61- Episcopalians
· Chủ xướng: Henry VIII, vua Nước Anh, thiết lập Giáo Hội Anh Giáo (Angelicans) năm 1534 bằng đạo luật Parliament, vì ông không được Giáo Hội Công Giáo cho phép ly dị và tái hôn. Trong Tông Sắc ban hành ngày 18-9-1896, Đức Lêô XIII đã tuyên bố việc truyền chức bên Anh Giáo là vô hiệu.
· Chủ trương:
- Con người được công chính hóa chỉ bởi đức tin;
- Chỉ cần Thánh Kinh là đủ cho phần rỗi và Thánh Kinh phải được hiểu tùy theo cá nhân;
- Chối bỏ thượng quyền giáo hoàng;
- Cho rằng Vua có thượng quyền trong các vấn đề thiêng liêng;
- Phủ nhận tín lý về việc Biến Thể và về luyện ngục;
- Lên án việc tôn kính ảnh tượng Các Thánh.
62- Calvinists
· Chủ xướng: John Calvin, sinh tại Noyor ở Picardy, nước Pháp, ngày 10-7-1509, là thần tượng cao cả nhất của hệ phái Thệ Phản, truyền bá và giảng dạy các lạc thuyết của mình cho tới kho chết tại Geneva ngày 27-5-1564.
· Chủ trương:
- Công nhận tín lý về tiền định;
- Chối bỏ thượng quyền giáo hoàng, ý muốn tự do, công phúc, luyện ngục, các bí tích và việc tha tội.
63- Unitarians
· Chủ xướng: Martin Cellarius, nhân vật được coi như đầu tiên viết về giáo phái này, sinh năm 1499, bạn của Luther song có những cái khác chính yếu về thẩm quyền của Kinh Thánh, chết năm 1564.
· Chủ trương:
- Chối bỏ thần tính nơi Chúa Kitô;
- Công nhận hay phủ nhận Thánh Kinh theo phán đoán riêng tư;
- Phủ nhận tín lý về việc đền bồi và về nguyên tội;
- Công nhận hai bí tích mà thôi;
- Chối bỏ quyền ban ơn và ngay cả việc cần thiết của các bí tích.
64- Socinians
· Chủ xướng: Laelius và Faustus Socinus. Laelius sinh năm 1525 là một linh mục ở Sienna và là bạn thân của Calvin, có lần buộc phải đào thoát sang ở Balan rồi sống hầu hết cả đời ở Zurich, và chết năm 1562. Faustus sinh năm 1539, cháu của Laelius, qui tụ và tái tổ chức giáo phái này sau khi chú chết rồi qua đời năm 1604.
· Chủ trương:
- Đề cao phán đoán tư riêng và việc tự do sử dụng lý trí;
- Chối bỏ quyền bính và (một số) còn chối bỏ tất cả mọi tôn giáo tự nhiên;
- Loại bỏ các mầu nhiệm;
- Chối bỏ việc Adong được các tặng ân chuyên biệt;
- Bỏ qua tín lý về nguyên tội;
- Chỉ công nhận hai phép bí tích;
- Chối bỏ phép rửa tội;
- Phụ nhận có hỏa ngục ở chỗ cho rằng kẻ gian ác hoàn toàn bị hủy hoại.
65- Huguenots
· Chủ xướng: William Farel, sinh bởi một gia đình qúi tộc ở Fareaux gần Gap, Dauphine, năm 1489, là bạn của Calvin, học tại Paris, sau đó làm giáo sư ở Đại Học Le Moine, có tiếng về lòng nhiệt thành với Giáo Hội Công Giáo, bị thấm nhiễm tư tưởng lầm lạc của Waldenses gia nhập phong trào Thệ Phản, chết tại Neuchatel ngày 13-9-1565.
· Chủ trương:
- Công nhận tín lý về việc tiền định;
- Chối bỏ thượng quyền giáo hoàng, ý muốn tự do, công phúc, luyện ngục, các bí tích và việc tha tội.
66- Reformed Dutch
· Chủ xướng: Guido de Bres, một nhà cải cách người Dutch ở Brabant, năm 1561 cùng với các người khác viết bản tuyên xưng đức tin Belgic Confession để hình thành nền tảng tín lý cho Giáo Hội Cải Cách Dutch.
· Chủ trương:
- Tin vào việc tiền định;
- Chối bỏ thượng quyền giáo hoàng, ý muốn tự do, các bí tích, công phúc, luyện ngục, việc tha tội;
- Coi Thánh Kinh là luật đức tin duy nhất.
67- Congregationalists
· Chủ xướng: Robert Browne, sinh từ một gia đình tốt lành ở Rutlandshire, nước Anh, năm 1550, học ở Cambridge, và năm 1580 tuyên truyền chống lại Giáo Hội Chính Phủ Anh Giáo, lôi kéo được nhiều người theo song phải trốn sang Hòa Lan.
· Chủ trương:
- Công nhận tín lý về việc tiền định;
- Chối bỏ ý muốn tự do, công phúc, hỏa ngục, các bí tích và việc tha tội.
THẾ KỶ XVII
68- Baptists
· Chủ xướng: John Smith, từng coi xứ ở Gainsborough, Lincolnshire, nước Anh, một giáo xứ đã tách khỏi Anh Giáo và để trốn lánh cuộc bắt bớ vào khoảng năm 1606, ông và đàn chiên của mình đã di tản đến Amsterdam, rồi chết vào năm 1612.
· Chủ trương:
- Chỉ có phép rửa dìm mình vào nước mới hiệu thành;
- Công nhận tín lý về việc tiền định;
- Chối bỏ ý muốn tự do, công phúc, luyện tội, các bí tích và việc tha tội.
69- Jansenists
· Chủ xướng: Cornelius Jansenius, sinh ngày 28-10-1585 bởi một gia đình Công Giáo ở làng Accoi, Hòa Lan, học vần hầu hết tại Louvain, sau đó giữ ghế dẫn giải thánh kinh cũng tại đó và trở thành nổi tiếng, năm 1635 được bổ nhiệm làm giám mục ở Ypres, sống và chết như một phần tử Công Giáo, tuy nhiên, sau khi qua đời, các văn liệu của ông đã làm nẩy sinh ra giáo phái này.
· Chủ trương:
- Chối bỏ ý muốn tự do và việc khả thủ của ơn chống trả.
70- Universalists
· Chủ xướng: Samuel Gorton, một nhà thần bí người Tân Anh Quốc, có thể là nhân vật đầu tiên của giáo phái này, phổ biến quan điểm của mình từ năm 1636, tuy nhiên không có một cơ cấu gì cả, cho tới năm 1750 James Relly mới tổ chức ở Luân-Đôn và quản trị khoảng 30 năm đến khi James chết.
· Chủ trương:
- Chối bỏ thần tính nơi Chúa Kitô;
- Tin vào ơn cứu độ phổ quát ban cho tất cả mọi người;
- Chối bỏ các phép bí tích, ý muốn tự do, công phúc và tín lý Chúa Ba Ngôi.