SINH HOẠT LỜI CHÚA NĂM C
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, biên soạn cho Thiếu Nhi Fatima TGP/LA
(Mùa Hè nghỉ sinh hoạt ừ sau Lễ Thánh Tể khoảng giữa Tháng Sáu, đến hết hè,
khoảng giữa Tháng Chín, khoảng trước hay sau lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ 8/9)
Chúa Nhật Chúa Kitô Vua
Chân Lý Giải Phóng
Phúc Âm Lc 23:35-43
Khi ấy, các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi”. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy Lạp, La Tinh và Do Thái như sau: “Người nầy là vua dân Do Thái”. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng đáng với việc chúng ta đã làm, còn ông nầy, ông có làm gì xấu đâu?” Và anh ta thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Hướng dẫn
Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa Kitô trên thập giá bị thách thức bởi cả dân Do Thái, quân Rôma, và kẻ tội lỗi là tên trộm dữ, về quyền năng của Người. Vì họ tất cả đều nghi ngờ Người thực sự không là Đấng Thiên Sai, mà chỉ là một con người tầm thường như họ, bởi Người, dù cứu được kẻ khác, không thể cứu được mình, không thể tự xuống khỏi thập giá.
Thế nhưng, Chúa Giêsu, cho dù có thể xuống khỏi thập giá, vẫn không làm điều này, để có thể chu toàn Thánh Ý Cha của Người, nhờ đó, Người mới chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Sai, Đấng không đến thế gian để làm theo ý mình, mà là ý Đấng sai Người (x Jn 5:30).
Thật vậy, chính chân lý mới là những gì giải phóng con người (xem John 8:32), vì chân lý là Thực Tại Thần Linh không thể chối cãi, là thực tại làm con người nên viên trọn, là sự sống trường tồn của con người, một sự sống mạnh hơn cả sự chết ở nơi thành phần chứng nhân tông đồ tử đạo dám bỏ mạng sống mình vì chân lý.
Chân lý mạnh hơn tất cả mọi quyền lực, nếu không muốn nói chân lý là quyền lực trên hết, là quyền lực vượt trên tất cả mọi quyền lực, là quyền lực vô địch, quyền lực đã từng làm cho thần dữ phải lẩn tránh trốn chạy và làm cho kẻ dữ chói mắt không dám đối diện.
Chúa Giêsu chẳng những “là chân lý” mà còn “là sự sống” (John 14:6), “là ánh sáng thế gian, để ai tin vào (Người) thì không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12). Đó là lý do tất cả những gì phát tỏa từ Chúa Giêsu là Chân Lý này, đều là chính sự sống và ban phát sự sống cho con người.
Chính thái độ “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (x Mt 11:29) được phát tỏa ra từ một con người quyền năng vốn cứu được kẻ khác ấy đã làm nẩy sinh sự sống nơi người trộm lành, để rồi, nhờ đó, nhờ sự sống mãnh liệt này, người trộm ấy, một con người tìm kiếm chân lý thì nhận ra tiếng của Thiên Chúa ấy (x Jn 18:37), đã chẳng những chân nhận tội lỗi đáng tử hình của mình mà còn đơn phương lên tiếng bênh vực và tôn vinh Chúa Kitô vô tội một cách mạnh mẽ công khai trước thành phần đang vào hùa với nhau cười nhạo châm biếm Người bấy giờ.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi “Chân Lý Giải Phóng”.
Sinh Hoạt
1. Chơi theo nhóm. Mỗi nhóm cử ra hai người: một người chiếu tỏa chân lý và một người tìm kiếm chân lý. Người chiếu tỏa chân lý cầm đèn pin trong tay, Người tìm kiếm chân lý bị bịt mắt lại kỹ lưỡng bằng khăn. Hai người cách nhau khoảng từ 10 đến 15 bộ (feet).
2. Khi nghe hiệu còi, người chiếu tỏa chân lý chiếu đèn pin vào mắt bị bịt của người đi tìm chân lý, để làm sao cho người tìm chân lý của nhóm mình đến được cây thập giá được dựng ở giữa vòng tròn trước tiên là nhóm ấy đoạt giải “Chân Lý Giải Phóng”.
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên
“Bền Đỗ Đến Cùng”
Phúc Âm Lc 21:5-19
Khi ấy, có mấy người trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa Giêsu phán rằng: “Những gì các con nhìn ngắm đây, sau nầy sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá”. Bấy giờ các ông hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xẩy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự đó sắp xẩy đến?” Người phán: “Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: “Chính ta đây và thời giờ đã gần đến"’; các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến tranh loạn lạc: các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu”. Bấy giờ Người phán cùng các ông ấy rằng: “Dân nầy sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước nầy sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể. Nhưng trước những điều đó, người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hãy ghi nhớ điều này trong lòng là chớ lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. Vì chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con. Cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết chết. Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con”.
Hướng dẫn
Đề tài của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXIII tuần này về thời tận thế. Chính Chúa Giêsu đã tự ý loan báo biến cố thời tận thế này cho các môn đệ của Người qua hình ảnh thành Giêrusalem bị tàn phá.
Để trả lời các môn đệ về thắc mắc của các ông liên quan đến thời điểm xẩy ra và dấu báo xẩy ra, Chúa Giêsu đã cho các ông biết thời tận thế được chia ra làm 3 giai đoạn với những hiện tượng hợp với mỗi giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là hiện tượng dối trá lừa đảo; giai đoạn thứ hai là hiện tượng bách hại đạo giáo; và giai đoạn thứ ba là hiện tượng nhân tai thiên tai (chiến tranh loạn lạc, cùng động đất, ôn dịch, biến động trên không trung v.v.)
Tuy nhiên, giai đoạn bách hại đạo giáo lại được Chúa Giêsu đề cập đến cuối cùng, và vấn đề cứu độ tối hậu là ở chỗ, như Chúa Giêsu khẳng định qua câu Phúc Âm kết thúc: “Hãy bền đỗ thì các con sẽ giữ được linh hồn mình”.
Như thế, có thể nói, thời tận thế là thời thử thách và thanh lọc đức tin của thành phần môn đệ Chúa Kitô, ở chỗ, họ chẳng những bị thành phần gian ác lừa đảo làm mất đức tin, mà còn bị chống đối không cho giữ đức tin nữa.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Phúc Âm: “Bền Đỗ Đến Cùng”.
Sinh Hoạt
1. Chia làm 3 nhóm. Một nhóm cử ra một số người đều nhau về số lượng, về tuổi tác, cùng phái tính và cùng tầm vóc, chia nhau và thay nhau đóng thành phần kẻ lành, thành phần tiên tri giả và thành phần bắt đạo.
2. Nhóm đóng vai kẻ lành cầm Thánh Giá và đeo Tràng Hạt. Nhóm đóng vai tiên tri giả cầm Thánh Kinh. Nhóm đóng vai những tay bắt đạo cầm gậy.
3. Ba nhóm đều bị bịt mắt lại và. Nhóm tiên tri giả bị bịt mắt vì mù quáng sống trong gian dối và gài khăn quàng mạng sống ở sau lưng. Nhóm bắt đạo bị bịt mắt vì sống cuộc sống vô thần duy vật và gài khăn quàng mạng sống ở trước bụng. Nhóm kẻ lành bị bịt mắt vì sống theo đức tin và đeo khăn quàng mạng sống trên cổ không thắt cột.
4. Cả ba nhóm đều đứng trong một vòng tròn, ở ba góc khác nhau, cùng hướng về tâm điểm. Khi nghe còi hiệu, ba nhóm tiến lại với nhau, và cố giật khăn quàng mạng sống của nhau. Ai bị giật mất khăn quàng mạng sống trước thì thua.
5. Cuối cùng, sau khi trò chơi kéo dài trong vòng 2 phút, nhóm nào đóng vai kẻ lành ít người bị mất mạng sống nhất, tức còn giữ được đức tin, thì đoạt giải “Bền Đỗ Đến Cùng”.
Chúa Nhật XXXII Thường Niên
“Thiên Chúa của kẻ sống”
Phúc Âm Lc 20:27-38
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađđucêô, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, Môisen đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ góa đó, để cho anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ góa đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ góa đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào, sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy?” Vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ”. Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa; vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môisen đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi Gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac và Thiên Chúa Giacób. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa.
Hướng dẫn
Đề tài của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXII Năm C tuần này là sự thật về việc sống lại của con người ta, một sự thật khó có thể chấp nhận trước trí óc của những con người không tin có sự sống lại như nhóm người Sađucê trong bài Phúc Âm.
Vấn đề được thành phần không tin có sự sống lại này đặt ra, hay có thể nói còn thắc mắc chưa thể tự mình giải quyết được để có thể chấp nhận sự thật về sự sống lại, đó là vấn đề vợ chồng theo huyết nhục, vấn đề 1 người nữ lấy 7 anh em làm chồng sẽ thuộc về ai sau khi sống lại?
Ở đây thành phần chất vấn Chúa Giêsu hiểu sự sống lại hoàn toàn về thể lý, về xác thịt; còn Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến sự sống lại theo ý hướng trường sinh, ý hướng thần linh. Bởi vì, thân xác sống lại là để được sống đời đời, để được sống vinh hiển với linh hồn của nó là yếu tố để nó nhờ đó cũng được hưởng kiến Thiên Nhan Thiên Chúa như các thần trời.
Bấy giờ, thành phần sống lại thật sự đây sẽ sống sự sống con cái Thiên Chúa cách trọn vẹn, trong khi thành phần sống lại về phần xác với một linh hồn hư đi sẽ vĩnh viễn sống trong sự chết, tức không được hưởng kiến “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống”, không đạt được cùng đích của mình là Thiên Chúa Hằng Sống.
“Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống” đây là gì, nếu không phải là Thiên Chúa của những kẻ, như Abraham, Isaac và Giacóp là ba đời tổ phụ của dân Do Thái, hết lòng tin tưởng vào Vị Thần Linh chân thật duy nhất, vị Thần Linh đã tỏ mình ra cho các vị, bằng việc tự động lập giao ước với các vị, và thực hiện cho đến cùng lời hứa với các vị nơi miêu duệ của các vị.
Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Thiên Chúa của kẻ sống”.
Sinh Hoạt
1. Trò chơi từng nhóm. Mỗi nhóm đến phiên chơi thì cử ra 3 người đóng vai Abraham, Isaac và Giacop nhận biết Thiên Chúa hay tin tưởng vào những gì được Ngài tỏ ra cho các vị.
2. Người quản trò đóng vai Thiên Chúa tỏ mình ra, đứng ở giữa vòng tròn. Vì ba người đóng vai 3 tổ phụ Do Thái sống tin tưởng nên mắt bị bịt lại, và đứng ở ba góc của vòng tròn và hướng về tâm điểm của vòng tròn là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho họ.
3. Khi nghe hiệu còi, cả ba đều tiến về tâm điểm, về Thiên Chúa. Theo thứ tự thì Abraham gặp Thiên Chúa trước, rồi tới Issac và sau cùng tới Giacóp. Bởi thế, ba người đóng ba vai tổ phụ Do Thái của nhóm nào chạm được Thiên Chúa đứng ở giữa vòng tròn theo thứ tự trên đây là đoạt giải “Thiên Chúa của kẻ sống”.
4. Nếu không có nhóm nào chạm đến Thiên Chúa theo thứ tự như thế, thì nhóm nào cả ba người chạm đến Thiên Chúa nhanh nhất là nhóm đoạt giải “Thiên Chúa kẻ sống”.
Chúa Nhật XXXI Thường Niên
Được Ơn Cứu Độ
Phúc Âm Lc 19:1-10
Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêô, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: “Hỡi Giakêô, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi”. Ông vội vàng trèo xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: “Ông nầy lại đến nhà một người tội lỗi”. Ông Giakêô đứng lên thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Ngài tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn”. Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người nầy cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư nát”.
Hướng Dẫn
Câu truyện về người trưởng ban thu thuế trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy một số chân lý sau đây:
Chân lý thứ nhất đó là con người dù tội lỗi đến mấy chăng nữa, tự thâm tâm, vẫn khát khao và tìm kiếm sự thật khi có thể, như trường hợp của người trưởng ban thu thuế Giakêu, hiện thân cho hạng người tội lỗi trong xã hội Do Thái thời bấy giờ, qua việc ông tìm cách để được nhìn thấy Chúa Giêsu, nhìn thấy chính sự thật mà ông vẫn nghe thấy tiếng tăm lừng lẫy.
Chân lý thứ hai đó là mối phúc đức thứ bốn trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh mathêu (5:6): “Ai có lòng khao khát ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no thỏa vậy”, như trường hợp của người trưởng ban thu thuế Giakêu đã được Chúa Giêsu là sự sống tự ngỏ ý muốn đến thăm nhà của một con người tội lỗi khao khát muốn gặp Người.
Chân lý thứ ba đó là điều được Chúa Giêsu khẳng định ở cuối bài Phúc Âm: “Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư nát”, như trường hợp của một con người thu thuế tội lỗi như Giakêu, một con người vừa ngỏ ý muốn gặp Người là Người tỏ mình ra cho ngay, là được gặp Người ngay.
Chân lý thứ bốn đó là ai được Chúa ở cùng thì liền được biến đổi, được canh tân, như trường hợp người trưởng ban thu thuế Giakêu, một con người đã thật sự hết tình tỏ lòng thống hối ở chỗ muốn đền bồi lại gấp bốn lần tất cả những gì hay bất cứ điều gì ông đã làm thiệt hại cho bất cứ một ai trong khi hành nghề thu thuế liên quan đến vấn đề gian lận tiền bạc của ông. Đó là lý do ở câu kết thúc bài Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán “hôm nay nhà này được ơn cứu độ”.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt Phúc Âm Chúa Nhật tuần này bằng trò chơi Được Ơn Cứu Độ như sau.
Sinh Hoạt
1. Chia làm hai nhóm đấu với nhau. Nếu có 4 nhóm thì cứ 2 nhóm đấu với nhau rồi vào chung kết xem nhóm nào đoạt giải.
2. Nhóm này cử ra hai người, một người nhỏ con đóng vai Giakêu lùn và một người cao lớn đóng vai Chúa Giêsu, còn nhóm đối phương cử ra từ 10 đến 15 người đóng vai đám đông nắm tay nhau đứng thành vòng tròn.
3. Người đóng vai Chúa Giêsu đứng ở trong vòng tròn và người đóng vai Giakêu lùn đứng ở ngoài vòng tròn.
4. Cuộc chơi đấu với nhau giữa hai nhóm xẩy ra ở chỗ nhóm đóng vai đám đông làm sao để ngăn cản không cho người đóng vai Giakêu lùn lọt vào trong vòng tròn để gặp người đóng vai Chúa Giêsu, đồng thời cũng cố gắng để làm sao không cho người đóng vai Chúa Giêsu lọt ra khỏi vòng tròn gặp người đóng vai Giakêu. (Vì trong đám đông này có cả nhóm những người Pharisiêu tỏ ra bất mãn vì Chúa Giêsu đến nhà ăn uống với hạng người tội lỗi như Giakêu).
5. Người quản trò, sau khi phát hiệu lệnh bắt đầu cuộc chơi, liền căn giờ xem bao lâu thì người đóng vai Chúa Giêsu lọt ra khỏi vòng tròn hay người đóng vai Giakêu lọt được vào trong vòng tròn. Nhóm nào đóng vai Chúa Giêsu và Giakêu thực hiện được cuộc gặp nhau giữa hai vai này nhanh nhất trong các nhóm là đoạt giải trò chơi Được Ơn Cứu Độ.
Chúa Nhật XXX Thường Niên
Nâng Lên Hạ Xuống
Phúc Âm Lc 18:9-14
Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mặt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ có tội”. Ta bảo các ngươi: người nầy ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.
Hướng Dẫn
Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu dạy cho con người biết rằng những ai tự nâng mình lên như người Pharisiêu, bằng những tâm tưởng tự cao, tự đại trước nhan Thiên Chúa, đến nỗi, tỏ ra khinh thường những ai có vẻ xấu xa tội lỗi hơn mình, thì không thể nào làm đẹp lòng Ngài, trái lại, sẽ bị Ngài hạ xuống, tức Ngài làm cho họ biết mình hơn, cho đến khi họ nhận ra mình là một con người tội lỗi đáng thương, như người thu thuế trong dụ ngôn.
Bởi vậy, chúng ta cùng nhau sinh hoạt Phúc Âm Chúa Nhật tuần này bằng trò chơi Nâng Lên Hạ Xuống như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra hai người, một đóng vai Pharisiêu và một đóng vai người thu thuế. Cả hai đều đứng, nhưng người Pharisiêu đứng ngửa mặt lên trời, còn người thu thuế thì cúi mặt xuống đất.
2. Người quản trò đóng vai Thiên Chúa hô những lời khác nhau thì hai người Pharisiêu và thu thuế phải đáp lại bằng cử chỉ lên xuống xứng hợp.
3. Nếu người quản trò hô: “Thánh Tâm”, thì người thu thuế đáp “Chúa” rồi đứng lên, hay hô “Khiết Tâm” thì người Pharisiêu đáp “Mẹ” rồi ngồi xuống.
4. Nếu người quản trò hô: “Khiết Tâm Chúa”, thì người thu thuế đứng lên, và người Pharisiêu ngồi xuống, hay hô “Thánh Tâm Mẹ”, thì người Pharisiêu ngồi xuống, còn người thu thuế đứng lên.
5. Người quản trò có thể hô 10 lần khác nhau để xem phản ứng lanh lợi và xác đáng của hai người đóng vai thu thuế và Pharisiêu tới đâu.
6. Kết thúc trò chơi là ai làm không bị nhỡ hay ít bị nhỡ nhất trước những lời hô của người quản trò là thắng giải Nâng Lên Hạ Xuống.
Chúa Nhật XXIX Thường Niên
Van Nài Cho Bằng Được
Phúc Âm Lc 18:1-8
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng mà rằng: “Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà góa đến thưa ông ấy rằng: “Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù”. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà góa này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc”. Rồi Chúa phán: “Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó? Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con: Chúa sẽ kíp giải oan cho họ! Nhưng khi Con Người đến liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.
