Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Kêu Gọi Tôn Giáo Phi Bạo Lực

Thế Giới Hồi Giáo – Xuống Đường Kịch Liệt Phản Đối

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

(theo các mạng điện toán toàn cầu Vatican, Zenit và CNN)

 

 

Nội Dung

1.     Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thứ Ba 12/9/2006 tại Đại Học Regensburg về mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí… để đối thoại.

  1. Một thế giới Hồi Giáo bị chấn động và bấn loạn trước bài diễn văn của Giáo Hoàng Biển Đức XVI khách quan dính dáng tới Hồi Giáo.
  2. Đáp ứng ôn hóa của thế giới Công Giáo trước phản ứng dữ dội của thế giới Hồi Giáo về bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

 

S

au chuyến tông du đầu tiên nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Cologne trong thời khoảng 18-21/8/2005, đến  chuyến tông du thăm Balan, quê hương của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II, vào thời khoảng 25-28/5/2006, rồi tới chuyến tông du thứ ba mới đây tại Tây Ban Nha, nhân dịp Ngày Họp Mặt Thế Giới Chư Gia Đình lần V, trong thời khoảng 8-9/7/2006, vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đã về thăm quê hương Bavaria thuộc đất nước Đức Quốc của mình 6 ngày, từ mùng 9 đến 14 tháng 9 năm 2006.

 

Về mục đích và tính cách của chuyến viếng thăm quê hương đất nước của mình, ngài đã nói đến trong bài diễn văn khai mạc của mình như sau:

 

“Hôm nay, tôi hết sức xúc động đặt chân tới mảnh đất của người Đức và Bavaria lần đầu tiên từ ngày được lên Ngai Tòa Thánh Phêrô. Tôi trở lại quê hương của mình và giữa dân của tôi, để viếng thăm một số nơi thật là quan trọng trong cuộc đời của tôi”.

 

Trước đó, qua cuộc phỏng vấn với phái đoàn báo chí Đức quốc hôm 5/8/2006, tại dinh nghỉ hè của giáo hoàng ở Castel Gandolfo, ngài cũng đã chẳng những cho biết về mục đích mà còn cho biết chủ đề chính và nội dung của những gì ngài sẽ nói, cũng như chiều hướng của chuyến tông du lần thứ bốn này. Cuộc phỏng vấn bằng Đức ngữ dài 40 phút ấy đã được phát hình hôm Chúa Nhật 13/8/2006, trên các đài truyền hình Đức quốc ARD và ZDF, trên đài truyền hình toàn cầu được chính phủ Đức tài trợ là Deutsche Welle, và trên Đài Phát Thanh Vatican. Trong thành phần phóng viên báo chí có người đã nêu lên câu hỏi đầu tiên với ngài và được ngài đáp như sau:

 

Vấn:    “Tâu Đức Thánh Cha, chuyến đi tới của ĐTC là sẽ đến Bavaria. Trong các việc sửa soạn cho chuyến đi này của ĐTC, những vị cộng sự viên của ĐTC đã nói rằng ĐTC cảm thấy nhớ quê hương đất nước. Đâu là những vấn đề ĐTC sẽ nói tới trong chuyến viếng thăm này, và phải chăng ý niệm ‘quê hương đất nước’ là một trong những giá trị ĐTC có ý định đặc biệt đề cập tới hay chăng?”

 

Đáp:   “Đúng thế. Mục đích của chuyến viếng thăm này chính là vì tôi muốn nhìn lại những nơi tôi đã sinh trưởng, những người đã liên hệ và hình thành cuộc sống của tôi. Tôi muốn cám ơn những người này.

 

“Dĩ nhiên tôi cũng muốn nói lên những gì vượt ra ngoài xứ sở của mình nữa, theo thừa tác vụ của tôi. Tôi chỉ căn cứ vào phụng vụ để rút tỉa ra những đề tài. Đề tài căn bản đó là chúng ta cần phải tái nhận thức Thiên Chúa, không phải bất cứ vị Thiên Chúa nào, mà là vị Thiên Chúa có một bộ mặt con người, vì khi chúng ta thấy Chúa Giêsu Kitô là chúng ta thấy Thiên Chúa. 

 

“Khởi đi từ đó chúng ta cần phải tìm cách gặp gỡ nhau trong gia đình, giữa các thế hệ, rồi giữa các nền văn hóa và dân tộc nữa. Chúng ta cần phải tìm cách hòa giải và chung sống thuận hòa trên thế giới này, những cách thức dẫn tới tương lai.

“Chúng ta sẽ không thấy được những con đường dẫn đến tương lai ấy, nếu chúng ta không lãnh nhận ánh sáng từ trên cao. Bởi vậy, tôi không chọn những đề tài thật là đặc biệt, trái lại, chính phụng vụ dẫn tôi tới chỗ bày tỏ sứ điệp căn bản của đức tin là sứ điệp bình thường chiếm được chỗ đứng của mình trong thực tại hằng ngày là nơi chúng ta trước hết muốn tìm kiếm được việc hợp tác giữa các dân tộc và những đường lối khả dĩ có thể dẫn chúng ta tới việc hòa giải và bình an”. 

 

Thế mà, có ngờ đâu được chính chuyến tông du theo chủ đề này: “cần phải tái nhận thức Thiên Chúa … vị Thiên Chúa có một bộ mặt con người”, nhờ đó, “chúng ta cần phải tìm cách gặp gỡ nhau trong gia đình, giữa các thế hệ, rồi giữa các nền văn hóa và dân tộc nữa”, lại là một chuyến tông du gây sóng gió cho cá nhân vị Giáo Hoàng của chúng ta nói riêng, và cho Giáo Hội Công Giáo nói chung. Thật vậy, sau bài diễn văn của ngài nói ở Viện Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, về mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí, ngài đã bị thế giới Hồi Giáo xôn xao phản đối, gay gắt chỉ trích và thậm chí đòi phải đích thân lên tiếng xin lỗi họ nữa.

 

 

 

Phần I

 

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Thứ Ba 12/9/2006  tại Đại Học Regensburg về mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí … để đối thoại

 

 

Cùng Quí Ngài Chức Sắc,

Cùng Quí Tôn Vị Nữ Nam, 

 

Tôi lấy làm cảm kích được trở về với viện đại học này một lần nữa và đã có thể cống hiến bài trình luận tại giảng đài này một lần nữa. Tôi nghĩ về những năm, sau một thời gian sống thoải mái ở Freisinger Hochschule, tôi bắt đầu giảng dạy ở Đại Học Bonn. Việc này xẩy ra vào năm 1959, vào những ngày thuộc thời đại học cũ bao gồm những vị giáo sư bình thường. Có những ghế giáo sư khác nhau thiếu cả các người phụ tá hay thư ký, nhưng bù lại, có nhiều sự liên hệ trực tiếp với sinh viên và nhất là giữa thành phần giáo sư với nhau. Chúng tôi gặp nhau trước và sau các lớp học, ở trong phòng nhân viên giảng dạy. Có sự trao đổi trực tiếp sống động với thành phần sử gia, triết gia, ngữ học gia và dĩ nhiên là giữa hai phân khoa thần học. Có lúc trong một khóa học lại có cả vấn đề dies academicus, tức có những vị giáo sư thuộc mọi phân khoa đến nói chuyện với sinh viên toàn trường đại học, chia sẻ kinh nghiệm thực sự về universitas – một điều đã được cả ngài Viện Trưởng vừa đề cập tới nữa – nói cách khác, về một thứ kinh nghiệm liên quan đến sự kiện là, mặc dù chúng ta có những chuyên môn từng đi tới chỗ khó thông đạt với nhau, chúng ta vẫn làm nên một khối chung, khi làm mọi sự dựa trên sự hợp lý duy nhất tùy theo các khía cạnh khác nhau của nó, và chia sẻ trách nhiệm về việc sử dụng lý trí một cách đúng đắn – thực tại này đã trở thành một kinh nghiệm từng trải. Viện đại học này cũng rất hãnh diện về hai phân khoa thần học của mình. Vấn đề đã trở thành hiển nhiên là, bằng việc tìm cầu về tính cách hữu lý của đức tin, cả hai phân khoa này đều thực hiện một công việc làm nên yếu tố cần thiết cho ‘toàn thể’ vấn đề universitas scientiarum, mặc dù không phải mọi người đều có cùng một niềm tin được các thần học gia đang tìm cách liên kết với lý trí như là một tổng thể. Cảm quan sâu xa này về mối liên hệ trong đại học đây về lý trí đã không bị trục trặc, đến nỗi có lần một đồng nghiệp nói rằng đại học chúng ta quái lạ, ở chỗ, nó có hai phân khoa chuyên về một điều không hiện hữu là Thiên Chúa. Thậm chí phải đối diện với một thứ nghi hoặc thực sự như vậy, vẫn cần thiết và hợp lý trong việc nêu lên vấn đề về Thiên Chúa qua đường lối sử dụng lý trí, cũng như trong việc thực hiện điều này theo chiều hướng của truyền thống đức tin Kitô Giáo: ở trong viện đại học này nói chung thì điều này đã được chấp nhận không có vấn đề gì. 

 

Mới đây tôi đã được nhắc nhớ về tất cả những điều ấy, khi tôi đọc cuốn sách của Giáo Sư Theodore Khoury (Munster) về đoạn đối thoại xẩy ra – có lẽ xẩy ra vào năm 1391 ở các doanh trại mùa đông gần Ankara – giữa vị hoàng đế Byzantine uyên bác là Manuel II Paleologus và một nhà trí thức Ba Tư về vấn đề Kitô Giáo và Hồi Giáo và về sự thật của hai tôn giáo này. Người ta cho rằng chính vị hoàng đế ấy là người đã viết lại cuộc đối thoại này, trong giai đoạn thành Constantinople bị vây hãm vào thời khoảng 1394 và 1402; và điều này có thể giải thích về lý do tại sao những lập luận của ông chi tiết hơn là những lập luận của nhân vật Ba Tư đối thoại với ông. Cuộc đối thoại này liên quan nhiều tới những cấu trúc đức tin trong Thánh Kinh và Sách Qur’an, và đặc biệt bàn luận tới hình ảnh về Thiên Chúa và về con người, trong khi đó cuộc đối thoại này nhiều lần vẫn cần phải trở về với mối liên hệ giữa – những gì được họ gọi là – tam ‘Luật’ hay ‘các qui luật sống’, đó là Cựu Ước, Tân Ước và Sách Qur’an. Tôi không có ý định bàn đến vấn đề này trong bài nói hôm nay; ở đây tôi chỉ muốn bàn đến một điểm duy nhất – một điểm tự nó lại ở bên lề cuộc đối thoại nói chung này – một điểm, theo chiều hướng của vấn đề ‘đức tin và lý trí’, tôi thấy lý thú và là điểm có thể giúp mở màn cho việc tôi chia sẻ về vấn đề này.

 

Trong cuộc đàm thoại thứ bảy (*4V8,>4H - controversy) được Giáo Sư Khoury thu thập, thì vị hoàng đế này đã chạm tới đề tài về cuộc thánh chiến. Vị hoàng đế này chắc chắn biết được rằng Sura 2, 256, có câu ‘Không có vấn đề võ lực nơi việc tin tưởng’. Theo các chuyên gia, thì đây là một trong những chương Sura thuộc giai đoạn đầu, thời điểm mà Đức Mahommed vẫn còn ở trong tình trạng bất lực và bị đe dọa. Tuy thế, bình thường thì vị hoàng đề này cũng biết được những điều hướng dẫn, được khai triển sau này và được ghi vào Sách Qur’an liên quan tới cuộc thánh chiến. Không đi sâu vào những chi tiết như tính cách khác nhau liên quan tới việc xử sự nơi những ai có ‘Cuốn Sách’ này với thành phần ‘vô tín ngưỡng’, vị hoàng đế này đã đột ngột cộc lốc nói cùng nhân vật đối thoại với mình về vấn đề chính yếu liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, mà rằng: ‘Xin tỏ cho tôi thấy chỉ những gì Tiên Tri Muhammed đã viết có tính cách mới mẻ mà ở đó nhà ngươi thấy được những gì chỉ toàn là sự dữ và phi nhân, chẳng hạn như việc ngài truyền dạy hãy dùng gươm giáo để quảng bá niềm tin được ngài rao giảng’ (‘Show me just what Mohammed brought that was new, and there you will find things only evil and inhuman, such as his command to spread by the sword the faith he preached’). Vị hoàng đế này, sau khi bày tỏ chủ trương của mình thật là mạnh mẽ, tiếp tục giải thích cặn kẽ về những lý do tại sao việc quảng bá niềm tin bằng võ lực là những gì phi lý.

 

Bạo động là những gì không thích hợp với bản tính của Thiên Chúa và bản tính của linh hồn. Ông nói rằng: ‘Thiên Chúa không thích việc đổ máu – và việc không tác hành một cách hợp lý (F×< 8`(T) là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa. Niềm tin là những gì xuất phát từ linh hồn chứ không phải từ thân xác. Ai dẫn người nào đó tới với niềm tin thì cần phải có khả năng nói năng khéo léo và lý luận thích đáng, không có vấn đề bạo lực và đe dọa… Để chinh phục một linh hồn biết suy nghĩ thì người ta không cần đến thứ vũ khí mãnh liệt, hay bất kỳ một thứ khí giới này, hoặc bất cứ một phương tiện đe dọa sát hại nhân sự nào khác…”

 

Lời phát biểu quyết liệt nơi lập luận này chống lại việc hoán cải bằng võ lực là thế này: không hành động theo lý trí là việc phản lại bản tính của Thiên Chúa. Nhà biên soạn Theodore Khoury nhận định rằng: Đối với vị hoàng đế, một con người Byzantine chịu ảnh hưởng của triết lý Hy Lạp, thì lời phát biểu này là những gì minh nhiên. Thế nhưng, đối với giáo huấn của tín đồ Hồi Giáo thì Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn siêu việt. Ý muốn của Ngài không bị ràng buộc bởi bất cứ một phạm trù nào của chúng ta, thậm chí là phạm trù về lý lẽ. Đến đây giáo sư Khoury đã trích tác phẩm của một người Pháp nổi tiếng theo chủ nghĩa Hồi Giáo là R. Arnaldez, nhân vật đã vạch ra là Ibn Hazn đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc thậm chí bởi chính lời của Ngài, cũng như nói rằng không gì ép buộc được Ngài phải mạc khải chân lý cho chúng ta. Nếu thực sự là ý Chúa muốn thì thậm chí chúng ta cần phải tôn thờ cả đến ngẫu tượng nữa.

