71- Muggletonians

 

·        Chủ xướng: John Reeve (1608-1658) và Lodowicke Muggleton (1609-1698), là những tay thợ may dạo vô danh, tự nhận mình có thần linh ngôn xứ, tuyên truyền quan điểm của mình ở Luân-Đôn vào khoảng năm 1651 và bắt đầu giáo phái của mình.

 

·        Chủ trương:

-         Chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi;

-         Cho rằng ma qủi nhập thể nơi Evà và nhân loại hóa Thần Tính.

 

72- Quakers

 

·        Chủ xướng: George Fox, con của một thợ dệt, sinh tại Fenny Drayton, ở Leicestershire, nước Anh, tháng 7 năm 1624, học nghề với một người làm giầy khi còn nhỏ và rất ít học vấn, chán ghét thế gian giả trá, tách mình khỏi cuộc đời, trầm tư một số năm, và trong tình trạng chán chường này trí óc sai lệch của ông đã nghĩ ra những sự ông cho là các mạc khải mới mà ông bắt đầu rao giảng vào năm 1647.

 

·        Chủ trương:

-         Mọi người đều có một thứ “ánh sáng bên trong” là những gì duy nhất hướng dẫn họ;

-         Chối bỏ hầu hết những gì bề ngoài nơi tôn giáo;

-         Lên án việc thề nguyền, nghệ thuật, âm nhạc, kịch ảnh, võ trang v.v.

 

 

 

 

THẾ KỶ XVIII

 

73- Moravians

 

·        Chủ xướng: Nikolaus Ludwig, Count von Zinzindorn (1700-1760), sinh tại Dresden, một con người rất đạo đức, làm mục sư của Giáo Hội Tin Lành, mua một bất động sản ở Berthelsdorf, nước Đức để thiết lập một cộng đồng tĩnh tịch, sau đó bắt đầu đi thiết lập các cộng đồng và giảng dạy các giáo huấn Moravian cổ.

 

·        Chủ trương:

-         Thánh Kinh là luật đức tin duy nhất;

-         Tránh bàn đến Chúa Ba Ngôi, việc Sa Ngã và Nguyên Tội, dù cũng tin tưởng các tín lý này;

-         Tin vào tín lý “hoàn toàn băng hoại”;

-         Chỉ nhận hai phép bí tích.

 

74- Methodists

 

·        Chủ xướng: John Wesley, sinh tại Epworth, Lincolnshire, Anh quốc, 17-6-1703, là giáo sĩ của Giáo Hội Anh Giáo năm 1728, năm 1736 đến thăm Savannah ở Georgia bị ảnh hưởng các tín lý của giáo phái Moravian, thành lập Tổ Chức Methodist năm 1739, sau khi rời bỏ Giáo Hội Anh Giáo ít lâu thì thành lập giáo hội của mình, với giáo lý vay mượn của Anh Giáo và Calvanists.

 

·        Chủ trương:

-         Thánh Kinh là qui luật duy nhất và đầy đủ cho niềm tin cũng như đời sống;

-         Việc công chính hóa do bởi một mình đức tin, dù cũng khuyên nên làm việc lành phúc đức;

-         Lên án các việc làm qúa mức bắt buộc;

-         Công nhận chỉ có hai phép bí tích;

-         Lên án việc kêu cầu cùng các Thánh;

-         Lên án việc tôn kính các ảnh tượng thánh và di tích thánh;

-         Chối bỏ luyện tội.

 

75- Shakers

 

·        Chủ xướng: Jane Wardley, tổ chức giáo phái này ở Anh quốc năm 1747, sau đó được Ann Lee, nhân vật tự xưng mình là Đức Kitô trong cuộc tái nhập thể của ngài, cộng tác và bà này đã sang Hoa Kỳ năm 1774.

 

·        Chủ trương:

-         Chối bỏ việc tôn thờ Chúa Kitô và thay vào vị thế của Người “Sự Thiện Tối Cao, bất cứ gặp thấy ở nơi đâu”;

-         Coi trọng trinh tiết;

-         Xưng tội với một vị giáo sĩ cùng phái và trước một nhân chứng;

-         Tin tưởng vào việc tiếp tục mạc khải;

-         Thực hiện đời sống chia sẻ của cải chung song loại trừ người lập gia đình.

 

76- Swedenborgians

 

·        Chủ xướng: Emmanuel Swendenborg, một nhân vật sinh ở Stockholm ngày 29-1-1688, làm nghề kỹ sư tới năm 1745, có khiếu về toán và khoa vật lý, sau đó trở thành một tay viết về thần học, có các tài năng ngoại thường, cho rằng mình nhận được mạc khải mới từ Thiên Chúa, chết tại Luân-Đôn ngày 29-3-1772.

 

·        Chủ trương:

-         Chối bỏ tín lý Công Giáo về Chúa Ba Ngôi;

-         Chối bỏ nguyên tội;

-         Phủ nhận đời sống đan tu;

-         Chối bỏ việc phục sinh của thân xác;

-         Cho rằng việc Phán Xét Sau Hết xẩy ra vào năm 1757 trước sự hiện diện của Swedenborg;

-         Các thiên thần và ma qủi là phần tử của loài người trước đó.

 

77- Michaelians

 

·        Chủ xướng: John M. Hahn, một chiêm thần gia người Swabia, sinh ở Altdorf năm 1758, được nhiều lần “thị kiến” vào năm 17, 20 và 22 tuổi, sau đó công bố các niềm tin của mình và chết năm 1819.

 

·        Chủ trương:

-         Con người sa ngã hai lần;

-         Việc làm của Chúa Kitô không chỉ cho mà còn trong con người;

-         Chối bỏ hỏa ngục;

-         Tin tưởng vào ơn cứu độ sau cùng của tất cả mọi người.

 

THẾ KỶ XIX

 

78-    German Reformed

 

·        Chủ xướng: Các giáo phái Tin Lành ở Đức.

·        Chủ trương:

-         Bắt đầu với lý thuyết của Luther,

-         Rồi theo lý thuyết của Zwingli;

-         Cuối cùng đến lý thuyết củaCalvin.

 

79-    Disciples of Christ

 

·        Chủ xướng: Thomas Campbell ở Bethany, tiểu bang Virginia, đầu tiên theo giáo phái Presbyterian, sau đó đến Baptist, sau hết đã cùng với con trai là Alexander thành lập giáo phái riêng này.

 

·        Chủ trương:

-         Thánh Kinh là qui luật duy nhất của đức tin;

-         Cựu Ước chỉ buộc dân Do Thái mà thôi;

-         Chối bỏ bí tích Thánh Thể.

 

80-    True Reformed Dutch

 

·        Chủ xướng: Sol Froeligh, một giáo sĩ người Dutch, vào năm 1822 đã khởi xướng phong trào rút lui khỏi Giáo Hội Dutch Cải Canh, nhưng đã hầu như tàn lụi vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

 

·        Chủ trương:

-         Giáo Hội Dutch Cải Cách đã bị sai lầm trong tín lý, hư hỏng trong thực hành và thả lỏng trong luật phép.