Hướng Dẫn
Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu muốn khuyên dạy cho chúng ta, trước hết, phải liên lỉ nguyện cầu và nguyện cầu một cách kiên trì nhẫn nại, đến nỗi bao giờ được mọi sự như lòng mong ước hay được thỏa đáng nhu cầu của mình mới thôi.
Bởi vì, một quan án phàm nhân, coi trời bằng vung và nhìn đời bằng đuôi con mắt, mà còn biết giải quyết những gì phiền nhiễu đến mình, thì Thiên Chúa là Đấng muốn thi ân hơn ai hết, muốn bị làm phiền hơn ai hết, chắc chắn sẽ đáp ứng những kẻ cứ thích làm phiền Ngài.
Thành phần làm phiền Đấng hằng muốn ban ơn và thích được làm phiền đây chính là thành phần được Ngài yêu thích nhất, vì họ tỏ ra tin tưởng Ngài hơn ai hết, hiểu Ngài hơn ai hết, bởi thế mới đánh động Ngài hơn ai hết, khiến Ngài không thể không làm theo ý họ muốn.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt Phúc Âm Chúa Nhật tuần này với trò chơi Van Nài Cho Bằng Được như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra một người đóng vai van xin. Người quản trò đóng vai Thiên Chúa lắng nghe và đáp lời nguyện cầu của người van xin.
2. Mỗi người van xin phải bày tỏ ra tiếng lời than thở cùng ý nguyện của mình để xem Thiên Chúa đáp lời mình khẩn nguyện ra sao. Chẳng hạn, nói những lời như sau: “lạy chúa”, “xin chúa”, “cho con”, “những ơn sau đây”, “hạ mình xuống” v.v. (từ 2 tới 4 chữ thôi)
3. Thường Thiên Chúa không đáp lời van nài của con người ngay, nên Ngài cứ im lặng, một thái độ làm cho con người cảm thấy như Ngài thích làm trái với ý muốn của con người.
4. Bởi thế, người đóng vai Thiên Chúa phải đáp ngược lại những lời van xin của con người trên đây như sau: “chúa lạy”, “chúa xin”, “con cho”, sau đây những ơn”, xuống mình hạ” v.v., nghĩa là ngược lại với những lời trên đây.
5. Tuy nhiên, người cầu xin nào làm cho thiên chúa nói xuôi theo mình hay đáp lại giống như mình thì kể như ngài đã tỏ ra nhận lời mình rồi.
6. Chẳng hạn con người thân thưa cùng chúa rằng: “lạy chúa”, thay vì chúa đáp ngược lại “chúa lạy” thì lại đáp “sao con” thì kể như chúa đã lắng nghe và nhận lời. Hay chẳng hạn con người cầu nguyện “cho con”, chúa cũng lập lại “cho con” một cách thuận chiều với người cầu xin, thì kể như ngài tỏ ra làm theo ý người van xin.
7. Những ai làm được cho thiên chúa nhận lời van xin của mình nhanh nhất là người thắng giải Van Nài Cho Bằng Được.
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên
Người Cùi Samaritano
Phúc Âm Lc 17:11-19
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”. Thấy họ, Người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế”. Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang nầy”. Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: “Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này chẳng những dạy cho chúng ta phải có lòng biết ơn Thiên Chúa về những gì Ngài đã ban cho chúng ta, nhất là những điều tự chúng ta muốn xin Ngài, như trường hợp của 10 người tật phong được bài Phúc Âm thuật lại, mà còn dạy cho chúng ta hai điều quan trọng nữa sau đây.
Điều thứ nhất đó là phải coi Chúa là cùng đích của mình chứ đừng là phương tiện để đạt được đích điểm riêng của mình, bằng không, hệ quả của hành động lạm dụng của mình hay đi ngược chiều của mình sẽ rất ư là nguy hiểm và tai hại. Ở chỗ, chín người tật phong lấy Chúa là phương tiện, nên thấy mình được khỏi bệnh, tức được mọi sự như lòng mong ước thì quên Chúa là cùng đích mà mình phải qui về. Bằng không, thân xác đã được lành sạch bệnh cùi của một kẻ không biết đến cùng đích của mình, một kẻ sống như vô định, sẽ trở thành phương tiện để làm các điều xấu xa về luân lý là những gì còn ghê rợn hơn cả bệnh cùi về thể lý nữa.
Điều thứ hai đó là con người cần phải được lành mạnh nơi tinh thần của mình hơn là thân xác. Chính vì thế, khi người tật phong ngoại lai lấy Chúa làm cùng đích trở lại tạ ơn Chúa, bấy giờ Người mới bảo anh ta rằng: “Đức tin của con đã cứu chữa con”, một đức tin sẽ làm cho anh ta sáng suốt biết sử dụng thân xác của mình hoàn toàn theo dự án của Đấng Tạo Dựng, như một khí cụ công chính, một phương tiện để làm những điều lành thánh phúc thiện.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt Phúc Âm Chúa Nhật tuần này bằng trò chơi Người Cùi Samaritanô như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 1 người làm người cùi, và những người cùi tham dự cuộc chơi này đứng thành hàng ngang, người nào cũng đứng trong một cái bao, hai tay nắm túm lấy cái bao này.
2. Đối diện hàng ngang của những người cùi tham dự cuộc chơi là một nhóm người khác, đứng cách họ khoảng 20 feet, cũng đứng thành hàng ngang như những người cùi tham dự cuộc chơi, bằng số người cùi này, mỗi người tay cầm chiếc khăn sẵn sàng, chờ người cùi nào đối diện với họ nhẩy tới chỗ của họ thì bịt mắt người ấy lại.
3. Khi nghe còi hiệu của người quản trò, các người cùi tham dự cuộc chơi đều phải nhẩy trong cái bao tượng trưng cho bệnh cùi lở ấy từ chỗ đang đứng đến chỗ những người đang cầm khăn bịt mắt họ, và khi đến đó rồi thì họ tự động bỏ bao ấy đi như thể được khỏi bệnh cùi, sau đó những người cùi vừa được khỏi này liền được những người đối diện lấy khăn bịt mắt lại, rồi dẫn người cùi bị bịt mắt ấy đến một vòng tròn để người cuì ấy tự xoay sở.
4. Những người cùi vừa được bịt mắt liền lần mò để làm sao không ra khỏi vòng tròn mà lại đụng phải một người đứng ở một chỗ cố định trong vòng tròn đóng vai Chúa Giêsu thì người cùi ấy chính là người cùi ngoại lai Samaritanô, cũng là người thắng giải trò chơi Người Cùi Samaritanô.
Chúa Nhật XXVII Thường Niên
Đầy Tớ Vô Dụng
Phúc Âm Lc 17:5-10
Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”. Chúa liền phán rằng: “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu nầy rằng: “Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển”, nó liền vâng lời các con. Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về, liền bảo nó rằng: “Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa”, mà trái lại không bảo nó rằng: “Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống”. Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng: “Không”. Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: “Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy ít là hai điểm chính yếu sau đây:
Điểm thứ nhất đó là việc các tông đồ xin Chúa Giêsu tăng thêm đức tin cho các vị, nhưng Người không đáp lại lời kêu xin của các vị một cách trực tiếp bằng một hành động nhãn tiền nào đó, như cho kẻ chết hiện về theo lời yêu cầu của nhà phú hộ bị hư đi trong hỏa ngục ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, mà chỉ bằng những lời soi dẫn xa xôi bóng gió để các vị tự hiểu lấy rồi đem ra áp dụng hầu làm tăng thêm đức tin của các vị.
Điểm thứ hai đó là cách thức để các vị tông đồ có thể áp dụng hầu làm tăng thêm đức tin của mình theo lời Chúa Giêsu chỉ dẫn, cách thức này là ở chỗ hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ (xem Mathêu 18:3), nhỏ như một hải cải (một hạt giống được Chúa Giêsu sánh ví với đức tin trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này) là hạt giống nhỏ nhất trong các hạt giống, một hạt giống mà khi phát triển lại trở thành một cây vĩ đại (xem Mathêu 13:32), và vấn đề trở nên nhỏ bé nhất ở đây được thể hiện rõ ràng nhất qua việc hết mình phục vụ như một người tôi tớ mà vẫn chân nhận mình là đứa đầy tớ vô dụng.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt Phúc Âm Chúa Nhật tuần này bằng trò chơi Đầy Tớ Vô Dụng như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra một người, và người này được trao cho một cái bao thủng hay chậu thủng một lỗ ở dưới đáy.
2. Những người đại diện các nhóm ấy đứng thành vòng tròn, ở giữa có người quản trò cầm sẵn một số trái banh nhỏ hay những đồng bạc cắc sửa soạn tung lên trời.
3. Khi những trái banh hay đồng bạc cắc được người quản trò tung lên trời, những người đại diện nhóm tham dự trò chơi phải cố gắng lấy chiếc bao thủng hay chậu thủng để hứng lấy những gì được tung lên ấy.
4. Người nào hứng được những gì rơi xuống đó nhưng nó lại bị lọt ra ngoài chiếc bao thủng hay chậu thủng đáy thì được điểm, trò chơi được lập lại ba hay năm lần như thế, ai hứng được nhiều lần và bị lọt đáy nhiều nhất thì thắng giải trò chơi “Đầy Tớ Vô Dụng”.
5. Người nào không chịu hứng những gì được người quản trò tung lên trời thì kể như bị loại vì đã không cố gắng chu toàn phận sự của một người đầy tớ, tức là một người đầy tớ tự bản chất vô dụng, chứ không phải người đầy tớ làm được việc nhưng không bao giờ nghĩ đến công lao của mình, vì cảm thấy rằng không có mợ thì chợ cũng đông, không có mình thì Chúa vẫn có thể làm được việc của Ngài.
Chúa Nhật XXVI Thường Niên
“Đức Tin Hoạt Động Qua Đức Ái”
Phúc Âm Lc 16:19-31
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người Biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xẩy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hỏa ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa nầy”. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lazarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn nầy, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được”. Người đó lại nói: “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lazarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình nầy”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.Hướng Dẫn
Qua ý nghĩa sâu xa của dụ ngôn trong bài Phục Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu muốn dạy con người ba điều rất quan hệ đến phần rỗi đời đời của mỗi người.
Điều thứ nhất, đó là phần rỗi đời đời không phải ở chỗ làm sao để đừng trực tiếp phạm đến tha nhân, song ở chỗ phải tích cực tỏ ra yêu thương và giúp đỡ phục vụ tha nhân theo nhu cầu của họ.
Bởi thế mà người phú hộ không hề tỏ ra khinh bỉ hay chửi rủa con người bần cùng khốn khổ Lazarô ngồi ở ngay cổng trước mắt ông, song ông cũng vẫn bị sa phạt đời đời trong hỏa ngục, chỉ vì đã không chịu ra tay giúp đỡ khi có dư đủ phương tiện trong tay.
Điều thứ hai, đó là phần rỗi đời đời ở tại đức tin của mình chứ không phải ở tại những dấu chứng và điềm lạ, vì nếu không có đức tin thì điềm lạ và dấu chứng chẳng những không sinh lợi mà còn tác hại, khi làm cớ cho kẻ thiếu đức tin vấp phạm nữa. Điển hình là có một số người Pharisiêu, khi chứng kiến thấy Chúa Giêsu trừ quỉ, đã cho rằng Người lấy quyền của quỉ cả mà trừ quỉ con (x Mathêu 12:22-24).
Bởi thế mà người phú hộ trong hỏa ngục mới được nghe thấy tổ phụ Abraham cho biết rằng: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri, thì cho dù keœ chết có sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe họ đâu”.
Điều thứ ba đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và đức mến, ở chỗ, ai có đức tin nội tâm phải được tỏ ra bằng hoạt động bác ái, và những việc bác ái bề ngoài là dấu chứng tỏ mức độ đức tin nội tâm của họ.
Sở dĩ người phú hộ giầu sang phú quí không làm việc bác ái giúp đỡ Lazarô vô cùng khốn khó là vì ông không có đức tin. Đó là lý do trong cuộc chung thẩm Vị Thẩm Phán Cánh Chung sẽ phán xét cả đức tin của con người nữa, một đức tin được tỏ ra bằng những hành động bác ái đối với thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (x Mathêu 25:31-46).
Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Đức Tin Hoạt Động Qua Đức Ái” (Galata 5:6).
Sinh Hoạt
1. Tất cả được chia thành hai nhóm. Nếu có 4 nhóm thì cứ hai nhóm đấu với nhau theo phiên. Mỗi nhóm cử ra số người đồng đều. Đứng cách nhau khoảng từ 10 đến 15 feet.
2. Hai nhóm này, một nhóm đóng vai đức tin và một nhóm đóng vai đức mến. Nhóm đóng vai đức tin cầm sẵn trong tay một trái banh (tennis chẳng hạn), và nhóm đóng vai đức mến cầm sẵn chiếc vợt chơi tennis (tennis racquet).
3. Ở giữa hai nhóm có một cái cột được đặt trên đầu bằng một cái loong rỗng tiêu biểu cho thành phần bần cùng nghèo khổ như Lazarô cần được thương giúp. Cái ống loong rỗng này là mục tiêu (target) nhắm đến của đức tin và đức ái.
4. Khi nghe hiệu còi, thành phần đóng vai đức tin liền ném trái banh tennis cho thành phần đóng vai đức ái, để thành phần đóng vai đức ái này quật trái banh làm sao trúng vào mục tiêu là cái loong cho nó rớt xuống.
5. Nhóm nào đánh trúng mục tiêu và làm cho nhiều cái loong rớt xuống đất là thắng giải “Đức Tin Hoạt Động Qua Đức Ái”.
Chúa Nhật XXV Thường Niên
Không Ai Có Thể Làm Tôi Hai Chủ
Phúc Âm Lc 16:1-13
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một người phú hộ kia có một người quản lý: và người nầy bị tố cáo đã phung phí của chủ. Ông chủ gọi người quản lý đến và bảo rằng: “Tôi nghe nói anh sao đó? Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không thể làm quản lý nữa”. Người quản lý nghĩ thầm rằng: “Tôi phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Tôi biết phải liệu thế nào, để khi mất chức quản lý, thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ”. Vậy anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: “Anh mắc nợ của chủ tôi bao nhiêu?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu”. Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự, ngồi xuống mau mà viết lại: năm mươi”. Rồi anh hỏi người khác rằng: “Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu? Người ấy đáp: “Một trăm giạ lúa miến”. Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự mà viết lại: tám mươi”. Và chủ khen người quản lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời nầy khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng. Phần Thầy, Thầy bảo các con: “Hãy dùng tiền gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời. Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. Vậy nếu các con không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó của chân thật cho các con? “không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ nầy và mến chủ kia: hoặc phục chủ nầy và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được”.
Hướng Dẫn
Qua dụ ngôn Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm hôm nay, người ta có thể hiểu lầm là Người dạy con người ta sống gian dối xảo quyệt. Thế nhưng, nếu đọc kỹ chúng ta thấy, Người chỉ cố ý khuyên dạy con người “hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời”.
Có thể trong quá khứ người quản lý này đã phung phá tiền bạc của chủ cho những gì có lợi riêng cho bản thân mình, như lấy tiền của chủ để tiêu xài vào việc hưởng thụ ăn chơi nhậu nhoẹt, hay vào việc đầu tư làm giầu lén lút cách nào đó. Người quản lý này bê bối đến nỗi chẳng còn biết ai nợ nần của chủ ra sao nữa, phải hỏi mới biết được.
Chúa Giêsu khen người quản lý sắp bị chủ cho giải nghệ này, ở việc anh ta khôn khéo giải quyết hậu sự có lợi cho tương lai của anh ta, khôn khéo không phải ở đường lối gian dối của anh ta cho bằng ở chỗ anh ta biết quay trở về với giá trị làm người, một giá trị nặng về nhân bản, về tình nghĩa (bác ái – tha nợ) hơn là về kinh tế, về lợi lộc vật chất.
Nghĩa là Người khuyên chúng ta hãy đặt đức bác ái lên trên hết, nhất là trên tiền bạc vật chất, trong hết mọi việc hãy làm theo chiều hướng bác ái; bằng không, nếu còn coi của hơn người, còn tham lam thất đức, thì không thể tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa được, không thể có đức bác ái trọn lành.
Đó là lý do Người đã khuyên “không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ nầy và mến chủ kia: hoặc phục chủ nầy và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được”.
Bởi vậy, hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Không Ai Có Thể Làm Tôi Hai Chủ”.
Sinh Hoạt
1. Tất cả được chia làm ba nhóm. Mỗi nhóm cử ra một người khỏe mạnh. Người đại diện nhóm sẽ thay nhau đóng vai linh hồn bị giằng co giữa Thiên Chúa và thế gian (tiền bạc, lợi lộc).
2. Người đóng vai linh hồn hai tay cầm hai đầu giây, mỗi đầu giây bên kia được giữ bởi một người đại diện của hai nhóm còn lại. Ba người đều đứng trong vòng tròn sát cận nhau.
3. Người đóng vai linh hồn phải làm sao để kèo được người đóng vai Thiên Chúa (cố ghì lại như để thử thách linh hồn muốn đến với Ngài) ra khỏi vòng của họ sang vòng của mình.
4. Trong khi đó, người đóng vai thế gian hay tiền bạc lợi lộc cũng ra sức lôi kéo người đóng vai linh hồn sang vòng tròn của mình.
5. Nếu người đóng vai linh hồn kéo được người đóng vai Thiên Chúa sang vòng của mình trước khi bị người đóng vai thế gian kéo sang vòng của họ thì đoạt giải “Không Ai Có Thể Làm Tôi Hai Chủ”.
Chúa Nhật XXIV Thường Niên
Đồng Bạc Thất Lạc
Phúc Âm Lc 15:1-32
Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông nầy đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn nầy: “Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”. Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất”. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: “Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”. (Phần tiếp theo về dụ ngôn người con phung phá không buộc phải đọc).