 

Đến đây, đối với vấn đề hiểu biết Thiên Chúa, và nhờ đó liên hệ tới vấn đề cụ thể sống đạo, chúng ta đối diện với một vấn đề nan giải bất khả tránh. Phải chăng ý nghĩ cho rằng tác hành một cách vô lý thì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa chỉ là một ý nghĩ của người Hy Lạp, hay nó tự bản chất bao giờ cũng đúng? Tôi tin rằng ở đây chúng ta có thể thấy được tính cách hòa hợp sâu xa giữa những gì là Hy Lạp theo đúng nghĩa nhất của ngôn từ, với kiến thức thánh kinh về niềm tin kính Thiên Chúa. Điều chỉnh lại câu đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, câu đầu tiên của toàn bộ Thánh Kinh, Thánh Gioan đã mở đầu cuốn Phúc Âm của mình bằng những chữ: “Từ ban đầu đã có 8`(@H”. Đó chính là những lời được vị hoàng đề này sử dụng: Thiên Chúa hành động, F×< 8`(T, với logos. Logos vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời – một lý trí sáng tạo và có khả năng tự truyền đạt, chính vì nó là lý trí. Vậy Thánh Gioan đã nói đến lời tối chung về quan niệm Thiên Chúa theo thánh kinh, và nơi lời này, tất cả những gì thường là khó khăn cực nhọc và những gì là quanh co uẩn khúc của niềm tin theo thánh kinh đều được đạt tới tột đỉnh của mình và sự tổng hợp của mình. Từ ban đầu đã có logoslogos này là Thiên Chúa, vị Thánh Ký viết. Cuộc hội ngộ giữa sứ điệp Thánh Kinh đây với tư tưởng Hy Lạp không xẩy ra một cách ngẫu nhiên tình cờ đâu. Thị kiến của Thánh Phaolô, vị đã thấy những con đường dẫn tới Á Châu bị ngăn chặn và trong một giấc mơ ngài đã thấy một ngưoơi đàn ông Macedonia van xin ngài rằng: ‘Xin hãy đến với Macedonia để giúp đỡ chúng tôi!’ (x Tông Vụ 16:6-10) – thị kiến này có thể được hiểu như là một thứ ‘chưng cất’ liên quan tới nhu cầu nội tại của một thứ tái kết hữu nghị giữa niềm tin theo Thánh Kinh và việc tra vấn của người Hy Lạp.

 

Thật ra thì việc tái kết hữu nghị này đã từng tiếp diễn mấy lần. Danh xưng mầu nhiệm của Thiên Chúa này, được mạc khải từ bụi cây bừng cháy, một danh xưng tách biệt vị Thiên Chúa này ra khỏi tất cả mọi thứ thần linh khác mang nhiều tên gọi của họ, và là một danh xưng chỉ tuyên bố rằng ‘Ta là’, đã trở thành một thách đố đối với quan niệm về thần thoại hoang đường, một danh xưng mà triết gia Socrate đã có những suy loại khít khao để làm tan biến đi cũng như để vượt lên trên những gì là thần thoại hoang đường. Trong Cựu Ước, tiến trình được mở màn ở bụi cây bừng cháy ấy đã tiến đến chỗ phát triển mới mẻ hơn nữa vào thời kỳ Lưu Đầy, khi vị Thiên Chúa của dân Yến Duyên, một dân Yến Duyên bấy giờ bị mất đi mảnh đất của mình cùng với việc phụng thờ của mình, đã tuyên bố mình như là vị Thiên Chúa của trời đất, và diễn tả bằng một công thức giản dị âm vang những lời đã được Ngài thốt ra ở bụi cây bừng cháy: ‘Ta là’. Kiến thức mới mẻ này về Thiên Chúa được kèm theo một thứ minh thức, thứ minh thức tỏ ra khắc nghiệt khi chế nhạo những vị thần linh chỉ là việc làm của loài người (x Ps 115). Bởi thế, mặc dù xẩy ra tình trạng xung khắc gay go với thành phần cai trị theo nền văn hóa Hy Lạp muốn tìm cách bắt buộc đức tin thánh kinh thích ứng với những thứ tục lệ và việc sùng bái ngẫu tượng của người Hy Lạp, niềm tin thánh kinh, trong giai đoạn văn hóa Hy Lạp, cũng đã hội ngộ với tư tưởng hay nhất của Hy Lạp một cách sâu đậm, kết quả bởi một cuộc phong phú hóa lẫn nhau, rõ ràng được thấy một cách đặc biệt nơi thứ văn chương khôn ngoan sau này. Ngày nay, chúng ta biết rằng bản dịch Cựu Ước theo tiếng Hy Lạp đã được thực hiện ở Alexandria – tức Bản 70 – còn hơn là một bản dịch từ bản văn theo tiếng Do Thái (mà bởi thế thực sự là một bản dịch không thỏa đáng cho lắm): nó là một chứng từ nguyên văn có tính cách độc lập, và là một bước tiến khác biệt và quan trọng trong lịch sử mạc khải, một bước tiến đưa đến cuộc hội ngộ quan trọng cho việc khai sinh và phát triển Kitô Giáo này. Một cuộc hội ngộ về đức tin và lý trí đang xẩy ra ở đấy, một cuộc hội ngộ giữa minh thức đích thực và tôn giáo. Từ chính tâm điểm của đức tin Kitô Giáo, cũng như từ tâm điểm của tư tưởng Hy Lạp, giờ đây liên kết lại thành niềm tin, hoàng đế Manuel II đã có thể nói rằng: Việc không tác hành ‘với logos’ là việc làm phản lại với bản tính của Thiên Chúa.

 

Người ta cần phải nhận định một cách hết sức thành thật rằng vào cuối Thời Trung Cổ, chúng ta thấy có những chiều hướng nơi thần học làm tách biệt cái tổng hợp giữa tinh thần Hy Lạp và tinh thần Kitô Giáo này. Ngược lại với cái được gọi là duy lý trí của Âu Cơ Tinh và Tôma, xuất hiện nơi Duns Scotus một chủ nghĩa duy ý chí là chủ nghĩa, qua những diễn tiến sau này, dẫn đến chỗ cho rằng chúng ta chỉ có thể biết voluntas ordinate (ý muốn bình thường) của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài ý muốn bình thường này là lãnh vực thuộc quyền tự do của Thiên Chúa, từ đó, Ngài có thể làm đảo lộn hết mọi sự Ngài đã làm. Điều này làm phát sinh ra những chủ trương rõ ràng là sát cận với những chủ trương của Ibn Hazn, thậm chí có thể dẫn đến hình ảnh của một vị Thiên Chúa đồng bóng, một vị Thiên Chúa thậm chí không liên hệ gì tới sự thật và sự thiện. Siêu việt tính của Thiên Chúa và cái khác biệt của Thiên Chúa là những gì được đề cao đến nỗi, lý trí của chúng ta, giác quan của chúng ta về sự thật và sự thiện, không còn là những gì thực sự phản ảnh Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa mà những năng thể sâu xa nhất của Ngài vĩnh viễn trở thành những gì bất khả đạt và được dấu kín đằng sau những quyết định thực sự của Ngài. Ngược lại với chủ trương này, đức tin của Giáo Hội bao giờ cũng nhấn mạnh rằng giữa Thiên Chúa và chúng ta, giữa Thần Linh Sáng Tạo hằng hữu của Ngài và lý trí thụ tạo của chúng ta có một cái gì tương tự thật sự, như Công Đồng Chung Latêranô IV năm 1215 đã nói, một sự tương tự với cái không giống vĩnh viễn là nhiều hơn là cái giống, tuy nhiên không tới độ hủy loại đi cái tương tự cùng với ngôn từ của nó. Thiên Chúa không trở thành thần linh hơn khi chúng ta đẩy Ngài ra khỏi chúng ta theo chiều hướng duy ý chí hoàn toàn bất khả thấu; trái lại, vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta. Tình yêu, như Thánh Phaolô viết, thực sự là những gì ‘vượt trên’ kiến thức và vì thế có thể cảm nhận hơn là duy tưởng (x Eph 3:19); tuy nhiên, nó vẫn là tình yêu của vị Thiên Chúa là Logos – Lời. Bởi thế, việc tôn thờ của Kitô Giáo, cũng Thánh Phaolô nói, là "8@(46¬ 8"JD,\"", việc tôn thờ hợp với Lời hằng hữu và với lý trí của chúng ta (x Rm 12:1).

 

Việc tái tấu mối hữu nghị nội tại giữa đức tin theo Thánh Kinh và triết thức Hy Lạp là một biến cố hệ trọng thật là quyết liệt, chẳng những theo quan điểm lịch sử các tôn giáo, mà còn theo quan điểm lịch sử thế giới nữa – nó là một biến cố liên quan thậm chí tới chúng ta ngày nay nữa. Trước việc qui hợp này, không lạ gì Kitô Giáo, cho dù việc bắt nguồn và phát triển của nó ở Đông phương, cuối cùng lại mang tính cách quan trọng về lịch sử ở Âu Châu. Chúng ta có thể diễn đạt vấn đề này một cách khác như sau: việc qui hợp ấy, cùng với việc thêm thắt sau này của gia sản Rôma, đã là những gì kiến tạo nên Âu Châu và tiếp tục là nền tảng cho những gì có thể đáng được gọi là Âu Châu.

 

Luận đề cho rằng gia sản được can thận thanh tẩy là những gì hình thành một phần nguyên vẹn của đức tin Kitô Giáo, là luận đề đã bị phản kháng bởi tiếng gọi hãy giải thể văn hóa Hy Lạp khỏi Kitô Giáo – một tiếng gọi càng ngày càng chi phối những cuộc bàn luận về thần học từ khi mở màn thời đại tân tiến. Nhìn kỹ, người ta thấy có 3 giai đoạn trong tiến trình giải thể văn hóa Hy Lạp này: mặc dù có liên hệ với nhau, song 3 giai đoạn ấy rõ ràng là khác biệt hẳn nhau nơi những cái mới mẻ và mục tiêu của mình.

 

Việc giải thể văn hóa Hy Lạp đầu tiên liên quan tới những định đề của phong trào Cải Cách ở thế kỷ 16. Khi nhìn vào truyền thống của nền thần học kinh viện, thành phần Cải Cách nghĩ rằng họ phải đối đầu với một hệ thống tin tưởng hoàn toàn bị điều kiện hóa bởi triết lý, tức là họ muốn nói đến một sự kết nối của đức tin dựa trên một hệ thống tư tưởng ngoại lạ. Do đó, đức tin không còn là một Lời sống động trong lịch sử mà chỉ là một yếu tố của một hệ thống bị hệ thống triết lý bao trùm. Trái lại, nguyên lý duy thánh kinh – sola srciptura lại tìm kiếm một niềm tin hoàn toàn mặc hình thức tinh tuyền, nguyên khôi, như được thấy từ ban đầu ở Lời trong thánh kinh. Siêu hình học đã trở thành như là một tiền đề được xuất phát từ một nguồn mạch khác, là nơi đức tin đã được giải phóng để trở về với chính bản chất của mình. Khi triết gia Kant nói rằng ông cần dẹp việc suy nghĩ ra ngoài để lấy chỗ cho niềm tin, là ông đã tiền hành dự án này một cách cấp tiến chưa từng thấy nơi thành phần Cải Cách. Bởi thế ông đã cột thắt niềm tin vào thứ lý trí thực tiễn mà thôi, không để cho niềm tin tiến tới với toàn thể thực tại.

 

Thần học giải phóng trong thế kỷ 19 và 20 đã mở màn cho giai đoạn hai trong tiến trình giải thể văn hóa Hy Lạp, với Adolf von Harnack như nhân vật tiêu biểu nhất của thứ thần học này. Khi tôi còn là một sinh viên, và vào những năm đầu làm nghề giảng dạy của mình, thì cái cương lĩnh này cũng đã có một ảnh hươởg lớn nơi thần học Công Giáo rồi. Nó được khởi đi từ chỗ phân biệt của triết gia Pascal về vấn đề vị Thiên Chúa của thành phần triết gia với vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp. Trong bài khai mạc của tôi ở Bonn năm 1959, tôi đã cố gắng nói tới vấn đề này, và tôi không muốn lập lại ở đây những gì tôi đã nói vào lúc bấy giờ, thế nhưng tôi muốn diễn tả vắn gọn ít là những gì mới mẻ về giai đoạn thứ hai của việc giải thể văn hóa Hy Lạp này. Ý tưởng chính yếu của Harnack đó chỉ là việc trở về với con người Giêsu cũng như với sứ điệp bình thường của Người, một sứ điệp nằm ở bên dưới những thứ bồi đắp của thần học và thực sự của nền văn hóa Hy Lạp: sứ điệp bình thường này được thấy như là tột đỉnh của việc phát triển về đạo giáo của nhân loại. Chúa Giêsu là vị được cho rằng đã chấm dứt việc thờ phượng để hướng chiều về luân lý. Để rồi Người được trình bày như là một người cha của thứ sứ điệp về luân lý nhân đạo. Nói cho cùng thì mục đích của Harnack đó là đem Kitô Giáo vào cuộc hài hòa với thứ lý trí tân tiến, tức là giải phóng Kitô Giáo khỏi những yếu tố có vẻ triết lý và thần học, chẳng hạn như niềm tin tưởng vào thần tính của Chúa Kitô và vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Như thế, việc dẫn giải Tân Ước theo kiểm nhận về lịch sử, như ông thấy, là những gì đã trả về cho thần học vị trí của thần học trong đại học: thần học, đối với Harnack, là một cái gì đó có tính cách lịch sử thiết yếu, bởi thế thần học hoàn toàn có tính cách khoa học. Những gì có thể nói theo nhận định về Chúa Giêsu thực sự là một bày tỏ của thứ lý trí thực tiễn, từ đó, nó có thể chiếm được thế đứng thật sự của mình ở đại học đường. Đứng đằng sau việc suy nghĩ này là tính chất tự hạn hữu mới của lý trí, những gì đã được đề cập đến theo kiểu cổ điển trong cuốn “Critiques” của Kant, thế nhưng đồng thời lại được cấp tiến hóa hơn bởi ảnh hưởng của các ngành khoa học tự nhiên. Quan niệm tân tiến này về lý trí, nói tóm lại, được căn cứ vào một cuộc tổng hợp giữa chủ nghĩa Platonism (Cartesianism) và chủ nghĩa duy nghiệm, một tổng hợp được củng cố bởi việc thành đạt của kỹ thuật. Một đàng nó bao hàm cái cấu trúc toán học của chất thể, bao hàm cái lý lẽ nội tại của cuộc tổng hợp này, cái lý lẽ để có thể hiểu được chất thể hoạt động ra sao và việc sử dụng nó một cách hiệu năng: cái tiền đề căn bản này thực sự là yếu tố của triết lý Plato nơi kiến thức tân tiến về thiên nhiên tạo vật. Mặt khác, năng lực của thiên nhiên tạo vật đang bị khai thác cho các mục đích của chúng ta, và ở nơi đây, chỉ có khả năng kiểm chứng hay xuyên tạc bằng thử nghiệm mới có thể thật sự nắm vững được vấn đề mà thôi. Cán cân giữa đúng sai này, tùy theo hoàn cảnh, có thể chạy từ bên này sang bên kia. Là con người mạnh mẽ theo thực chứng chủ nghĩa, một tư tưởng gia như J. Monod đã từng tuyên bố mình là thành phần chấp nhận chủ nghĩa Plotonist/Cartesian.

 

Điều này làm phát sinh ra hai nguyên tắc hệ trọng đối với vấn đề được chúng ta nêu lên. Nguyên tắc thứ nhất, đó là chỉ có thứ xác nhận nào xuất phát từ việc tác động của các yếu tố toán học và thử nghiệm mới có thể được coi là khoa học. Bất cứ điều gì cho là khoa học đều phải được căn cứ vào qui chuẩn ấy. Bởi thế, các khoa học về nhân văn, như lịch sử, tâm lý, xã hội và triết học, cần phải tuân hợp với qui luật của khoa học tính này. Nguyên tắc thứ hai, một nguyên tắc quan trọng cho những suy tư của chúng ta, đó là, tự bản chất của mình, phương pháp này là những gì loại trừ vấn đề về Thiên Chúa, cho vấn đề ấy như là vấn đề phi khoa học hay tiền khoa học. Tóm lại, chúng ta đang phải đối diện với một thứ thu ngắn phạm vi khoa học và lý trí, một thứ thu ngắn cần được đặt lại vấn đề.

