld, năm 1497 sang một trường Công Giáo khác ở Magdeburg. Năm 1501 nhập Đại Học Công Giáo Erfurt ở Thuringia, lấy bằng cao học triết lý năm 20 tuổi. Ngày 17-7-1505, nhập dòng Âu-Quốc-Tinh ở Erfurt, và năm 1507 lãnh chức linh mục. Năm 1508, làm giáo sư triết lý tại Đại Học Công Giáo mới ở Wittengerg, thăm Rôma năm 1510 hay 1511 về việc của nhà dòng, sau khi trở về, đôi khi thuyết trình về Thánh Kinh. Ngày 31-10-1517, treo bản liệt kê 95 điều chống lại các ân xá tại cửa nhà thờ Wittenberg. Ngày 21-9-1520, bị Đức Lêô X tuyệt thông. Sau này lấy một nữ tu xuất là Catherine von Bora, cuối cùng qua đời năm 1546. Lutheranism nói chung và tất cả mọi giáo phái Thệ Phản từ đó mà ra đều đã bị Công Đồng Chung Triđentinô (1545-1563) lên án.

 

·        Chủ trương:

-         Chối bỏ truyền thống và quyền linh giáo hoàng;

-         Phủ nhận việc các công đồng không sai lầm;

-         Phủ nhận ơn công chính nguyên thủy là một tặng ân siêu nhiên;

-         Phủ nhận bản tính loài người vẫn thực sự như trước về khả năng của mình sau nguyên tội;

-         Phủ nhận sau nguyên tội, con người vẫn có thể làm việc lành;

-         Cho rằng con người phạm tội ở bất cứ việc gì họ làm;

-         Cho rằng tội lỗi của kẻ lành được đức tin che lấp song không được hủy bỏ;

-         Cho rằng tất cả mọi việc làm của tội nhân đều là tội;

-         Chối bỏ ý muốn tự do;

-         Chối bỏ tất cả các phép bí tích trừ Phép Rửa Tội và Phép Thánh Thể;

-         Phủ nhận việc Biến Thể và HiếnTế Thánh Lễ;

-         Chối bỏ luyện ngục và lợi ích của việc cầu cùng các thánh;

-         Cho rằng các lời khấn hứa được thực hiện là để cho ma qủi;

-         Cho rằng không thể làm chủ được đam mê;

-         Cho rằng không thể nào cầm hãm các bản năng cảm giác;

-         Cho rằng việc thỏa mãn các khuynh hướng tự nhiên xác thịt là một việc thi hành giống như các nhu cầu thể chất tự nhiên khác của con người.

 

59- Sacramentarians

 

·        Chủ xướng: Andreas Karlstadt (tên thật là Andreas Rudolf Bodenstein), đầu tiên là bạn sau là đối phương của Luther, sinh tại Karlstadt, Franconia, khoảng năm 1480, sau khi đi đây đó truyền bá phong trào Thệ Phản đã giữ chức giáo sư thần học tại Bazel và chết ở đó năm 1541.

 

·        Chủ trương:

-         Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể cách thiêng liêng chứ không thực thể.

 

60- Mennonites

 

·        Chủ xướng: Menno Simons, sinh năm 1492, tại Witmarsum ở Friesland, lãnh chức linh mục Công Giáo năm 1516, làm giáo sĩ phái Anabaptist năm 1536, và từ đó cho đến mãn đời vào năm 1559 đã chủ trương giáo phái riêng của mình.

 

·        Chủ trương:

-         Lên án việc rửa tội cho trẻ em, việc thề nguyền, việc kiện cáo, việc tham chính, việc võ trang, các bí tích;

-         Theo giáo huấn không chống lại bạo lực.