Hướng Dẫn
Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, với hai dụ ngôn con chiên lạc thứ 100 và đồng tiền thứ 10, chúng ta thấy được một chân lý hết sức cảm động là Thiên Chúa yêu thương chẳng những chung loài người mà còn yêu thương từng người trong chúng ta nữa.
Bài Phúc Âm hôm nay có thể đọc cả về dụ ngôn người con phung phá, nhưng không buộc, vì Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến việc chủ động của Thiên Chúa đi tìm loài người, hơn là việc loài người trở lại với Ngài, như trong trường hợp người con phung phá.
Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta ở chỗ, Ngài biết được từng người trong chúng ta, hơn chính chúng ta biết mình, và Ngài tìm hết cách để làm cho chúng ta nhận biết Ngài và trở về với Ngài, như trường hợp người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp.
Đó là lý do, kinh nghiệm sống đạo cho chúng ta thấy rằng, mỗi một người chúng ta, nếu chuyên chú tìm Chúa và hoàn toàn cởi mở trước tác động thần linh của Ngài, chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy được Thiên Chúa đang ở với chúng ta và ở bên chúng ta.
Chẳng hạn trong những lúc khốn khó chúng ta cầu xin cùng Ngài và được Ngài nhận lời, đặc biệt là khi chúng ta bị ác quả ác báo hay gieo gió gặt bão chúng ta nhận ra lầm lỗi của mình, nhất là khi chúng ta chịu đau khổ về thể xác hay tâm hồn mà vẫn bình an tin tưởng vui sống.
Đó là lý do tuần này chúng ta sinh hoạt trò chơi “Đồng Bạc Thất Lạc”.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra một người (cùng một ngành, cùng một tuổi và cùng một phái tính). Trò chơi này có thể chơi theo ngành, hay chơi thứ tự từ ngành này đến ngành kia, từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ.
2. Người quản trò sẽ cho mọi người tham dự cuộc chơi thấy rõ đồng bạc đặc biệt ở trong một đống đồng bạc cắc. Sau đó người quản trò mời những người này đứng thành vòng tròn, quay mặt ra phía ngoài. Người quản trò đứng ở giữa vòng tròn và tung đống bạc cắc lên đầu cho rơi xuống đất, nhưng khi đống bạc cắc gần rơi xuống đất thì thổi còi hiệu để những ai tham dự trò chơi quay vào tìm chiếm đồng bạc đặc biệt.
3. Nhóm nào tìm thấy đồng bạc đặc biệt thì đoạt giải “Đồng Bạc Thất Lạc”. Nếu chơi nhiều lần bởi những người đại diện khác nhau của nhóm thì nhóm nào thắng nhiều lần nhất thì đoạt giải trò chơi.
4. Cũng có thể chơi trò mèo bắt chuột, trò chơi cũng nói lên ý nghĩa Chúa rượt bắt tội nhân, thành phần mù quáng chạy theo ý riêng tội lỗi của mình, hay sợ phải bỏ mình theo Chúa, đến nỗi nếu Chúa không chặn đầu hay làm cho họ bị gặp phải khổ đau họ không thể nhận ra chân lý.
Chúa Nhật XXIII Thường Niên
“Từ Bỏ Tất Cả Những Gì Mình Có”
Phúc Âm: Lc 14:25-38
Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất thì mọi người xem thấy sẽ chế diễu người đó rằng: “Tên nầy khởi sự xây cất mà không hoàn thành nỗi”. Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ, xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hòa. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta.
Hướng Dẫn:
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Chúa Giêsu khẳng định những điều kiện để có thể làm môn đệ của Chúa hay để có thể theo Chúa. Điều kiện đó là từ bỏ mình và vác thập giá.
Từ bỏ mình và vác thập giá không phải là những gì làm cho con người theo Chúa, làm cho thành phần môn đệ của Người bị thua lỗ hay thất bại, mà là thăng tiến và chiến thắng.
Đó là lý do Chúa Giêsu đã dùng hai thí dụ để chứng minh chiều hướng bỏ mình theo Chúa là thăng tiến và vác thập giá theo Chúa là chiến thắng.
Thí dụ thứ nhất là việc xây tháp, biểu hiệu cho vấn đề thăng tiến, chiều hướng đi lên, nhưng lại là vấn đề cần phải chi phí nhiều tốn kém, tức vấn đề cần phải bỏ mình đi.
Thí dụ thứ hai là việc đánh trận, biểu hiệu cho máu đổ, cho khổ đau, cho thập giá, cho sức mạnh, nhưng có thế mới hy vọng mang lại chiến thắng, bằng không sẽ bị thua bại.
Thế nhưng, trong hai điều kiện bỏ mình và vác thập giá, chính vì không bỏ mình sẽ không vác được thập giá nên Chúa Giêsu đã kết thúc bài Phúc Âm bằng câu: “bất kỳ ai trong các ngươi không từ boœ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.
Đó là lý do tuần này chúng ta sinh hoạt trò chơi “Từ Bỏ Tất Cả Những Gì Mình Có”.Sinh Hoạt:
5. Mỗi nhóm cử ra một người (cùng một ngành, cùng một tuổi và cùng một phái tính). Trò chơi này có thể chơi theo ngành, hay chơi thứ tự từ ngành này đến ngành kia, từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ.
6. Người điều khiển trò chơi trao cho mỗi người một bịch đồ, hay dẫn họ đến trước một nơi để sẵn các thứ đồ giống nhau, bao gồm một bộ đồ cả quần lẫn áo, đồng hồ hay bông tai, mũ nón và đôi giầy v.v.
7. Những người này tự động mặc quần áo, đeo đồng hồ (hoặc bông tai nếu phái nữ), rồi đội mũ và đi giầy, nhưng khi nghe còi hiệu bắt đầu trò chơi, ai cởi bỏ tất cả những đồ vừa trang phục nhanh nhất và để lại nguyên như cũ thì đoạt giải “từ bỏ tất cả những gì mình có”.
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
Nhặt Lượm Manna
BÀI ĐỌC I: Deut 8:2-3, 14b-16a“Người sẽ ban cho các ngươi của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới”
Bài trích sách Đệ Nhị Luật.
Môisen nói cùng dân chúng rằng: “Các ngươi hãy nhớ tất caœ đoạn đường mà Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã dẫn đưa các ngươi qua sa mạc suốt bốn mươi năm, để rèn luyện và thưœ thách các ngươi, để biết các điều bí ẩn trong lòng các ngươi và xem các ngươi có tuân giữ lề luật của Người hay không? Người đã để các ngươi vất vaœ thiếu thốn, và ban cho các ngươi manna làm của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới, để toœ cho các ng ươi thấy rằng: “Con người sống không nguyên bơœi bánh, mà còn bơœi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Các ngươi hãy nhớ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, Đấng đã dẫn các ngươi ra khoœi đất Ai Cập, khoœi caœnh nô lệ. Và Người là Đấng đã dẫn đưa các ngươi vào nơi hoang địa mênh mông và kinh khủng có nhiều rắn hổ lưœa, bò cạp, rắn lục, và không có một giọt nước nào; Người đã khiến nước từ taœng đá cứng rắn vọt ra. Trong hoang địa, Người đã nuôi các ngươi bằng manna mà cha ông các ngươi chưa từng biết tới”.
Lời cu?a Chúa.
CHÚA NHẬT LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Tin và Sống Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Chúa Nhật Thánh Thần Hiện Xuống
Thông Đạt Thánh Thần
Phúc Âm và Sách Tông Vụ
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cưœa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán baœo các ông: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại.”
Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Hướng Dẫn
Trước hết, ở bài Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu Phục Sinh thở hơi trên các tông đồ để các vị được nhận lãnh Thánh Thần.
Sau nữa, ở bài Sách Tông Vụ, chúng ta thấy khi Thánh Thần hiện xuống thì có gió thổi và có những hình lưỡi như lửa đậu trên đầu từng vị tông đồ đang chuyên chú cầu nguyện.
Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “Thông Đạt Thánh Thần” như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 12 người, 1 người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh và 11 người còn lại đóng vai 11 tông đồ.
2. Trên tay người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh có những cục bông nhỏ hay những mảnh giấy vụn, tượng trưng cho những lưỡi lửa, để thổi bay trên đầu 11 người tông đồ.
3. 11 người đóng vai 11 tông đồ quì chăm chú cầu nguyện chúi đầu vào tâm điểm là chỗ đứng của người đóng vai Chúa Kitô.
4. Khi nghe hiệu, người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh sẽ xè bàn tay nắm các thứ đang giữ ra trước mặt và thổi một lần thôi để làm sao cho những thứ ấy bay đậu lên từng đầu 11 người đóng vai 11 tông đồ.
5. Cứ thế, nhóm vào có người đóng vai Chúa Giêsu thông đạt Thánh Thần đậu trên đủ 11 hay nhiều nhất trong 11 người thì càng là Chúa Kitô Phục Sinh thật.
Chúa Nhật Thăng Thiên
Không Còn Thấy Thày
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như đã ghi chép là Đức Kitô phaœi chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống”. Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng; các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Amen.
Hướng Dẫn:
Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên chính thức được Giáo Hội cử hành vào Ngày Thứ Năm trong Tuần Thứ VI Phục Sinh. Tức 40 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Phục Sinh và 9 ngày trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, Lễ này thường được dời vào Chúa Nhật Thứ Bảy Phục Sinh. Căn cứ vào bài Phúc Âm và bài đọc một trích Sách Tông Vụ được Giáo Hội chọn đọc cho cả ba Năm A, B và C đã thuật lại rõ ràng về biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên này: “…’ cho đến tận cùng trái đất’. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông. Và một đám mây bao phuœ Người khuất mắt các ông”. Tuy nhiên, Phúc Âm Thánh Luca của Năm C cho biết, sau khi nói xong, Chúa Giêsu còn “giơ tay ban phép lành cho các vị” và “các vị phục xuống tôn kính Người” nữa. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi Không Còn Thấy Thày như sau.
Trò Chơi:
1. Một huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu và 12 đoàn sinh đóng vai 12 tông đồ, Thày trò đứng quay vào nhau.
2. Sau khi nói: “Cho đến tận cùng trái đất”, huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu liền giơ tay phải lên ban phép lành cho nhóm 12 như linh mục ban phép lành cho cộng đồng cuối mỗi Thánh Lễ, với lời đọc “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”
3. Khi thấy huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu giơ tay lên ban phép lành thì nhóm 12 liền quì xuống cho đến khi nghe thấy tiếng “Amen” thì ngẩng lên.
4. Ngay khi nhóm 12 quì xuống huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu liền thay đổi cử chỉ như đã trình bày cho nhóm 12 biết trước.
5. Huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu Thăng Thiên sẽ làm tất cả có 4 cử chỉ khác nhau: chẳng hạn khi giang hai cánh tay thẳng ra ngang hai bên vai thì nhóm 12 phải thưa là “Thày”, hay giơ thẳng hai cánh tay song song về phía trước thì nhóm 12 phải thưa là “đã”, hoặc giơ hai cánh tay song song nhau qua khỏi đầu thẳng lên trời thì nhóm 12 phải thưa là “về”, hay hai cánh tay vòng lại trên đầu thì nhóm 12 phải thưa “trời”.
6. Nếu nhóm 12 có người nói đúng những cử chỉ huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu làm thì kể như Chúa Giêsu chưa thăng thiên, chưa khuất khỏi mắt họ.
7. Bởi thế, huynh trưởng đóng vai Chúa Giêsu phải tiếp tục làm một trong bốn cử chỉ này trong vòng 10 lần cho đến khi nhóm 12 nói sai hoàn toàn thì bấy giờ Chúa Giêsu mới thực sự khuất khỏi mắt họ mà về trời.
8. Huynh trưởng nào ít lần bị nói đúng nhất là thắng cuộc.
Chúa Nhật VI Phục Sinh
“Thánh Thần Nhắc Nhở”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều nầy khi còn ở với các con. Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại lời Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết trước ba sự việc sẽ xẩy ra. Sự việc thứ nhất đó là sự việc Thánh Thần hiện xuống. Sự việc thứ hai là sự việc Người đi rồi Người sẽ trở lại, tức biến cố Vượt Qua của Người, bao gồm sự việc Người bị tử giá khiến các môn đệ mất Người nhưng Người phục sinh hiện ra với các vị. Sự việc thứ ba là sự việc Người về cùng Cha, tức sự việc Người thăng thiên ngự bên hữu Cha.
Cũng trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu còn hứa với các môn đệ ba điều. Lời hứa thứ nhất là Người sẽ cùng Cha đến ở trong kẻ yêu mến Người khi họ tuân giữ lời của Người. Lời hứa thứ hai là việc các môn đệ của Người sẽ được Thánh Thần dạy dỗ và nhắc nhở. Và lời hứa thứ ba là lời Người hứa “ban bình an của Thày” cho các môn đệ của Người.
Tuy nhiên, trong tất cả những gì Chúa Giêsu tiên báo sẽ xẩy ra và những gì Người hứa hẹn đều là việc Người làm, chỉ có một việc con người cần làm duy nhất, như được Người nhắc đến ngay ở đầu bài Phúc Âm, đó là tuân giữ lời Người, bằng không, con người sẽ không có một cảm nghiệm thần linh thực sự, và bởi đó cũng không có bằng an chân thực. Thế nhưng, nếu không có Thánh Thần, con người không thể nào hiểu được Lời Chúa và giữ được Lời Chúa. Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Thánh Thần nhắc nhở”.
Sinh Hoạt
Người quản trò đóng vai Thánh Thần nhắc nhở. Mỗi nhóm cử ra một nam và một nữ. Người quản trò sẽ nói một số chữ tắt và các nhóm sẽ dẫn giải các chữ tắt đó ra. Nhóm nào dẫn giải hay nhất và nhanh nhất là đoạt giải “Thánh Thần Nhắc Nhở”.
Những chữ tắt có thể là: “YNNTY” (Yêu Nhau Như Thày Yêu), “LVNNĐT” (Làm Việc Này Nhớ đến Thày), “BMVTG” (Bỏ Mình Vác Thập Giá), “ASTG” (Ánh Sáng Thế Gian) v.v.
Chúa Nhật V Phục Sinh
“Yêu nhau như Thày yêu”
Phúc Âm
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển. Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều nầy mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại lời Chúa Giêsu nói về hai vấn đề: vấn đề thứ nhất về vinh hiển của Chúa và vấn đề thứ hai về giới răn yêu thương.
Một trong những điều làm cho Người được vinh hiển là nhận biết Người, và dấu chứng thực cho thấy chúng ta nhận biết Người nhất đó là yêu mến nhau như Người đã yêu mến chúng ta. Vì nhờ đó Người sẽ được cả thế gian nhận biết nữa, tức được vinh hiển trên trần gian.
Khi yêu nhau đến độ như Thày yêu là con người đã đạt đến độ hoàn toàn phản ảnh Người, tức Người có thể tỏ hết mình ra qua họ. Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “yêu nhau như Thày yêu”.
Sinh Hoạt
1. Người quản trò đóng vai Chúa Giêsu dạy môn đệ phải yêu thương nhau bằng những câu nói tiêu biểu. Chẳng hạn mấy câu bác ái tiêu biểu sau đây: “phục vụ không hưởng thụ” hay “làm ơn cho kẻ ghét mình”.
2. Cử điệu “phục vụ không hưởng thụ” là cử điệu hai bàn tay xòe ra nâng một bàn chân, tiêu biểu cho hành động Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ của Người.
3. Cử điệu “làm ơn cho kẻ ghét mình” là cử điệu hai bàn tay úp xuống giơ ra phía trước chờ cho đến khi gần bị hai bàn tay khác đập xuống thì ngửa lên một lúc đỡ đòn, chơi như kiểu “give me 5”.
4. Mỗi nhóm cử ra 1 người và cứ hai nhóm đấu với nhau. Hai người đấu với nhau phải làm những cử điệu hợp với nhau. Chẳng hạn khi nghe người quản trò nói “phục vụ không hưởng thụ” thì người thứ nhất làm cử điệu này thì người thứ hai phải làm cử điệu khác tương hợp. Nếu người thứ nhất co chân lên thì người thứ hai phải xòe hai bàn tay ra ở bên dưới bàn chân này. Trái lại, nếu người thứ nhất xòe hai bàn tay ra sẵn sàng thì ngươiụ thứ hai phải co một trong hai bàn chân lên trên hai bàn tay ấy.
5. Áp dụng vào cử điệu “làm ơn cho kẻ ghét mình” cũng thế. Cuối cùng nhóm nào làm sai ít nhất thì đoạt giải “yêu nhau như Thày yêu”.
Chúa Nhật IV Phục Sinh
Mục tử bảo vệ chiên
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi, Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi, Tôi và Cha Tôi là một”.
Hướng Dẫn
Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh bao giờ cũng đọc bài Phúc Âm về Chúa Kitô mục tử. Bởi thế, Chúa Nhật này còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Chúa Nhật được Giáo Hội thường dùng để truyền chức linh mục.
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại lời Chúa Giêsu khẳng định hai điều: Thứ nhất là Người đến để ban cho chiên được sự sống đời đời, và điều thứ hai là không hại có thể cướp giật chiên của Người.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm mục tử bảo vệ chiên.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm đứng thành 1 hàng dọc chừng 10 người. Người đứng đầu đóng vai mục tử và những người đứng sau đóng vai đàn chiên theo vị chủ chiên. Người quản trò đóng vai kẻ trộm hay sói dữ đến bắt chiên.
2. Để chống lại sói dữ hay kẻ trộm, người mục tử phải làm tất cả những gì hoàn toàn nghịch lại vớii những gì sói dữ hay kẻ trộm làm. Chẳng hạn, đối phương giơ tay trái lên thì người mục tử phải giơ xuôi tay phải xuống.
3. Cả đàn chiên ở đằng sau chủ chiên cũng phải làm cùng một cử chỉ giống hệt như vị chủ chiên. Nếu con chiên nào làm khác thì kể như bị sói vồ hay kẻ trộm bắt mất.
4. Sau khi người quản trò làm khoảng 5 hay 10 cử điệu khác nhau, (nên cho biết trước để nhóm chơi còn bàn với nhau tìm cách đối phó), cuối cùng nhóm nào còn nhiều chiên không bị sói vồ hay bị kẻ trộm bắt nhất sẽ đoạt giải “mục tử bảo vệ đàn chiên”.
Chúa Nhật III Phục Sinh
Mẻ Cá Lạ
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan
Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xẩy ra như sau: “Simon-Phêrô, Tôma cũng gọi là Điđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa, đang ở với nhau. Simon-Phêrô bảo: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông khác nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: “Nầy các con, có gì ăn không?” Họ đồng thanh đáp: “Thưa không”. Chúa Giêsu bảo: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”. Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon-Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay. Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”. Simon-Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: “Ông là ai?” Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật III Phục Sinh Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với 7 môn đệ ở biển hồ Tibêria khi các ông đánh cá cả đêm mà chẳng bắt được gì, song nghe lời Người các ông đã bắt được một mẻ cá lạ.
Bài Phúc Âm này, về nội dung, giống bài Phúc Âm được Thánh Ký Luca cho Chúa Nhật Thứ Năm Thường Niên Năm C thuật lại khi Người bắt đầu tuyển mấy môn đệ đầu tiên, bài Phúc Âm cũng cho thấy các ông đã vất vả thâu đêm mà không bắt được gì cho tới khi nghe lời Người các ông đã bắt được một mẻ cá lạ, một sự kiện cho thấy Người muốn các ông trở thành những tay đánh cá người, những kẻ đi chinh phục thế giới sau này.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt lại trò chơi Phúc Âm Mẻ Cá Lạ.
Sinh Hoạt
1. Trò chơi có thể chơi theo từng ngành.
2. Nếu chơi chung thì mỗi nhóm cử ra một số người bằng nhau về tuổi và giống nhau về cỡ thân thể. Tất cả quây thành vòng tròn. Hai phần ba ngồi xổm, đóng vai cá, còn một phần ba quì gối đóng vai cá người.
3. Bên đối phương cử ra 4 người đóng vai 4 tông đồ đánh cá chuyên nghiệp. Mỗi người cầm một sợi giây dài có vòng tròn ở đầu như lưới tung ra bắt cá. Hay cũng có thể mỗi người cầm ba chiếc khăn quàng hay áo mặc.
4. Khi nghe hiệu lệnh của người quản trò, cả 4 tông đồ nhắm làm sao để tung lưới bắt được cá. Nếu tung giây thì giây quàng được vào cổ ai thì bắt được người đó. Hoặc nếu tung áo hay khăn thì áo hay khăn phải rơi trúng đầu người nào thì họ mới bị bắt.
5. Trong khi đó các con cá thật và con cá người di chuyển chung quanh vòng tròn theo chiều nào cũng được, cố gắng để khỏi bị chụp lưới. Con cá thật hay con cá người nào bị quăng lưới tròng vào cổ hay bị quăng khăn quàng hoặc áo mặc trên đầu thì kể như bị bắt.
6. Trò chơi thay nhau làm tông đồ bắt cá và làm cá giữa các nhóm với nhau. Cuối cùng nhóm nào bắt được nhiều cá nhất, đặc biệt là cá người là đoạt giải “mẻ cá lạ”.
Chúa Nhật II Phục Sinh
Sau khi sống lại, Chúa Kitô đã hiện ra bao nhiêu lần?
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Phúc Âm của Chúa.
Câu đố
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ hai lần liền, cách nhau 8 ngày hay một tuần.
Vậy các Phúc Âm đã thuật lại bao nhiều lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi phục sinh từ trong kẻ chết?
Đó là những lần nào?
Lúc nào, với ai, tại đâu và để làm gì?
Giải Đáp
Các Phúc Âm thuật lại tất cả là 8 lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi sống lại từ trong kẻ chết:
• Lần thứ nhất vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, với các bà trên đường các bà đang chạy về báo tin cho các tông đồ, để xác nhận lời thiên thần bảo các bà hãy về báo tin cho các môn đệ của Chúa là Người đã sống lại (xem Mathêu 28:8-10);
• Lần thứ hai cũng vào sáng sớm của ngày thứ nhất trong tuần, với riêng một mình Mai Đệ Liên (không chạy về với các phụ nữ khác song) ở lại bên mồ tìm xác Chúa, để bảo chị về báo tin cho anh em của Chúa là Người đang lên cùng Cha (xem Gioan 20:14-18; Marcô 16:9-10);
• Lần thứ ba vào buổi chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với hai môn đệ đi Emmau ở trong một quán trọ, để tỏ mình trấn an các vị (xem Luca 24:13-32; Marcô 16:12-13);
• Lần thứ bốn cũng vào chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với các tông đồ trong Nhà Tiệc Ly, để chứng thực Người đã sống lại và ban Thánh Thần cho các vị (xem Gioan 20:19-23; Luca 24:36-45; Marcô 16:14);
• Lần thứ năm vào tám ngày sau, với các tông đồ, có cả Tôma, tại Nhà Tiệc Ly, để chứng tỏ cho Tôma thấy mà tin rằng Người đã thực sự từ trong kẻ chết sống lại (xem Gioan 20:24-29);
• Lần thứ sáu vào một buổi sáng sau biến cố tám ngày, với 7 tông đồ trên bờ biển hồ Tibêria, để trao quyền chăn dắt cho riêng Tông Đồ Phêrô cũng như để nói về số phận của Tông Đồ Phêrô cũng như Tông Đồ Gioan (xem Gioan 21:1-23);
• Lần thứ bảy vào một ngày nào đó tại Galilêa, trên một ngọn núi, với đầy đủ các tông đồ để truyền các vị đi tuyển mộ môn đệ khắp thế giới, ban bí tích rửa tội và dạy dỗ cho tín hữu (xem Mathêu 28:16-20);
• Lần thứ tám vào ngày Người lên trời ở gần Bêthania, sau khi Người đã căn dặn các vị ở lại Giêrusalem để chờ đón Thánh Thần như lời Người hứa (xem Luca 24:46-53).
Căn cứ vào tám lần hiện ra trên đây, bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra lần thứ bốn và năm.
CHÚA NHẬT PHỤC SINH: NGHỈ SINH HOẠT
Chúa Nhật Lễ Lá Đầu Tuần Thương Khó
Hoan Hô Đả Đảo
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Nói những lời ấy xong, Đức Giê-su đi đầu, tiến lên Giê-ru-sa-lem. Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi. Nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh cởi lừa người ta ra", thì cứ nói: "Chúa có việc cần dùng! Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: "Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra? " Hai ông đáp: "Chúa có việc cần dùng." Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên. Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường. Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ô-liu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời! Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ! " Người đáp: "Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!
Bấy giờ Philatô triệu tập các thượng tế, các thuœ lãnh và dân chúng lại, rồi baœo họ: “Các ngươi dãi nộp cho ta người này như một keœ xúi giục dân làm loạn, nhưng đây ta đã tra xét trước mặt các ngươi, và ta không thấy người nầy phạm tội nào trong những tội các ngươi tố cáo. Caœ vua Hêrôđê cũng thấy như vậy, vì ta đã cưœ các ngươi đến nhà vua và nhà vua cũng không thấy có chi đáng tội chết caœ. Vậy ta sẽ cho sưœa phạt, rồi tha đi”. Mỗi dịp lễ, quan tổng trấn phaœi phóng thích cho họ một người tù. Vậy toàn dân đồng thanh kêu lên: “Hãy giết người nầy, và tha Baraba cho chúng tôi”. Tên nầy vì dấy loạn trong thành và giết người, nên đã bị tống ngục. Nhưng Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: “Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá”. Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: “Người nầy đã làm gì xấu. Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tưœ hình. Vậy ta sẽ trừng phạt rồi tha đi”. Chúng lại la lớn tiếng nhất định đòi đóng đinh Người vào thập giá, và tiếng la hét cuœa chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu. Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là keœ mà chúng đã xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Lá Năm C tuần này gồm có hai phần, phần đầu được lấy ngiuyên vẹn từ bài Phúc Âm cho lễ nghi Rước Lá trước Thánh lễ, bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu vinh hiển vào thành Giêrusalem, phần thứ hai được trích một đoạn ngắn trong bài Phúc Âm thuật lại cuộc thương khó của Chúa Kitô, bài Phúc Âm chính trong Thánh Lễ.
Sở dĩ bài Phúc Âm ở đây bao gồm hai phần tương phản nhau này là để chúng ta thấy rằng lòng người tráo trở, hay đa số con người sống tráo trở, mới kéo nhau đi nghênh đón hoan hô Chúa đó đã bị xúi giục lên tiếng hô hoán đả đảo Chúa rồi.
Nếu trong Mùa Chay chúng ta chỉ xé áo mà không thực sự xé lòng, trong cuộc đời sống đạo của mình, chúng ta chắc chắn cũng sẽ tiến đến chỗ làm tôi hai chủ. Bởi vậy, chúng ta hãy xin Người cho chúng ta biết trả về cho thế gian những gì thuộc về thế gian, và trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Tức biết phân biệt lành dữ và can đảm sống theo sự thật.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm hoan hô đả đảo như Năm A.
Sinh Hoạt
1. Hai môn đệ dẫn hai con vật về, trải hai áo khoác lên chúng, và Chúa Giêsu cưỡi con lừa mẹ.
2. Hai nhóm dân chúng nhào ra trải áo khoác và cành lá trên đường để đón Chúa Giêsu sắp đi vào thành.
3. Chúa Giêsu cưỡi lừa tiến vào thành (đi từ Đông sang Tây, ngang qua hết chỗ dân chúng tụ tập).
4. Nhóm dân trải áo chạy đi trước Người giơ tay la to: “Hoan hô Con Vua Đavít!”.
5. Dân chúng đứng đón tại chỗ nghe thấy thế cũng liền giơ tay lập lại: “Hoan hô”!
6. Nhóm dân trải cành là theo sau Người cũng hô hoán: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
7. Dân chúng đứng đón tại chỗ nghe thấy thế cũng giơ tay lên lần nữa lập lại: “Chúc tụng”!
8. Tới đầu bên kia (bên phía Tây), Chúa Giêsu xuống lừa và bị bọn thuộc hạ Hội Đồng Do Thái bắt trói.
9. Bọn thuộc hạ này dẫn Chúa Giêsu cũng đi ngang qua chỗ dân chúng đang đứng (từ Tây sang Đông).
10. Theo sau Chúa Giêsu là nhóm trưởng tế và kỳ lão.
11. Nhóm trưởng tế giơ tay hô: “Xin tha Baraba”, dân chúng cũng giơ tay hô “xin tha Baraba”.
12. Nhóm kỳ lão giơ tay hô: “Đóng đanh nó vào thập giá”, dân chúng cũng giơ tay lập lại như vậy: “Đóng đanh nó vào thập giá”.
13. Khi tới đầu bên phía Đông, Chúa Giêsu liền bị nhóm thuộc hạ Hội Đồng Do Thái trao nộp cho bọn lính Rôma đang đứng vịn cây thập giá chờ Người đến.
14. Chúa Giêsu tự động tiến đến trước cây thập giá, quay mặt về phiá dân chúng, rồi giang hai cánh tay lên theo hai thanh gỗ ngang của cây thập giá, cử chỉ Người tự hiến mạng sống mình để làm giá chuộc cho nhân loại.
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay
Một phát súng trúng hai con chim
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giaœng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môisen, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu làm cho thành phần giả hình tỉnh ngộ trước tội lỗi của nạn nhân bị họ lên án kết tội. Ở đây Chúa Giêsu đã bắn 1 phát súng trúng hai con chim.
Con chim thứ nhất là thành phần muốn ném đá người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình, tức là làm cho thành phần này tự kiểm và tự rút lui không dám ném đá chị ta nữa. Nghĩa là Người làm lợi ích thiêng liêng cho họ.
Con chim thứ hai là người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình khỏi chết, dù chị thực sự đáng chết theo luật Moisen. Nhưng nhờ thoát chết về phần xác ấymà chị đã tỉnh ngộ trước lòng nhân từ của Chúa mà được sống phần hồn.
Bởi thế, hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi “một phát súng trúng hai con chim” như sau.
Sinh Hoạt
Mỗi nhóm cử ra 4 người, 3 người nam và 1 người nữ. Người nữ đóng vai người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình. Hai người nam đóng vai 1 luật sĩ và 1 Pharisiêu. Còn người nam cuối cùng đóng vai Chúa Giêsu.
Người đóng vai Chúa Giêsu đứng đối diện với ba người kia, cách khoảng từ 8 đến 12 bộ (feet). Ba người kia đứng hằng ngang cách nhau bằng một cánh tay giang thẳng của người nữ đứng ở giữa hai người nam.
Người đóng vai Chúa Giêsu, mỗi tay cầm một trái banh, ném từng trái một để làm sao trúng vào một trong hai người nam nẩy sang đụng cả vào người nữ.
Người nam nào được ném trúng có thể lấy thân mình (chứ không được lấy tay chộp trái banh) hất trái banh sang đụng người nữ đứng ở giữa.
Tuy nhiên, người nữ có quyền lấy tay chụp lấy trái banh sau khi trái banh được người nam hất trúng vào mình, để sau đó người nữ ném trái banh lại cho người đóng vai Chúa Giêsu như cử chỉ cảm nhận được ơn Người ban.
Nhóm nào làm nhanh nhất và ít bị lỗi nhất là nhóm đoạt giải “một phát súng trúng hai con chim”.
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay
Người con phung phá trở về
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người thu thuế và những keœ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông nầy đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: “Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con”. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha”. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa”. Nhưng người cha bảo đầy tớ: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy”. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình. Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: “Đó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khỏe”. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: “Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó”. Nhưng người cha bảo: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu giảng dạy về cuộc gặp gỡ giữa lòng thống hối của con người với tình thương xót Chúa qua dụ ngôn người con hoang đường trở về cũng là dụ ngôn người cha nhân từ quảng đại thứ tha.
Trong dụ ngôn này chúng ta thấy có nhiều màn xẩy ra cho người con hoang đường này, thứ tự như sau:
1. Người con xin cha chia phần gia tài của mình cho.
2. Sau đó người con này đã đem gia tài của cha và được cha chia cho đi phung phí vào những đam mê trụy lạc của mình.
3. Hậu quả của cuộc đời phung phá là người con phải trải qua một cảnh bần cùng khốn khổ hết sức nhục nhã và chán chường.
4. Thế nhưng, chính trong cơn hoạn nạn khốn khó ấy người con mới tỉnh ngộ và đã nghĩ về cha, để rồi quyết định trở về với cha.
5. Người con hoang đường chẳng những được cha thứ tha mà còn được cha vừa mở tiệc ăn mừng vừa phục hồi lại cho tất cả những gì quí giá người con đã làm mất đi trong quãng đời phung phá quá khứ của mình.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “người con phung phá trở về”.
Sinh Hoạt
Mỗi nhóm cử ra một người đóng vai người con phung phá. Người quản trò sẽ đóng vai người cha phân chia gia tài cho con và đợi con trở về. Một số người đóng vai chủ đàn heo và đàn heo.
Có tất cả là 5 địa điểm: địa điểm 1 là nơi người cha phân phát gia tài; địa điểm 2 là nơi người con phung phá; địa điểm 3 là nơi người con chịu cảnh bần cùng khốn khỗ; địa điểm 4 là nơi người con tỉnh ngộ; và địa điểm 5 là nơi đầu tiên (địa điểm 1) người con đã được phân phát gia tài cho.
Tại địa điểm thứ nhất, người con nhận từ người cha phần gia sản của mình là 1 bộ quần áo, 1 chiếc nhẫn và 1 đôi giầy, tự động mặc lấy, đeo nhẫn và xỏ giầy. (Người quản trò sửa soạn sẵn số phần gia tài này cho đủ những người tham dự trò chơi được các nhóm cử ra làm người con phung phá).
Tại địa điểm thứ hai, có sẵn một thùng rác để các người con phung phá cởi bỏ tất cả những thứ thuộc về phần gia tài của mình vất vào đấy và cột lại đàng hoàng. (Người quản trò sau đó đến lấy lại những gói gia tài này mang về, để cuối cùng, ở địa điểm 5, cũng là địa điểm 1, người con phung phá nào cũng phải mặc lại đúng bộ của người mình).
Tại địa điểm thứ ba, người con gặp một người chủ đàn heo, sụp lậy van xin cho được đi chăn heo và được ăn cám heo. (Đàn heo là một số người đông gấp hai hay gấp ba số người đóng vai người con phung phá; đàn heo di động trong một vòng tròn bằng đầu gối, trong khi đó ở miệng ngậm một cái gì đó; người con phung phá cũng phải quì xuống bò và tìm cách lấy miệng giật được những gì đang ngậm ở cửa miệng một con heo nào đó. Trong những thứ heo ngậm này chỉ có một số ăn được thôi, đủ cho số người đóng vai người con phung phá; người con phung phá nào cũng phải làm sao giật cho được đồ ăn được, sau đó phải ngồi xuống, dùng tay mở ra và ăn hết món đồ ăn đó, đề nghị là một củ khoai hay quả chuối).
Tại địa điểm thứ bốn là nơi có sẵn những cái ghế đủ cho số người đóng vai người con phung phá; trên mỗi cái ghế có một mật thư; người con phung phá nào cũng phải ngồi vào một trong những chiếc ghế ấy tùy chọn, và đọc mật thư như hành động đang hồi tâm nghĩ lại (đề nghị là trong mật thư này có 2 câu, 1 câu nhắc nhở của cha và 1 câu dốc lòng thề hứa của con). Người con phải thuộc mật thư này và lập lại những lời trong mật thư cho người cha nghe ở địa điểm cuối cùng.
Tại địa điểm thứ 5 cũng là địa điểm thứ 1 là nơi có sẵn một cái bàn, trên đó có các phần gia tài bị người con phung phá vất đi ở địa điểm thứ 2. Nhưng trước khi người con nhận lại phần gia tài của mình, phải lập lại đúng như 2 câu mật thư ở địa điểm thứ 4. Nếu đọc đúng mới tìm lại đúng phần gia tài ban đầu của mình mặc lại.
Nhóm nào xong trước nhất sẽ đoạt giải “người con phung phá trở về”.
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Chay
Chờ sinh hoa kết trái
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hòa lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilêa ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế, nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”. Ngài còn nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Chay Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu dạy con người phải lợi dụng những sự dữ xẩy ra cho người khác như dịp tốt để tự kiểm điểm bản thân mà cải thiện đời sống cho tốt lành hơn.
Đó là lý do, bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thẳng thắn bảo cho thành phần đến thuật vụ Philatô sát hại một số người Galilê biết rằng họ đã có một mặc cảm hay tâm tưởng tự mãn hoàn toàn sai lầm và hết sức nguy hiểm. Ở chỗ, họ cho rằng không có lửa làm sao có khói, tức là những người gặp hoạn nạn như thế là do bởi tội lỗi của những người ấy, mà họ không gặp hoạn nạn như những người ấy tức là họ không có tội lỗi như những nạn nhân ấy, và một khi không có lỗi, không phạm tội đến nỗi cần phải lãnh chịu một hậu quả như thế, thì họ không cần phải cải thiện, không cần phải ăn năn hối cải!
Theo chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay và căn cứ vào những lời Chúa Giêsu dạy ở phần thứ hai của bài Phúc Âm này thì thành phần không gặp hoạn nạn khốn khổ chưa chắc đã tốt lành hơn những nạn nhân trong cuộc, bởi thế, ai cũng cần phải cải thiện đời sống.
Mà việc cải thiện đời sống không phải chỉ là một nhu cầu tiêu cực, ở chỗ tránh tội hay giữ mình không phạm tội là đủ, mà là một nhu cầu tích cực, ở chỗ sống trọn lành hơn, qua việc sinh hoa kết trái, qua việc chẳng những lánh dữ mà còn làm lành, làm những việc bác ái yêu thương, điển hình như việc làm phúc bố thí chẳng hạn (x Is 58:6-7).
Vì cải thiện đời sống ở tại chỗ sinh hoa kết trái, ở chỗ sống bác ái yêu thương chứ không phải chỉ ở chỗ ăn chay, hy sinh, hãm mình, cầu nguyện, bởi thế như cây vả xum xuê sẽ bị đốn đi vì không sinh hoa kết trái thế nào, con người ta cũng bị trừng phạt như thế, như trường hợp được Chúa Giêsu nêu lên làm gương trong dụ ngôn người đầy tớ đem chôn nén bạc của mình không chịu sinh lời cho chủ (x Mt 25:24-28).
Tuy nhiên, việc cải thiện đời sống là một việc khó chứ không phải dễ, cần phải có thời gian. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự nên thông cảm với con người bất toàn và yếu đuối về điều này. Đó là lý do thái độ nhẫn nại của Thiên Chúa và thời gian nhẫn nại của Ngài là để chờ con người sinh hoa kết trái vậy, đúng như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy.
Vậy hôm nay chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “chờ sinh hoa kết trái” như sau.
Sinh Hoạt
Hai nhóm chơi với nhau một lúc. Mỗi nhóm cử ra 3 người: 1 đóng vai Chúa Giêsu, 1 đóng vai cây cả và 1 đóng vai người làm vườn.
Người đóng vai Chúa Giêsu của nhóm này đứng đối diện với người đóng vai làm vườn và người đóng vai cây vả.
Người đóng vai cây vả đứng đằng sau người làm vườn, đầu đội mũ nhọn tiêu biểu cho ngọn cây, hai tay giang thẳng ra như thể cành cây, và hai chân giạng ra như rễ đâm xuống lòng đất cho cây mọc lên vững vàng.
Người đóng vai Chúa Giêsu cầm trong tay một cái khăn dùng như con dao để chặt cây vả vì thấy cây vả không sinh hoa trái. Người đóng vai Chúa Giêsu có thể chém ba nhát, và chém 3 lần như vậy, một nhát chặt ngọn cây (đầu), một nhát chặt cành cây (tay) và một nhát chặt gốc cây (chân), không cần theo thứ tự và từ từ, trái lại, có thể chém liền một lúc và chém lung tung.
Người đóng vai làm vườn phải làm sao để đỡ những nhát dao của người đóng vai Chúa Giêsu muốn chém chặt cây vả. Người đóng vai cây vả đứng im khi bị Chúa Giêsu chém chặt. Nhóm nào có cây vả bị chém chặt ít nhất là đoạt giải trò chơi Phúc Âm “chờ sinh hoa kết trái”.
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Chay A và C
Hoạt cảnh Biến Hình Trên Núi
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người. Đó là Môisen và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi được ở đây thì tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia.” Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các ông và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”. Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay của Thánh Luca cho chu kỳ phụng vụ Năm C, khá giống với bài Phúc Âm của Thánh Mathêu cũng của cùng Chúa Nhật thuộc chu kỳ phụng vụ Năm A, cho chúng ta thấy ít là năm điều chính yếu sau đây:
• Thứ nhất, Chúa Giêsu biến hình trên một núi cao chứ không phải dưới đồng bằng hay trong sa mạc.
• Thứ hai, Người đã biến hình trước mắt các môn đệ thân tín chứ không phải trong âm thầm kín đáo.
• Thứ ba, khi biến hình, dung nhan Người chói lọi như mặt trời và y phục Người sáng láng rạng ngời.
• Thứ bốn, Người nói chuyện với Moisen và Êlia trong khi đang biến hình, chứ không phải lúc khác.
• Thứ năm, các môn đệ nhận ra Moisen và Êlia dù chưa bao giờ thấy hai vị nổi tiếng Cựu Ước này.
• Thứ sáu, các môn đệ sợ hãi ngã xuống đất khi nghe thấy tiếng phán ra từ đám mây về Thày mình (theo Phúc Âm Thánh Mathêu), hay khi thấy hai vị đàm đạo với Thày biến đi trong đám mây (theo Phúc Âm Thánh Luca).
• Thứ bảy, các môn đệ chỉ có thể ngước lên khi Chúa Giêsu đặt tay trên họ bảo họ chỗi dậy đừng sợ (theo Phúc Âm Thánh Mathêu).
• Thứ tám, Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng tiết lộ cuộc biến hình này cho tới khi Người sống lại (theo Phúc Âm Thánh Mathêu), chắc vì thế mà các môn đệ đã không tiết lộ gì với ai những gì các vị đã chứng kiến (theo Phúc Âm Thánh Luca).
Vậy chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt màn trình diễn hoạt cảnh “Biến Hình Trên Núi”.
Sinh Hoạt
Mỗi Ngành tập trình diễn những sự kiện xẩy ra trong cuộc “Biến Hình Trên Núi” của Chúa Giêsu như được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại và được tóm tắt theo thứ tự trên đây. Chẳng hạn như sau:
1. Một nhóm 6 người đứng thành hàng ngang quay xuống người xem;
2. Người đóng vai Chúa Giêsu đứng giữa, Moisen và Êlia đứng phía sau người đóng vai Chúa Giêsu, còn ba môn đệ đứng quay mặt vào người đóng vai Chúa Giêsu, tức đứng quay xuống người xem;
3. Khi người đóng vai Chúa Giêsu vung hai cánh tay lên ngang mặt rồi giang ra hai bên, ám chỉ việc Chúa Giêsu biến hình, thì người đóng vai Moisen liền nhảy sang bên phải và người đóng vai Êlia nhảy sang bên trái của người đóng vai Chúa Giêsu, cả hai đứng ngang quay vào người đóng vai Chúa Giêsu; cùng lúc đó, các môn đệ liền quì xuống ngước lên chiêm ngưỡng cuộc biến hình;
4. Người đóng vai Moisen nói trước rồi đến Êlia nói sau: Khi người đóng vai Moisen nói “Vượt Qua” thì người đóng vai Êlia nói “Hằng Sống”;
5. (Nhờ hai vị nói những lời này mà ba môn đệ nhận ra ai là Moisen và ai là Êlia. Vì Moisen là vị được Thiên Chúa truyền phải dẫn Do Thái ra khỏi Ai Cập bằng cuộc Vượt Qua biển đỏ, và Êlia là vị tiên tri đã chứng tỏ cho dân Do Thái thấy “Chúa hằng sống” của mình chính là Vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac va Giacóp tổ phụ họ, song họ đã bỏ mà đi tôn thờ thần Baal, như Sách Các Vua Quyển 1 đoạn 18 thuật lại), do đó, được cảm hứng trước cảnh biến hình và nhận ra Moisen và Êlia, Phêrô liền lên tiếng xin phép Thày để làm ba lều: Khi nói đến một lều cho Thày thì chỉ vào Thày, một lều cho Moisen thì chỉ vào người nói “Vượt Qua”, và một lều cho Êlia thì chỉ vào người nói “Hằng Sống”.
6. Khi Phêrô nói gần xong thì người quản trò đóng vai Chúa Cha phán thật to tiếng (qua một máy phóng thanh hay một portable speaker nào đó): “Này là Con Yêu Dấu của Ta: ‘Hãy nghe lời Người’”.
7. Nghe thấy tiếng phán cả thể này, ba môn đệ liền sấp mặt xuống đất trong thế vẫn đang quì của mình; trong khi đó, người đóng vai Moisen và Êlia ra khỏi cảnh biến hình, về chỗ của những người xem phía dưới.
8. Sau khi hai người đóng Moisen và Êlia đi rồi, Người đóng vai Chúa Giêsu liền bỏ tay xuống, tiến đến ba người đóng vai môn đệ, đặt tay lên đầu của từng người mà nói: “Hãy chỗi dậy! Đừng sợ”.
9. Ba người đóng vai môn đệ nghe thấy vậy liền quì thẳng người và ngước mắt lên nhìn người đóng vai Chúa Giêsu.
10. Sau đó ba người đóng vai môn đệ đứng lên theo người đóng vai Chúa Giêsu đi về phía người xem, vừa đi người đóng vai Giêsu vừa nói: “Đừng tiết lộ cho ai biết những gì các con đã thấy cho tới khi Thày sống lại từ trong kẻ chết”. Hết.
Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay A và C
“Nếu ngươi là Con Thiên Chúa”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá nầy biến thành bánh đi”. Chúa Giêsu đáp: “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa”. Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước nầy, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tùy ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi”. Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!” Và còn thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá”. Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!” Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy ít là năm điều chính yếu sau đây:
• Thứ nhất, Chúa Giêsu được Thần Linh đưa vào sa mạc với mục đích là để Người chịu cám dỗ.
• Thứ hai, Người đã chống lại chước cám dỗ và thắng tên cám dỗ bằng việc ăn chay 40 đêm ngày.
• Thứ ba, ma quỉ tinh khôn đã đợi đến khi Người đói mới đến cám dỗ để dễ thắng được Người hơn.
• Thứ bốn, chước cám dỗ đánh vào ba yếu điểm của con người là nhục dục, ảo tưởng và tham lam.
• Thứ năm, ma quỉ muốn cám dỗ Người để xem Người có phải là Con Thiên Chúa hay chăng?
Vậy chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Nếu ngươi là Con Thiên Chúa thì hãy…”.
Sinh Hoạt
Một người đóng vai tên cám dỗ hay ma quỉ; một người đóng vai Chúa Giêsu.
1. Để tấn công nhục dục của Chúa Giêsu, ma qủi đưa tay lên miệng, cử chỉ cám dỗ Chúa Giêsu hóa đá thành bánh mà ăn;
2. Chúa Giêsu chống lại bằng cách lấy bàn tay che miệng lại rồi hất ra phía trước, cử chỉ biểu hiệu con người còn sống bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
1. Để tấn công ảo tưởng của Chúa Giêsu, ma quỉ lấy bàn tay chỉ xuống đất, cử chỉ xui Người cứ việc từ trên nóc đền thờ nhẩy xuống;
2. Chúa Giêsu chống lại bằng cách lấy bàn tay lắc lắc như chối từ theo ý nghĩa chữ “đừng” trong câu Thánh Kinh được Người trích dẫn “Đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi”.
3. Để xem Chúa Giêsu có tham lam không, ma quỉ quì xuống, cử chỉ thách Chúa Giêsu làm như thế để được hắn ban tất cả vinh hoa phú quí trần gian cho;
4. Chúa Giêsu chống lại bằng cách lấy tay chỉ thẳng vào hắn, cử chỉ đuổi hắn đi hắn quá phạm thượng.
5. Nếu ma quỉ làm cử động cám dỗ này mà Chúa Giêsu lại tỏ cử chỉ chống trả không đúng thì người đó không phải là Con Thiên Chúa, vì Con Thiên Chúa chỉ thắng chứ không bao giờ bị thua ma quỉ.
Chúa Nhật Thứ Bảy Thường Niên
“Yêu thương kẻ thù”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình. Ai vả má con bên nầy, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn, để rồi được trả lại sòng phẳng. Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Đấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác. Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án; Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu dạy các môn đệ những phúc đức trọn lành, cho đến độ sống nhân từ như Cha trên trời với mọi người, nhất là đối với những người thù địch của mình.
Ở đây Chúa dạy các môn đệ của Người phải sống trọn lành chẳng những hơn thành phần tội nhân, thành phần dân ngoại, mà còn hơn cả thành phần luật sĩ và biệt phái thông luật song không giữ luật hay giữ luật theo hình thức chứ không phải theo tinh thần của luật là đức ái.
Tất cả những gì Chúa Giêsu dạy trong suốt cả bài Phúc Âm này là những điều Người muốn khai triển hay dẫn giải về câu chủ yếu đầu tiên Người nói: “Các con hãy yêu keœ thù, hãy làm ơn cho những keœ ghét mình, hãy chúc phúc cho những keœ ngược đãi mình, hãy cầu nguyện cho những keœ vu khống mình”.
Ai thực hành được câu đầu tiên này là thực hành hết những gì Người dạy thi hành ở phần dưới sau đó, hay nói ngược lại, ai thi hành được tất cả những gì Người dạy sau khi nói câu đó là người thi hành được câu đầu tiên này.
Tóm lại, qua bài Phúc Âm này, Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người phải “yêu kẻ thù”, một tình yêu được tỏ ra bằng ba thái độ cụ thể: làm ơn cho keœ ghen ghét mình, chúc phúc cho keœ nguyền ruœa mình, và cầu nguyện cho keœ ngược đãi mình.
Nếu để ý kỹ ba thái độ cụ thể trên đây, chúng ta chẳng những thấy tính cách lành dữ đối chọi nhau, như làm ơn đối lại ghen ghét, chúc phúc đối lại nguyền rủa và cầu nguyện đối lại ngược đãi, mà còn thấy được cả tiến trình đảo ngược của tâm ngôn hành nữa.
Thật vậy, nạn nhân phải tỏ ra hành (“làm ơn”) đối lại với tâm (“ghen ghét”) của kẻ thù, sau đó, nạn nhân còn phải lấy ngôn (“chúc phúc”) đối lại với ngôn (“nguyền rủa”) của kẻ thù, sau hết nạn nhân lấy tâm (“cầu nguyện”) đối lại với hành (“ngược đãi”) của kẻ thù.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Phúc Âm: “yêu thương kẻ thù” như sau.
Sinh Hoạt
1. Có nhiều cách chơi khác nhau. Ở đây chỉ đề nghị hai cách đơn giản.
2. Cách thứ nhất cho ngành nghĩa và trưởng, mỗi nhóm cử ra một người. Tất cả những người do các nhóm cử ra đùứng thành hàng ngang đối diện với người quản trò.
3. Người nào cũng phải thuộc cả 6 chữ kép trên đây: “làm ơn” đối lại với “ghen ghét”, “chúc phúc” đối lại với “nguyền rủa”, và “cầu nguyện” đối lại với “ngược đãi”.
4. Khi nghe người quản trò nói bất cứ một chữ kép nào trong 6 chữ kép này, đều phải đáp ngay lập tức chữ kép đối lại. Chẳng hạn. người quản trò hô: “ngược đãi”, những người đại diện các nhóm phải đáp liền “cầu nguyện”, hay khi nghe người quản trò hô “làm ơn” thì phải đáp ngay “ghen ghét” v.v.
5. Trò chơi được kết thúc sau khi người quản trò hô hết 6 chữ kép. Nhóm nào ít sai nhất và đáp nhanh nhất trong cả 6 lần cộng lại là nhóm đoạt giải “yêu thương kẻ thù”.
6. Cách thứ hai cho ngành thiếu và ấu. Mỗi nhóm cử ra 2 người, một người đóng vai nạn nhân và một người đóng vai kẻ thù. Cứ hai nhóm đấu với nhau.
7. Người nạn nhân của nhóm này đứng đối diện với người đóng vai kẻ thù của nhóm kia, và người đóng vai kẻ thù của nhóm kia đứng đối diện với người đóng vai nạn nhân của nhóm này.
8. Khi nghe người quản trò hô bất cứ 1 trong 6 chữ kép trên đây, người đóng vai kẻ thù hay nạn nhân phải tỏ ra cử chỉ thích hợp.
9. Chẳng hạn, những người đóng vai kẻ thù, khi nghe “ghen ghét”, phải tỏ mặt hầm hầm nghiến răng, hay khi nghe “nguyền rủa”, phải trợn mắt há hốc miệng ra, hoặc khi nghe “ngược đãi” phải lấy tay tát vào không trung một cái.
10. Còn người đóng vai nạn nhân, khi nghe “chúc phúc” thì lấy tay ban phép lành như linh mục trong Thánh Lễ, hay khi nghe “cầu nguyện” thì chắp tay nhắm mắt cuí đầu xuống, hoặc khi nghe “làm ơn” thì giơ hai cánh tay rộng mở về phía kẻ thù.
11. Tuy nhiên, hai nhóm sẽ đấu với nhau như thế này, bất cứ lúc nào nghe người quản trò nói một chữ kép thôi, chẳng hạn chữ “cầu nguyện” thì chẳng những nạn nhân phải làm cử chỉ hợp với cầu nguyện mà cả kẻ thù của nạn nhân này cũng phải có cử chỉ ngược lại là “ngược đãi”. Nghĩa là người quản trò chỉ cần nói 1 chữ kép thì hai người đối nghịch nhau phải làm hai cử điệu của mình.
12. Trò chơi được kết thúc sau khi người quản trò nói hết 6 chữ kép và nhóm nào làm đúng nhất và nhanh nhất là nhóm đoạt giải “yêu thương kẻ thù”.
Chúa Nhật Thứ Sáu Thường Niên
“Chúc phúc nguyền rủa”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng lại trên một khoảng đất bằng; ở đó có đông môn đệ và một đám đông dân chúng từ Giuđêa, Giêrusalem, miền duyên hải Tyrô và Siđon kéo đến để nghe Người giảng và xin Người chữa bệnh tật. Bấy giờ Người đưa mắt nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế. Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu giảng dạy về 4 phúc đức và 4 ác đức.
Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại có 8 phúc đức và không nói gì đến 4 ác đức. Ở đây Phúc Âm Thánh Luca chỉ nói đến 4 trong 8 phúc đức này mà thôi, và còn thêm 4 ác đức ngược lại với 4 phúc đức nữa.
4 phúc đức được Thánh Luca ghi lại ở đây là nghèo khổ, đói khát, khóc lóc và nhục nhã, và 4 ác đức hoàn toàn ngược lại là giầu sang, no đầy, vui cười và vinh quang.
Tức là phúc đức của người này là ác đức của người kia, hay ngược lại ác đức của người kia là phúc đức của người này.
Chẳng hạn, nghèo khổ là phúc đức của người sống đức tin, lại là ác đức của người chỉ tìm giầu sang phú quí ở đời này; hay được vinh quang chúc tụng là ác đức của những tâm hồn chỉ biết tìm vinh quang Thiên Chúa thì lại là phúc đức của thành phần tham quyền cố vị, ham danh trọng tiếng v.v.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Chúc phúc nguyền rủa” sau đây.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 8 người, 4 người đóng vai phúc đức và 4 người đóng vai ác đức, đừng đứng đối diện nhau từng cặp một theo cặp phúc đức và ác đức đối chọi nhau. Như người đóng vai phúc đức nghèo khổ đừng đối diện với người đóng vai ác đức giầu sang. Mà là đứng chéo nhau tùy theo người quản trò sắp xếp.
2. Trên tay mỗi người đều cầm một cái gì đó tiêu biểu cho phúc đức hay ác đức của mình. Chẳng hạn người đóng vai phúc đức nghèo khó cầm chiếc dép trong tay, còn người ác đức giầu sang cầm ổ bánh trong tay.
3. Người quản trò có 5 hiệu lệnh: 4 hiệu lệnh cho từng cặp phúc đức và ác đức đối chọi nhau, và 1 hiệu lệnh cho chung cả 4 cặp phúc đức và ác đức.
4. Khi nghe thấy hiệu lệnh giành cho cặp phúc đức và ác đức đối chọi nhau của mình thì hai người đóng vai cặp phúc đức này tung những gì cầm trong tay cho nhau, hay khi nghe hiệu lệnh chung thì tất cả 4 cặp phúc đức và ác đức tung cho nhau cùng một lúc.
5. Người quản trò có thể phát hiệu lệnh liền nhau chứ không cần từ từ để từng cặp làm xong rồi mới tới cặp tiếp theo v.v. Người quản trò sẽ phát 5 hiệu lệnh mỗi lần chơi cho từng nhóm.
6. Trò chơi được kết thúc ở chỗ nhóm nào làm đúng nhất và không bị rơi nhiều thì đoạt giải “chúc phúc nguyền rủa”.
Chúa Nhật Thứ Năm Thường Niên
Mẻ Cá Lạ
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người nầy tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa tôi, vì tôi là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cùng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật V Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi qua chính nghề nghiệp chuyên môn của các vị.
Các vị là những tay đánh cá chuyên nghiệp, biết đánh ở đâu và vào lúc nào thì bắt được nhiều cá, nhưng lần này đã cố gắng suốt cả đêm mà chẳng bắt được gì cả.
Thế mà chỉ vì tin Thày, dù biết Thày không có nghề đánh cá bằng mình, và mình đã đánh cá ở khu vực Thày bảo, các ông vẫn nhắm mắt làm theo, và đã bắt được một mẻ cá lạ lùng, ngoài sức tưởng tượng của các vị, làm các vị càng khâm phục Đấng các vị đã bỏ mọi sự đi theo làm môn đệ của Người.
Trước tinh thần tin tưởng và thái độ tuân phục của các vị, Chúa Giêsu đã chấp nhận huấn luyện các vị để trở thành những tay chài lưới thiêng liêng, những tông đồ cứu vớt linh hồn con người.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “mẻ cá lạ”.
Sinh Hoạt
1. Trò chơi có thể chơi theo từng ngành.
2. Nếu chơi chung thì mỗi nhóm cử ra một số người bằng nhau về tuổi và giống nhau về cỡ thân thể. Tất cả quây thành vòng tròn. Hai phần ba ngồi xổm, đóng vai cá, còn một phần ba quì gối đóng vai cá người.
3. Bên đối phương cử ra 4 người đóng vai 4 tông đồ đánh cá chuyên nghiệp. Mỗi người cầm một sợi giây dài có vòng tròn ở đầu như lưới tung ra bắt cá. Hay cũng có thể mỗi người cầm ba chiếc khăn quàng hay áo mặc.
4. Khi nghe hiệu lệnh của người quản trò, cả 4 tông đồ nhắm làm sao để tung lưới bắt được cá. Nếu tung giây thì giây quàng được vào cổ ai thì bắt được người đó. Hoặc nếu tung áo hay khăn thì áo hay khăn phải rơi trúng đầu người nào thì họ mới bị bắt.
5. Trong khi đó các con cá thật và con cá người di chuyển chung quanh vòng tròn theo chiều nào cũng được, cố gắng để khỏi bị chụp lưới. Con cá thật hay con cá người nào bị quăng lưới tròng vào cổ hay bị quăng khăn quàng hoặc áo mặc trên đầu thì kể như bị bắt.
6. Trò chơi thay nhau làm tông đồ bắt cá và làm cá giữa các nhóm với nhau. Cuối cùng nhóm nào bắt được nhiều cá nhất, đặc biệt là cá người là đoạt giải “mẻ cá lạ”.
Chúa Nhật Thứ Bốn Thường Niên
Tẩu Thoát
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”. Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: “Người này không phải là con ông Giuse sao?” Và Người nói với họ: “Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình; điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông”. Người nói tiếp: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ: dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà góa tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại từ Naaman, người Syria”. Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng người rẽ qua giữa họ mà đi.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Thường Niên tuần này tiếp tục bài Phúc Âm tuần trước. Bài Phúc Âm tuần trước cho biết Chúa Giêsu tự nhận mình là Đấng Thiên Sai đúng như lời tiên tri Isaia đã báo trước.
Về phần thính giả, ngay chính lúc họ thán phục Người về lời Người nói thì họ lại thắc mắc về thân thế của Người, vì họ là dân làng của Người và đã quá quen biết Người cũng như gia đình của Người, ở chỗ, họ không thể giải thích được cái khác biệt giữa thân thế và uy thế của Người.
Thế nhưng, sau khi nghe Người nói về họ như thành phần cứng lòng tin, họ liền nổi giận và trục xuất Người ra khỏi địa phương của họ, thậm chí thù ghét Người đến nỗi âm mưu xô Người xuống sườn núi cho chết đi.
Song họ có ngờ đâu rằng họ không thể làm gì được Người. Chính việc Người thoát khỏi tay họ và âm mưu của họ cũng là cách gián tiếp Người tỏ mình ra cho họ biết Người là ai: Không phải ở chỗ Người là Đấng quyền năng hơn họ, mà ở chỗ Người là Đấng Thiên Sai vì giờ của Người chưa tới, Người không thể chết không đúng như những gì đã được Thánh Kinh tiên báo về Người.
Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Tẩu Thoát” sau đây.
Sinh Hoạt
1. Trò chơi này có thể chơi theo từng ngành hay chơi chung.
2. Nếu chơi chung, mỗi nhóm cử ra đủ số người bằng nhau và giống nhau. Chẳng hạn 15 người, thì chia ra làm 3 loại theo tuổi, chẳng hạn 5 ấu, 5 thiếu và 5 nghĩa.
3. Tất cả đứng thành vòng tròn và b ịt mắt lại, biểu hiệu việc dân làng Nazarét mù tối vây bắt Chúa Giêsu và tính xô Người xuống sườn núi cho chết đi.
4. Nhóm đối phương cử ra một trưởng (từ 18 tuổi trở lên) làm Chúa Giêsu đứng ở giữa vòng tròn như đang bị dân làng Nazarét bắt dẫn đi và tính xô xuống sườn núi.
5. Khi nghe hiệu còi hay hiệu lệnh của người quản trò, đám dân làng Nazarét liền nhào vô xô Chúa Giêsu, làm sao cho Người ngã xuống đất thì kể như đã xô Người xuống sườn núi.
6. Tuy nhiên, trong khi đám dân làng Nazarét nhào vô về phía mình như thế, Chúa Giêsu phải làm sao để tìm cách “thẩu thoát” không đụng đến một người nào.
7. Trò chơi được chấm dứt sau khi các nhóm đã thay nhau làm dân làng Nazarét và Chúa Giêsu. Nhóm nào vai Chúa Giêsu không bị xô ngã hay bị đụng chạm và thoát thân nhanh nhất thì đoạt giải “Tẩu Thoát”.
Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên
“Thánh Thần sai tôi đi”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vì có nhiều người khởi công chép lại những biến cố đã xảy ra giữa chúng ta, theo như các kẻ từ đầu đã chứng kiến và phục vụ lời Chúa đã truyền lại cho chúng ta, phần tôi, thưa ngài Thêophilê, sau khi tìm hỏi cẩn thận mọi sự từ đầu, tôi quyết định viết cho ngài bài tường thuật sau đây, để ngài hiểu chân lý các giáo huấn ngài đã lãnh nhận. — Bấy giờ Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền lực Thánh Thần, và danh tiếng Người lan tràn khắp cả miền chung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người ca tụng. Người đến Nagiarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày nghỉ lễ, Người vào hội đường, Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”. Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các người vừa nghe”.
Hướng Dẫn
Nếu bài Phúc Âm theo Thánh Ký Gioan tuần trước cho thấy Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên cho các môn đệ biết thì bài Phúc Âm theo Thánh Ký Luca Chúa Nhật thứ hai Thường Niên tuần này cho thấy Người bắt đầu tỏ mình ra cho dân làng của Người, bằng việc Người xác nhận những lời của tiên tri Isaia được Người đọc lên trong Hội Đường đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi Người.
Đó là sự kiện Người là Đấng Thiên Sai, là Đấng Được Xức Dầu, đúng như tiên tri Isaia đã nói trước về Người, đó là Thánh Thần ở trên Người, xức dầu cho Người và sai Người đi. Tuy nhiên, trước mắt thế gian không ai biết được sự kiện này cả, ngoại trừ bản thân của Người, và Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị trước khi được trực diện với Người đã loan báo về Đấng đến sau là Đấng làm phép rửa Thánh Thần.
Bởi thế, cả cuộc đời của Người là để chứng thực Sự Thật Người là Đấng Thiên Sai, là Messiah, là Đức Kitô (Christ), hay Sự Thật Người đã được Thiên Chúa chân thật duy nhất sai đến đúng như lời Ngài thề hứa với cha ông tổ phụ dân Do Thái, bằng cách không bao giờ Người làm theo ý của Người mà là ý của Cha là Đấng đã sai Người, đến nỗi Người đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.
Vẫn biết Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một biến cố vô cùng quan trọng liên quan đến phần rỗi của toàn thể nhân loại, bao gồm cả cuộc Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của Người mới là thời điểm tột đỉnh chứng tỏ Sự Thật Người là Đấng Thiên Sai. Thế nhưng, tất cả những gì Người làm trên trần gian này, kể cả việc Người ở lại Đền Thờ Gialiêm năm 12 tuổi, nhất là việc Người ẩn thân ở Nazarét 30 năm, tự bản chất, cũng đều là những gì chứng thực Sự Thật Người là Đấng đã được Cha sai.
Nếu dân Do Thái trông đợi một Đấng Thiên Sai cứu tinh thì Đức Kitô quả thực là Đấng ấy, dù không đúng theo ý muốn thiên về chính trị của họ hơn là về tâm linh, vì theo lời tiên tri Isaia, Người được “sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”.
Như thế, để nhận biết ai là Đức Kitô thật sự, là Đấng Thiên Sai đích thực, con người phải xem nhân vật ấy có tinh thần phục vụ hay chăng, hay chỉ biết hưởng thụ, có quyền năng cứu độ hay chăng, hay chỉ tuyên truyền những lý thuyết sai lầm, những giải quyết nhất thời, những lối thoát “no way out”. Chỉ nhân vật nào đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ, không coi thường song gần gũi và tìm kiếm để cứu vớt những gì thấp hèn hay đã hư đi, nhân vật ấy mới thực là Đức Kitô, là Đấng đầy Thánh Thần, Đấng được xức dầu Thánh Thần và được Thánh Thần sai đi.
Vậy giờ đây chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Thánh Thần sai tôi đi” như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 6 người: 1 người đóng vai Đức Kitô, 1 người đóng vai người nghèo, 1 người đóng vai người sám hối, 1 người đóng vai người bị giam cầm, 1 người đóng vai người mù, 1 người đóng vai người bị áp bức. Chơi các nhóm cùng một lúc.
2. Người đóng vai Chúa Kitô đứng ở giữa vòng tròn 5 người kia. Người đóng vai Đức Kitô, cổ đeo cỗ tràng hạt, một tay cầm cuốn sách Phúc Âm và một tay cầm cây Thánh Giá. Cây Thánh Giá là dấu chứng thực Đấng Thiên Sai, vì Đấng Thiên Sai không bao giờ làm theo ý mình, tức bao giờ cũng bỏ mình theo ý Đấng đã sai, đến nỗi đã vâng lời cho đến chết trên thập giá.
3. 5 người kia qui tụ lại thành một vòng tròn. Người nghèo ngồi ngẩng mặt lên giơ hay tay chụm lại lên trước mặt. Người sám hối quì cúi đầu xuống. Người bị giam cầm hai tay bị trói đứng quay lưng lại trung tâm vòng tròn. Người mù với chiếc khăn chùm cả đầu lẫn mặt đứng quay vào trung tâm của vòng tròn. Người bị áp bức nằm úp mặt xuống đất.
4. Sau khi nghe hết những gì người quản trò nói: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Ngài đã xức dầu cho tôi và sai tôi đi”, người đóng vai Đức Kitô của mỗi nhóm liền thực hiện sứ vụ Thiên Sai của mình như thế này.
5. “Rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó”: bằng cách đặt lên đầu người ấy cây Thánh Giá một chút trước khi lấy lại và bỏ vào tay của người nghèo cuốn sách Phúc Âm;
6. “Thuyên chữa những tâm hồn sám hối”: bằng cách trao cây Thánh Giá cho người ấy cung kính hôn rồi long trọng ban phép lành cho họ bằng cách hai tay cầm cây cây Thánh Giá làm dấu Thánh Giá trên đầu đang cúi xuống của họ;
7. “Loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm”: bằng cách cởi trói cho họ và cho họ hôn cây Thánh Giá;
8. “Cho người mù trông thấy”: bằng cách lấy tấm khăn che cả đầu lẫn mặt của họ và long trọng ban phép lành cho họ bằng Cây Thánh Giá như với người xám hối;
9. “Trả tự do cho những kẻ bị áp bức”: bằng cách lật ngửa họ lại và dựng đứng họ lên rồi cho họ cung kính hôn Thánh Giá;
10. “Công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”: bằng cách đứng vào tâm điểm vòng tròn, tháo cỗ tràng hạt ra khỏi cổ, cuốn cỗ tràng hạt chung quanh cây Thánh Giá rồi giơ cây Thánh Giá lên cao khỏi đầu mà tuyên bố: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi… sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”.
11. Khi người đóng vai Đức Kitô công bố lời này, đụng đến người nào (thứ tự là người nghèo, người sám hối, người bị giam cầm, người mù, người bị áp bức) thì người ấy tiến đến lần lượt quì chung quanh người đóng vai Chúa Kitô.
12. Trò chơi sinh hoạt được kết thúc và tính điểm vừa nhanh chóng vừa linh động để làm sao cho thấy tư cách của một Đức Kitô thực sự. Nếu nhóm nào làm nhanh chóng nhưng lại cẩu thả hay không có gì là linh thiêng sống động thì cũng không bằng nhóm làm chậm nhưng tất cả đều làm với tất cả tâm hồn, để xứng đáng đoạt giải “Thánh Thần sai tôi đi”.
Chúa Nhật II Thường Niên
“Nước Biến Thành Rượu”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. Chúa Giêsu nói với mẹ: “Hỡi bà, tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến”. Mẹ Người nói với những người giúp việc: “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo”. Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do Thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy đổ nước đầy các chum”. Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc”. Và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang mà nói: “Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ nầy”. Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên nầy tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon ở tiệc cưới Cana để tỏ mình ra lần đầu tiên cho các môn đệ của Người biết về Người.
Thế nhưng, việc Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên này cho các môn đệ biết về Người, trước hết, ở một môi trường gia đình, và sau nữa, qua vai trò trung gian của Mẹ Maria.
Mẹ Maria đã hoàn toàn chủ động trong vai trò trung gian của mình để liên lạc giữa Chúa Giêsu và nhóm phục tiệc: Mẹ đã liên lạc với Chúa Giêsu để xin Người giải quyết vấn đề khó khăn cho bữa tiệc cưới, và Mẹ cũng đã liên lạc với nhóm phục tiệc để sửa soạn cho việc làm của Chúa Giêsu, cho giờ Người đến, cho việc Người tỏ mình ra.
Thiên Chúa lúc nào cũng muốn thông ban, nhưng giờ của Người đến hay thời điểm Người thông ban đó là khi con người tỏ ra sẵn sàng và xứng đáng lãnh nhận, nhờ đó, khi Người tỏ mình ra, con người mới được lợi ích thiêng liêng.
Vấn đề chủ yếu trong việc tỏ mình ra của Chúa Giêsu ở đây ngoài vai trò trung gian của Mẹ Maria còn có đức tin tuân phục của thành phần phục tiệc. Thật vậy, họ đâu biết Mẹ Maria là ai và Chúa Giêsu là Đấng như thế nào. Thế mà họ vẫn nghe theo lời Mẹ và làm theo những gì Chúa Giêsu muốn. Bởi thế, họ xứng đáng là những người đầu tiên, trước cả các môn đệ là nền tảng cho Giáo Hội (tương lai), được diễm phúc hầu như sờ chạm đến vinh quang của Người, vì chính họ thấy nước lã họ đổ vào chum nay múc ra đã biến thành rượu ngon.
Tuy nhiên, theo dự án cứu độ, chính vì Chúa Giêsu muốn tỏ mình ra cho các môn đệ của Người mà thành phần phục tiệc này đã trở thành dụng cụ được Chúa sử dụng, giống hệt như trường hợp các phụ nữ đến mồ và thấy Chúa Giêsu Phục Sinh trước các môn đệ, song việc thấy Chúa trước này là để các bà đi trình báo lại cho tah2nh phần có thẩm quyền trong Giáo Hội là các môn đệ biết sự kiện này mà thôi. Dầu sao, vai trò của thành phần sứ giả hay thành phần được Người sử dụng như phương tiện cũng rất cần thiết và không thể thiếu trong công cuộc cứu độ, như Mẹ Maria đã là ngỏ lối để Người nhập thể, hạ sinh và vào đời vậy.
Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “nước biến thành rượu” như sau.
Sinh Hoạt
1. Chia làm 3 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 4 người, 1 người đóng vai phục dịch bữa tiệc cưới Cana, 1 người đóng vai quản tiệc, và 2 người còn lại đóng vai 2 chum nước. Người quản trò đóng vai Chúa Giêsu.
2. 3 Người thuộc ba nhóm đóng vai phục tiệc đứng trước 6 chum nước, cách nhau khoảng độ một cánh tay, mỗi tay cầm một cái áo. 6 người thuộc ba nhóm đóng vai 6 chum nước sẽ ngồi xổm (ngồi trên hai chân, nhưng không ngồi bệt xuống đất), mặt quay về phía 3 người đóng vai phục tiệc. 3 Người thuộc ba nhóm đóng vai quản tiệc đứng đằng sau lưng 3 người đóng vai phục tiệc. Người quản trò đóng vai Chúa Giêsu đứng đối diện 3 người đóng vai phục tiệc.
3. Hễ nghe thấy người quản trò đóng vai Chúa Giêsu truyền: “Hãy đổ nước đầy các chum”, thì 3 người đóng vai phục tiệc liền chùm 2 chiếc áo lên đầu các người đóng vai chum nước. Nếu chùm không đúng đầu của ai đóng vai chum nước liền bị loại, vì chum không có nước.
4. Khi những người đóng vai chum nước đang cúi đầu xuống đất thấy đầu mình được phủ bằng chiếc áo thì đứng ngay lên vì chum đã được đổ đầy nước. Nếu đang khi đừng lên làm rơi chiếc áo xuống đất liền bị loại, vì chum không có nước.
5. Hễ nghe thấy người quản trò nói tiếp: “Hãy múc nước mà đưa cho người quản tiệc”, thì 3 người phục tiệc với lấy chiếc áo đang phủ trên đầu 2 người đóng vai chum nước mình mới đổ đầy đang đứng trước mặt, lộn chiếc áo này từ ngoài vào trong, tượng trưng cho việc nước đã hóa thành rượu, rồi quẳng cả hai chiếc áo ấy qua đầu ra đằng sau cho người quản tiệc, và người quản tiệc này phải chụp lấy (không được rơi xuống đất bằng không trừ điểm) và mặc vào người như thể rượu ngon tràn đầy thân thể của họ.
6. Trò chơi được kết thúc ở chỗ nhóm nào làm nhanh nhất và ít bị lỗi nhất là đoạt giải “nước biến thành rượu”.
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa A, B và C
“Này là Con Ta yêu dấu”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: “Gioan có phải là Đấng Kitô không?” Gioan lên tiếng baảo mọi người rằng: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!”. Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Hướng Dẫn:
Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy những điều sau đây.
Thứ nhất, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Thần Linh qua hình ảnh chim câu, Ngôi Con qua hình ảnh một con người, và Thiên Chúa qua tiếng nói phát ra từ trời.Thứ hai, Thiên Chúa Ba Ngôi lần đầu tiên tỏ mình ra (được biểu hiệu qua hình ảnh “mở ra” của “các tầng trời”) chỉ sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa (ở chỗ khi “Chúa Giêsu lên khỏi nước”).
Thứ ba, con người Giêsu muốn Gioan làm phép rửa cho mình để Người có thể tỏ mình ra Người là Con Thiên Chúa; và Thiên Chúa đã chứng nhận con người Giêsu này thực sự là Con Thiên Chúa qua Thần Linh của Ngài “ngự xuống… đậu trên Người”.
Thứ bốn, trong số những người Do Thái bấy giờ đến xin Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho có Chúa Giêsu, nhưng mọi người không biết Người cho đến khi Gioan nhận ra Người, nhất là cho đến khi Người được Thiên Chúa chứng nhận.
Vậy, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt Lời Chúa bằng trò chơi “Này là Con Ta yêu dấu”.
Sinh Hoạt:
1. Để có thể biết ai là “Con Ta yêu dấu”, xin tất cả bịt mắt (trừ người đầu hàng) và xếp hàng ngang trước trưởng đóng vai Gioan Tẩy Giả, đầu cúi xuống (cử chỉ tỏ lòng ăn năn thống hối), hai tay để lên vai của nhau (cử chỉ chứng tỏ dân Do Thái kéo nhau đến với Gioan Tẩy Giả vì tưởng thánh nhân là Đức Kitô), rồi cả đoàn từ từ tiến lên ngang qua mặt vai Gioan Tẩy Giả để lãnh nhận phép rửa của thánh nhân.
2. Vai Gioan Tẩy Giả đứng ở trong một vòng tròn rộng (biểu hiệu cho con sông Jordan), và làm phép rửa cho dân chúng sắp hàng kéo đến với mình, bằng cách đổ nước hay đặt tay lên đầu từng người, trong khi đó, một trưởng từ từ đọc bài Phúc Âm hôm nay trên đây một cách đều đặn.
3. Nếu ai lãnh nhận phép rửa xong, vừa bước chân ra khỏi vòng tròn mà nghe thấy đọc đến chỗ “Này là Con Ta yếu dấu” thì người đó là Chúa Giêsu, dù người đó là một đoàn sinh nữ, vì đây chỉ là một trò chơi, hơn nữa, mọi người đều là hiện thân của Người và đều là con cái của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu.
4. Trò chơi có thể được tiếp tục cho đến khi vai Chúa Giêsu rơi trúng một đoàn sinh nam. Trò chơi này nên chơi theo từng ngành.
Lễ Hiển Linh A-B-C
“Hài vương của dân Do Thái
ở đâu?”
Phúc Âm
“Sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem
xứ Giuđêa trong triều đại vua Hêrôđê, có các nhà chiêm tinh gia từ đông phương
đến Giêrusalem mà hỏi rằng: ‘Hài vương của dân Do Thái ở đâu? Chúng tôi đã
thấy ngôi sao của Người mọc lên nên đến để bái thờ Người’… ‘Ở Bêlem xứ Giuđêa’…
Hêrôđê gọi các vị chiêm tinh gia đến để tìm hiểu r giờ giấc xuất hiện của ngôi
sao. Đoạn giục họ đi Bêlem mà rằng: ‘Các khanh hãy đi xem con trẻ này ra sao.
Khi đã biết được gì rồi thì hãy về cho trẫm biết với để trẫm cùng đến triều
bái người”. Họ lên đường… Ngôi sao mà họ đã thấy đi trước họ cho đến chỗ con
trẻ ở thì dừng lại. Họ vui mừng thấy ngôi sao, và khi tiến vào nhà, họ thấy
con trẻ đang ở với mẹ của mình. Họ phục xuống bái kính Người. Đoạn mở hòm quà
ra, dâng cho Người những tặng vật là vàng, nhũ hương và mộc dược”.
Hướng dẫn:
Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy những điều sau đây.
Thứ nhất, thông biết Thánh Kinh chưa chắc đã nhận biết Chúa, như trường hợp của dân Do Thái biết Chúa Kitô sinh ra ở đâu, song chẳng những không đến thờ lạy Người mà lại còn đi sát hại Người nữa.
Thứ hai, con người thiện tâm có thể nhận ra Thiên Chúa qua các hiện tượng thiên nhiên, như các nhà chiêm tinh gia hôm nay từ ở phương đông xa xôi, không hề biết đến mạc khải thần linh như dân Do Thái, đã nhận ra dấu lạ mà tìm đến với Thiên Chúa.
Thứ ba, khoa học tự nhiên không phản nghịch lại với đức tin, trái lại, nó dẫn đến đức tin nữa là đàng khác, như trường hợp các chiêm tinh gia đã nhờ kiến thức khoa học chiêm tinh của mình mà có đức tin, mà tìm đến với Tạo Hóa.
Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau
chơi trò “Hài vương của dân Do Thái ở đâu?”
Trò Chơi:
Nếu chơi chung đoàn thì các đoàn sinh nam ngành Nghĩa đóng vai các chiêm tinh gia, các đoàn sinh nữ ngành Nghĩa đóng vai ngôi sao lạ hướng dẫn đến điạ điểm của Hài Nhi Giêsu, bằng cách ra hiệu bằng tay, nhưng không được nói.
Các đoàn sinh nữ ngành Thiếu đóng vai Đức Mẹ và các đoàn sinh nam ngành Ấu đóng vai Hài Nhi Giêsu, nhưng tất cả mọi đoàn sinh còn lại của hai ngành Thiếu và Ấu này đều ngồi chung một chỗ với nhau. Vai Hài Vương Giêsu ở giữa. Vai Đức Mẹ ngồi ở bên phải vai Hài Vương Giêsu. Ở đây không có vai Thánh Giuse, vì Thánh Giuse không được kể đến trong bài Phúc Âm hôm nay.
Các Trưởng đóng vai làm chướng ngại vật bằng chính bản thân mình hay đặt các thứ chướng ngại vật trên đường đi.
Vai các nhà chiêm tinh gia đứng cách một khoảng khá xa với nhóm đóng vai Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Khi nghe hiệu lệnh, các vai chiêm tinh gia liền giơ hai cánh tay ra phía trước, trên hai bàn tay xoè ngửa ra đang đỡ lấy một lễ vật để sẵn sàng hiến dâng cho Hài Vương Giêsu, và đồng thời ngẩng đầu lên trời như theo dõi kỹ lưỡng ngôi sao lạ kẻo lại bị lạc một lần nữa. Trong khi đó mỗi một Nghĩa nữ đóng vai ngôi sao lạ đi ngay bên mỗi vai chiêm tinh gia để chỉ đường.
Nếu vai chiêm tinh gia nào trên đường đi tìm Hài Vương Giêsu mà bị vấp ngã thì bị loại, hay làm rơi lễ vật xuống đất cũng bị loại, hoặc dẵm phải hay đá phải chướng ngại vật cũng bị loại.
Tuy nhiên, khi đến được nơi Hài Vương Giêsu, vai chiêm tinh gia vẫn phải ngẩng đần lên như thường, cho đến khi ngôi sao biến đi, nghĩa là cho đến khi vai nữ đóng vai ngôi sao làm dấu hiệu cuối cùng cho biết đã đến nơi.
Ngay lúc thấy dấu hiệu cuối cùng ấy, hài Vương Giêsu liền lên tiếng khóc và giơ hai tay lên múa may trước mặt, để vai chiêm tinh gia có thể biết chỗ trao quà tặng. Ai không trao quà đúng chỗ là Hài Vương Giêsu thì cũng bị loại.
Lễ Thánh Gia A, B, C
Thường không sinh hoạt vì nghỉ Giáng Sinh nếu ngay sau Giáng Sinh hoặc nghỉ Tết Dương Lịch nếu gần dịp này
Cuộc Sống Thánh Gia
Phúc Âm
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca và Mathêu.
Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môisen, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa [như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và đây ở Giêrusalem, có một người tên là Simêon… Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa…
Khi các Đạo sĩ ra đi, Thiên Thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo: “Hãy thức dậy , đem hài nhi và mẹ Người trốn sáng Ai Cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông: vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài nhi để sát hại Người”. … Khi Hêrôđê băng hà, thì đây Thiên Thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ, bên Ai cập, và bảo: “Hãy chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người về đất Israel, vì những người tìm hại mạng sống Người đã chết!”. Ông liền chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về đó. Được báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nagiarét.
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông... Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nagiarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.
Hướng Dẫn
Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia trên đây bao gồm
cả 3 bài Phúc Âm tóm gọn cho chu kỳ năm A, B và C. Bài Phúc Âm cho chu kỳ năm
A về biến cố Thánh Gia trốn sang Ai Cập rồi trở về sinh trú ở Nazarét. Bài
Phúc Âm cho chu kỳ năm B và biến cố Thánh Gia dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa
trong đền thờ như luật dạy. Và bài Phúc Âm chu kỳ năm C về biến cố Thánh Gia
đi Lễ Vượt Qua hằng năm ở Đền Thờ Giêrusalem và tìm thấy thiếu nhi Giêsu sau 3
ngày lạc mất.
Vì Thánh Gia bao gồm cả Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Mẹ Maria, nên bài Phúc Âm
nào cũng bao gồm cả 3 vị. Thế nhưng, trong cả ba biến cố được trình thuật ở cả
ba bài Phúc Âm, Chúa Giêsu nhỏ nhất đóng vai chính, còn Thánh Giuse và Mẹ
Maria dù làm chalàm mẹ song cũng chỉ đóng vai phụ, đóng vai phục vụ cho Con
Thiên Chúa Làm Người mà thôi, một tinh thần phục vụ được thể hiện qua việc bảo
vệ Người khỏi sự dữ như trong bài Phúc Âm năm A, hay qua việc lo lắng chăm sóc
cho Người như trong bài Phúc Âm năm C, hoặc qua việc chân nhận Người thuộc về
Thiên Chúa hơn là thuộc về mình, như trong bài Phúc Âm năm B.
Cho dù Thánh Gia bao gồm ba vị Thánh, nhưng không phải vì thế mà Thánh Gia
không gặp phải gian nan khốn khó trên trần gian này. Đối ngoại, Thánh Gia cũng
phải trốn chạy sang Ai Cập để lánh nạn. Đối nội, Thánh Gia cũng phải chịu đựng
lẫn nhau, như trong trường hợp Thai Nhi Giêsu vừa mới xuất hiện trong lòng Mẹ
Maria thì Thánh Giuse đã dự tính bỏ đi; hay như trường hợp dâng Hài Nhi Giêsu
trong đền thờ thì Mẹ Maria đã được báo trước sẽ phải khổ vì Con; hoặc như
trường hợp Thiếu Nhi Giêsu ở lại trong đền thờ mà không cho cha mẹ biết, và
khi cha mẹ gặp lại Người thì không hiểu được Người.
Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi “Cuộc Sống Thánh Gia” như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 10 người: 1 người đóng vai Thiếu
Niên Giêsu 12 tuổi, 1 người đóng vai Đức Mẹ, 1 ngươiụi đóng vai Thánh Giuse, 2
người đóng vai tư tế Simêon và bà góa Anna, 5 người đóng vai luật sĩ Do Thái.
2. Thiếu Nhi Chúa Giêsu và 5 luật sĩ ngồi ở giữa vòng tròn, tâm điểm vòng
tròn được coi như là đền thờ Giêrusalem. Ông Simêon và bà góa Anna cũng ở giữa
vòng tròn.
3. Thánh Giuse và Mẹ Maria (ẵm tượng Hài Nhi Giêsu) di chuyển từ điểm này
đến điểm khác chung quanh vòng tròn và vào giữa vòng tròn như sau.
4. Chung quanh vòng tròn cần được phân định 3 địa điểm: một cho thành
Bêlem là nơi Chúa Giêsu Giáng Sinh, một cho nước Ai Cập là nơi Thánh Gia lánh
nạn, và một nơi là Nazarét là nơi Thánh Gia sinh trú.
5. Người quản trò sẽ đọc bài Phúc Âm bao gồm cả ba chu kỳ A, B và C. Nghe
đến đâu, Mẹ Maria và Thánh Giuse làm đến đó.
6. Đầu tiên Thánh Giuse và Mẹ Maria đi từ Bêlem lên Giêrusalem dâng Hài
Nhi Giêsu cho Thiên Chúa, qua cử chỉ trao Người cho tư tế Simêon là vị đại
diện Chúa ẵm bế, sau đó hai vị trở về Bêlem.
7. Từ Bêlem, hai vị lại ẵm Hài Nhi Giêsu trốn sang Ai Cập, rồi từ Ai Cập
trở về đất Do Thái, nhưng không về lại Bêlam mà là đến thôn Nazarét mà cư ngụ
và sinh sống ở đó.
8. Từ Nazarét, hai vị lên Đền Thờ Giêrusalem dự Lễ Vượt Qua hằng năm và
tìm lại được Thiếu Nhi Giêsu và đem Người trở về Nazarét.
9. Tuy nhiên, ở chặng cuối cùng này, chặng từ Nazarét lên Giêrusalem, hai
vị được bịt mắt để đi tìm Thiếu Nhi Giêsu, và hai vị chỉ tìm thấy đúng Thiếu
Nhi Giêsu, Người đang ở giữa 5 vị luật sĩ Do Thái bấy giờ, khi được Thiếu Nhi
Giêsu lên tiếng nói: “Cha mẹ tìm Con làm chi?”
10. Trò chơi theo thứ tự từng nhóm một và được tính điểm nhóm nào tìm thấy
đúng Hài Nhi Giêsu nhanh nhất thì đoạt giải “Cuộc Sống Thánh Gia”.
Chúa Nhật IV Mùa Vọng
“Truyền Thông Thánh Linh”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vaœ ra
đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào
bà Isave, và khi bà Isave nghe lời chào cuœa Maria, thì hài nhi nhaœy mừng
trong lòng bà, và bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần: Bà kêu lớn tiếng rằng:
“Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ và con lòng bà được chúc phúc. Bơœi
đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi? Vì nầy tai tôi vừa nghe lời bà
chào, hài nhi liền nhaœy mừng trong lòng tôi. Phúc cho bà là keœ đã tin rằng
lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực hiện”.
Hướng Dẫn
Theo ý nghĩa Mùa Vọng thì biến cố viếng thăm trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ
tư Mùa Vọng tuần này là biến cố Lời Nhập Thể đang ở trong lòng Mẹ Maria bấy
giờ đến làm phép rửa Thánh Thần đầu tiên cho Thai Nhi Gioan Tẩy Giả, để thánh
nhân được khỏi tội nguyên tổ ngay từ trong bụng mẹ, để Thánh Nhân được đầy
Thánh Linh ngay từ trong lòng mẹ, như lời thiên thần cho thân phụ của thánh
nhân biết khi báo tin việc đầu thai lạ lùng của thánh nhân.
Chính vì là con người đầu tiên được lãnh nhận phép rửa Thánh Thần này bởi Lời
Nhập Thể là Thai Nhi Giêsu mà sau này, như bài Phúc Âm tuần trước cho biết,
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, dù chưa hề tận mắt thấy Con Người Giêsu, đã khẳng định
về Đấng đến sau ngài là Đấng sẽ làm phép rửa Thánh Thần, đến nỗi khi vừa thấy
Người, thánh nhân chẳng những nhận ra Người ngay là Đấng phải đến mà còn chỉ
cho các môn đệ của mình biết Người thật là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội
trần gian.
Sự kiện Lời Nhập Thể làm phép rửa Thánh Thần cho Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ngay từ
trong lòng mẹ đây đã được bộc lộ ở chỗ, đã làm cho cả thai mẫu của thánh nhân
là bà Isave cũng được đầy Thánh Thần và trở nên khôn ngoan sáng suốt mà cất
tiếng chúc tụng người em Maria của mình là Mẹ Thiên Chúa.
Trong biến cố viếng thăm này, chúng ta thấy một thứ ảnh hưởng thần linh giây
chuyền thế này: Lời Nhập Thể ở trong lòng Mẹ Maria là Thai Nhi Giêsu đầy Thánh
Thần, đã thông ban Thánh Thần của mình cho con người đầu tiên là thai nhi Tiền
Hô Gioan Tẩy Giả, đến nỗi mức độ tràn đầy Thánh Thần nơi thai nhi Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả đã tác động cả thai mẫu, vị thai mẫu đầy Thánh Thần đã nhận biết
Mẹ Thiên Chúa, Vị tràn đầy ân sủng, tràn đầy Thánh Thần, đang cưu mang chính
Lời Nhập Thể, khiến cho lời chào của Mẹ có một tác lực thần linh làm cho Thai
Nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong lòng thai mẫu Irave.
Bởi thế, hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Truyền Thông Thánh Thần”
như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 4 người, hai nữ lớn (Trưởng hay Nghĩa) và hai nam nhỏ (Ấu).
Hai nữ lớn, một người đóng vai Mẹ Maria và một người đóng vai bà Thánh Isave.
Hai nam nhỏ, một đóng vai thai nhi Giêsu, ở ngay trước bụng người đóng vai Mẹ
Maria, và một đóng vai thai nhi Gioan, ở ngay trước bụng người đóng vai bà
Thánh Isave. Người quản trò đóng vai Thánh Thần tác động bốn vị này.
2. Xin nhớ thứ tự như sau: đầu tiên là lời chào của Mẹ Maria tác động thai nhi
Gioan nhẩy mừng; thai nhi Gioan nhẩy mừng tác động thai mẫu Isave cảm hứng
chúc tụng Mẹ Maria; thai mẫu Isave cảm hứng chúc tụng Mẹ Maria tác động Mẹ
Maria lên tiếng ngợi khen Thiên Chúa, Đấng cứu độ Mẹ qua Lời Nhập Thể đang ở
trong lòng Mẹ.
3. Người đóng vai Mẹ Maria chào chị họ của mình bằng cử chỉ cúi đầu xuống;
người đóng vai thai nhi Gioan nhẩy mừng bằng cử chỉ rung rung mình; người đóng
vai bà Isave cảm hứng chúc tụng bằng cử chỉ giơ hai tay lên trời và nhìn thẳng
vào mặt người đóng vai Đức Mẹ; người đóng vai Mẹ Maria lên tiếng ngợi khen
Chúa bằng cử chỉ giơ hai tay lên trời và ngẩng đầu ngửa mặt lên trời; người
đóng vai thai nhi Giêsu là Đấng cứu độ Mẹ Maria lấy làm hài lòng cảm động bằng
cử chỉ gật đầu.
4. Người quản trò đóng vai Thánh Thần có thể tác động bất cứ 1 trong bốn vị,
bằng hiệu còi được ấn định cho từng vị, chẳng hạn tích tích tè tè cho Mẹ
Maria, tích tè tè tích cho thai nhi Gioan, tè tích tích tè cho Bà Isave, và tè
tè tích tích cho hài nhi Giêsu.
5. Vị nào được tác động bằng hiệu còi chỉ về mình thì làm cử điệu của mình
trước rồi sau đó lần lượt tới ngững vị khác theo thứ tự “truyền thông Thánh
Linh”.
6. Trò chơi được kết thúc ở chỗ nhóm nào làm sai cử điệu hay thứ tự “truyền
thông Thánh Linh” nhất là nhóm đoạt giải “Tuyền Thông Thánh Linh”.
Chúa Nhật III Mùa Vọng
“Chúng tôi phải làm gì?”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng:
“Vậy chúng tôi phải làm gì?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không
có, ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin
chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?” Gioan đáp:
“Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng
hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng
cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. Vì dân chúng đang
mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là
Đức Kitô chăng?” Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi thì lấy nước mà rửa
các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây
giày cho Người. Chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.
Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm
thì đốt đi trong lửa không hề tắt!”. Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao
giảng tin mừng trong dân chúng.
Hướng Dẫn
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng tuần trước, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
dựa vào lời của tiên tri Isaia kêu gọi một cách tổng quát và bóng bẩy là “hãy
sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con
đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và
mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng tuần này, vị tiền hô đã áp dụng
những gì ngài đã kêu gọi tgrước đó vào từng trường hợp của các giới người
trong xã hội Do Thái bấy giờ, điển hình là quần chúng nói chung, cách riêng
thành phần thu thuế và binh lính là hai loại người đặc biệt theo đuổi một cái
nghề có vẻ ngang trái trong xã hội Do Thái thời bấy giờ đang bị Đế Quốc Rôma
đô hộ.
Đối với chung dân chúng, Tiền Hô Gioan bảo họ phải chia cơm sẻ áo cho nhau,
tức là đừng vị kỷ, chẳng khác gì ngài khuyên họ hãy lấp đầy hố sâu tham lam và
san bằng đồi núi huyênh hoang tự cao tự đại về những gì mình có hơn người đến
khinh người nghèo và xa lánh người nghèo, như trường hợp của nhà phú hộ đối xử
với Lazarô (x Lk 16:19-21).
Đối với thành phần thu thuế, ngài bảo họ đừng gian lận, tức sống một cách ngay
thẳng liêm chính, và đối với thành phần binh lính, ngài bảo họ “đừng ức hiếp,
đừng cáo gian”, tức hãy sống đúng với sứ mệnh của mình là bảo vệ và bênh vực
dân chúng. Tức là, đối với hai thành phần tiêu biểu này, ngài khuyên họ hãy
uốn thẳng những hành vi quanh co bất chính của mình (thu thuế), và hãy san
bằng những cử chỉ gồ ghề hiếp đáp tác hại của mình (binh lính).
Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “Chúng tôi
phải làm gì?”
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra 10 người chẳng hạn. Số người này sẽ vừa đóng vai dân chúng
vừa đóng vai thu thuế và binh lính. Hai nhóm đấu với nhau làm hai đợt, đợt đầu
cả 10 người của một nhóm đóng vai dân chúng, đấu với 10 người của nhóm kia với
5 người đóng vai thu thuế và 5 người đóng vai binh lính. Đợt thứ hai nhóm đã
đóng vai dân quay sang đóng vai thu thuế và binh lính như nhóm chơi đợt nhất.
2. Những người đóng vai dân chúng mỗi người cầm (bằng hai ngón tay) một cái áo
trong tay này và một ổ bánh mì trong lòng bàn tay kia, giơ thẳng ra phía trước
mặt, bên dưới có một cái thùng không.
3. Những người đóng vai thu thuế một tay cầm một cái (que dài) tượng trưng cho
cái bút và một tay cầm một cái bị đựng tiền. Và những người đóng vai binh lính
một tay cầm roi hay cái gậy tượng trưng cho thanh gươm chiến đấu hay quyền giữ
an ninh.
4. Những người thu thuế cố gắng dùng cái que giật được chiếc áo của những
người dân và tìm cách cho vào bị của mình; cũng thế, những người lính cố gắng
dùng cái gậy hay roi để đánh rơi ổ bánh mì xuống cái thùng ở bên dưới tay của
người dân.
5. Dân chúng và hai hạng người hành nghề thu thuế và binh lính đứng đối diện
nhau, (mỗi người đứng trong một vòng tròn, không được bước ra khỏi đó), và
đứng cách nhau khoảng ba bước. Khi nghe hiệu lệnh, bên đóng vai thu thuế và
binh lính bắt đầu ra tay hành động bóc lột và hiếp đáp dân chúng của mình cho
tới khi nghe thấy tiếng của tiền hô Gioan Tẩy Giả kêu gọi: “Hãy dọn đường lối
ngay thẳng cho Chúa”.
6. Bấy giờ những người đóng vai dân chúng lên tiếng hỏi: “Chúng tôi phải làm
gì?”, và sau khi nghe tiền hô Gioan nói “Hãy chia cơm sẻ áo”, liền tung ổ bánh
mì và chiếc áo, nếu còn trên tay, về phía người thu thuế hay binh lính đã cướp
giật của mình. Thành phần thu thuế phải lấy bị hứng ổ bánh mì và thành phần
binh lính phải lấy gậy hay roi chụp lấy chiếc áo.
7. Sau dân chúng tới thành phần thu thuế hỏi tiền hô Gioan “chúng tôi phải làm
gì?”, và sau khi nghe tiền hô nói “đừng đòi hỏi quá mức”, liền tung những gì
mình đã lấy được của dân trả lại cho dân; dân phải làm sao chụp được những gì
thành phần thu thuế trả lại cho mình. Áp dụng vào trường hợp của những người
đóng vai binh lính cũng thế.
8. Trò chơi được tính điểm hơn thua là ở chỗ nhóm nào, sau hai đợt chơi được
nhiều ổ bánh mì và áo hơn thì đoạt giải “chúng tôi phải làm gì?”
Chúa Nhật II Mùa Vọng
“Dọn Ðường Ngay Thẳng”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Đời Hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm,
Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thuœ hiến xứ Galilêa,
còn em là Philipphê làm thuœ hiến xứ Ituria và Tracônitiđê; Lysania làm thuœ
hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan,
con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giaœng
phép rưœa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng:
“Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sưœa đường Chúa cho
ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy
làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn
cứu độ cuœa Thiên Chúa”.
Hướng Dẫn
Trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật II Mùa Vọng, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã lập lại
lời của tiên tri Isaia về việc làm sao để con người nói chung và dân Do Thái
nói riêng có thể “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”, hay có thể nhận ra Chúa Kitô,
Thiên Chúa Làm Người, nghĩa là có thể được sự sống đời đời, vì sự sống đời đời
là ở chỗ nhận biết Thiên Chúa.
Thật vậy, như đã hứa với hai nguyên tổ sa phạm, và đã cho dân Do Thái thấy
trước hình ảnh về Đấng Cứu Thế trong giòng Lịch Sử Cứu Độ của họ, Đấng Cứu Thế
chắc chắn sẽ đến vào thời điểm của mình.
Thế nhưng, nếu con người không sẵn sàng chờ đón Người, như Mẹ Maria hay như
Gioan Tẩy Giả, như tư tế Simêon và bà tiên tri Anna, như nhóm mục đồng vào đêm
Giáng Sinh, thậm chí như ba nhà chiêm tinh vương Đông Phương, họ sẽ không thể
nào nhận ra Người, trái lại, còn ra tay sát hại Người khi Người đến, như
trường hợp của quận vương Hêrôđê khi Người mới ra đời, cũng như trường hợp của
Hội Đồng Do Thái và của nhà cầm quyền Rôma Philatô vào lúc cuối đời của Người.
Đó là lý do, trong bài Phúc Âm, với vai trò Tiền Hô để dọn đường cho Người đến,
tức để làm sao để dân chúng nhận ra Người khi Người xuất hiện, Thánh Gioan Tẩy
Giả, vị cũng chưa từng thấy Đấng Thiên Sai, đã kêu gọi chẳng những bằng lời
nói mà còn bằng cả đời sống của mình nữa là việc làm sao sống trong chân lý. Ở
chỗ lấp đi mọi hố sâu tham vọng bất chính, bạt hết mọi núi đồi tự cao tự phụ,
uốn thẳng những gì cong queo gian dối, và san bằng những gồ ghề tự ái bất tuân.
Vậy tuần này chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Dọn Ðường Ngay Thẳng”
như sau.
Sinh Hoạt
1. Trò chơi theo từng nhóm với số người đều nhau, chẳng hạn 10 hay 15 người.
Tất cả nắm tay nhau làm thành một vòng tròn.
2. Khi nghe người quản trò đứng ở bất cứ chỗ nào lên tiếng hô “hãy dọn đường
Chúa cho ngay thẳng”, thì tất cả mọi người liền sắp thành một đường thẳng
hướng về phía người quản trò.
3. Khi nghe người quản trò hô: “Hố sâu lấp đầy”, mọi người đều ngồi xuống,
nhưng vẫn phải làm sao cho ngay ngắn và đừng gồ ghế ở trên đầu, người cao
người thấp.
4. Khi nghe người quản trò hô: “Nơi cao bạt xuống”, mọi người đều phải cúi đầu
xuống, nhưng cũng vẫn làm sao cho bằng phẳng, đừng gồ ghề phía trên đầu của
hàng nhóm mình.
5. Căn cứ vào việc thi hành nhanh nhẹn, ngay thẳng và bằng phẳng từ ba tác
động trên, nhóm nào làm hay nhất là đoạt giải “Dọn Đường Chúa Đến”.
CN I Mùa Vọng
“Đứng dậy và ngẩng đầu
lên”
Phúc Âm
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn
đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao: dưới
đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh
hồn chờ đợi những gì sẽ xaœy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển.
Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy
nghi cao caœ. Khi những điều đó bắt đầu xaœy đến, chúng con hãy đứng dậy và
ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần đến. Chúng con hãy giữ mình,
keœo lòng chúng con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời mà
ngày đó thình lình đến với chúng con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống
trên mặt đất. Vậy chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát
khoœi những việc sắp xaœy đến và đứng vững trước mặt Con Người.
Hướng Dẫn
Mùa Vọng bao giờ cũng có 4 tuần lễ tượng trưng cho 4 ngàn năm mong đợi Vị Cứu
Tinh theo lời Thiên Chúa Hóa Công hứa sau khi hai nguyên tổ sa ngã phạm tội (xem
Genesis 3:15).
Trong 4 tuần lễ này, tuần cuối bao giờ cũng đọc bài Phúc Âm trực tiếp liên
quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, hai tuần giữa liên quan đến vai trò
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Và tuần đầu tiên với
bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức đón chờ
Chúa Kitô tới.
Riêng chu kỳ năm C, Phúc Âm Thánh Ký Luca ghi lại lời Chúa Giêsu cảnh giác
chúng ta và căn dặn chúng ta phải làm sao khi ơn cứu độ đến: Người bảo là phải
tỉnh thức đừng chè chén say sưa với đam mê nhục dục và những vui thú trần thế,
trái lại, phải đứng dậy và ngước đầu lên.
Bởi thế, hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này với trò
chơi “đứng dậy và ngước đầu lên” như sau.
Sinh Hoạt
1. Mỗi nhóm cử ra ba người. Tất cả quì thành vòng tròn, nhưng trong phạm vi
được vạch định chỗ đứng của mình, và cúi xuống gặm một cái ly ở trước mặt (tượng
trưng cho vấn đề chè chén say sưa).
2. Người quản trò đứng ở giữa vòng tung nắm sốp vụn hay giấy vụn lên trời (tượng
trưng cho ơn cứu độ sắp đến), bấy giờ những người đang gặm ly đứng ngay lên để
làm sao hứng đươc ít là một vụn sốp hay miếng giấy trong cái ly thì được cứu
độ. Những ai không hứng được tí nào thì bị loại.
3. Có thể chơi đi chơi lại với những người còn lại. Cuối cùng nhóm nào hứng
được nhiều nhất và bị loại ít nhất là nhóm đoạt giải “đứng dậy và ngước đầu
lên”.