 

Tôi sẽ trở lại với vấn đề ấy sau này. Lúc này đây, vấn đề cần phải nhận định là, theo quan điểm ấy thì bất cứ một nỗ lực nào muốn bảo trì việc cho thần học là ‘khoa học’ đều tiến đến chỗ biến Kitô Giáo thành một đơn mảnh thuộc bản chất trước kia của nó. Thế nhưng, chúng ta cần phải nói thêm là: nếu tất cả khoa học là như thế và chỉ như thế mà thôi, thì chính con người cuối cùng cũng bị biến giảm, vì những vấn đề đặc biệt về con người liên quan tới nguồn gốc và định mệnh của chúng ta, những vấn đề được tôn giáo và đạo lý gợi lên, bấy giờ không có chỗ đứng trong nhãn quan của thứ lý trí vơ đũa cả nắm được cho là “khoa học”, được hiểu là như thế, và như vậy thì các vấn đề đặc biệt ấy cần phải được chuyển sang cho lãnh vực chủ quan. Để rồi chủ thể là người, căn cứ vào kinh nghiệm của mình, sẽ quyết định những gì họ coi là khả thủ nơi các vấn đề về tôn giáo, và thứ “lương tâm” chủ quan sẽ trở thành một thẩm phán viên độc đoán duy nhất về những gì có tính cách đạo lý. Cho dù là như thế chăng nữa, luân thường đạo lý và tôn giáo cũng đã mất đi quyền lực của mình trong việc kiến tạo nên một cộng đồng và hoàn toàn trở thành một vấn đề riêng tư cá nhân. Đó là một tình trạng nguy hiểm nơi những sự vụ giành cho nhân loại, như chúng ta thấy được từ những chứng bệnh đáng lo ngại về tôn giáo và lý trí là những gì đang cần phải bùng nổ, khi mà lý trí bị biến giảm đến nỗi những vấn đề về tôn giáo và đạo lý không còn liên hệ gì với nó nữa. Những nỗ lực kiến tạo nên một thứ đạo lý theo các qui luật của việc tiến hóa, hay theo tâm lý học và xã hội học, đều là những gì sẽ tiến tới chỗ bị què cụt hụt hẫng mà thôi.

 

Trước khi tôi rút ra những kết luận từ tất cả những điều ấy, tôi cần phải vắn tắt nói tới giai đoạn thứ ba của việc giải thể văn hóa Hy Lạp là giai đoạn đang diễn tiến hiện nay. Theo kinh nghiệm của chúng ta về tính cách đa nguyên của văn hóa, ngày nay người ta thường nói rằng cái tổng hợp với văn hóa Hy Lạp đạt được ở Giáo Hội vào lúc ban đầu là một thứ hội nhập văn hóa sơ khởi không có hiệu lực trên các nền văn hóa khác. Các nền văn hóa khác này được cho rằng có quyền trở về với sứ điệp thuần túy của Tân Ước trước cuộc hội nhập văn hóa ấy, để hội nhập sứ điệp ấy một cách mới mẻ vào môi trường riêng biệt của chúng ta. Luận đề này chẳng những sai lầm; nó còn tồi tệ và thiếu chính xác nữa. Tân Ước được viết bằng Hy ngữ và mang dấu ấn của tinh thần Hy Lạp, một tinh thần đã tiến đến chỗ chín mùi như Cựu Ước đã phát triển vậy. Thật thế, có những yếu tố trong cuộc tiến hóa của Giáo Hội sơ khai không được hội nhập vào tất cả mọi nền văn hóa. Tuy nhiên, những quyết định trọng yếu về mối liên hệ giữa đức tin và việc sử dụng lý trí con người là những gì thuộc về chính đức tin; chúng là những tiến triển hợp với bản chất của chính đức tin.

 

Giờ đây tôi đi đến phần kết luận của mình. Nỗ lực này, một nỗ lực được vẽ vời bằng những đường nét phóng đại, theo một thứ nhận định từ bên trong của lý trí tân tiến, không có liên quan gì tới việc quay ngược kim đồng hồ trở lại với thời gian trước Thời Minh Tri, cũng như trong việc loại trừ đi những minh thức của thời đại tân tiến hết. Những khía cạnh tích cực của tính cách tân tiến đều được công nhận một cách dễ dàng: ở chỗ, tất cả chúng ta đều cảm nhận đối với những tiềm năng tuyệt vời đang được mở ra cho nhân loại, cũng như đối với việc tiến bộ chúng ta có được nơi nhân loại. Ngoài ra, tinh thần của khoa học – như chính ngài Viện Trưởng đã nhắc tới – đó là ý muốn tỏ ra thuận phục chân lý, nhờ đó, nó thể hiện một thái độ vốn thuộc về những quyết định thiết yếu theo tinh thần Kitô Giáo. Ý hướng này ở đây không phải là một ý hướng của sự cắt xén hay của vấn đề tiêu cực kiểm định, mà là của việc nới rộng quan niệm của chúng ta về lý trí và về việc áp dụng của lý trí. Trong khi chúng ta hoan hưởng nơi những tiềm năng mới mở ra cho nhân loại thì chúng ta cũng thấy được những mối nguy hiểm xuất phát từ những tiềm năng này ,nên chúng ta vần phải tự hỏi làm sao chúng ta có thể thắng vượt được những thứ nguy hiểm ấy. Chúng ta sẽ thành công trong việc làm điều này chỉ khi nào lý trí và đức tin cùng nhau sánh bước một cách mới mẻ, chỉ khi nào chúng ta thắng vượt được cái hạn hữu tự áp đặt của lý trí đối với những gì là khả thực theo thử nghiệm, và chỉ khi nào chúng ta một lần nữa vạch ra được những vùng chân trời rộng lớn của lý trí. Theo chiều hướng này thì thần học mới đáng thuộc về đại học đường và mới đáng thực hiện cuộc đối thoại bao rộng với các khoa học, không phải chỉ như là một ngành về lịch sử và một ngành của các khoa học nhân văn, mà thực sự là thần học, là việc thẩm tra tính cách hợp lý của đức tin.

 

Chỉ như thế chúng ta mới có thể thực hiện một cuộc đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo là những gì hết sức cần thiết ngày nay. Nơi thế giới Tây phương, nhiều người chủ trương rằng chỉ có thứ lý trí có tính cách thực chứng và những hình thức của triết học theo thứ lý trí này mới có giá trị phổ quát. Tuy nhiên, các nền văn hóa về đạo giáo sâu xa của thế giới đều thấy việc loại trừ thần linh này khỏi tính cách phổ quát của lý trí là một thứ tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của những nền văn hóa ấy. Một thứ lý trí tỏ ra câm điếc trước thần linh và đẩy tôn giáo vào lãnh vực của các thứ hạ tầng văn hóa là một lý trí không thể nhập cuộc đối thoại với các nền văn hóa. Đồng thời, như tôi đã cố gắng chứng tỏ, lý trí khoa học tân tiến có yếu tố mang tính cách triết lý Plato sâu đậm chất chứa nơi mình một vấn đề hướng về những gì ở ngoài chính nó và ở ngoài cả những tiềm năng nơi phương pháp học của nó nữa. Lý trí khoa học tân tiến hoàn toàn dễ dàng chấp nhận cái cấu trúc hợp lý của chất thể, cũng như cái tương hợp giữa tinh thần của chúng ta với những cấu trúc hợp lý vốn có nơi thiên nhiên tạo vật là những gì phương pháp học của lý trí khoa học tân tiến cần phải dựa vào. Tuy nhiên, vấn đề tại sao sự việc này cần phải như thế là một vấn đề thực sự, và là một vấn đề cần phải được các ngành khoa học tự nhiên trả về cho các kiểu cách và lãnh vực suy tưởng khác – tức cho triết học và thần học. Đối với triết lý, và cho dù bằng đường lối khác nhau, đối với cả thần học, thì việc lắng nghe những cảm nghiệm và những minh thức cao cả nơi những truyền thống tôn giáo của loài người, cũng như những cảm nghiệm cùng minh thức của riêng đức tin Kitô Giáo, là một nguồn kiến thức, và việc coi thường việc lắng nghe này sẽ là một thứ hạn chế bất khả chấp cho việc lắng nghe và đáp ứng của chúng ta. Ở đây tôi nhớ tới điều triết gia Socrates nói với Phaedo. Trong hững cuộc đàm đạo đầu tiên của mình, có nhiều ý nghĩ sai lầm về triết lý đã được nêu lên, nên Socrates đã nói: “Thật là dễ hiểu khi có người cảm thấy khó chịu trước tất cả những thứ khái niệm sai lầm mà đối với cuộc đời còn lại của mình họ tỏ ra kinh thường và chế nhạo tất cả những gì nói về hữu thể – thế nhưng vì vậy mà họ lại bị hụt hẫng đi cái sự thật về việc hiện hữu và phải chịu mất mát lớn lao”. Tây phương đã lâu bị nguy hiểm bởi thái độ không ưa thích đối với những vấn nạn được tiềm tàng nơi tính chất hợp lý của mình, và vì thế chỉ có thể phải chịu đựng cái tai hại cả thể. Can đảm dấn thân cho tính cách bao rộng của lý trí và không chối bỏ tính cách cao cả của nó – đó là chương trình từ đó một khoa thần học được bắt nguồn từ niềm tin theo Thánh Kinh mới có thể tham gia vào những cuộc tranh luận của thời đại chúng ta. “Việc không tác hành hợp lý, không hành động với logos, là điều trái với bản tính của Thiên Chúa”, hoàng đế Manuel II đã nói như thế, theo kiến thức Kitô Giáo của ông về Thiên Chúa, để đáp lại đối thoại viên người Ba Tư của ông. Chính vì để tiến đến với cái logos cao cả này, đến với cái rộng lớn của lý trí ấy, mà chúng ta kêu gọi đồng bạn của chúng ta hãy thực hiện cuộc đối thoại về các nền văn hóa. Công việc cao cả của đại học đường đó là liên lỉ tái nhận thức lý trí vậy.

 

 

 

 

Phần II

 

Một thế giới Hồi Giáo bị chấn động và bấn loạn

trước bài diễn văn của Giáo Hoàng Biển Đức XVI khách quan dính dáng tới Hồi Giáo

 

 

Thứ Năm 14/9

 

Mở màn là Tổ Chức Hội Nghị Hồi Giáo, trong một bản tuyên ngôn được phổ biến hôm Thứ Năm, 14/9/2006, cho biết rằng tổ chức này “lấy làm tiếc về những lời trích dẫn của vị giáo hoàng này về Đời Sống của Tiên Tri Mohammed Khả Kính, và về những gì vị giáo hoàng đã đề cập tới như là ‘việc lan truyền’ Hồi Giáo ‘bằng gươm đao’ vậy. Việc qui kết về vấn đề sự kiện Hồi Giáo lan tràn khắp thế giới cho việc đổ máu và bạo lực, một việc bạo lực ‘không hợp với bản tính của Thiên Chúa’, là một chuyện hoàn toàn bóp méo sự thật, chuyện bóp méo sự thật cho thấy không hề biết gì tới Hồi Giáo và lịch sử Hồi Giáo”.

 

Thứ Sáu 15/9

 

Theo bài Muslim fury at pope jihad comments” được tác giả Syed Mohsin Naqvi viết và được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày Thứ Sáu 15/9/2006, thì “Giáo Hoàng Biển Đức XVI bị thế giới Hồi Giáo hôm Thứ Sáu chỉ trích tới tấp về những nhận định ông bày tỏ vào đầu tuần này liên quan tới vị Tiên Tri Mohammed và niềm tin của Hồi Giáo, có một số thành phố đã xẩy ra những cuộc xuống đường phản đối”.

 

Trước hết, Hội Đồng Quốc Gia Pakistan là hạ viện quốc hội nước này đã đồng loạt thông qua một quyết nghị hôm Thứ Sáu lên án những nhận định của giáo hoàng Biển Đức XVI. Văn Phòng Ngoại Giao Pakistan cũng đặt vấn đề về những lời nhận định này của Giáo Hoàng, cho những nhận định ấy là những gì hết sức giằng co, đáng tiếc và chống lại Hồi Giáo.

 

Vị Chủ Tịch tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo là Mohammed Mahdi Akef cũng tỏ ra giận dữ trước bài nói về hàn lâm này của vị giáo hoàng. Vị chủ tịch này nói: “Những lời phát biểu của vị giáo hoàng này là những gì đổ thêm dầu vào lửa và làm bùng lên giận dữ trong thế giới Hồi Giáo, và cho thấy rằng Tây Phương có những chính trị gia và giáo sĩ hận thù Hội Giáo”.

 

Thậm chí làn sóng phản đối này cũng xẩy ra cả ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi ngài giáo hoàng sẽ tới viếng thăm vào tháng 11 tới đây. Cơ quan thông tin Anatolian quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã trích lại lời của vị lãnh đạo văn phòng Hướng Dẫn Chung Về Tôn Giáo Vụ ở Ankara là Ali Bardakoglu như thế này: “Những lời lẽ của vị giáo hoàng này hết sức là đáng tiếc, đáng quan ngại và bất hạnh liên quan tới thế giới Kitô Giáo và nền hòa bình chung của nhân loại. Tôi không thấy có ích lợi gì nơi một người đến viếng thăm thế giới Hồi Giáo lại nghĩ tưởng như thế về vị thánh tiên tri của Hồi Giáo”.

 

Theo hãng thông tấn AP cho biết thì ở Syria, vị đại giáo sĩ Hồi Giáo phái Sunni nắm thẩm quyến tối cao về tôn giáo, đã gửi cho vị giáo hoàng này một bức thư nói rằng ông ta sở rằng những lời nhận định của giáo hoàng về Hồi Giáo sẽ gây tệ hại cho mối liên hệ liên tôn.

 

Ở Thánh Phố Gaza Thánh Địa, Thủ Tướng Palestine là Ismail Haniya đã lên án sau những buổi cầu nguyện Thứ Sáu này rằng, những nhận định của ngài Biển Đức XVI “là những gì không đúng và phỉ báng yếu tính của tôn giáo thánh này cũng như phỉ báng lịch sử của Hồi Giáo. Chúng tôi nói cùng vị giáo hoàng này là hãy tái xét lại những lời nhận định ấy và hãy ngưng việc phỉ báng đạo Hồi là tôn giáo có trên 1 tỉ rưỡi người tin theo”.

 

Ở Lebanon, vị giáo sĩ cao cấp nhất của Hồi Giáo phái Shitte là Ayatollah Mohammed Hussein Fadlallah đã nói với tín đồ của mình rằng vị giáo hoàng này phải đích thân xin lỗi việc đã xỉ nhục Hồi Giáo: “Chúng ta không chấp nhận lời xin lỗi này qua những bộ phận Vatican… mà là ông ta (Biển Đức XVI) hãy đích thân xin lỗi – không phải qua các viên chức của ông – những người Hồi Giáo vì việc giải thích sai lầm (về Hồi Giáo)”.

