Trích Giáo Lý Cẩm Nang do Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch
B- GIÁO HỘI
1) BẢN CHẤT GIÁO HỘI
203- Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Kitô. (SFP)
204- Giáo Hội được Vị Thiên Chúa Làm Người là Chúa Giêsu Kitô thiết lập. (DF)
205- Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người cho
mọi thời đại. (DF)
206- Bởi mục đích của mình cũng như bởi các phương tiện được sử dụng để đạt được
mục đích này, Giáo Hội là một tổ chức thiêng liêng thuộc lãnh vực siêu nhiên. (SFP)
207- Giáo Hội là một tổ chức hoàn hảo. (SFP)
2) CƠ CẤU GIÁO HỘI
208- Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội một pháp chế có phẩm trật. (DF)
209- Quyền bính Chúa Kitô ban cho các Tông Đồ đã được
truyền lại cho các vị giám mục. (DF)
210- Chúa Kitô đã bổ nhiệm Tông Đồ Phêrô làm đầu tất cả các Tông Đồ và làm vị
Lãnh Đạo hữu hình của toàn thể Giáo Hội, bằng việc trực tiếp trao thẩm quyền
hành xử cho cá nhân ngài. (DF)
211- Theo chỉ thị của Chúa Kitô, Thủ Lãnh Phêrô phải có các vị thừa nhiệm Thẩm
Quyền của ngài để hành xử toàn thể Giáo Hội cho đến cùng. (DF)
212- Các vị thừa nhiệm Thủ Lãnh Phêrô có Thẩm Quyền là các vị giám mục Rôma.
(DF)
213- Giáo Hoàng có toàn quyền và tối thượng quyền trong việc hành xử toàn thể
Giáo Hội, không nguyên về các vấn đề thuộc đức tin và luân lý, mà còn về cả vấn
đề kỷ luật của Giáo Hội cũng như về vấn đề quản trị Giáo Hội nữa. (DF)
214- Giáo Hoàng không sai lầm khi chính thức lấy quyền mình mà tuyên bố (ex
cathedra). (DF)
215- Bởi quyền hạn Thần Linh, các giám mục có bản quyền quản trị giáo phận của
mình. (DF)
216- Mỗi vị giám mục trực tiếp lãnh nhận quyền làm mục tử của mình từ Giáo Hoàng.
(SPro)
217- Chúa Kitô là Đấng đã thiết lập Giáo Hội. (DF)
218- Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội. (DF)
219- “Chính Đấng Cứu Chuộc của chúng ta dùng quyền năng thần linh bảo trì Giáo
Hội là tổ chức Người đã thiết lập” (Đức Piô XII).
220- “Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc Thần Linh của Thân Thể Người là Giáo Hội” (Đức
Piô XII).
221- Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. (SC)
3) ĐẶC TÍNH GIÁO HỘI
222- Giáo Hội không thể nào bị khiếm khuyết, tức Giáo Hội vẫn là và mãi là một
Cơ Cấu Cứu Độ được Chúa Kitô thiết lập cho đến tận thế. (SFP)
223- Giáo Hội không thể nào bị sai lầm trong việc giải dứt khoát về vấn đề đức
tin và luân lý. (DF)
224- Đối tượng chính yếu của Ơn Vô Ngộ là các chân lý được chính thức mạc khải
thuộc tín lý Kitô Giáo liên quan đến đức tin và luân lý. (DF)
225- Đối tượng thứ yếu của Ơn Vô Ngộ là các chân lý thuộc giáo huấn của Kitô
Giáo về đức tin và luân lý, các chân lý này tuy không được chính thức mạc khải,
song lại là các chân lý có liên hệ chặt chẽ với giáo huấn Mạc Khải. (SFP)
226- Thẩm quyền được Ơn Vô Ngộ là Đức Giáo Hoàng khi ngài lấy quyền mình mà
tuyên bố (ex cathedra), và toàn thể các vị Giám Mục khi các vị họp nhau trong
một công đồng chung hay ở khắp nơi cùng nêu lên một giáo huấn về đức tin và luân
lý như là những gì phải được tất cả tín hữu tuân giữ. (DF)
227- Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc hữu hình. (SFP)
228- Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập là một giáo hội duy nhất. (DF)
229- Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập là một giáo hội thánh thiện. (DF)
230- Giáo Hội bao gồm cả các phần tử thánh thiện cũng như tội lỗi. (SFP)
231- Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập là một giáo hội công giáo. (DF)
232- Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập là một giáo hội tông truyền. (DF)
233- Các phần tử của Giáo Hội là thành phần đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội thành
sự và hiệp nhất với Giáo Hội trong việc tuyên xưng Đức Tin cũng như trong việc
hiệp thông hợp lệ với Giáo Hội. (SFP)
234- Việc trở thành phần tử của Giáo Hội cần thiết cho tất cả mọi người để được
ơn cứu độ. (DF)
235- Các phần tử của Vương Quốc Thiên Chúa trên thế gian này cũng như trong thế
giới khác đã được thánh hóa bởi ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đều hiệp nhất với
nhau trong một sự sống siêu nhiên với Đầu của Giáo Hội và với nhau. (SFP)
236- Bằng việc chuyển cầu, Tín Hữu trên thế gian này có thể xin Thiên Chúa cho
nhau các ơn ích. (SFP)
237- Bằng các việc lành được thực hiện trong tình trạng ơn thánh, Tín Hữu trên
thế gian này có thể lập công tương hợp (de congruo) để xin Thiên Chúa ban ơn cho
nhau (SPro), và để đền bù tội lỗi cho nhau (SFP)
238- Việc tôn kính các Thánh trên Thiên Đáng và việc kêu xin các ngài chuyển cầu
cho mình là các việc hợp lệ và có ích. (DF)
239- Việc tôn kính di tích của các Thánh là việc hợp lệ và có ích. (DF)
240- Việc tôn kính hình ảnh của các Thánh là việc hợp lệ và có ích. (DF)
241- Các Tín Hữu còn sống có thể giúp các Linh Hồn trong Luyện Ngục bằng việc
chuyển cầu của mình. (DF)
242- Các Thánh trên Thiên Đàng cũng có thể giúp các Linh Hồn trong Luyện Ngục
bằng việc chuyển cầu của mình. (SC)
243- Các Linh Hồn trong Luyện Ngục có thể chuyển cầu cho các phần tử khác trong
Nhiệm Thể Chúa Kitô. (SPro)
244- Việc cầu bầu cho các linh hồn bị trầm luân trong Hỏa Ngục không mang lại
ích lợi gì vì họ không thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô. (SC)
2. Thiên Chúa Tạo Dựng và Việc Tạo Dựng
1. Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi