"Một giòng sông chảy nước ban sự sống,

trong như pha lê,

phát xuất từ ngai của Thiên Chúa và tòa của Con Chiên,

tuôn xuống giữa những con đường (của Tân Gia-Liêm).

Hai bên bờ của giòng sông này

mọc lên những cây sự sống

trổ sinh hoa trái quanh năm mỗi tháng:

lá của chúng được dùng làm phương thuốc

chữa trị các dân nước"

(Rev.22:1-2).

Tổng Quan

Về Cuốn Sách
 

Phần Một

"Giòng Sông Chảy": Mạc Khải

 

Vấn Đề Mạc Khải: Hiến Chế "Dei Verbum"

I- Chủ Thể Mạc Khải: Thiên Chúa

II- Đối Tượng Mạc Khải: Tạo Vật

III- Tác Nhân Mạc Khải: Thánh Linh

IV- Thực Tại Mạc Khải: Đức Kitô

V- Đường Lối Mạc Khải: Nhập Thể

VI- Tiến Trình Mạc Khải: Giao Ước

VII- Trọng Tâm Mạc Khải: Sự Sống

VIII- Tầm Vóc Mạc Khải: Nước Trời

IX- Bản Chất Mạc Khải: Ân Sủng

Phần Hai

"Nước Ban Sự Sống": Đức Tin

 

X- Hạt Giống Đức Tin: Lời Chúa

XI- Môi Trường Đức Tin: Thế Gian

XII- Cộng Đồng Đức Tin: Giáo Hội

XIII- Mầu Nhiệm Đức Tin: Thánh Thể

XIV- Cử Hành Đức Tin: Phụng Vụ

XV- Tinh Thần Đức Tin: Cầu Nguyện

XVI- Hoa Trái Đức Tin: Phúc  Đức

XVII- Hoạt Động Đức Tin: Truyền Giáo

XVIII- Mô Phạm Đức Tin: Đức Maria

 

Truyền Bá Đức Tin: Tông Huấn "Evangelii Nuntiandi"

Mục Lục Chi Tiết 

 

 

Biệt chú: Trừ các câu trong hai văn kiện "Dei Verbum" và "Evangelii Nuntiandi" được trích/dịch theo nguyên văn bản dịch (Việt/Anh) của mỗi văn kiện, còn tất cả các câu Kinh Thánh khác trong cuốn sách này đều được trích dịch từ cuốn Thánh Kinh Anh Ngữ vốn được sử dụng cho Sách Các Bài Đọc Phụng Vụ hay Sách Phụng Nguyện từ trước đến nay, đó là cuốn: The New American Bible, copyright by Confraternity of Christian Doctrine, năm 1970 và Catholic Publishers, Inc., năm 1971. Từ ngữ "Yến Duyên" trong cuốn sách này do người viết chuyển âm sang Việt Ngữ từ chữ "Israel". Đoạn về các tôn giáo ở trang 257-258 được dựa theo tài liệu trong các cuốn World Religions from Ancient History to the Present, Editor: Geoffrey Parrinder, Facts On File Publications, 1984, và Dictionay of Philosophy and Religion, Eastern and Western Thought, W.L. Reese, New Jersey: Humanity Press, 1989. Đoạn về một số vị Giáo Hoàng ở trang 244 được căn cứ theo cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo của linh mục Bùi Đức Sinh, OP, Chân Lý xuất bản, 1972.

                "Giòng sông" của sách Khải Huyền đây là gì, nếu không phải là Nguồn Mạc Khải. "Giòng sông chảy nước ban sự sống" đây chính là Mạc Khải Tình Yêu Thần Linh.

                "Giòng sông" Mạc Khải Tình Yêu Thần Linh này  "phát xuất từ ngai của Thiên Chúa và tòa của Con Chiên": "Cha Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như vậy" (Jn.15:9).

                "Giòng sông" Mạc Khải Tình Yêu Thần Linh này sẽ "tuôn xuống giữa những con đường (của Tân Gia-Liêm)", tức "đổ vào lòng chúng ta" (Rm.5:5) là các chi thể của Giáo Hội: "Thày yêu thương các con thế nào, các con hãy yêu thương nhau như vậy" (Jn.13:34).

                "Giòng sông" Mạc Khải Tình Yêu Thần Linh này chảy xuống như thế sẽ làm "mọc lên những cây sự sống trổ sinh hoa trái quanh năm mỗi tháng": "Tình các con yêu thương nhau là dấu hiệu làm cho tất cả mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Jn.13:35).            

                "Giòng sông" Mạc Khải Tình Yêu Thần Linh này làm cho "hai bên bờ" Cựu Ước và Tân Ước, "hai bên bờ" Dân Do Thái và Các Dân Ngoại (x.Êph.3:6), "mọc lên những cây trường sinh" là những vị thánh có các phúc đức như "lá cây của chúng được dùng làm phương thuốc chữa trị các dân nước" (Rev.22:2).

 

                (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: "Chúa Là Thiên Chúa Duy Nhất, Bởi Đó...", bài báo chủ đề, nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ, số 229, 1/1997, trg 12-13)