 

Ở Jammu Ấn Độ, thành phần xuống đường Hồi Giáo đã hô hoán những lời lẽ chống lại vị giáo hoàng này. Ở Cairô Ai Cập, có khoảng 100 người biểu tình ở bên ngoài khu đền thờ al-Azhar thuộc thủ đô Cairô này để chống lại Vatican. Một biến cố trùng hợp xẩy ra không biết có phải do thái độ phản đối này hay chăng, đó là vụ một nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở Giải Gaza bị hư hại nặng nề bởi một vụ nổ nhẹ cũng vào hôm Thứ Sáu này.

 

Thứ Bảy 16/9

 

Theo bài “Pope upset that Muslims offended” được CNN phổ biến ngày Thứ Bảy 16/9/2006 thì vị giáo hoàng Biển Đức XVI cảm thấy ‘rất buồn’, vì bài nói của mình về Hồi Giáo đã phạm tới tín đồ Hồi Giáo và tỏ lòng tôn trọng niềm tin tưởng của họ.

 

Ở Nam Dương, có cả ngàn người xuống đường phản đối. Bên ngoài Tòa Lãnh Sự Palestine ở thủ đô Jakarta, đoàn biểu tình đứng vẫy cờ trong khi người dẫn đầu là Heri Budianto hô hoán câu: ‘Thiên Chúa là Đấng cao cả’. Ông này nói với đám biểu tình rằng:

 

“Chúng ta dĩ nhiên biết rằng chỉ có tín đồ Hồi Giáo mới hiểu được ý nghĩa của cuộc thánh chiến mà thôi. Thánh chiến không thể nào lại có thể liên hệ tới bạo lực, những người Hồi Giáo chúng ta không có tính chất bạo động’.

 

Theo hãng thông tấn AP thì Thủ Tướng Mã Lai là Abdullah Ahmad Badawi đã lên tiếng hôm Thứ Bảy kêu gọi vị giáo hoàng phải xin lỗi và rút lời lại:

“Vị giáo hoàng này không được nhẹ nhàng làm lan tràn sự lăng nhục đã từng xẩy ra. Giờ đây Vatican phải lãnh trọn trách nhiệm về vấn đề này và thực hiện những gì cần thiết để sửa sai”.

 

Ngoại Trưởng nước Morocco, một nước theo Hồi Giáo ở Bắc Phi Châu, hôm Thứ Bảy cũng xác nhận với CNN là nước của ông đã gọi đặc sứ của mình đang làm việc với Vatican về để tham luận.

 

Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Tayyip Erdogan, cũng vào hôm Thứ Bảy, 16/9, đã cho rằng những nhận định của vị giáo hoàng là những gì ‘gớm ghiếc’ và nói vị giáo hoàng này phải rút lời lại. Theo hãng thông tấn Reuter thì vị này đã lên tiếng trên đài truyền hình rằng:

 

“Vị giáo hoàng này nói như là một chính trị gia hơn là một con người của tôn giáo. Những lời phát biểu ấy là những gì gớm ghiếc và đáng tiếc. Vị giáo hoàng này cần phải lui bước để bảo trì nền hòa bình liên tôn”.

 

Ngoài việc phản đối xuất phát từ thế giới Hồi Giáo, ở thế giới Tây Phương còn có tờ New York Times, trong bài bình luận của mình hôm Thứ Bảy cũng cho rằng vị giáo hoàng cần phải phổ biến một lời xin lỗi về những trích dẫn trong bài diễn văn của mình:

 

“Thế giới kỹ lưỡng lắng nghe những lời lẽ của bất cứ vị giáo hoàng nào. Và thật là thê thảm và nguy hiểm khi có vị đi gieo rắc đớn đau, dù là cố ý hay vô tình. Ông cần phải lên tiếng xin lỗi một cách thật lòng và thỏa đáng, cho thấy rằng lời lẽ cũng là những gì có thể hàn gắn được”.

 

Tuy nhiên, cũng vào hôm Thứ Bảy, theo hãng thông tấn Reuters thì Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng bênh vực vị giáo hoàng, khi nói với tở nhật báo Bild rằng vị giáo hoàng này chỉ có ý kêu gọi việc đối thoại với các tôn giáo khác mà thôi:

 

“Ai chỉ trích vị giáo hoàng này là người hiểu lầm mục địch của bài ngài nói. Đó là một lời kêu gọi đối thoại giữa các tôn giáo và vị giáo hoàng này rõ ràng là nói theo chiều hướng đối thoại ấy – Những gì được giáo hoàng Biển Đức XVI nhấn mạnh đó là việc loại trừ một cách dứt khoát và kiên quyết tất cả mọi hình thức bạo động nhân danh tôn giáo”.

 

Theo bài “Muslim anger over papal comments grows” của Benjamin Harvey ngày Thứ Sáu 15/9 trên mạng điện toán toàn cầu CNN, thì có một số chuyên gia cho rằng những nhận định của giáo hoàng Biển Đức XVI hôm Thứ Ba 12/9/2006 ở Đại Học Regensburg liên quan tới Hồi Giáo là những gì còn tệ hại hơn cả bộ tranh biếm họa ở Đan Mạch vào hồi Tháng 2/2006 vừa rồi, vì lần này xuất phát từ một vị lãnh đạo khối tín đồ tương đương với Hồi Giáo. Một phân tích gia ở Cairô Ai Cập nghiên cứu về chiến đấu tính của Hồi Giáo là Diaa Rashwan cho biết:

 

“Những lời tuyên bố này của vị giáo hoàng còn nguy hại hơn cả những bức tranh biếm họa nữa, vì nó xuất phát từ một thẩm quyền Kitô giáo quan trọng nhất thế giới – các bức tranh biếm họa chỉ xuất phát từ thành phần họa sĩ mà thôi”. 

 

Đáng chú ý nhất là những lên án mạnh mẽ nhất lại xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đang có một nền dân chủ ôn hòa và muốn gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, cũng là quốc gia vị giáo hoàng này sẽ đến viếng thăm vào tháng 11 tới đây, nơi chẳng những có tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo toàn cầu, liên quan tới vấn đề đại kết Kitô Giáo, mà còn liên quan tới cả vấn đề đối thoại liên tôn, vì nước này theo Hồi Giáo.

 

Nhân vật tên Salih Kapusuz, phó thủ lãnh đảng Hồi Giáo của Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói trên truyền hình quốc gia rằng những phát ngôn của giáo hoàng Biển Đức XVI một là ‘thành quả của sự thiếu hiểu biết đáng thương’ về Hồi Giáo và về vị tiên tri của đạo này, hay tệ hơn nữa, là một việc cố tình bóp méo sự thật. Nhân vật này nói:

 

“Ông (giáo hoàng này) có một tâm thức đen tối được bắt nguồn từ Thời Trung Cổ tối tăm. Ông là một thứ sơ đẳng chưa học được tinh thần canh tân của thế giới Kitô Giáo. Dường như đây là một nỗ lực muốn làm sống lại tâm thức của các cuộc Đạo Binh Thánh Giá. Biển Đức, tác giả của những phát ngôn khốn nạn và xấc láo ấy, đang bị thụt lùi vào lịch sử bởi những lời lẽ của mình. Ông đang bị thụt lùi vào lịch sử cũng một kiểu như các nhà lãnh đạo Hitler và Mussolini”.

 

Cũng tại Thổ Nhĩ Kỳ, giáo hoàng Biển Đức XVI còn bị yêu cầu là phải xin lỗi trước cuộc viếng thăm của ngài tới đây. Một đảng phái khác đã tổ chức một một xuống đường ở bên ngoài đến thờ lớn nhất Ankara, với một nhóm khoảng 50 người đã đến đặt một vòng hoa đen bên ngoài cơ quan sứ vụ ngoại giao của tòa thánh Vatican.

 

Chúa Nhật 17/9

 

Những lời thanh minh của Đức Thánh Cha trong buổi nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 17/9/2006 đã được chuyển dịch sang tiếng Ả Rập và được phổ biến ở trang nhất của tờ L'Osservatore Romano, ấn bản Ý ngữ, ngày 18-19/9/2006.

 

Thế nhưng, theo mạng điện toàn cầu CNN cùng ngày Chúa Nhật 17/9/2006, qua bài “Muslims demand apology from pope” của Flavia Taggiasco, Hada Messia và Delia Gallagher, thì giáo hoàng Biển Đức XVI đã đích thân lên tiếng thanh minh về những gì ngài nói gây chấn động bất lợi nơi thế giới Hồi Giáo từ Thứ Năm 14/9 vừa rồi, song các vị lãnh đạo Hồi Giáo vẫn cho rằng chưa đủ và khăng khăng đòi vị giáo hoàng này phải lên tiếng xin lỗi mới được.

 

Đúng thế, vị lãnh đạo phó tổ chức Huynh Đệ Tín Đồ Hồi Giáo, một nhóm chống đối chính ở Ai Cập, đã nói rằng: “Những giải thích của vị giáo hoàng muốn xí xóa đi những nhận định trước đây của mình ấy vẫn chưa đủ. Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ngoài lời xin lỗi”. Cũng chính vị này, trước đó, đã cho rằng những lời của vị giáo hoàng trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật là “một lời xin lỗi thích đáng”.

 

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng thông tấn AP thì ông Bộ Trưởng Nội Vụ Mehmet Aydin đã nói với thành phần phóng viên báo chí ở Istabul rằng vị giáo hoàng này có vẻ tỏ ra xin lỗi về việc phản ứng giận dữ chứ không phải về chính những nhận định của ông:

 

“Quí vị một là nói lời ‘tôi xin lỗi’ này một cách thích đáng hai là chẳng nói gì hết. Quí vị xin lỗi về việc nói một điều như vậy hay về những hậu quả của điều ấy đây?”

 

Tuy nhiên, theo ông Bộ Trưởng Ngoại Giao của nước Thổ Nhĩ Kỳ này thì chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng này đến đất Thổ vẫn không có gì thay đổi.

 

Ở Iran, theo đài truyền hình quốc gia, thì hôm Chúa Nhật 17/9, khắp xứ sở này đã diễn ra những cuộc xuống đường chống lại những lời nhận định của giáo hoàng Biển Đức XVI.

 

Ở Morocco, Bộ Trưởng Ngoại Giao đã triệu hồi vị đặc sứ của nước này đang làm việc với Quốc Đô Vatican để tham vấn. Ông bộ trưởng cho biết Vua Mohammed VI đã gửi một bức thư cho giáo hoàng Biển Đức XVI phản đối về “những lời phát biểu xúc phạm” của giáo hoàng.

 

Theo hãng thông tấn AP thì vị giáo sĩ Ahmad Khatami đã nói với những người xuống đường ở thành thánh Qom, so sánh vị giáo hoàng này với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush như cả hai “liên hiệp với nhau để tái diễn những Đạo Binh Thánh Giá”:

 

“Nếu vị giáo hoàng này không lên tiếng xin lỗi thì cơn giận dữ của tín đồ Hồi Giáo sẽ tiếp tục cho tới khi ông ta cảm thấy hết sức thống hối. Ông ta cần phải đi đến với các vị giáo sĩ, ngồi xuống học hiểu về Hồi Giáo”.

 

Ông giáo sư ở Học Viện Nghiên Cứu Pháp Lý và Hồi Giáo ở Riyadh, nước Saudi Arabia, là Mohammed al-Nujeimi, cũng chỉ trích lời phát biểu của giáo hoàng Biển Đức XVI qua đài truyền hình Al-Arabiya rằng: “Vị giáo hoàng này không muốn xin lỗi. Ông ta đang lẩn tránh lời xin lỗi và những gì ông nói hôm nay là việc lập lại lời phát biểu trước đây của ông ấy mà thôi”.

 

Ở Palestine, cơ quan an ninh ở đây cho biết đã có một nhà thờ ở Tulkarem bị tấn công bằng những chai nước trái cây Mototov hôm Chúa Nhật, và một nhà thờ ở Tubas gần Jenin bị tấn công. Thẩm quyền địa phương đang điều tra các vụ tấn công bằng chai nước trái cây Molotov vào 3 nhà thờ ở Nablus hôm Thứ Bảy 16/9, cũng như một cuộc tấn công vào nhà thờ ở Gaza. Một nhóm được gọi là “Lions of Monotheism” đã nhận gây ra hai vụ hôm Thứ Bảy. Ở Mogadishu, hãng thống tấn Reuters cho biết có những tay súng bắn chết một nữ tu người Ý ở một bệnh viện nhi đồng hôm Chúa Nhật. Những cuộc tấn công này, xẩy ra trùng hợp vào thời điểm thế giới đang giận dữ trước lời nói của giáo hoàng Biển Đức XVI liên quan tới Hồi Giáo, được cho rằng có liên quan tới tình hình đang căng thẳng bấy giờ.

 

Trước tình hình căng thẳng cũng như chiều hướng nổi loạn và bạo động vốn xẩy ra vào những trường hợp như thế này, như đã xẩy ra vào Tháng Hai, liên quan tới bộ tranh biếm họa ở Đan Mạch, lực lượng cảnh sát Ý quốc đã gia tăng việc bảo vệ an ninh ở Vatican và Castel Gandolfo.

 

Thứ Hai 18/9

 

 

Theo bài “Al Qaeda threat over pope speech” được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu CNN sáng hôm Thứ Hai 18/9/2006, thì Nhóm Khủng Bố Quốc Tế Al Qaeda nhập cuộc chống đối Giáo Hoàng Biển Đức XVI.

 

Thật vậy, Mujahedeen Shura Council, một trùm tổ chức ở Cairô Ai Cập của các nhóm Ả Rập Sunni cực đoan, tronmg đó có cả nhóm al-Qaeda ở Iraq, đã tung ra một lời tuyên bố trên mạng điện toán toàn cầu của họ, thể sẽ tiếp tục cuộc thánh chiến của mình chống lại Tây Phương.

 

Tổ chức này nói rằng các tín đồ Hồi Giáo sẽ chiến thắng, và ngỏ lời cùng vị giáo hoàng được họ gọi là ‘kẻ tôn thờ thập tự giá’ rằng: “Nhà ngươi cùng Tây Phương đang bị lên án, như nhà ngươi có thể thấy được cuộc thảm bại ở Iraq, A Phú Hãn, Chechnya và các nơi khác… Tụi này sẽ bẻ gẫy cây thập tự giá, sẽ đổ tràn chất lỏng và sẽ đè đầu bóp cổ, để rồi chỉ có một điều duy nhất khả chấp đó là theo đạo (Hồi giáo) hay gươm đao (sát hại)”. 

 

Trong khi đó, ở Kashmir thuộc vùng kiểm soát của Ấn Độ, các cửa tiệm, việc buôn bán và trường học đều đóng cửa để đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của vị lãnh đạo nhóm Hồi Giáo cực đoan trong việc phản đối giáo hoàng Biển Đức XVI. Dân chúng đối những bánh xe và hô hoán rằng "Down with the pope".

 

Thành phần chống đối cũng bùng lên ở cả Iraq, họ đốt hình nộm của vị giáo hoàng này ở Basra, và ở Nam Dương, có cả trăm người biểu tình trước Tòa Khâm Sứ Vatican ở Jakarta được canh giữ nghiêm ngặt, họ vẫy vẫy những câu biểu ngữ như “Giáo hoàng đang xây dựng tôn giáo trên hận thù”.

 

Dù sao những lời tỏ ra sâu xa buồn tiếc của vị giáo hoàng trưa hôm Chúa Nhật cũng làm dịu bớt phần nào tình hình căng thẳng đang diễn ra từ hôm Thứ Năm 14/9 gây ra bởi mấy câu được vị giáo hoàng trích dẫn lời của vị hoàng đế Bizantine thời trung cổ nhận định về Hồi Giáo liên quan tới bạo lực.

 

Bởi thế, ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi vị giáo hoàng tới viếng thăm vào tháng 11 tới đây, vẫn giữ nguyên quyết định viếng thăm, không thay đổi hay hủy bỏ. Tuy nhiên, trong khi các vị giám mục đang soạn thảo chương trình về phụng vụ ở Istanbul cho vị giáo hoàng, thì Bộ Trưởng Nội Vụ là Mehmet Aydin, nhân vật trông coi các thứ tôn giáo vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết họ mong rằng thẩm quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hủy bỏ cuộc viếng thăm này nếu giáo hoàng Biển Đức XVI không hoàn toàn lên tiếng xin lỗi. Ông nói:

 

“Chúng tôi mong rằng các vị có thẩm quyền hãy đồng loạt hủy bỏ chuyến viếng thăm này. Việc vị giáo hoàng này tới viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không làm bùng lên mối hiệp nhất các nền văn minh mà là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh”.

 

Chưa hết, nhân vật tổng thư ký của hiệp hội luật lệ HUKUK-DER đã đệ trình yêu cầu lên Bộ Công Lý hãy bắt giữ vị giáo hoàng này khi vị giáo hoàng đặt chân tới đất Thổ, nơi có người công dân của nước này đã ra tay ám sát Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13/5/1981 ở Rôma.

 

Lời kêu gọi này, lời kêu gọi của nhân vật mang tên Fikret Karabekmez, nguyên lập pháp gia, đã yêu cầu giáo hoàng Biển Đức XVI bị xét xử theo một số khoản luật pháp của Thổ, trong đó có tội phá rối quyền tự do tin tưởng, tội khuyến khích kỳ thị tôn giáo, và tội gây hận thù tôn giáo. Vị công tố viên của bộ công lý sẽ cứu xét điều yêu cầu và quyết định có nên xét xử vụ này hay chăng.

 

Bộ Trưởng Ngoại Giao của Mã Lai là Syed Hamid Albar cho biết rằng: “Những tín đồ Hồi Giáo đều tỏ ra như thế này một khi cảm thấy mình bị đè nén, và lời phát biểu của vì giáo hoàng này nói rằng ông ta cảm thấy buồn tiếc về những phản ứng giận dữ là những gì không đủ để làm hạ bớt cơn giận – hơn thế nữa, vì ông là vị lãnh đạo tối cao của Vatican”.

 

Nguyên Thủ Tướng Mã Lai là Mahathir Mohamad đã nói trên đài truyền hình toàn quốc ở Pakistan là vị giáo hoàng này rõ ràng là quên rằng chính Kitô Giáo đã lan tràn bằng gươm giáo trong thời Đạo Binh Thánh Giá.

 

Thành phần xuống đường ở thành phố Muzaffarabad, ở phần đất Kashmir dưới quyền kiểm soát của Pakistan, trong đó có người tên là Uzair Ahmed thuộc nhóm chính trị Pakistan là Pasban-e-Hurriyat, nói rằng: “Lời xin lỗi của giáo hoàng chưa đủ, vì ông không nói rằng điều ông nói là sai”.

 

Thậm chí ở cả Trung Hoa, nơi chính quyền chặt chẽ kiểm soát các hoạt động tôn giáo, cũng có một viên chức cao cấp về tôn giáo nói rằng giáo hoàng Biển Đức XVI hạ nhục các tín đồ Hồi Giáo của nước ấy. Viên chức này mang tên Chen Guangyuan, chủ tịch của Hiệp Hội Hồi Giáo Trung Hoa, đã nói qua cuộc phỏng vấn với cơ quan thông tín Xinhua rằng “điều này làm tổn thương nặng nề tới cảm giác của các tín đồ Hồi Giáo trên thế giới, bao gồm cả những tín đồ Hồi Giáo ở Trung Hoa”.

 

 Thứ Hai 25/9

 

Đúng như đã hẹn, vào lúc 11 giờ 45 sáng Thứ Hai, 25/9/2006, tại dinh giáo hoàng nghỉ mát của mình ở Castelgandolfo, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp Đức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Đối Thoại Liên Tôn, và thành phần đại diện thế giới Hồi Giáo ở tại Ý cũng như trên khắp thế giới.

 

Thật vậy, hiện diện trong buổi gặp gỡ có tính cách hòa giải này, người ta thấy bên thế giới Hồi Giáo chẳng những có các vị đặc sứ ngoại giao làm việc với Quốc Đô Vatican thuộc 22 quốc gia đa số Hồi Giáo là Kuwait, Jordan, Pakistan, Qatar, Ivory Coast, Indonesia, Turkey, Bosnia-Herzegovina, Lebanon, Yemen, Egypt, Iraq, Senegal, Algeria, Morocco, Albania, the Arab League, Syria, Tunisia, Libya, Iran và Azerbaijan, mà còn có cả 14 phần tử thuộc Hội Đồng Hồi Giáo Ý Quốc cùng với các đại diện thuộc Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo Ý Quốc và Văn Phòng Liên Minh Hồi Giáo Thế Giới.

 

Trong bài “Pope: 'Total and profound respect for Muslims'” cùng ngày Thứ Hai 25/9, mạng điện toán toàn cầu CNN đã phổ biến hình ảnh về buổi gặp gỡ này, đồng thời cũng cho biết nhận định của một số thành phần tham dự. Chẳng hạn của vị đặc sứ của Iraq là Albert Edward Ismail Yelda, người đã nói:

 

“Đức Thánh Cha đã nói ngài hết sức tôn trọng Hồi Giáo. Đó là những gì chúng tôi đã mong đợi. Bây giờ là lúc bất cứ những gì đã xẩy ra qua một bên để xây dựng những chiếc cầu liên kết”.

 

Về phần mình, vị chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Chư Cộng Đồng và Tổ Chức Hồi Giáo ở Ý là Mohammed Nour Dachan đã nói qua văn bản được trao cho Đức Giáo Hoàng là: “Cuộc gặp gỡ hôm nay là dấu hiệu của việc muốn thực hiện một cuộc đối thoại không thể coi thường”.

 

Trước hết Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn và Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Văn  Hóa là Paul Poupard đã giới thiệu với Đức Thánh Cha từng vị khách, trong đó có 4 người phụ nữ, và từng người đã được Đức Thánh Cha nói chuyện. Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn được 2 vị đại diện Hồi Giáo ngỏ lời chúc mừng nữa, qua vị giáo trưởng của đền thờ Hồi Giáo Rôma là Ali Salem Mohammed Salem, cũng như qua vị tổng thư ký của Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo ở Ý là Abdellah Redou. Cuộc gặp gỡ kéo dài hơn nửa tiếng và chụp ảnh chung.

 

Khi Đức Thánh nói tới câu, việc đối thoại giữa tín đồ Hồi Giáo và tín đồ Kitô Giáo là “một nhu cầu sống còn chi phối phần lớn tương lai của chúng ta” đã được thính giả vỗ tay hoan hô.

 

Sau cuộc gặp gỡ, tác giả Tawfik, người Iraq sống ở Ý là Younis Tawfik, cũng hiện diện trong cuộc gặp gỡ này, đã bày tỏ cảm nhận với Đài Phát Thanh Vatican rằng những lời lẽ của Đức Giáo Hoàng “cảm động và sâu đậm, vì ngài không muốn lập lại hay nhấn mạnh đến vấn đề tranh luận trong những ngày qua, nhưng là cống hiến một bài diễn từ hoàn toàn mới mẻ, như thể ngài muốn tạo một khúc quanh, muốn sang trang, nhấn mạnh tới việc tiếp tục đường lối đối thoại của Giáo Hội. Ngài đã khẳng định việc ngài trân trọng quí mến Hồi Giáo, tín đồ Hồi Giáo, cống hiến cho chúng tôi một bài học hết sức nhân nhượng, nhất là khi ngài bắt đầu chào chúng tôi từng người một. Ngài bỏ đủ giờ để hỏi han từng người xem họ là ai và cám ơn từng người đã đến tham dự buổi triều kiến này”. 

 

Vị tác giả này đã nói rằng ông coi bài diễn từ của Đức Thánh Cha là những gì rất quan trọng vào lúc này đây là lúc “nhiều người chỉ tìm kiếm lợi lộc của mình, trong đó có hận thù và đối địch. … Ngược lại, bài diễn từ của Đức Thánh Cha muốn tránh đi cái đối địch này, và muốn mời gọi tất cả mọi người hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của hòa bình cùng các giá trị của con người”.

 

 

 

 

 

Phần III

 

Đáp ứng ôn hòa của thế giới Công Giáo trước phản ứng dữ dội của thế giới Hồi Giáo

về bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

 

 

Bản Tuyên Cáo của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh tối hôm Thứ Năm 14/9/2006

 

“Về việc phản ứng của các vị lãnh đạo Hồi Giáo đối với một số đoạn trong bài diễn từ của Đức Thánh Cha nói ở Đại Học Regensburg, cần phải lưu ý rằng những gì Đức Thánh Cha muốn nói – và là những gì xuất phát từ việc cẩn thận đọc sách vở – đó là việc ngài rõ ràng và mạnh mẽ bác bài những gì thúc đẩy  bạo lực liên quan tới tôn giáo.

 

“Đức Thánh Cha chắc chắn không có ý thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về thánh chiến và về những tư tưởng Hồi Giáo liên quan tới chủ đề, lại càng không có ý xúc phạm tới những cảm thức của tín đồ Hồi Giáo.

 

“Vấn đề hoàn toàn ngược lại, những gì rõ ràng xuất phát từ những lời diễn văn của Đức Thánh Cha là một lời cảnh giác được ngỏ cùng văn hóa Tây Phương, để tránh đi ‘thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự linh thánh là những gì hành sử quyền tự do’. Thật vậy, việc quan tâm chính đáng tới chiều kích tôn giáo là điều kiện thiết yếu cho việc đối thoại hiệu nghiệm với các nền văn hóa và tôn giáo lớn trên thế giới. Đúng thế, để kết thúc bài diễn văn của mình ở Regensburg, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định rằng ‘các nền văn hóa về tôn giáo sâu xa nhất trên thế giới đều thấy việc loại trừ thần linh ra khỏi tính cách phổ quát của lý trí như là một cuộc tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của các nền văn hóa ấy ra sao. Một lý trí tỏ ra điếc lác trước thần linh, và đẩy lui tôn giáo vào lãnh vực của những thứ văn hóa phụ thuộc là thứ lý trí không thể nào thực hiện việc đối thoại giữa các nền văn hóa’.

 

“Như thế vấn đề hiển nhiên đó là, Đức Thánh Cha ước muốn vun trồng một thái độ biết tôn trọng và đối thoại với các tôn giáo và văn hóa khác, trong đó dĩ nhiên có cả Hồi Giáo”.

 

 

Lời Dẫn Giải 16/9/2006 của Đức Hồng Y tân Quốc Vụ Khanh Bertone của Quốc Đô Vatican

 

“Trước phản ứng nơi các thành phần tín đồ Hồi Giáo về một số đọan trong bài nói của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg, và cùng với những lời thanh minh cũng như dẫn giải đã được vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh trình bày. Tôi xin nói thêm những điều sau đây:

 

“Chủ trương của vị Giáo Hoàng này liên quan tới Hồi Giáo là những gì được bày tỏ nhất trí với văn kiện công đồng Nostra Aetate: ‘Giáo Hội cũng tỏ ra trân trọng đối với những tín đồ Hồi Giáo. Họ tôn thờ vị Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và tự hữu, xót thương và toàn năng, Đấng Tạo Dựng nên trời đất, Đấng đã nói với con người; họ chấp nhận thực hiện việc thuận phục thậm chí cả những chỉ thị khôn thấu của Ngài, như Abraham, vị có liên quan tới niềm tin của Hồi Giáo, đã tuân phục Thiên Chúa. Cho dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, họ cũng tôn kính Người như là một vị tiên tri. Họ cũng tôn kính cả Đức Maria nữa; có những lúc họ còn tha thiết kêu cầu với Người nữa. Ngoài ra, họ trông đợi ngày phán quyết là lúc Thiên Chúa sẽ thưởng công cho tất cả những ai được sống lại từ kẻ chết. Sau hết, họ trân quí đời sống luân lý và tôn thờ Thiên Chúa đặc biệt bằng việc nguyện cầu, bố thí và chay tịnh’ (số 3).

 

“Ý muốn của vị Giáo Hoàng ủng hộ việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa này là những gì hoàn toàn minh bạch như nhau.  Trong cuộc gặp gỡ với các vị đại diện thuộc những cộng đồng Hồi Giáo ở Cologne Đức Quốc, ngày 20/8/2005, ngài đã nói rằng một cuộc đối thoại như thế giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo ‘không thể biến thành một cái gì ngoại thuộc tùy ý’, ngài còn nói thêm: ‘Những bài học của quá khứ cần phải giúp chúng ta tránh lánh việc lập lại những điều sai lầm tương tự. Chúng ta cần phải tìm kiếm những đường lối hòa giải và học biết sống tôn trọng căn tính của nhau’.

 

“Về ý nghĩ của hoàng đế Byzantine Manuel II Paleologus được ngài trích dẫn trong bài nói của ngài ở Regensburg, Đức Thánh Cha đã không có ý hay đang có ý chấp nhận ý nghĩ ấy một cách nào đó. Ngài chỉ sử dụng nó như cách để thực hiện – trong một bối cảnh về hàn lâm, và như được rõ ràng qua việc cẩn thận đọc toàn bản văn – một số những chia sẻ về đề tài liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, và kết luận bằng việc rõ ràng mãnh mẽ bác bỏ động lực tôn giáo cho vấn đề bạo lực, bất cứ về phía nào. Ở đây, cần phải nhắc lại những gì chính giáo hoàng Biển Đức XVI vừa mới khẳng định trong Sứ Điệp tưởng nhớ 20 năm kỷ niệm Cuộc Họp liên tôn Nguyện Cầu cho Hòa Bình, một biến cố được vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II khởi xướng ở Assisi vào tháng 10 năm 1986: ‘… những phô diễn về bạo lực không thể được qui ghép cho tôn giáo như vậy, mà là cho những gì hạn hữu về văn hóa là những gì tôn giáo sống với và phát triển trong thời gian…. Thật vậy, những chứng thực về mối liên hệ chặt chẽ hiện hữu giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và đạo lý về yêu thương đều được ghi nhận nơi tất cả mọi truyền thống tôn giáo lớn.

 

“Bởi vậy Đức Thánh Cha thành thật hối tiếc là có một số đoạn trong bài diễn văn của mình có vẻ phạm tới các cảm thức của tín đồ Hồi Giáo, và là những đoạn đã được giải thích không hợp với chủ ý của ngài. Thật vậy, chính ngài, trước lòng nhiệt tình về tôn giáo của các tín đồ Hồi Giáo, đã cảnh giác nền văn hóa Tây Phương bị tục hóa hãy coi chừng trước ‘thái độ khinh miệt Thiên Chúa và thái độ ngạo mạn cho rằng việc diễu cợt sự linh thánh là một thứ hành sử của quyền tự do’.

 

“Để lập lại việc ngài tôn trọng và quí mến những ai tuyên xưng Hồi Giáo, ngài hy vọng rằng họ sẽ được giúp để hiểu biết ý nghĩa xác thực của những lời lẽ ngài nói, nhờ đó, khi mau chóng thắng vượt được giây phút khôn nguôi hiện nay, họ củng cố việc làm chứng cho ‘Đấng Tạo Dựng trời đất, Đấng đã nói với con người’, và gia tăng việc hợp tác ‘để cùng nhau cổ võ công lý xã hội và phúc hạnh luân lý cũng như hòa bình và tự do cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostra Aetate, 3)”.

 

 

Lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI được dẫn chứng trong cả hai lần thanh minh của Tòa Thánh

 

Trong lời tuyên ngôn thanh minh trên đây, vị linh mục giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican đã đề cập tới câu: “Thái độ tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và ngạo mạn cho rằng việc chế diễu sự linh thánh là những gì hành sử quyền tự do”, một câu then chốt cho thấy vị giáo hoàng đương kim của chúng ta cũng nhắm đến việc kêu gọi cả nền văn hóa Tây Phương đang bị khủng hoảng và băng hoại nói chung, và ám chỉ đến biến cố liên quan đến bộ tranh biếm họa ở Đan Mạch vào tháng 2/2006 nói riêng. Ngoài ra, Đức Hồng Y Bertone Tarcisio, SDB, cũng trích lại câu đã được linh mục Federico Lombardi, SJ, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh trích dẫn trên đây, khi nói: "Thật vậy, chính ngài, trước lòng nhiệt tình về tôn giáo của các tín đồ Hồi Giáo, đã cảnh giác nền văn hóa Tây Phương bị tục hóa hãy coi chừng trước ‘thái độ khinh miệt Thiên Chúa và thái độ ngạo mạn cho rằng việc diễu cợt sự linh thánh là một thứ hành sử của quyền tự do'". Bởi thế, ở đây, chúng ta không thể nào không trích lại nguyên văn đoạn được ngài nói tới trong bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich. Sau đây là nguyên văn  

 

“Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục kỹ năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, (biệt chú: ở đây ĐTC đang nói tối nhân dân Đức quốc), thế nhưng đồng thời họ sợ hãi trước một thứ hình thức của lý trí hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhãn quan của con người, như thể đó là hình thức cao nhất của lý trí, và là một hình thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hóa của họ nữa. Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do, và chủ trương thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lý cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học.

 

“Các bạn thân mến, cái ngạo mạn này không phải là một thứ nhân nhượng và tính cách cởi mở về văn hóa được dân chúng trên thế giới tìm kiếm và tất cả chúng ta đều muốn! Sự nhân nhượng chúng ta hết sức cần đến bao gồm cả lòng kính sợ Thiên Chúa tôn trọng những gì người khác cho là linh thánh. Việc tôn trọng đối với những gì người khác cho là linh thánh ấy đòi hỏi là chính chúng ta cần phải học biết lại việc tỏ lòng kính sợ Thiên Chúa. Cảm quan tôn trọng này có thể được tái sinh nơi thế giới Tây Phương chỉ khi nào niềm tin tưởng vào Thiên Chúa được phát sinh, chỉ khi nào Thiên Chúa một lần nữa trở nên hiện hữu đối với chúng ta và trong chúng ta.

 

Chúng ta không áp đặt niềm tin này trên bất cứ một ai. Việc dụ giáo như thế là những gì nghịch lại với Kitô Giáo. Đức tin chỉ có thể phát triển trong tự do. Thế nhưng chúng ta muốn kêu gọi quyền tự do của con người nam nữ hãy hướng về Thiên Chúa, tìm kiếm Ngài, nghe tiếng của Ngài……….

 

Thế giới cần đến Thiên Chúa. Chúng ta cần Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa như thế nào? Trong bài đọc thứ nhất, vị tiên tri nói với một người đang chịu áp đảo rằng: ‘Ngài sẽ đến báo oán’ (Is 35:4). Chúng ta có thể dễ dàng cho rằng tại sao con người nghĩ đến báo oán. Thế nhưng chính vị tiên tri này tiếp tục tỏ cho thấy những gì thực sự là, đó là sự thiện hảo chữa lành của Thiên Chúa. Lời giải thích cuối cùng nơi lời của vị tiên tri này được thấy nơi Đấng đã chết trên thập giá: Nơi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể. ‘Việc trả oán’ của Người là thập tự giá: một tiếng ‘không’ đối với bạo lực và là ‘một tình yêu thương cho đến cùng’. Đó là vị Thiên Chúa chúng ta cần.

 

Chúng ta không thôi tỏ lòng tôn trọng đối với những tôn giáo và văn hóa khác, việc sâu xa tôn trọng niềm tin của họ, khi chúng ta minh nhiên và dứt khoát loan truyền vị Thiên Chúa chống lại bạo lực bằng nỗi đớn đau của mình; Đấng trước quyền lực sự dữ đã tỏ ra tình thương của Người, để kìm hãm và chế ngự sự dữ. Giờ đây chúng ta hãy dâng lời nguyện của chúng ta lên Ngài, xin Ngài ở với chúng ta và giúp chúng ta trở thành những nhân chứng cho Người. Amen!”

 

(Người viết tự ý nhấn mạnh ở những chỗ được in đậm. Nếu cần, xin xem bài phân tích của người viết về đoạn này trong bài Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Văn Hóa Tây Phương trong Chuyến Tông Du Bavaria Đức Quốc)
 

Đức Hồng Y Murphy-O’Connor lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

Sau đây là nguyên văn bản tuyên cáo của ĐHY Murphy-O’Connor, Tổng Giám Mục ở Westminster, Anh Quốc, được đọc trong tất cả mọi Thánh Lễ Chúa Nhật trong giáo phận của ngài vào cuối tuần lễ 16-17/9/2006.

 

“Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong một bài nói được tường trình một cách rộng rãi, đã thực sự kêu gọi một cuộc đối thoại của các nền văn hóa căn cứ vào đức tin và lý trí. Đối với tôi, hoàn toàn rõ ràng là Giáo Hoàng Biển Đức XVI không có ý phạm tới những cảm thức của anh chị em Hồi Giáo của chúng ta. Chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn phiền của ngài nếu bất cứ đoạn văn nào trong bài nói của ngài có thể phạm tới các tín đồ Hồi Giáo. Những gì chất chứa rõ ràng trong bài diễn văn của ngài đó là việc ngài thật sự bác bỏ bất cứ một động lực tôn giáo liên quan đến bạo lực.

 

“Về phần mình, chúng  tôi sẽ tiếp tục phát triển những mối liên hệ tốt đẹp với cộng đồng Hồi Giáo trong xứ sở của chúng ta theo chiều hướng tôn trọng nhau và cùng mong muốn xây dựng công lý và hòa bình trên thế giới của chúng ta. Chính tôi sẽ đứng bên các vị lãnh đạo Hồi Giáo và Do Thái ở Đường Downing vào Chúa Nhật này để thiết tha kêu gọi các chính quyền hãy làm hết sức trong khả năng của mình để ngăn chặn chết chóc và hủy hoại hơn nữa ở Sudan. Xin nhớ đến ý chỉ này trong lời cầu nguyện của anh chị em. Cũng hãy cầu nguyện cho việc đối thoại và hợp tác liên tôn được thành quả tốt đẹp trong tương lai. 

 

Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor

Tổng Giám Mục Westminster

 

 

Đức Tổng Giám Mục Yangon lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

 

Đức Tổng Giám Mục Charles Bo ở Yangon, nước Myanmar, một xứ sở có 47 triệu dân, trong đó hầu hết theo Phật Giáo, chỉ có 4% Hồi Giáo, chia sẻ nhận định của mình với mạng điện toán toàn cầu Zenit về tình hình thế giới Hồi Giáo liên quan tới cầu nói của Đức Thánh Cha trong dịp ngài viếng thăm Bavaria Đức Quốc hôm Thứ Ba 12/9/2006. Nguyên văn những lời vị tổng giám mục này nói như sau:

 

“Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nói một câu rất rõ ràng, ở chỗ bạo lực không thích hợp với bản tính của Thiên Chúa. Bạo lực và sát hại là những gì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa.

 

“Ngài làm sáng tỏ vấn đề Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu là những gì bảo đảm và làm phát sinh sự sống. Thiên Chúa là Đấng ban phát sự sống. Đó là lý do sâu xa tại sao một nhà thần học được kính trọng và rất được ca ngợi như vị Giáo Hoàng này đã cống hiến một sứ điệp minh nhiên như thế trong bức thông điệp đầu tay ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ của ngài.

 

“Vị Giáo Hoàng này đã nói ở một viện đại học, nơi ngài đã chọn để lập lại rằng chiều kích tôn giáo là những gì cần thiết cho tất cả mọi người, và niềm tin là những gì trọng yếu để cảm nghiệm được sự sống viên mãn.

 

“Cái lạnh lùng của lý lẽ thường đưa đến một đời sống phạm thánh – đó là những gì ngài đã cố gắng nói lên.

 

“Về vấn đề này, vị Giáo Hoàng đã hoàn toàn nói lên được cảm thức và ước muốn của hằng triệu tín đồ Hồi Giáo là thành phần không cách này thì cách khác nói rằng: ‘Bạo lực và Hồi Giáo không thể nào dính dáng với nhau… Chúng tôi là những tín đồ Hồi Giáo và chúng tôi muốn là những tín đồ Hồi Giáo trong thế giới ngày nay, và chống lại những ai sử dụng tôn giáo để phạm đến người khác. Tôn giáo không thể nào là nguồn gốc của xung đột, chiến tranh, hay bất cứ một loại bạo động nào khác’.”

 

 

Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Lên Tiếng Thanh Minh trong Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 17/9/2006

 

“Vào lúc này đây, tôi hết sức buồn tiếc về những phản ứng ở một số quốc gia trước một ít đoạn trong bài diễn văn của tôi ở Đại Học Regensburg, những đoạn bị coi là xúc phạm tới cảm thức của tín đồ Hồi Giáo.

 

“Những đoạn ấy thực sự là một đoạn trích dẫn từ một cuốn sách thời trung cổ, những đoạn không thể nào biểu hiện cho ý nghĩ riêng tư của tôi.

 

“Hôm qua, hồng y quốc vụ khanh đã phổ biến một bản tuyên cáo về vấn đề này, trong đó, ngài giải thích ý nghĩa thực sự những lời tôi nói. Tôi hy vọng rằng bản tuyên cáo đó là những gì sẽ giúp làm lắng dịu nhiều tâm can và làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của bài diễn văn của tôi, một bài diễn văn với tất cả nội dung của nó đã và đang là một lời mời gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại thẳng thắn và chân thành, với tấm lòng hết sức tôn trọng lẫn nhau”.

 

 

Chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn cám ơn việc chấp nhận lời thanh minh của Đức Thánh Cha

 

Chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn là Đức Hồng Y Paul Poupard đã lên tiếng cám ơn tín đồ Hồi Giáo đã chấp nhận lời thanh minh của Đức Thánh Cha về bài diễn văn của ngài ở Đại Học Regensburg.

 

Việc này xẩy ra hôm Thứ Ba 19/9/2006, tại Campidoglio, sảnh đường của thành phố Rôma, trong nghi thức ra mắt tờ báo liên tôn mang tựa đề Biết Nhau Để Sống Với Nhau. Vị hồng y này nói:

 

“Trong giây phút rất khó khăn này, chúng ta không thể nào không nhớ đến lời kêu gọi đối thoại đã được mở màn bởi vị Giáo Hoàng này như là một nhu cầu trọng yếu chi phối tương lai của chúng ta. Ở tổng hành dinh liên tôn này đây, tôi xin cám ơn tất cả những ai đã tích cực chấp nhận những lời lẽ cuối cùng vừa rồi của vị Giáo Hoàng trong buổi Truyền Tin Chúa Nhật và chúng tôi muốn tái xác nhận lòng tôn trọng của chúng tôi”.

 

Cuộc họp được chấm dứt bằng việc bắt tay giữa vị hồng y này với giáo trưởng đền thờ Rôma là Sami Salem, và trưởng tôn sư hội đường Do Thái ở Rôma là Riccardo Di Segni.

 

 

Tòa Thánh lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc về bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo

 

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Geneva, đã dùng bài đóng góp của mình hôm Thứ Ba 19/9/2006 tại Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc họp ở Geneva Thụy Sĩ để chẳng những thanh minh cho bài diễn văn của ĐTC phát biểu tại Đại Học Regensburg đã gây chấn động thế giới Hồi Giáo, mà còn tỏ ra nghi ngờ về một số những phản ứng thiếu cân xứng nữa.

 

Thật vậy, đài Phát Thanh Vatican cho biết vị tổng giám mục này nói rằng bài diễn văn của Đức Thánh Cha cần phải được “hiểu theo một chiều kích thích đáng, bằng một tinh thần đối thoại ôn hòa và xây dựng”.

 

Vị tổng giám mục đại diện tòa thánh ở Liên Hiệp Quốc này giải thích ý hướng của bài diễn văn khi nói rằng vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ‘khi nhìn nhận những khía cạnh tích cực của tính chất hiện đại’, muốn ‘nới rộng chân trời của lý trí để nó bao gồm cả chiều kích tôn giáo, nhờ đó, bắt đầu thực hiện một cuộc đối thoại chung theo lý trí’. Có thế, theo vị tổng giám mục nói tiếp, mới có thể bênh vực được những giá trị nhân bản của các nền văn hóa tôn giáo, kể cả Hồi Giáo.

 

Về việc Đức Thánh Cha trích dẫn lời của vị hoàng đề Byzantine thời trung cổ, theo vị tổng giám mục này, thì Giáo Hoàng Biển Đức XVI chỉ muốn nhấn mạnh rằng ‘bạo lực bao giờ cũng là những gì phi lý’ và ‘không hợp với bản tính của Thiên Chúa’, những xác tín ‘hợp tình hợp lý với tất cả mọi tín đồ, bao gồm cả Kitô hữu và Hồi hữu’. 

 

Thật vậy, vị Giám Mục Rôma Biến Đức XVI đã đích thân xác nhận vào hôm Chúa Nhật vừa rồi là lời trích dẫn về Hồi Giáo ‘không thể là những gì nói lên ý nghĩ cá nhân của tôi’. Đó là lý do, vị tổng giám mục quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva Thụy Sĩ, yêu cầu đọc bài diễn văn gây chấn động thế giới Hồi Giáo ấy ‘một cách toàn diện’.

 

Về các cuộc xuống đường phản đối nơi thế giới Hồi Giáo, vị tổng giám mục nhận định rằng: ‘các cuộc biểu tình này xẩy ra thậm chí ngay cả trước khi bài diễn văn được dịch sang ngôn ngữ có thể hiểu được bởi thành phần dân chúng kéo nhau đi biểu tình’, vì những cuộc biểu tình ấy được thực hiện theo ‘những nhan đề lừa dối của truyền thông’, thành phần cần phải ‘lãnh trách nhiệm của mình’.

 

Trong phần kết luận, vị tổng giám chẳng những nhận định rằng con đường cần phải thực hiện đó là việc cần phải ‘hiểu biết hơn nữa những niềm tin tưởng và văn hóa của người khác’, mà còn kêu gọi ‘một cuộc đối thoại chân thực và một tương lai hòa bình’.

 

Ủy Ban Âu Châu lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

Ủy Ban Âu Châu đã cho là bất khả chấp nhận những phản ứng “bất cân xứng” của thế giới Hồi Giáo về những lời trích dẫn của giáo hoàng Biển Đức XVI nơi bài diễn văn ngài đọc ở Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, những phản ứng cho thấy muốn “phủ nhận quyền tự do ngôn luận”, như những ngôn từ của vị giáo hoàng này về Hồi Giáo.

Vị phát ngôn viên của ủy ban này là Johannes Laitenberger đã phát biểu trong buổi họp báo hôm Thứ Hai 18/9/2006 rằng: “Tự do ngôn luận là nền tảng các giá trị của Châu Âu, khi tỏ ra tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo hay phi tôn giáo”.

Vị phát ngôn viên này nhận định rằng bài diễn văn của đức giáo hoàng cần phải được xét “theo toàn diện của nó”, chứ đừng phản ứng đối với “những trích dẫn bị lấy ra khỏi mạch văn hay thậm chí còn tệ hơn nữa” đến những trích dẫn cố ý tách ra khỏi mạch văn”.

 

ĐTC Biển Đức XVI Lên Tiếng Dẫn Giải trong Buổi Triều Kiến Chung Hằng Tuần Thứ Tư 20/9

“Tôi đã chọn đề tài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Để dẫn thính giả của mình vào bản chất thê thảm và vai trò quan trọng hiện tại của đề tài này, tôi đã trích dẫn một số lời từ cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo từ thế kỷ thứ 14, một cuộc đối thoại được một Kitô hữu là Hoàng Đế Byzantine Manuel II Paleologus trình bày với vị đối thoại Hồi Giáo của mình, một cách chúng ta cảm thấy sống sượng không thể tượng tượng, vấn đề về mối liên hệ giữa đức tin và bạo lực.

 

“Tiếc thay, chính lời trích dẫn này đã dẫn đến chỗ hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với thành phần độc giả thận trọng đọc bản văn của tôi thì thấy rõ là tôi không thể nào lại chấp nhận những lời lẽ tiêu cực được thốt ra từ cửa miệng của vị hoàng đế thời trung cổ này, và nội dung có tính cách luận chiến của của những lời lẽ ấy không biểu hiện cho những niềm xác tín của cá nhân tôi. Chủ ý của tôi hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, căn cứ vào những gì được hoàng đế Manuel II nói sau đó theo chiều hướng tích cực… liên quan tới lý trí là những gì cần phải hướng dẫn chúng ta trong việc truyền đạt niềm tin, tôi muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực mà là tôn giáo và lý trí mới là những gì đi đôi với nhau.

 

“Bởi thế, đề tài của bài tôi nói là mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí. Tôi muốn kêu gọi thực hiện một cuộc đối thoại giữa đức tin Kitô Giáo với thế giới hiện đại, cũng như một cuộc đối thoại giữa tất cả mọi nền văn hóa và tôn giáo. Tôi hy vọng rằng những thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm này của tôi - chẳng hạn như ở Munich, tôi đã nhấn mạnh tới tính cách quan trọng biết bao cần phải tỏ ra tôn trọng những gì là linh thánh đối với người khác – đã cho thấy rõ niềm tôn trọng sâu xa của tôi đối với tất cả những đại tôn giáo, cách riêng đối với tín đồ Hồi Giáo là những người ‘tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất’, và cùng với họ chúng ta dấn thân cổ võ ‘hòa bình, tự do, công lý xã hội và các giá trị luân lý cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostrs Aetate, 3).

 

“Thế nên, tôi tin rằng sau những phản ứng ban đầu, những lời lẽ của tôi ở Đại Học Regensburg có thể trở thành một tác lực và niềm phấn khích hướng tới một cuộc đối thoại tích cực thậm chí tự kiểm cả giữa các tôn giáo cũng như giữa lý trí hiện đại và niềm tin Kitô Giáo”.

 

 

Phó chủ tịch Quốc Hội Âu Châu đã gửi 732 bản văn bài nói của Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho mọi thành viên của cơ cấu này

 

Hôm Thứ Tư 20/9/2006, vị phó chủ tịch Quốc Hội Âu Châu là Mario Mauro đã gửi 732 bản văn bài nói của Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006 cho mọi thành viên của cơ cấu này.

 

Trong thư được gửi kèm theo, vị phó chủ tịch này bày tỏ là ông hy vọng rằng “tương lai sẽ tránh được những thứ mạo dụng, và Quốc Hội Âu Châu sẽ minh nhiên chủ trương ủng hộ quyền tự do ngôn luận”.

 

Nhân vật này viết tiếp: “Trong bài diễn văn của mình, vì Giáo Hoàng này chỉ kêu gọi đối thoại, một lời ngỏ rõ ràng là đã bị hiểu lầm và mạo dụng bởi thế giới Hồi Giáo một phần và bởi truyền thông một phần, thành phần không hiểu được ý nghĩ thực sự của vì Giáo Hoàng”.

 

 

Hội Đồng Giám Mục Ý lên tiếng bênh vực Đức Thánh Cha

 

Trong phiên họp mở màn cho Hội Đồng Thường Trực của hội đồng giám mục Ý hôm Thứ Hai 19/9/2006, Đức Hồng Y Camillo Ruini, đại diện giáo phận Rôma, đã lên tiếng ủng hộ Đức Thánh Cha và chỉ trích các cuộc vận động xuống đường chống lại ngài.

 

Trước hết, vị hồng y đại diện giáo phận này đã ngỏ lời chào Đức Thánh Cha, khi nhắc lại chuyến tông du của ngài về Bavaria, ngài đã làm chứng “bằng việc chia sẻ hết sức sâu xa và nhẹ nhàng thuyết phục, niềm tin vào vị Thiên Chúa là Đấng nơi Ngài con người, lý trí của họ và tự do của họ mới đạt được tình trạng viên trọn cao cả và đích thực”.

 

Vị chủ tịch hội đồng giám mục Ý này tiếp tục nói: “Trong bài nói rạng ngời ở Đại Học Regensburg, ngài chẳng những có thể nêu lên mà còn biện luận cho chân lý, cho tính chất hiệu năng và hợp thời của Kitô Giáo nơi mô hình thần học cả thể, cùng một lúc vừa có tính cách lịch sử lại vừa có tính cách triết lý, khả dĩ có được mối liên hệ thiết yếu giữa lý trí của con người với niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng là ‘Logos’, khi cho thấy rằng mối liên hệ này không bị giới hạn vào quá khứ mà còn hướng tới những nhãn quan rộng lớn ngày nay đối với lòng chúng ta ước muốn biết và sống một sự sống trọn vẹn và tự do”.

 

Vị hồng y nhấn mạnh rằng, bài nói này, cùng với bức thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” và bài của Đức Thánh Cha ngỏ cùng Giáo Triều Rôma hôm 22/12/2005 vừa qua, đã là những gì cống hiến cho “những điều phối hợp thiết yếu nơi sứ điệp của vị Giáo Hoàng này, những gì cần phải được suy niệm và sâu xa thấm nhiễm, liên quan tới hội nghị giáo hội toàn quốc đang chờ đợi chúng ta ở Verona”.

 

Về vấn đề những phản ứng ồn ào đối với bài diễn văn của Đức Thánh Cha ở Regensburg, vị hồng y này nói rằng ngài cảm thấy “lạ lùng và buồn bã” là “có những điều khẳng định trong bài diễn văn này được giải thích sai lạc như là những gì xúc phạm tới đạo Hồi và vì thế gây ra những hành động ghê rợn cùng với những lời đe dọa khôn tả – có lẽ cũng đã cung cấp cho việc viện cớ để sát hại một cách ghê gớm Dì Leonella Sgobarti ở Mogadishu”.

 

Theo vị hồng y này thì Đức Thánh Cha thực sự là muốn kêu gọi “một cuộc đối thoại thực sự các nền văn hóa và tôn giáo, một cuộc đối thoại chúng ta đang thật là cần đến”, như chính bài diễn văn đề cập tới, cũng như vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh nói tới trong lời tuyên cào hôm Thứ Bảy vừa rồi.

 

Vị hồng y 75 tuổi này cho biết rằng “về phần các vị giám mục Ý, chúng tôi bày tỏ cùng vị Giáo Hoàng này tất cả lòng gắn bó và đoàn kết của chúng tôi và gia tăng lời chúng tôi nguyện cầu cho ngài, cho Giáo Hội, cho quyền tự do tôn giáo của chúng tôi, cho việc đối thoại và tình hữu nghị giữa các tôn giáo và chư dân”.

 

Vị ông y kết luận: “Trái lại, chúng tôi cảm thấy tiếc cho những lời giải thích, cũng chẳng thiếu gì nơi xứ sở của chúng tôi, những lời giải thích qui cho Đức Thánh Cha trách nhiệm mà ngài tuyệt đối không có hay những sai lầm mà ngài không vi phạm, và là những lời dẫn giải có khuynh hướng tấn công con người của ngài và thừa tác vụ của ngài”.

 

 

Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ việc Đức Thánh Cha kêu gọi Đối Thoại

 

Vị chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Giám Mục William Skylstad đã phổ biến một văn thư tỏ ra ủng hộ việc đối thoại của Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi thực hiện giữa đức tin Kitô Giáo và thế giới tân tiến, cũng như giữa tất cả mọi nền văn hóa và các tôn giáo. Ngài cho biết rằng cơ cấu giáo phẩm này “nhiệt liệt ủng hộ lời Đức Thánh Cha của chúng tôi là Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi đối thoại, trong bài nói của ngài hôm nay, Thứ Tư, 30/9…”

 

“Trước những trạng huống xẩy ra trong tuần vừa rồi, rõ ràng là cần phải có một cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi Giáo, một cuộc đối thoại chúng ta tỏ ra tôn trọng, như lời của Đức Thánh Cha, ‘những gì là linh thánh của người khác’.

 

“Ở Hiệp Chủng Quốc, các vị giám mục đang tham dự một cuộc đối thoại như thế. Cùng với vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI, chúng tôi nhìn nhận rằng người Công Giáo và Hồi Giáo ‘đều thờ phượng một vị Thiên Chúa duy nhất’. Vì những biến cố xẩy ra trong 5 năm qua (ở đây, theo người chuyển dịch này thì vị giám mục chủ tịch này cố ý nói từ ngày 11/9/2001), cuộc đối thoại này là những gì đặc biệt khẩn trương, nhờ đó Kitô hữu và tín đồ Hồi Giáo mới có thể cùng nhau hoạt động trong việc cổ võ ‘hòa bình, tự do, công bằng xã hội và các giá trị luân lý cho lợi ích của toàn thể nhân loại’, như vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói.

 

“Chúng tôi hy vọng rằng nội dung của bài nói được Đức Thánh Cha trình bày tuần vừa rồi tại Đại Học Regensburg ở Đức, một bài nói ngài muốn diễn tả mối liên hệ xác đáng giữa niềm tin và lý trí, sẽ được hiểu biết một cách toàn vẹn và đúng đắn.

 

“Tức, như Đức Thánh Cha đã nói trong huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật 17/9, nó là một bài nói ‘theo nội dung toàn diện của mình đã là và đang là lời mời gọi thực hiện một cuộc thẳng thắn và chân thành đối thoại một cách hết sức tương kính.

 

“Chính thái độ này của Đức Thánh Cha mới là những gì xứng đáng kéo chú ý của thế giới hơn là những lời lẻ cũ kỹ thuộc bao thế kỷ của một con người bày tỏ một quan điểm mà chúng ta không thể phủ nhận là không có song vẫn không còn là những gì khơi động một thứ Kitô Giáo chân thực”.

 

Cuộc Gặp Gỡ giữa Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Đại Diện Thế Giới Hồi Giáo Thứ Hai 25/9/2006

Theo cơ quan thông tin Ý quốc là ANSA, nhất là theo thông báo chính thức của văn phòng báo chí Tòa Thánh loan báo hôm Thứ Sáu 22/9/2006, thì vào lúc 11 giờ 45 sáng ngày Thứ Hai 25/9/2006, tại dinh nghỉ mát giáo hoàng ở Castel Gandolfo, vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta sẽ tiếp Đức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Đối Thoại Liên Tôn và chẳng những một số đại diện Hồi Giáo ở Y thuộc Hội Đồng cộng đồng Hồi Giáo Ý được gọi là Islam Cosulta, mà còn cả các vị lãnh sự thuộc các nước đa số Hồi Giáo đang có liên hệ ngoại giáo với Quốc Đô Vatican.

Một viên chức cao cấp của Tòa Thánh Vatican đã nói vào hôm Thứ Sáu 22/9/2006 rằng: “Mục đích của cuộc gặp gỡ này là để tái tấu việc đối thoại với thế giới Hồi Giáo”.

Các vị lãnh sự thuộc thế giới Hồi Giáo đang làm việc với Tòa Thánh Vatican cho biết là họ hy vọng cuộc họp này sẽ phục hồi lòng tin tưởng giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và các tín độ Hồi Giáo đang tức giận về những lời trích dẫn của Đức Giáo Hoàng ở Đức hôm Thứ Ba 12/9 vừa rồi.

Nhân vật phó lãnh sự của nước Iran đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng: “Chúng tôi hoan nghinh cuộc gặp gỡ này và chắc chắn sẽ tới tham dự. Đây là một dấu hiệu tốt đẹp từ Vatican. Tôi biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là những gì cải tiến những mối liên hệ với thế giới Hồi Giáo”.

Nhân vật lãnh đạo các mối liên hệ quốc tế ở văn phòng công vụ Vatican của Liên Hiệp Ả Rập là Fathi Abuabed cũng đã cho hãng thông tấn Reuters biết rằng: “Cuộc gặp gỡ này sẽ là một cuộc gặp gỡ rất ư là quan trọng, đặc biệt là trong những ngày này, để cố gắng ngăn chặn mọi hành động không tốt”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Diễn Từ ngỏ cùng Các Vị Lãnh Sự Chư Quốc Đa Số Hồi Giáo và Các Vị Đại Diện Chư Cộng Đồng Hồi Giáo Ở Ý, Thứ Hai 25/9/2006 tại Sala degli Svioãeri, Castel Gandolfo

 

Đức Hồng Y Poupard thân mến,

Quị Vị Lãnh Sự,

Quí Bạn Hồi Giáo thân mến,

 

Tôi hân hoan tiếp đón quí vị đến với cuộc qui tụ do tôi muốn sắp xếp để củng cố những thắt kết thân tình và liên hiệp giữa Tòa Thánh và các cộng đồng Hồi Giáo khắp thế giới. Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Poupard, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn, về những lời ngài ngỏ cùng tôi, và tôi xin cám ơn tất cả quí vị đã đáp lại lời mời của tôi.

 

Những tình huống dẫn đến việc chúng ta qui tụ lại đây là những gì đã tỏ tường. Tôi đã có cơ hội để suy nghĩ về những tình huống ấy trong tuần vừa qua. Trong bối cảnh đặc biệt này, hôm nay tôi cần phải lập lại tất cả lòng quí mến và sâu xa tôn trọng của tôi đối với các tín đồ Hồi Giáo, nhớ lại những lời của Công Đồng Chung Vaticanô II, những lời, đối với Giáo Hội Công Giáo là Bản Hiến Chương cho vấn đề đối thoại liên tôn giữa tín đồ Hồi Giáo và Kitô Giáo: “Giáo Hội tỏ ra trân trọng đối với các tín đồ Hồi Giáo. Họ tôn thờ một vị Thiên Chúa duy nhất hằng sống và tự tại, nhân ái và toàn năng, là Đấng Tạo Thàng trời đất, Đấng đã nói với nhân loại, và là Đấng có những chỉ thị, cho dù là kín đáo, cũng được họ hết lòng tìm cách tỏ ra thuận phục, như Abraham, vị có liên hệ tới niềm tin của Hồi Giáo, đã thuận phục Thiên Chúa vậy”  (Declaration Nostra Aetate, 3). Chính vì muốn mạnh mẽ theo chiều hướng ấy mà ngay từ khi mở màn cho giáo triều của mình, tôi đã có lần bày tỏ ước muốn của mình trong việc tiếp tục thiết lập những chiếc cầu nối thân hữu với các thành phần tín hữu thuộc tất cả mọi tôn giáo, đặc biệt tỏ ra cảm nhận về việc tiến triển đối thoại giữa tín đồ Hồi Giáo và Kitô Giáo (cf. Address to the Delegates of Other Churches and Ecclesial Communities and of Other Religious Traditions, 25 April 2005). Như tôi đã nhấn mạnh đến ở Cologne năm ngoái, “việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo không thể trở thành một cái gì ngoại tại tùy ý. Thật thế, nó là một nhu cầu sống chi phối một phần lớn tương lai của chúng ta” (Meeting with Representatives of Some Muslim Communities, Cologne, 20 August 2005). Trong một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi, chúng ta rất cần phải thực hiện một cuộc đối thoại thực sự giữa các đạo giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có thể giúp chúng ta thắng vượt được tất cả mọi căng thẳng, trong tinh thần hợp tác tốt đẹp với nhau. Bởi thế, để tiếp tục công cuộc đã được vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thành tâm nguyện xin cho các mối liên hệ của lòng tin tưởng đã từng phát triển giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo qua một số năm, chẳng những sẽ được tiếp tục, mà còn tiến triển hơn nữa trong tinh thần chân tình và trân trọng đối thoại, theo chiều hướng tương kiến thực sự hơn nữa, một thứ tương kiến biết hân hoan nhìn nhận các thứ giá trị về tôn giáo chúng ta đều có và biết trung thành tôn trọng những tính cách khác biệt của nhau.

 

Việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa là một nhu cầu cần thiết cho việc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ hằng được tất cả mọi người thiện tâm thiết tha trông đợi này. Về vấn đề này, những người đương thời của chúng ta trông mong nơi chúng ta một chứng từ hùng hồn trong việc chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy được cái giá trị của chiều kích tôn giáo của đời sống. Cũng thế, trung thành với giáo huấn thuộc truyền thống tôn giáo của mình, các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo cần phải biết cùng nhau hoạt động, như họ đã thực sự thực hiện nơi nhiều điều chung, để canh chừng tất cả mọi hình thức bất khoan nhượng cũng như để chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực. Đối với chúng ta là thành phần thẩm quyền về tôn giáo và là thành phần lãnh đạo về chính trị, chúng ta cần phải hướng dẫn và phấn khích họ theo chiều hướng ấy. Thật thế, “mặc dù có những bất hòa và hận thù đáng kể xẩy ra giữa các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo qua các thế kỷ, Công Đồng này cũng thiết tha xin tất cả mọi phe phái là, bằng việc quên đi quá khứ, họ hướng mình đến việc chân tình hiểu biết lẫn nhau, và cùng nhau bảo tồn lẫn cổ võ công bình xã hội cùng với các thứ giá trị luân lý cũng như hòa bình và tự do cho tất cả mọi dân tộc” (Declaration, Nostra Aetate, 3). Bởi thế, các bài học trong quá khứ cần phải trở thành những gì giúp chúng ta tìm kiếm được những đường lối hòa giải, hầu sống trong sự tôn trọng căn tính và tự do của từng cá nhân, hướng đến sự hợp tác tốt đẹp trong việc phục vụ toàn thể nhân loại. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói trong bài diễn từ đáng ghi nhớ của ngài với thành phần giới trẻ tại Casablanca ở Morocco là: ‘Việc tôn trọng và đối thoại đòi phải có tính cách hỗ tương trong tất cả mọi lãnh vực, nhất là nơi những gì liên quan tới các quyền tự do căn bản, đặc biệt nhất là quyền tự do tôn giáo. Hai việc này là những gì thuận lợi cho vấn đề hòa bình và thuận thảo giữa các dân tộc’ (số 5).

 

Quí bạn thân mến, tôi sâu xa thâm tín rằng, trước tình hình thế giới hiện nay, tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo cần phải gắn bó với nhau để giải quyết nhiều những thách đố đang xẩy ra cho nhân loại, nhất là những thách đố liên quan tới việc bênh vực và cổ võ phẩm vị con người cùng với những quyền lợi xuất phát từ phẩm vị ấy. Khi gia tăng những thứ đe dọa xẩy ra cho nhân loại và hòa bình, bằng việc nhìn nhận tính chất chính yếu của con người cũng như bằng việc kiên trì hoạt động để sự sống con người bao giờ cũng được tôn trọng, tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo tỏ ra tuân phục Đấng Hóa Công, Đấng muốn cho tất cả mọi dân tộc sống phẩm vị được Ngài ban cho họ.

 

Quí bạn thân mến, tôi hết lòng nguyện cầu để vị Thiên Chúa nhân ái dẫn dắt những bước tiến của chúng ta trên con đường hiểu biết nhau hơn bao giờ hết. Vào lúc này đây, thời điểm mở màn cho cuộc hành trình thiêng liêng của mùa chay tịnh Ramadan của tín đồ Hồi Giáo, tôi xin gửi đến tất cả mọi tín đồ Hồi Giáo lời chúc tốt đẹp thân ái của tôi, xin Đấng Toàn Năng ban cho họ đời sống thanh thản và bình an. Xin vị Thiên Chúa của hòa bình ban muôn vàn Phép Lành của Ngài cho quí bạn, cùng các cộng đồng quí bạn đai diện!

 

 

Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn ngỏ lời cùng Đức Thánh Cha mở đầu cuộc gặp gỡ hòa giải

 

Trọng Kính Đức Thánh Cha,

 

Thay mặt cho toàn thể tham dự viên trong cuộc gặp gỡ này, tôi hân hạnh và vinh dự được bày tỏ cùng Đức Thánh Cha niềm tri ân sâu xa của chúng tôi về những giây phút quí hóa được Đức Thánh Cha ban cho chúng tôi để chia sẻ với Đức Thánh Cha trong thời điểm đặc biệt hệ trọng này.

 

Các vị đại diện cao cấp của những quốc gia tụ họp chung quanh tôi đây, cùng với các phần tử của Hội Đồng Hồi Giáo ở Ý quốc, và các vị đại diện Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo ở Ý quốc, đã chứng tỏ, qua sự hiện diện của họ, tính cách thích đáng liên tục của sứ điệp – vào lúc mở màn cho giáo triều của Đức Thánh Cha – được Đức Thánh Cha ngỏ cùng những vị đại diện của chư cộng đồng Hồi Giáo ở Cologne “ở vào những thời điểm đặc biệt khó khăn trong lịch sử của chúng ta”: “Chúng ta cần phải cùng nhau hoạt động nhiều lãnh vực, và cảm thấy liên kết trong việc phục vụ những giá trị luân lý căn bản” bằng sự tương kính và tương kiến.

 

Để rồi, nói một cách xác tín, Đức Thánh Cha đã thêm rằng: “Tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo, chúng ta cần phải cùng nhau đương đầu với nhiều thách đố của thời đại chúng ta đây. Không có vấn đề tỏ ra thái độ dửng dưng lãnh đạm và khoanh tay đứng ngoài cuộc, thậm chí lại càng không có vấn đề thiên vị và bè phái… Việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo không thể bị biến thành một thứ ngoại thân tùy thuộc. Nó thực sự là một nhu cầu sống còn chi phối một phần lớn tương lai của chúng ta”.

 

Về phần Hội Đồng Tòa Thánh Đạc Trách Văn Hóa và Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn mà Đức Thánh Cha đã đặt tôi làm chủ tịch, sẽ thực hiện việc đóng góp của mình, bằng cách liên kết nỗ lực với tất cả mọi người thành tâm thiện chí, trong đó Đức Thánh Cha thấy trước mắt mình thành phần tiêu biểu sáng hôm nay đây.

 

Người Rôma thường nói: “Res nostra agitur – vấn đề của chúng ta đang được giải quyết”. Và những người Rôma ngày nay đã tái xác nhận những lời ấy trong mấy ngày vừa qua ở Thủ Đô này, một ngôi nhà chung của thành phố cổ kính của những cuộc gặp gỡ này. Cùng nhau chúng ta có một quá khứ riêng riêng, và một tương lai để sửa soạn, bằng việc chia sẻ, theo những tương quan riêng của chúng ta đối với Abraham, niềm tin của chúng ta nơi vị Thiên Chúa Duy Nhất và việc chúng ta tôn trọng đối với con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài.

 

Khi cùng nhau thu góp cái gia sản phong phú của vị tiền nhiệm của mình là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang kính nhớ, vị sứ giả của Thiên Chúa và kẻ lữ hành hòa bình đi khắp các quốc gia, Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả chúng tôi, vào lúc bình minh của tân thiên kỷ này, hãy hoạt động hướng tới một cuộc cộng thể giữa niềm tin và lý trí bằng một cuộc đối thoại tin tưởng và ôn hòa giữa các tôn giáo và văn hóa, là những gì chất chứa nơi chúng, ở ngay tâm điểm của những khác biệt của chúng, chứng từ về việc con người cởi mở trước mầu nhiệm cao cả nhất, mầu nhiệm về Thiên Chúa.

 

Trọng kính Đức Thánh Cha, nhờ cuộc gặp gỡ này, chúng tôi hân hoan chứng thực rằng sứ điệp yêu thương và hòa bình của Đức Thánh Cha đã được lắng nghe, và chúng tôi nguyện cầu cùng Thiên Chúa, Đấng là tình thương và đầy lòng trắc ẩn, giúp chúng ta biết áp dụng thực hành sứ điệp ấy, bằng sự tôn trọng những khác biệt của chúng ta.


 

 

“Đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri”

 

Một Học Giả Nhận Định Tích Cực về Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg

 

Cha Maurice Bormans, một vị có thẩm quyền về Hồi Giáo cho biết: ‘Bài diễn văn đã khiến cho thành phần trí thức Hồi Giáo phác họa những lằn ranh cho việc canh tân đổi mới nơi thần học Hồi Giáo’.

 

Cha Borrmans, một trong những vị thừa sai ở Phi Châu, là tác giả của cuốn ‘Hướng Dẫn Cho Việc Đối Thoại giữa Tín Hữu Kitô Hữu và Tín Đồ Hồi Giáo’, và cho tới mới đây, ngài là chủ bút của tập san ‘Islamochristiana’ của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo.

 

Vào hôm Thứ Năm 25/1/2007, ngài đã tham dự một cuộc họp ở cơ quan của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo về những phản ứng đối với bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI ở Regensburg. 

 

Theo ngài có 4 phản ứng như sau: 1) bức thư ngỏ của những vị thần học gia và giáo sĩ thuộc Hội Al-al-Bayt ở Amman hôm 15/10/2006; 2) nhận định của nhà trí thức Hồi Giáo Libya Aref Alas Nayed; 3) suy tư riêng của vị giám đốc tở điểm báo  Ljtihad của người Labanon; 4) bức thư ngỏ của vị đồng chủ tịch Hmida Ennaifer thuộc Nhóm Nghiên Cứu Hồi Giáo Kitô Giáo.

 

Theo vị linh mục này thì 4 phản ứng này đều nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải suy tư một cách nghiêm chỉnh hơn và khoa học hơn về một số những khía cạnh chính yếu cho cuộc đối thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo.

 

Cha nói: ‘Các bài học cần phải được rút tỉa từ vấn đề hiểu lầm này thì nhiều. Một bài học đó là vị thần học gia trở thành Giáo Hoàng này đã thấy được bài diễn văn của ngài có một chiều kích phổ quát ra sao.

 

‘Không phải chỉ có vị Giáo Hoàng này mà còn tất cả những vị lãnh đạo tôn giáo nữa ngày nay không thể chỉ nghĩ tới thành phần tín hữu của mình mà còn hết sức nhậy cảm nghĩ tới cả thành phần vô tín ngưỡng nữa”. 

 

Nhờ ‘chuyến đi thành công ở Thổ Nhĩ Kỳ’ và nhờ cuộc đối thoại được thực hiện với Hồi Giáo, ‘Đức Thánh Cha đã hướng việc hiểu lầm ở Regensburg theo chiều kích xác đáng của nó’.

 

Theo vị linh mục này thì bài diễn văn của Đức Thánh Cha nhắm tới ‘thành phần đồng nghiệp và cựu sinh viên, chứ không phác họa ra một dự án toàn cầu cho tất cả mọi tôn giáo trên thế giới’.

 

‘Lời trích dẫn về hoàng đế Manuel Paleologo đã làm cho một số nghĩ rằng nó là một bài diễn văn có tính cách quốc tế, song vị Giáo Hoàng này đã thực hiện những gì thành phần giáo sư chúng ta đang làm, ngài đề cập tới một lời trích dẫn từ một trong những cuốn sách mới nhất ngài đọc thấy về đề tài này’.

 

Vị linh mục diễn tả tiếp rằng ngày nay ‘những tính cách tế nhị về văn hóa là những gì rất khác nhau’, và ngài đã nhắc đến trường hợp bộ tranh biếm họa tiên tri Mohammed. ‘Một lời nói bông đùa diễu cợt của người Pakistan không phải giống như lời diễu cợt của người Iraq hay Iran’.

 

‘Công việc của chúng ta như những thần học gia và triết gia đó là cho thành phần phóng viên báo chí, thành phần  giáo sư và giảng dạy biết rằng mỗi một người đều có trách nhiệm của mình’.

 

Cha Borrmans nói tiếp: ‘Chúng ta thấy đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri, và đó là những gì vị Giáo Hoàng này muốn dạy, khi lấy bối cảnh là chủ nghĩa thực chứng của Tây phương’.

 

‘Tôi xin lập lại là vị Giáo Hoàng này bấy giờ đã nghĩ tới Âu Châu Kitô Giáo là châu lục đang quên đi các gốc gác của mình; ngài bấy giờ không nghĩ về một cảnh trí liên văn hóa trên hoàn vũ’.

 

Theo vị linh  mục cũng là giáo sư dạy ở Bắc Phi và Vùng Vịnh Ba Tư  thì ‘rất cần phải tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại và nói đến vấn đề phẩm giá của con người, vấn đề ý nghĩa của lịch sử, và vấn đề linh thánh của tạo sinh’.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2007